Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM) là ngôi trường chuyên đào tạo các ngành liên quan đến Tài chính, Quản lý, Marketing. Trường Đại học Tài chính – Marketing có quy mô rộng với cơ sở vật chất hiện đại, đặc biệt trường chú trọng phát triển về những thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy tại trường. Hãy cùng Reviewdu tìm hiểu những thông tin cần thiết về điều kiện tuyển sinh của đại học tài chính marketing xét học bạ 2021. 


Thông tin chung về trường

Tên trường ĐH: Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM)Vị trí: Số 778 đường Nguyễn Kiệm, Phường 4, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

 Các bạn có thể tìm hiểu tại: Đại học Tài chính – Marketing (UFM)

Thông tin xét học bạ Trường Đại học Tài chính – Marketing năm 2022

Năm 2022, Trường ĐH Tài chính – Marketing tuyển sinh bao gồm 4.500 chỉ tiêu vào các chương trình đào tạo theo 4 phương thức xét tuyển. Điều kiện xét tuyển đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2020, 2021, 2022 có tổng điểm trung bình học tập mỗi môn học năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 thuộc tổ hợp môn xét tuyển từ 18 điểm trở lên.

Bạn đang xem: Thông tin tuyển sinh ufm 2021 2022 mới nhất

Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH năm 2022 của trường cụ thể như sau: Chương trình chuẩn: 2.150 chỉ tiêu; Chương trình đặc thù: 700 chỉ tiêu; Chương trình chất lượng cao (CLC): 1.560 chỉ tiêu và Chương trình CLC tiếng Anh toàn phần: 90 chỉ tiêu

Thời gian xét tuyển

Đại học tài chính marketing xét học bạ 2021 sẽ ra thông báo trong thời gian sớm nhất theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Hồ sơ và cách thức nộp học bạ xét tuyển 

Hồ sơ tương tự như năm 2021

Cách thức nộp học bạ:

Thí sinh có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh của trường theo địa chỉ trên.

Cách tính điểm xét học bạ mới nhất (nên xem):

Phương thức xét tuyển theo học bạ vào hệ đại học và hệ cao đẳng chính quy thay đổi như thế nào năm 2022? 

Hướng dẫn cách tính điểm xét tuyển học bạ mới nhất các năm 2021 – 2022? 

Các trường đại học xét học bạ năm 2022 mới nhất

Mức điểm chuẩn xét học bạ 

Tên ngành

Điểm chuẩn

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống24.3
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành24.5
Hệ thống thông tin quản lý25.2
Quản trị khách sạn24.5
Quản trị kinh doanh25.9
Kinh doanh quốc tế26.4
Marketing27.1
Tài chính – Ngân hàng25.4
Bất động sản23.5
Ngôn ngữ Anh26.1
Kế toán25.3
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống25
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành25
Hệ thống thông tin quản lý25
Quản trị khách sạn25
Quản trị kinh doanh27
Kinh doanh quốc tế28
Marketing28
Tài chính – Ngân hàng26.5
Bất động sản26
Ngôn ngữ Anh26.5
Kế toán26.5
Kinh tế25.8
Luật26.5
Toán kinh tế21.25
Quản trị kinh doanh25.3
Marketing26.2
Kế toán24.2
Tài chính – Ngân hàng24.6
Kinh doanh quốc tế25.5
Bất động sản23.5

Thông tin xét học bạ của trường Đại học Tài chính – Marketing năm 2021 mới nhất

Phương thức và hồ sơ xét tuyển

Hồ sơ xét tuyển tương tự năm 2020

Phương thức nộp hồ sơ:

Lệ phí đăng ký: 30.000 đồng/hồ sơ

Các bạn biết thêm thông tin tại đây: Hồ sơ xét tuyển học bạ cần những gì năm 2021 2022?

Mức điểm chuẩn xét học bạ 2021

10 ngành chương trình đại trà có điểm chuẩn từ 26 – 28 điểm;Riêng ngành ngôn ngữ Anh là 26 điểm (với điểm bài thi tiếng Anh nhân hệ số 2); 4 ngành chương trình Đặc thù có 25 điểm; 3 ngành chương trình Quốc tế từ 24,67 – 24,9 điểm; 6 ngành chương trình Chất lượng cao có mức điểm từ 24 – 26 điểm.

