Người bệnh cần biết cách thử tiểu đường tại nhà nhằm theo dõi chỉ số đường huyết, kiểm soát tốt bệnh, phòng ngừa biến chứng có thể gây hại đến tính mạng.
Bạn đang xem: Thang đo tiểu đường

Người bệnh tự theo dõi lượng đường trong máu góp phần rất quan trọng trong điều trị. Với cách kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà, thông qua các chỉ số (đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn,…), người bệnh có thể thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống để duy trì lượng glucose ở mức ổn định. Nhờ việc ý thức sức khỏe, người bệnh đái tháo đường sẽ ngừa được các biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận như: mắt, tim, tổn thương thận, thần kinh, hôn mê đái tháo đường (một tình trạng cấp cứu với biến chứng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng ở người bệnh đái tháo đường type 1, 2).
Mục lục
Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhàChỉ số đường huyết mao mạch của bệnh nhân tiểu đường so với người khỏe mạnh
Ai cần thử đường huyết tại nhà?
Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết ở những thời điểm khác nhau sẽ khác nhau:
Chỉ số đường huyết khi đói Chỉ số đường huyết sau ăn (bất kỳ) Chỉ số đường huyết cao (tăng đường huyết) > 250 mg/dL
Trường hợp nằm trong nhóm đối tượng dưới đây, bạn cần kiểm tra thường xuyên việc đo đường huyết tại nhà:
Người đang dùng insulin Phụ nữ có thai Khó kiểm soát mức đường huyết Người có mức đường huyết thấp, đặc biệt không có dấu hiệu cảnh báo Có ceton do lượng đường trong máu caoTại sao nên thử tiểu đường tại nhà?
Nếu quản lý tốt cách đo đường huyết tại nhà, người bệnh không chỉ ngừa được các biến chứng đái tháo đường mà còn xử lý kịp các tình huống khẩn cấp do bệnh tiểu đường gây ra như hạ đường huyết, tăng đường huyết,…. (1)
Thói quen kiểm tra đường huyết kiểm soát bệnh tiểu đường còn giúp bạn nhận lại nhiều lợi ích khác:
Tập thể dục và thức ăn đã ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu. Bạn có cần thay đổi món ăn hay duy trì chế độ ăn như cũ. Thuốc tiểu đường hoạt động tốt như thế nào? Có cần phải báo bác sĩ thay đổi liều lượng thuốc? Nắm được thời điểm lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp trong ngày.Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà
Các bước kiểm tra tiểu đường bằng máy đo đường huyết
Rửa sạch và lau khô tay sau sát khuẩn. Nếu không, kết quả sẽ không chính xác. Xem hạn sử dụng và mã code của que thử. Lắp kim lấy máu vào bút, thực hiện lấy máu. Lưu ý, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phải thực hiện ngay, tránh để lâu dễ bị oxy hóa. Nhỏ một giọt máu lên que thử, đặt que vào máy đo và xem hiển thị lượng đường trong máu. Ghi lại kết quả xét nghiệm để có thể chia sẻ với bác sĩ (nếu cần). Dựa trên kết quả, người bệnh cũng có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc thuốc uống. Thực hiện theo đúng các bước để kết quả chính xác.Chỉ số đường huyết mao mạch của bệnh nhân tiểu đường so với người khỏe mạnh
Chỉ số đường huyết mao mạch bình thường ở từng nhóm người cụ thể như sau: (2)Ở người khỏe mạnh
Trước khi ăn: Sau ăn 1-2 giờ (tính từ thời điểm bắt đầu ăn):Ở phụ nữ có thai
Trước khi ăn: 1 giờ sau ăn: 2 giờ sau ăn:Ở người bệnh tiểu đường
Nhịn ăn sau 8 tiếng: > 7 mmol/L. Nếu chỉ số đường huyết ở những lần đo liên tục tiếp theo xuống dưới 6,1 mmol/L, người bệnh cần thăm khám bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường. 2 giờ sau ăn: Lúc đói: từ 6,1 – 7 mmol/L.Người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi phù hợp nhằm cải thiện tình trạng; phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Tần suất kiểm tra đường huyết tại nhà cho bệnh nhân tiểu đường
Căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ khuyên nên thực hiện thử tiểu đường tại nhà với tần suất và thời gian tương ứng. Nếu người bệnh sử dụng insulin nhiều hơn một lần mỗi ngày hoặc sử dụng máy tiêm insulin, bác sĩ sẽ khuyên kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất 3 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra đường huyết tại nhà nếu thuộc một trong những đối tượng sau:
Bệnh tiểu đường loại 1: thử tiểu đường ít nhất 3 lần/ngày Tiền tiểu đường hoặc nghi ngờ các triệu chứng của bệnh tiểu đường.Đo đường huyết tại nhà có thể thay thế xét nghiệm tại bệnh viện không?
Thực hiện các cách thử tiểu đường tại nhà nhằm theo dõi lượng đường trong máu của người bệnh mỗi ngày. Tuy nhiên, việc làm này không thể thay thế những xét nghiệm tại bệnh viện.
Thạc sĩ, bác sĩ Quỳnh Trâm – Khoa Nội tiết Đái tháo đường BVĐK Tâm Anh TP HCM đang thăm khám cho người bệnh. Do đó, người bệnh cần tuân theo lịch hẹn hay chỉ định xét nghiệm của bác sĩ. Điều này nhằm xác định hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường của người bệnh. Hơn nữa, căn cứ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ cũng sẽ đưa lời khuyên về tần suất thực hiện xét nghiệm tại nhà và chỉ số đường huyết người bệnh cần đạt được.Ngoài ra, nếu thấy bất kỳ những dấu hiệu tiểu đường nào dưới đây, người bệnh cũng nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cần thiết:
Cảm thấy rất khát Thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi Cảm thấy rất đói, ngay cả khi vừa ăn xong Mắt nhìn mờ Đi tiểu thường xuyên Vết thương lâu lànhNhững người có các yếu tố nguy cơ cao cũng nên cân nhắc việc kiểm tra bệnh tiểu đường ngay cả khi không xuất hiện các triệu chứng. Nhóm người này bao gồm:
Người thân mắc bệnh đái tháo đường. Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, nồng độ chất béo trung tính cao (xác định qua xét nghiệm máu). Người thừa cân, béo phì, ăn nhiều chất tinh bột, đường, chất béo. Phụ nữ có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiểu đường thai kỳ. Nếu thuộc giới tính khác nhưng có tiền sử mắc phải các tình trạng sức khỏe này, cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh và nên đi xét nghiệm. Người có tiền sử lượng đường trong máu bất thường hoặc có dấu hiệu kháng insulin. Người thường rơi vào trạng thái căng thẳng, ít vận động… Người thuộc chủng tộc hoặc dân tộc có nguy cơ cao, bao gồm: da đen (người Mỹ gốc Phi), Latino, người Mỹ bản xứ, Thái Bình Dương, người Mỹ gốc Á.Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về Nội tiết – Đái tháo đường. Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, lại được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại hàng đầu sẽ đem lại hiệu quả cao và giảm chi phí cho người bệnh.
Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, việc theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết (hay còn gọi là mức glucose máu) là một việc vô cùng quan trọng để kiểm soát tình hình bệnh lý của mình. Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà với máy đo đường huyết cá nhân thay vì việc đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác.
Ai cần đo chỉ số đường huyết tại nhà?

