TPO - Nhiều phụ huynh cho rằng, Hà Nội cần sớm công bố thông tin về việc cho trẻ mầm non, học sinh tới trường để sắp xếp công việc, người chăm sóc trẻ ngay sau Tết Nguyên đán.

Bao giờ Hà Nội cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học trở lại trường là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi, mới đây, Bộ GD&ĐT thông tin, 60/63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch đưa học sinh bậc mầm non, tiểu học quay trở lại trường học trực tiếp trong tháng 2/2022.

Bạn đang xem: Bao giờ hà nội cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học trở lại trường?

3 địa phương còn lại: Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đã lên kế hoạch đưa học sinh quay lại trường học nhưng chưa ấn định thời gian cụ thể.

Điều này đồng nghĩa với việc học sinh tiểu học, trẻ mầm non sẽ sớm được tựu trường khiến nhiều phụ huynh sốt ruột, mong Hà Nội sớm công bố thời gian con đi học để gia đình sắp xếp kế hoạch đón về thành phố hoặc bố trí người chăm sóc.

Chị Trần Thị Thu Ngọc ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, trước Tết Nguyên đán nhiều tháng, gia đình gửi 2 con về quê với ông bà, trong đó, một con đang học lớp 5 trực tuyến và 1 trẻ mầm non. Theo kế hoạch, hôm nay vợ chồng hết kỳ nghỉ sẽ quay lại Hà Nội nhưng chưa biết có nên đưa 2 con theo hay không. Vì nếu đưa con đi nhưng trường học chưa mở cửa sẽ không có ai trông nom để vợ chồng đi làm, còn nếu để ở lại cũng sợ ít ngày nữa nhà trường thông báo đi học, trở tay không kịp.

Còn chị Nguyễn Thuỳ Dương, quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, gia đình đã đưa 2 con trong độ tuổi mầm non, tiểu học về Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết để chờ ngày tựu trường.

Chị Dương nói, đọc báo thấy thông tin học sinh sẽ đi học trong tháng 2/2022 nên cứ đưa con về Hà Nội. "Nếu trường học mở cửa mình sẽ cho đi ngay vì gần một năm qua nhốt con trong nhà, hai chị em trông nhau. Ông bà ở xa không giúp được, gia đình cũng không có điều kiện thuê giúp việc, rất vất vả", chị Dương nói.

Nhiều phụ huynh ở Hà Nội nói rằng dù trẻ tiểu học, mầm non chưa tiêm phòng nên việc trở lại trường sẽ rất lo lắng, có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, trẻ ở nhà cũng có nguy cơ mắc bệnh tương tự từ bố mẹ, hàng xóm hoặc đi chơi. Do đó, sau một thời gian dài ở nhà, trẻ nghiện tivi, điện thoại thay vì các hoạt động vui chơi, học tập đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, thể chất của con.

Bà Bùi Thị Minh Thu, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết đến nay học sinh đã ở nhà, học trực tuyến gần 1 năm nên nhà trường, giáo viên đều rất nóng lòng được đón học sinh quay lại trường học. Nhất là học sinh đầu cấp năm đầu tiên phải học trực tuyến đối mặt với nhiều khó khăn cần được đến trường để cũng cố kiến thức, kỹ năng.

"Nhà trường luôn sẵn sàng 2 phương án dạy trực tiếp và trực tuyến do đó khi được phép sẽ chuẩn bị trong vòng 1-2 ngày là có thể mở cửa trường học. Riêng cơ sở vật chất, điều kiện về đội ngũ, phòng Y tế luôn trong tình trạng sẵn sàng", bà Thu nói.

Trước đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, từ ngày 8/2, học sinh từ lớp 7-12 sẽ đến trường học trực tiếp. Các nhà trường đã chuẩn bị kỹ các điều kiện cơ sở vật chất; phương án phòng chống dịch COVID-19 cũng như xây dựng kế hoạch dạy học, hỗ trợ các em trong những ngày đầu tới trường, tránh gây áp lực.

Riêng đối với học sinh tiểu học, trẻ mầm non đến nay Hà Nội vẫn chưa chốt thời gian cụ thể.

Ngày mai, 14/2, nhiều địa phương sẽ cho học sinh đi học trở lại. Công tác phòng dịch đã được các trường chuẩn bị sẵn sàng đồng thời lên kế hoạch dạy và học để đảm bảo chất lượng giáo dục.
*

Nhiều địa phương dự kiến sẽ đón học sinh trở lại trường bắt đầu từ ngày mai, 14/2. Mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn tất để sẵn sàng mở cổng trường học trở lại sau thời gian dài tạm dừng vì dịch bệnh COVID-19 đồng thời đảm bảo mục tiêu kép: vừa an toàn, vừa chất lượng.

Cẩn trọng phòng dịch

Để học sinh trở lại trường, đảm bảo phòng dịch được các địa phương xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên, các trường đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 với các phương án, kịch bản để xử lý tình huống khi có ca F0 hoặc dịch bệnh lây lan phù hợp với tình hình thực tế của trường và đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch.

Cụ thể, nhà trường sẽ tiến hành test COVID-19 cho giáo viên và học sinh, kịp thời phát hiện những trường hợp F0 nếu có, cố gắng đến mức cao nhất không bùng phát thành ổ dịch khi đưa học sinh đi học trở lại. Công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh về công tác phòng, chống dịch cũng được chú trọng như việc tuân thủ 5K, cam kết “một cung đường, hai điểm đến” được chú trọng. 

