Chủ thể là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc. Vì trong cuộc sống chúng ta thì chắc hẳn ai cũng đã nghe một lần chủ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại không hiểu chủ thể là gì và dẫn đến sự nhầm lẫn về chủ thể. Đồng thời, tuỳ vào từng mối quan hệ mà sẽ có các loại chủ thể khác nhau.Vì thế để hiểu rõ hơn về chủ thể là gì và các loại chủ thể, mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết bên dưới của Luật L24H.

Bạn đang xem: Chủ thể của luật kinh tế


*

Chủ thể là gì


Chủ thể là gì?

Chủ thể là những cá nhân, tổ chức tham gia vào một quan hệ xã hội nhất định. Trong mỗi mối quan hệ xã hội đó thì tùy vào hoàn cảnh và trường hợp thì chủ thể sẽ có những tên gọi khác nhau. Cá nhân, tổ chức đó phải đang tồn tại hữu hình. Chủ thể tồn tại hiện hữu có nghĩa là có trên thực tế chủ thể có thể được nhận diện hoặc nhận biết được thông qua các thông tin của chủ thể đó. Những trường hợp như cá nhân là người đã mất, tổ chức không hiện hữu thì đó không phải là chủ thể.


Phân biệt chủ thể pháp luật và chủ thể của quan hệ pháp luật

Chủ thể pháp luật là những cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Còn chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể, theo những điều kiện do pháp luật quy định, tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định.

Qua đó có thể thấy điểm khác biệt mà chủ thể pháp luật và quan hệ pháp luật là ở năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Để là một chủ thể của pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cần phải có thêm năng lực hành vi pháp lực, nếu không có năng lực hành vi pháp luật thì không thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.

Các loại chủ thể thường gặp trong xã hội và pháp luật và ví dụ về các loại chủ thể đó

 Trong quan hệ pháp luật hành chính

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những bên tham gia vào quan hệ này, có năng lực chủ thể có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính bao gồm: Cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch.

Trong đó, có một loại chủ thể luôn luôn hiện diện trong mọi quan hệ pháp luật hành chính: Chủ thể quản lý – bên có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước.

Ông D là Công an xã V trong quá trình tham gia giao thông có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật hành chính đã được xác lập nhưng bên đại diện cho quản lý hành chính nhà nước là bên có thẩm quyền xử phạt hành vi của ông D. Ngược lại, mặc dù ông D là người được quy định có thẩm quyền trong quản lý hành chính nhưng trong mối quan hệ này, tư cách tham gia của ông D là tư cách cá nhân.

Trong quan hệ pháp luật hình sự

Quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là một đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự, có hai bên chủ thể tham gia: một bên là Nhà nước và một bên là người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội với những quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau.

*

Chủ thể trong quan hệ luật hình sự

Người phạm tội là người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà luật hình sự điều chỉnh, có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. So với Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 thì trong Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung thêm pháp nhân thương mại phạm tội là những pháp nhân có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 74.

Căn cứ để làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự đó chính là hành vi phạm tội đã diễn ra trong thực tế và thời điểm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự là khi người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt hoặc bất kỳ các biện pháp nào của mà Nhà nước đã áp dụng đối với người phạm tội hoặc khi người phạm tội chết.

Ví dụ: H 20 tuổi và có đủ năng lực hình sự, vào một ngày H dùng dao giết K. Khi H phát sinh hành vi giết K lúc này sẽ phát sinh quan hệ pháp luật hình sự giữa H và nhà nước.

Trong quan hệ pháp luật dân sự

Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những người tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Chủ thể của quan hệ này bao gồm:

Cá nhân và pháp nhân quy định tại Điều 1 Bộ luật Dân sự 2015. Bên cạnh đó, dựa trên mục tiêu kinh tế khi hoạt động, có tìm kiếm lợi nhuận hay không. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự tại Chương V của Bộ luật dân sự năm 2015. Ngoài ra, Bộ luật dân sự năm 2015 còn xác định hộ gia đình và tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự từ Điều 101 – 104 Bộ luật dân sự năm 2015.

Ví dụ: A và B là những cá nhân đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự giao kết với nhau về hợp đồng mua bán trái cây.

*

Chủ thể trong quan hệ luật dân sự

Một vài chủ thể khác

Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là những bên tham gia quan hệ pháp luật lao động bao gồm:

Người lao động: Là các cá nhân 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động, có đầy đủ năng lực hành vi lao động và năng lực pháp luật lao động. Người lao động bao gồm: công dân, người nước ngoài và người không quốc tịch.

Người sử dụng lao động: Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi trở lên và được thuê, sử dụng và trả công. Có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, phải có năng lực hành vi và năng lực pháp luật lao động.

Chủ thể kinh doanh có thể là tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác hay hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hiện trên thực tế các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận.

Luật sư tư vấn về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra giữa các chủ thể

Tranh chấp hợp đồng giữa các chủ thể.Các yếu tố cấu thành tội phạm khi có hành vi phạm tội
Trình tự, thủ tục tiến hành khởi kiện hành chính
Tranh chấp hợp đồng lao động
Thành lập doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế

Bài viết trên đã cho Quý Độc giả biết thêm về chủ thể là gì và chủ thể cụ thể của một vài mối quan hệ mà khi tham gia vào quan hệ đó thì sẽ biết được mình có phải là chủ thể hay không. Nếu Quý độc giả còn có sự thắc mắc hoặc đang có tranh chấp phát sinh khi tham gia vào một quan hệ có thể liên hệ Luật sự của Luật L24H qua số Hotline 1900633716 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn quý độc giả.