Tiểu đường là bệnh có biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường, nguyên nhân là do thiếu hụt insulin (tuyến tụy không tiết insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả). Việc chẩn đoán bệnh và kiểm soát quá trình điều trị bệnh dựa vào xét nghiệm đo chỉ số glucose trong máu.
Những đối tượng cần thử đường huyết tại nhà
Người mắc bệnh đái tháo đường type 1: nên thử đường huyết ít nhất 3 lần mỗi ngày để đạt mục tiêu điều trị
Người mắc bệnh đái tháo đường type 2:Trước khi ăn sáng, ăn trưa và ăn chiềuSau ăn 1-2h (sáng, trưa, chiều)Trước khi đi ngủ
Lúc 2h hoặc 3h sàng: khi nghi ngờ có hạ đường huyết
Các tình huống khác nên thử đường huyết
Khi nghi ngờ đường huyết quá cao hoặc quá thấp
Thay đổi thuốc điều trị hoặc liều dùng thuốc đang sử dụng
Thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc tập luyện
Trước hoặc sau khi tập luyện
Trước khi lái xe hoặc thực hiện các hoạt động khác có cường độ tập trung cao
Khi mang thai hoặc đang mắc bệnh
Thử đường huyết vào thời điểm nào và tần suất bao nhiêu theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.Các bước đo mức đường huyết tại nhà
Để kiểm tra đường huyết tại nhà, bạn sẽ được tư vấn sử dụng máy đo đường huyết cá nhân.
Các bước sử dụng máy đo đường huyết cá nhân để thử đường huyết tại nhà như sau:Rửa tay bằng nước ấm, sau đó lau khô tay trước khi đoLắp kim lấy máu vào ống bút
Điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp với loại da của bạn
Lắp que thử vào máy đo đường huyết. Code của que thử phải trùng khớp với mã code hiện trên máy. Sau khi lấy que thử nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động lên các que khác.Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về
Đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay, kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào ngón tay của bạn.Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên phần que thử trên máy đo.Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu.Đợi máy hiện thử kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn.
Ý nghĩa chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết của người bình thường
Theo khuyến cáo từ Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA): mức đường huyết của người bình thường và phụ nữ đang mang thai như sau:

Chỉ số đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết lúc đói (trong khoảng 8h chưa ăn): >7 mmol/l ( tức là trên 126 mg/dL) thì có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Bạn cần đo liên tiếp 2 lần để có kết quả chính xác nhất. Trong trường hợp bạn đo lại mà chỉ số đường huyết dưới 6,1 mmol/l ( tức là dưới 110 mg/d
L) thì nên đem kết quả qua bác sỹ để được nghe tư vấn.Chỉ số đường huyết lúc đói từ 6,1-7 mmol/L(110-126 mg/d
L) thì bạn nằm trong giai đoạn rối loạn đường huyết lúc đói. Nếu đang nằm trong khoảng chỉ số này, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp để tránh bệnh tiến triển nặng thêm.
Chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường đang dùng thuốc
Khi sử dụng thuốc, lý tưởng nhất là chỉ số đường huyết của người bị mắc bệnh tiểu đường sẽ trở về mức như người bình thường.Nếu mức đường huyết vẫn cao hơn hoặc thấp hơn bình thường, bạn cần tham khảo ý kiến lại bác sĩ để điều chỉnh thuốc hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt để đạt được mục tiêu điều trị. Mức đường huyết xuống mức quá thấp, người bệnh có thể gặp tình trạng hạ đường huyết, rất nguy hiểm.Lưu ý quan trọng khi đo đường huyết tại nhà
Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tự kiểm tra đường huyết tại nhàGiữ thói quen đo đường huyết theo định kỳ, không cần thiết phải đo liên tục trong ngày
Máy đo và que thử phải khớp mã vạch. Liên hệ điểm bán để được tư vấn nếu không khớp
Không đo liên tục trên cùng một ngón mà luân phiên ở các đầu ngón tay khác nhau
Không tiến hành lấy máu nếu cảm thấy đau nhức ở đầu ngón tay
Không tái sử dụng các loại que thử, kim lấy máu vì việc này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng hoặc làm sai lệch kết quả đo

Trong một số trường hợp kết quả đo đường huyết không đúng do ảnh hưởng của một số yếu tố như tay không sạch, que thử hết hạn sử dụng, cho không đủ máu vào que thử, máy không được định chuẩn…Vì vậy nên hết sức lưu ý.
Ổn định đường huyết là mục tiêu chính trong điều trị bệnh tiểu đường, giúp ngăn cản sự tiến triển của bệnh cũng như phòng tránh các biến chứng nguy hiểm trên thận, mắt, thần kinh và làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. Thử tiểu đường tại nhà giúp bệnh nhân có thể chủ động trong việc kiểm soát đường huyết từ đó dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh để đường huyết luôn trong mức cho phép. Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ góp phần hỗ trợ người bệnh trong việc điều trị căn bệnh này.
Khám xét nghiệm chỉ số đường huyết 6 tháng/lần hoặc trang bị máy đo đường huyết tại nhà là cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện và điều trị, ngăn chặn biến chứng bệnh đái tháo đường kịp thời.
Với đội ngũ chuyên gia bác sĩ giỏi chuyên môn, y đức song hành, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là một trong những địa chỉ đáng tin cậy để đăng ký gói khám tầm soát bệnh lý đái tháo đường.
Xem thêm: Liam payne and cheryl cole và liam payne opens up about co, liam payne opens up about co
Đặc biệt, người bệnh còn được thăm khám & tư vấn điều trị trực tiếp bởi BS. TTƯT Phạm Thị Hồng Hoa - Nguyên Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BV Bạch Mai, có hơn 40 năm kinh nghiệm khám & điều trị các bệnh lý Nội tiết nói chung và bệnh đái tháo đường nói riêng.

(Bài viết tham khảo từ Chương trình Vì sức khỏe người Việt – Hội Nội khoa Việt Nam)