Tại An Giang, theo kế hoạch, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên toàn tỉnh sẽ đến trường học trực tiếp từ 14/2, sau đó địa phương sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm và tổ chức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đi học trực tiếp trở lại. Trước đó, huyện Châu Phú của tỉnh này cũng đã tổ chức thí điểm cho học sinh đi học trở lại từ ngày 10/2.


*
Nhà trường trang bị sẵn nước sát khuẩn ngay hành lang trước khi học sinh đi học trở lại. (Ảnh: Nguyễn Nam/Vietnam+)

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các ban, ngành liên quan đảm bảo an toàn khi đón học sinh trở lại trường. Các giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục được tập huấn cách lấy mẫu và tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 để chủ động tầm soát, sàng lọc các ca nhiễm một cách tốt nhất. Đối với bậc học mầm non, các nhà trường sẽ tổ chức dạy học trên cơ sở sự tự nguyện của phụ huynh.

Tương tự, tại Kiên Giang, 100% giáo viên, cán bộ quản lý của các trường phổ thông đã được tập huấn để điều chỉnh kế hoạch năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại Đồng Nai, theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Võ Ngọc Thạch, ngày mai, học sinh ở tất cả các cấp học, từ mầm non đến đại học trên địa bàn tỉnh sẽ đồng loạt đi học trực tiếp trở lại theo chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh. Các công tác phòng chống dịch như khử khuẩn trường lớp, trang thiết bị y tế, tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh…đã được các trường triển khai theo đúng yêu cầu, có sự kiểm tra, giám sát chặc chẽ của sở.


*
Khu vực cách ly được chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống phát hiện F1, F0 trong nhà trường. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

“Đến nay, công tác chuẩn bị đã được triển khai khẩn trương và chu đáo đồng thời đẩy mạnh truyên truyền tạo sự đồng thuận cho phụ huynh học sinh yên tâm đưa con em mình trở lại trường,” ông Thạch cho hay.

Để học sinh yên tâm đến trường, các địa phương cũng kiến nghị sớm triển khai tiêm vaccine cho học sinh từ 5 đến 11 tuổi.

Đảm bảo chất lượng giáo dục

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, bên cạnh công tác phòng dịch, các địa phương, nhà trường cũng lên kế hoạch học tập chi tiết cho nhiều đối tượng học sinh.

Theo ông Võ Ngọc Thạch, ngành giáo dục đào tạo Đồng Nai đã xây dựng nhiều phương án để đảm bảo quyền lợi cho những học sinh vì lý do bất khả kháng không thể đến trường học trực tiếp (là F0, F1, thuộc diện cách ly theo quy định của ngành y tế hoặc lý do khác) như giao bài qua nhóm Zalo lớp, phát trực tuyến các tiết dạy trực tiếp cho học sinh học trực tuyến tại nhà, tập hợp số học sinh không thể tham gia học trực tiếp để tổ chức dạy học trực tuyến…


*
Các trường bố trí phòng riêng để giáo viên dạy trực tuyến cho những học sinh phải cách ly vì dịch COVID-19. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

Các trường cũng sẽ tổ chức dạy học phụ đạo, ôn tập củng cố kiến thức cho những em không đủ điều kiện tham gia học trực tuyến từ đầu năm học đến thời điểm các cơ sở giáo dục được phép tổ chức dạy học trực tiếp.

Tương tự, tại Hưng Yên, các trường cũng sẽ tổ chức dạy học trực tiếp một cách linh hoạt, có thể kết hợp dạy trực tuyến nhằm đảm bảo tiến độ chương trình cho những học sinh đang phải cách ly vì COVID-19. Đặc biệt, các nhà trường cũng quan tâm tới công tác hỗ trợ tâm lý cho học sinh khi quay trở lại học tiếp.

Đảm bảo chương trình nhưng đồng thời phải bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh cũng được ngành giáo dục xác định là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, thời gian vừa qua, các nhà trường đã phải chuyển từ dạy và học trực tiếp sang trực tuyến để thích ứng với tình hình dịch bệnh. Điều này đã duy trì thói quen học tập cho học sinh và đảm bảo chương trình, kế hoạch năm học.


*
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chuẩn bị cho học sinh trở lại trường tại tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: Bộ GD-ĐT)

Tuy nhiên, phương thức học tập trực tuyến không thể hiệu quả bằng phương pháp học tập trực tiếp đồng thời ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý, kỹ năng, thể chất cho học sinh. Vì vậy, Thứ trưởng nhấn mạnh việc mở cửa lại trường học là cần thiết trong tình hình mới. Khi học sinh đi học trực tiếp trở lại, các giáo viên cần nắm bắt tâm lý học sinh. Bên cạnh dạy kiến thức mới, nhà trường phải rà soát, bổ sung những phần còn chưa vững cho học sinh trong quá trình học trực tuyến nhưng không được gây quá tải, áp lực cho các em.

Xem thêm: Tuyển sinh đại học công nghiệp hà nội năm 2021, điểm chuẩn đại học công nghiệp hà nội 4 năm qua

Thứ trưởng đề nghị các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế để xây dựng kế hoạch năm học phù hợp, linh hoạt thời điểm kết thúc năm học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục. Trong số đó, các trường cần chú ý thời điểm kết thúc năm học đối với học sinh cuối cấp để đảm bảo chất lượng học sinh khi chuyển cấp và thi tốt nghiệp trung học phổ thông, xét tuyển sinh đại học, cao đẳng./.