Thông tin xét học bạ Trường Đại học Tài chính – Marketing năm 2020 mới nhất

Trường ĐH Tài chính – marketing vừa ra công bố về việc xét tuyển Đại học hệ chính quy năm 2020 theo phương thức dựa vào kết quả học tập THPT (học bạ). Thí sinh trúng tuyển phải thỏa mãn hai điều kiện: Đã tốt nghiệp chương trình THPT năm 2018, 2019 và 2020; Có điểm xét tuyển lớn hoặc bằng điểm trúng tuyển của từng ngành tùy theo phương thức xét tuyển.

Thí sinh trúng tuyển cần lưu ý nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cho Trường để xác nhận nhập học.

Điểm chuẩn của trường ĐH Tài chính – Marketing (UFM) năm 2020

Đối với hình thức xét học bạ, ngành Marketing có mốc điểm chuẩn cao nhất là 27.5 điểm và đây cũng là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT.

Ngành

Điểm trúng tuyển
Xét học bạ

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI TRÀ

Ngôn ngữ Anh24
Kinh tế25.5
Kế toán21.13
Tài chính – Ngân hàng20.67
Kinh doanh quốc tế27.2
Bất động sản23.02
Marketing27.5
Quản trị kinh doanh25.5

CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC THÙ

Hệ thống thông tin quản lý23.58
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành22.9
Quản trị khách sạn23.02
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống23.55
CHƯƠNG TRÌNH QUỐC TẾ
Quản trị kinh doanh20
Marketing20
Kinh doanh quốc tế20

CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO

Quản trị kinh doanh21.3
Marketing23.27
Kế toán23.83
Tài chính – Ngân hàng22.65
Quản trị khách sạn24.2
Kinh doanh quốc tế22.23

Cách tính điểm xét tuyển học bạ

Điểm xét tuyển = Tổng điểm trung bình theo tổ hợp xét tuyển + Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có)

(Điểm xét tuyển, Tổng điểm theo tổ hợp xét tuyển được làm tròn đến hai chữ số thập phân)

Trong đó:

Tổng ĐTB theo tổ hợp xét tuyển = ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + ĐTB Môn 3ĐTB Môn 1 = <ĐTB Môn 1 (lớp 10) + ĐTB Môn 1 (lớp 11) + ĐTB Môn 1 (hk1 lớp 12)> / 3

Cụ thể hơn các bạn xem tại đây: Cách tính điểm xét tuyển học bạ các năm 2021 2022?

Điểm chuẩn của Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM) năm 2020 – 2021 – 2022

Dự kiến năm 2022, trường Đại học Tài chính – Marketing sẽ tăng thêm điểm đầu vào so với các năm trước đây.

Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây: Điểm chuẩn Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM) năm 2020 2021 2022 mới nhất

Học phí của Trường học Tài chính – Marketing (UFM) năm 2020 – 2021 – 2022

Học phí của Trường Đại học Tài chính – Marketing các năm gần đây vẫn giữ ở mức trung bình so với mặt bằng chung của các trường đại học khác có các ngành tương tự, học phí của trường không quá cao mà cũng không quá thấp. Ngoài ra, trường tổ chức nhiều chương trình học bổng hỗ trợ hằng năm cho sinh viên, tạo cơ hội và động lực cho các bạn sinh viên cần hỗ trợ học phí.

Kết luận

Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM) luôn giữ vững phong độ của mình trong việc quản lý và xây dựng lộ trình đào tạo hợp lý và phù hợp với thực tiễn. Trường luôn cập nhập những kiến thức mới nhất trong quá trình đào tạo, đây là một trong những yếu tố cần thiết đối với một ngôi trường chuyên đào tạo các ngành liên quan đến Tài chính, quản lý và Marketing như UFM. Mong rằng với những thông tin trên sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các bạn thí sinh. 

Năm 2022, ĐH Tài chính – Marketing tuyển sinh 4.500 chỉ tiêu và sử dụng 4 phương thức xét tuyển ĐH (tương tự so với năm 2021).


*

ĐH Tài chính – Marketing


*

Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH năm 2022 của trường cụ thể như sau:

– Chương trình chuẩn: 2.150 chỉ tiêu

– Chương trình đặc thù: 700 chỉ tiêu

– Chương trình chất lượng cao (CLC): 1.560 chỉ tiêu

– Chương trình CLC tiếng Anh toàn phần: 90 chỉ tiêu

Các phương thức tuyển sinh:


Phương thức 1. Xét tuyển thẳng

Số chỉ tiêu: Không giới hạn

Đối tượng:

– Đối tượng ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT

– Thí sinh đạt giải trong kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, kỳ thi chọn HSG quốc gia, cuộc thi KH-KT cấp quốc gia đối với những môn học thuộc tổ hợp xét tuyển của trường.

Phương thức 2. Xét tuyển bằng kết quả học tập THPT

Số NV: Không hạn chế

Công thức tỉnh điểm xét tuyển (ĐXT): ĐXT làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

ĐXT = ĐTB môn 1 + ĐTB môn 2 + ĐTB môn 3 + ĐƯT (Nếu có)

Trong đó:

– ĐTB là điểm trung bình môn các năm lớp 10, 11, học kỳ 1 lớp 12.

– ĐTB môn KHTN, KHXH là điểm TBC các môn học thành phần

– Ngành Ngôn ngữ Anh, điểm môn tiếng Anh nhân hệ số 2.

Số chỉ tiêu: Tối đa 60% chỉ tiêu, trong đó 40% với diện 2.1, 20% với diện 2.2.

2.1. Ưu tiên xét tuyển thẳng dựa kết kết quả học tập THPT cho thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 theo các đối tượng sau:

– Đối tượng 1: Thí sinh đạt học lực Giỏi các năm lớp 10, 11, 12.

– Đối tượng 2: Học sinh của các trường THPT chuyên, năng khiếu (tỉnh, QG, ĐH). Trong đó, điểm TB mỗi môn học năm lớp 10, 11, học kỳ 1 lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển phải >=7.

– Đối tượng 3: Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi HSG, khoa học kỹ thuật cấp tỉnh/thành phổ trở lên, hoặc thí sinh nằm trong đội tuyển tham dự kỳ thi HSG quốc gia, KHKT cấp quốc gia. Trong đó, điểm TB mỗi môn học năm lớp 10, 11, học kỳ 1 lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển phải >=6.

– Đối tượng 4: Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ 5.0 trở lên (hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương được Bộ GD&ĐT công nhận). Thí sinh đạt học lực khá trở lên vào các năm lớp 10, 11, học kỳ 1 lớp 12.

Lưu ý: Trường hợp số chỉ tiêu trúng tuyển vượt chỉ tiêu thì ưu tiên theo thứ tự từ đối tượng 1 xuống 4. Nếu vẫn còn chỉ tiêu, áp dụng thêm tiêu chí phụ: điểm môn Toán, chứng chỉ tiếng Anh, kết quả bài thi SAT (nếu có)

2.2. Xét tuyển bằng kết quả học tập THPT

Điều kiện: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020, 2021, 2022 có tổng điểm TB học tập mỗi môn học năm lớp 10, 11, học kỳ 1 lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển >=18.

Phương thức 3. Xét điểm thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM năm 2022

Số NV: Không hạn chế

Số chỉ tiêu: Tối đa 15% chỉ tiêu từng ngành, CTĐT

Hình thức: Xét kết quả thi ĐGNL ĐHQG TP. HCM + Điểm ưu tiên (ĐƯT), làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

Xem thêm: Đặc điểm đời sống tình cảm học sinh thpt, (doc) bài giữa kì tâm lý học

Phương thức 4. Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022

Số NV: Không hạn chế

Số chỉ tiêu: Chỉ tiêu còn lại

Điều kiện: Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đâif vào của trường, không có bài thi/môn thi nào đạt dưới 1,0 điểm trở xuống

Ngoài ra, trường không sử dụng kết quả miễn thi môn tiếng Anh đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT và điểm bảo lưu để tuyển sinh.