Ở Việt Nam, luật kinh tế ra đời và được thừa nhận như ngành luật độc lập trong hệ thống các ngành luật Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ XX và đó là bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật kinh tế. Vậy luật kinh tế là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

*

Luật kinh tế là gì?


1. Luật kinh tế là gì?

Ta có thể hiểu Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lí và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế.

Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.

2. Luật kinh tế điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội chủ yếu nào?

Thứ nhất: Quan hệ giữa cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lí hoạt động kinh doanh.

Thứ hai: Luật kinh tế điều chỉnh quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh.

Thứ ba: Luật kinh tế còn điều chỉnh các quan hệ kinh tế nội bộ, tức là điều chỉnh các quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của một doanh nghiệp, một chủ thể kinh doanh. Chủ thể của luật kinh tế chính là các chủ thể kinh doanh và các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế.

3. Chủ thể của Luật kinh tế

Luật Kinh tế có hai loại chủ thể chủ yếu:

Một là: các chủ thể kinh doanh, bao gồm doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác.

Hai là: Các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý lĩnh vực kinh tế.

4. Nguồn của Luật kinh tế

4.1 Văn bản quy phạm pháp luật

Trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, những Luật, Nghị định sau chủ yếu được áp dụng trong ngành luật Kinh tế :

Hiến Pháp
Bộ Luật Dân sự
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Hợp Tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Trọng tài Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật lao động và các văn bản hướng dẫn
Luật Tài chính ngân hàng và các văn bản hướng dẫn
Luật môi trường và các văn bản hướng dẫn…

4.2 Điều ước quốc tế về Thương mại

Điều ước quốc tế là sự thoả thuận giữa các chủ thể của công pháp quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm thiết lập nguyên tắc pháp lí bắt buộc, là cơ sở cho hoạt động thương mại.

Hiện nay, việc kinh doanh mua bán trao đổi hàng hóa giữa các nước phát triển mạnh mẽ, do đó những điều ước quốc tế được sử dụng như là công cụ để điểu chỉnh hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước.

4.3 Tập quán thương mại

Trong hoạt động kinh doanh, tập quán thương mại thường được áp dụng khá phổ biến

Tập quán thương mại gồm:

– Tập quán thương mại trong nước: “Là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất kinh doanh, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng”

– Tập quán thương mại quốc tế: “Là thông lệ, cách làm lặp đi lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận”

Những tập quán thương mại quốc tế thông dụng nhất là:

– Các điều kiện cơ sở giao hàng do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành (các bản INCOTERMS)

– Bản Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniformes Customs and Practice – UCP) do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Luật kinh tế học gì?

Sinh viên học ngành Luật kinh tế được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh, bao gồm:– Kiến thức chuyên môn về tranh tụng trong kinh doanh và giải quyết tranh chấp thông qua quá trình phân xử.– Kỹ năng tổ chức công việc, tra cứu, cập nhật và phân loại văn bản quy phạm pháp luật.– Cách thức nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp và sự quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

5.2 Học luật kinh tế sau này ra làm gì?

Luật sư chuyên ngành luật kinh tế với hai công việc chính: biện hộ và cố vấn cho các tổ chức kinh tế – xã hội hay tại các doanh nghiệp.Chuyên gia tư vấn những vấn đề pháp lý tại viện kiểm sát, hệ thống tòa án nhân dân, dịch vụ pháp lý của chính phủ hay các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.Chuyên viên thực hiện những dịch vụ pháp lý của luật sư.Chuyên viên tư vấn Sáp nhập và Mua lại tại công ty tư vấn Merge & Acquisition hoặc cho tập đoàn lớn.Giảng viên, nghiên cứu và giảng dạy về bộ môn luật kinh tế tại các trường đại học có dạy bộ môn này và viện nghiên cứu.

Xem thêm: Bảng Giá Máy Hút Chân Không Gia Đình & Công Nghiệp Sge Việt Nam

5.3 Thu nhập dành cho sinh viên ngành luật kinh tế là bao nhiêu?

Về thu nhập dành cho ngành Luật kinh tế, mức lương thường được tùy định bởi tổ chức, công ty nơi bạn công tác, nhưng sẽ không thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định. Dựa vào kinh nghiệm và năng lực hoạt động trong ngành Luật kinh tế, mức lương cho người mới bắt đầu (0-1 năm) là từ 6-10 triệu và người có kinh nghiệm ở các vị trí cao trong phòng ban, tổ chức có thể đạt mức thu nhập 30-40 triệu, đồng thời cộng phần trăm doanh thu.

Hy vọng bài tư vấn của chúng tôi giúp cho các bạn đang còn thắc mắc Luật kinh tế là gì có thể hiểu rõ hơn. Cho đến nay, Luật kinh tế vẫn còn tồn tại và phát triển về nội dung cũng như hình thức. Nếu các bạn còn vướng mắc các vấn đề xoay quanh đến vấn đề Luật kinh tế là gì hoặc nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, trợ giúp về các vấn đề pháp lý, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật ACC: