Chờ đợi không nhất thiết phải đồng nghĩa với tiếng rên rỉ. Hãy thử những trò chơi khi đi trên đường vô cùng đơn giản và kín đáo dạy trẻ những kỹ năng cần thiết ở trường mẫu giáo.
*

*

Khi gia đình Loper bắt đầu chuyến đi xuyên đất nước 22 ngày trên chặng đường 8900 dặm, qua 28 bang và tám công viên quốc gia, bạn bè và người thân đều nghĩ họ điên rồi. Với bé Jack 5 tuổi, Owen 3 tuổi và Madeline 20 tháng tuổi, chuyến đi bao gồm ít nhất 200 tiếng ngồi trên xe. Đó là rất nhiều thời gian chờ đợi và ngồi yên với trẻ em còn chưa đến tuổi mẫu giáo.

Bạn đang xem: Trò chơi cho trẻ mầm non

Vậy họ đã làm thế nào?

Chơi trò chơi, Kris Loper nói. “Chúng tôi chơi trò chơi để giữ bọn trẻ ngồi yên.”

Một giải pháp đơn giản cho vấn đề hàng ngày

Chờ đợi là một điều bình thường trong cuộc sống. Chúng ta dành ra mỗi ngày gần một tiếng để chờ đợi — một cuộc hẹn, khi đi trên đường, xếp hàng thanh toán. Đối với trẻ nhỏ, đó dường như là vô tận. Nhưng dành thời gian đó để chơi trò chơi, giống như nhà Loper, và bạn có thể biến sự chờ đợi nhàm chán thành quãng thời gian học tập có chất lượng. Tại sao? Chơi trò chơi không chỉ là một cách tốt để giữ bọn trẻ bận rộn và vui vẻ. Đây còn là cơ hội giúp trẻ nhỏ phát triển các kỹ năng quan trọng. Trò chơi giúp trẻ em xây dựng năng lực lý luận, ngôn ngữ và toán học. Khi trẻ em lập chiến lược và giải quyết vấn đề để chơi trò chơi, các em cũng cải thiện khả năng tự điều chỉnh — khả năng kiểm soát tình cảm và hành vi, kìm nén sự bốc đồng, và thể hiện tính tự kiểm soát và kỷ luật. Vì thế trong khi có quãng thời gian vui vẻ không cáu gắt, bạn cũng đang giúp con bạn luyện tập những kỹ năng các em sẽ cần để thích ứng — và phát triển — ở trường mẫu giáo.

Các trò chơi kinh điển

#1 Chấm và Ô

Cách chơi: Sử dụng bút và giấy, tạo một bảng gồm 10 chấm ngang và 10 chấm dọc, tổng cộng sẽ có 100 chấm. (Nếu như thế có vẻ quá nhiều với bé tuổi mầm non, bạn có thể điều chỉnh kích thước bảng.) Lần lượt nối hai chấm theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Người chơi nào vẽ được một ô vuông sẽ viết chữ cái đầu tiên của tên mình vào giữa ô. Người nào được nhiều ô vuông được đánh dấu tên mình nhất khi kết thúc trò chơi là người chiến thắng.

Liên hệ với trường mẫu giáo: Phát triển kỹ năng vận động tinh khi con bạn luyện tập vẽ các đường thẳng và viết tên.

#2 Đoán xem tay nào?

Cách chơi: Để hai tay bạn ra sau lưng, đặt một vật nhỏ, như đồng xu, vào một tay và nắm tay lại để giấu đi. Đưa hai nắm đấm ra trước mặt con bạn và không nói đồng xu ở tay nào, rồi bảo các bé chọn tay nào đang giấu đồng xu. Điều chỉnh trò chơi bằng cách để nắm đấm ở các vị trí khác nhau, như một tay ở trên bàn và một tay bên dưới bàn, hoặc một tay phía trước bạn và một tay đưa ra phía sau, rồi hỏi con bạn, “Tay nào — trước hay sau?” Sau khi chơi vài vòng, hãy đưa đồng xu cho con bạn làm phần thưởng.

Liên hệ với trường mẫu giáo: Dạy nhận thức về không gian, nền tảng cho toán học — và có ích khi con bạn tuân theo các quy tắc mới ở lớp mẫu giáo như đứng vào hàng hoặc để ba lô lên giá sách.

#3 Tôi đang nghĩ tới…

Cách chơi: Chọn một con số, một màu sắc, một người, một địa danh hoặc một đồ vật. Sau đó, giống như khi chơi trò Hai Mươi Câu Hỏi, yêu cầu con bạn đặt câu hỏi để khoanh vùng bạn đang nghĩ đến thứ gì. Cũng chỉ dẫn cho bé bằng cách đưa ra các gợi ý.

Liên hệ với trường mẫu giáo: Bằng cách luyện tập hoàn thành câu hỏi và câu trả lời có nhiều hơn một từ, bạn đang giúp bé sẵn sàng giao tiếp ở trường mẫu giáo — vừa mở rộng vốn từ cho bé vừa luyện tập ngữ pháp sơ khai.

Các trò kinh điển có biến tấu

#4 Chơi Cờ Ca Rô với ống hút và gói đường

Đây có thể là phao cứu sinh cho bạn khi đang ở nhà hàng chờ đợi thức ăn được mang lên.

Cách chơi: Dùng các ống hút để tạo một bảng Cờ Ca Rô và dùng các gói đường và gói chất tạo ngọt thay cho dấu X và O. Trò chơi này có thể phù hợp hơn cho trẻ mẫu giáo lớn đã sẵn sàng học về chiến lược và cách thức đưa ra lựa chọn. Nếu bé 3 tuổi của bạn thích sử dụng ống hút và gói đường để tạo hình hoặc tập đếm, cách đó cũng hiệu quả. Bảo con bạn xếp chồng ba gói chất tạo ngọt màu vàng hoặc xếp bốn gói đường trắng thành một hàng. Các lựa chọn gần như là vô tận.

Liên hệ với trường mẫu giáo: Nhận biết và tạo ra các quy luật giúp trẻ phát triển kỹ năng tính toán, chiến lược, giải quyết vấn đề và tư duy đại số. Đúng vậy đấy, tư duy đại số bắt đầu từ lớp mẫu giáo!

#5 Tìm đồng xu

Trò chơi bằng tay này, trong đó thường sử dụng các cốc uống nước và một quả bóng, có thể điều chỉnh khi chơi trên bàn nhà hàng với các gói đường và một đồng xu.

Cách chơi: Xếp ba gói đường thành một hàng. (Cần đảm bảo chúng có cùng màu.) Giấu đồng xu bên dưới một trong các gói, sau đó bắt đầu di chuyển các gói đường theo hình tròn nhanh nhất có thể. Khi bạn dừng lại, hãy hỏi con đồng xu đang ở đâu. Trò chơi này là một cơ hội nữa để kiếm thêm một ít tiền nếu bạn thưởng cho bé đồng xu khi kết thúc.

Liên hệ với trường mẫu giáo: Trò chơi giấu đồ khuyến khích trẻ dùng trí tưởng tượng và giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.

#6 Bingo khi ngồi ghế sau

Cách chơi: Để sẵn một bộ bài bingo (tải xuống bài bingo phù hợp với lứa tuổi miễn phí) và bút đánh dấu trong khoang để găng tay trên xe. Người chơi có thể tìm các số trên biển đăng ký xe, biển báo trên đường, bảng hiệu và các tòa nhà.

Liên hệ với trường mẫu giáo: Phát triển kỹ năng kết hợp, sắp xếp và phân loại. Trò chơi này cũng dạy cho trẻ cách nhận biết các con số, một kỹ năng toán ban đầu quan trọng.

Các trò chơi để chơi trên máy bay

#7 Vật ngón tay

Thật khó đứng yên khi đang xếp hàng chờ, nhưng những trò chơi như đuổi nhau hay trốn tìm có thể không phù hợp với phòng chờ đông đúc hay cửa hàng tạp hóa. Khi bạn phải đứng yên một chỗ, hãy thử chơi trò vật ngón tay.

Cách chơi: Nắm chặt tay, giơ ngón cái lên và không sử dụng các ngòn tay khác, cố gắng là người đầu tiên đè ngón cái của đối thủ xuống khi đếm đến ba.

Liên hệ với trường mẫu giáo: Phát triển sự khéo léo và kỹ năng vận động tinh.

#8 Giả tượng

Cách chơi: Thách thức con bạn giả bộ mình là một nhân vật yêu thích và làm điệu bộ giống như nhân vật đó, giữ tư thế này càng lâu càng tốt. Đứng yên ở một tư thế sau vài giây có thể trở nên nhàm chán, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng bằng cách thêm vào yếu tố tưởng tượng, trẻ có thể đứng yên và tập trung hơn rất nhiều…

Liên hệ với trường mẫu giáo: Sử dụng trí tưởng tượng để luyện tập kiểm soát sự bốc đồng và trì hoãn ham muốn, hai kỹ năng tự kiểm soát quan trọng.

#9 Oẳn tù tì

Có thể bé mầm non của bạn chưa sẵn sàng thi đấu ở giải đấu Oẳn Tù Tì Hoa Kỳ hàng năm, nhưng vài vòng chơi có thể khiến việc chờ đợi dễ dàng hơn.

Cách chơi: Khi đếm đến ba, mỗi người sẽ giơ ra cái búa (nắm đấm), tờ giấy (bàn tay xòe ra) hoặc cái kéo (giơ hai ngòn tay lên và hơi nghiêng bàn tay để bắt chước cái kéo đang cắt) Cần nhớ giấy bọc búa, búa làm vỡ kéo và kéo cắt giấy.

Liên hệ với trường mẫu giáo: Khuyến khích trẻ ghi nhớ những quy tắc đơn giản (như búa thắng kéo), lập chiến lược và luyện tập kỹ năng vận động.

#10 Các trò chơi trên ứng dụng

Có rất nhiều ứng dụng phù hợp với lứa tuổi mầm non dành cho điện thoại thông minh hoặc i
Pad của bạn. Jack, Owen, và Madeline đều thích các ứng dụng Toca Boca. “Chúng rất đơn giản, an toàn và có thể sử dụng,” Kris nói. “Madeline có thể chơi hầu hết chúng khi 20 tháng và Jack vẫn còn yêu thích khi đã 5 tuổi.”

Cách chơi: Các trò chơi Toca Boca được thiết kế để vui chơi và khám phá mở. Với 23 ứng dụng có thể lựa chọn, trẻ mầm non có thể chuẩn bị thức ăn trong Toca Kitchen, khám phá thiên nhiên trong Toca Nature, dùng các khối xếp hình để tạo ra một thế giới mới với sáu thợ xây Toca.

Liên hệ với trường mẫu giáo: Ứng dụng trò chơi mở (nghĩa là có một số kết quả có thể xảy ra, thay vì một kết thúc tĩnh cho mọi lần chơi) dạy trẻ em về trí tưởng tượng để giải quyết vấn đề, một bước nữa để tiến tới tự chủ và độc lập.

Dù bạn đang xếp hàng, ở văn phòng của bác sỹ hay trong ô tô, có những trò chơi này giúp bạn biến thời gian chờ đợi thành những kỷ niệm vui vẻ bên nhau. Hơn nữa, bạn có thể ngăn chặn hành vi không tốt và sự rên rỉ — ít nhất là trong một lúc — trong khi kín đáo dạy trẻ những kỹ năng cần thiết ở trường mẫu giáo.

Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non không chỉ giúp các bé nâng cao tính kỷ luật, gắn kết tinh thần đồng đội mà còn giúp phát triển trí não, khả năng giao tiếp, tư duy của trẻ. Cùng điểm qua những trò chơi tập thể cho trẻ mầm non thú vị nhất.


*
Mục lục
*

Các trò chơi, hoạt động tập thể giúp trẻ mầm non học hỏi thêm các kỹ năng (Ảnh: Sưu tầm)


Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng một cách tự nhiên. Trong đó, các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non luôn được ưu tiên nhằm giúp các bé vui chơi, hoạt động cùng nhau để tạo hứng thú, niềm vui và sự gắn kết.

1. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non – Chạy tiếp sức

Trò chơi Chạy tiếp sức giúp rèn luyện sức khỏe thông qua vận động cơ thể, tăng khả năng làm việc nhóm ở trẻ. Với trò chơi này, cô giáo cho trẻ chơi ở nơi có sân vận động rộng rãi. Cô chia trẻ thành các nhóm nhỏ, xếp trẻ đứng thành hàng dọc cách khoảng với nhau. Các trẻ ở đầu hàng sẽ cầm một cây gậy nhỏ.

Cô giáo ra hiệu lệnh, các trẻ cầm gậy ở hàng bên trái sẽ chạy thật nhanh sang đầu hàng bên phải để trao gậy rồi chạy đến xếp cuối hàng bên phải. Trẻ nhận được gậy chạy sang đưa cho bạn số 2 ở hàng bên trái rồi tiếp tục chạy xuống xếp cuối hàng đó. Cứ thế, trò chơi tiếp tục cho đến hết. Đội nào về trước, giữ được hàng ngũ ngay ngắn là đội chiến thắng. 

2. Ném bóng vào rổ

Trò chơi Ném bóng vào rổ giúp trẻ mầm non rèn luyện sự nhanh nhạy, tính cẩn thận, nâng cao tinh thần đồng đội. Cô giáo chia trẻ thành 2 đội có số lượng bằng nhau và cho trẻ xếp thành hai hàng thẳng. Các trẻ ở đầu hàng sẽ cầm bóng ném mạnh vào rổ rồi nhặt bóng mang về đưa cho bạn đứng ngay sau mình. Sau đó, về cuối hàng đứng. Trẻ vừa được bạn đưa bóng sẽ tiếp tục cầm bóng chạy lên ném vào rổ. Lần lượt các trẻ ném bóng cho đến khi hết các thành viên trong đội. Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ hơn sẽ chiến thắng. 


*

Trẻ hứng thú với các trò chơi tập thể (Ảnh: Sưu tầm)


3. Trời sáng trời tối

Để tổ chức trò chơi “Trời sáng trời tối”, cô giáo tập hợp trẻ thành hình tròn. Sau đó, cho trẻ giả làm đàn gà đi quanh sân để kiếm mồi. Vừa đi, tay của trẻ vừa giơ sang ngang làm động tác ngả nghiêng liên tục sang hai bên như đôi cánh đang vẫy, vừa vẫn vừa kêu “chip, chip”.

Trong khi trẻ đang đi theo vòng tròn, cô giáo ra câu lệnh “trời tối”. Lúc này, trẻ phải ngồi thụp xuống đất, áp mặt vào 2 bàn tay như đang ngủ. Sau đó, cô giáo lại ra câu lệnh “trời sáng” để trẻ thức dậy, đưa tay lên miệng và bắt chước tiếng gà trống gáy “ò ó o o”. Giáo viên hướng dẫn thêm động tác của những con vật khác tương tự để tiếp tục trò chơi. 

4. Mèo đuổi chuột – trò chơi dân gian tập thể cho trẻ mầm non

Mèo đuổi chuột là trò chơi quen thuộc đối với nhiều bạn nhỏ ở làng quê. Với trò chơi này, cô giáo cho trẻ ngồi thành vòng tròn, rồi mời hai bạn lên đóng vai mèo và chuột. Khi cô giáo ra hiệu lệnh, mèo bắt đầu đuổi mắt chuột trong khoảng 3 phút. Nếu trong khoảng thời gian quy định, mèo bắt được chuột, cô giáo sẽ khen thưởng, nếu không bắt được thì cô thiến hành động viên, khuyến khích các bé. Sau đó, mời hai bạn khác lên và tiếp tục trò chơi. 

5. Kéo co

Trò chơi kéo co thích hợp cho trẻ mầm non tham gia nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng cơ bản như cộng tác, phối hợp và rèn luyện sức mạnh. Để tổ chức cho trẻ chơi trò kéo co, cô giáo chuẩn bị một sợi dây thừng. Chia lớp thành 2 đội có số lượng trẻ bằng nhau. Mỗi đội đứng một đầu dây, ở giữa sợi dây cột một sợi ruy băng. Các bé nắm lấy dây kéo sang hai bên, đội nào kéo khiến đội kia lệch về phía mình sẽ là đội chiến thắng.


*

Trẻ chơi trò kéo co (Ảnh: Sưu tầm)


6. Đua rết – trò chơi mầm non tập thể hấp dẫn

Để tổ chức trò chơi, các cô cho trẻ xếp thành hai hàng dọc. Bạn ở phía trước đưa tay trái ra phía sau nắm chân trái của bạn ở phía sau đang co lên. Đồng thời, bạn phía sau dùng tay phải đặt lên vai bạn phía trước và đưa tay trái ra sau vịnh chân của bạn. Lúc này, bạn ở phía sau phải co chân trái lên cho bạn phía trước vịnh vào. Cô giáo sắp xếp các bạn như thế cho đến cuối hàng. Xong xuôi, cô giáo ra hiệu lệnh xuất phát cho hai hàng cùng đua, hàng nào về đích trước sẽ là đội chiến thắng. 

7. Di chuyển thành hàng

Với trò chơi Di chuyển thành hàng, cô giáo chuẩn bị dây ruy băng màu và băng keo. Các cô dùng băng dính để dán ruy băng lên sàn nhà thành đường thẳng rồi chuyển góc 90° để tạo nên nhiều đường nằm vuông góc, song song với nhau. Các trẻ sẽ di chuyển theo đường thẳng hoặc nối đuôi nhau theo đường tàu, chân sau nối gót chân trước. Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện tính khéo léo, cẩn trọng và tinh thần đồng đội rất tốt. 

8. Trò chơi truyền tin

Truyền tin là trò chơi giúp rèn luyện trí nhớ, kỹ năng phối hợp trong hoạt động nhóm cho trẻ. Với trò này, cô giáo có thể tổ chức từ 2 – 3 đội với 2 – 3 vòng tròn nhằm tạo tính thi đua xem nhóm nào truyền được tin nhanh và đúng. 

Cô gọi mỗi nhóm một trẻ lên rồi nói thầm cùng một câu nói. Sau đó, trẻ được gọi lên sẽ đi về nói thầm với bạn bên cạnh để bạn nói lại với bạn tiếp theo, lần lượt cho đến bạn cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ nói to câu nói lên cho mọi người cùng nghe. Nhóm nào truyền đúng câu cô giáo nói nhanh nhất sẽ là nhóm thắng cuộc.


*

Trẻ nói thầm vào tai bạn trong trò chơi truyền tin (Ảnh: Sưu tầm)


9. Cướp cờ – trò chơi tập thể ngoài trời cho trẻ mầm non

Mục đích của trò chơi cướp cờ là rèn luyện cho trẻ khả năng nhận biết chữ cái đã học, sự nhanh nhẹn và tính kỷ luật. Để thực hiện trò chơi này, cô giáo cần chuẩn bị 5 – 6 lá cờ có gắn chữ cái. Cô chia lớp thành hai đội với số trẻ bằng nhau. Sau đó, cô vẽ 1 vòng tròn có đường kính 30cm rồi đặt ống cắm cờ vào giữa. Kẻ 2 vạch mốc nằm ở 2 đầu cách vòng tròn đặt ống cắm cờ khoảng 3 – 4m rồi cho trẻ đứng ở vạch mốc. 

Cô giáo ra hiệu chuẩn bị, sau đó đọc cướp cờ theo chữ cái, ví dụ “cướp cờ chữ A”. Hai trẻ ở hai đội sẽ chạy lên cướp cờ. Cứ như vậy, trò chơi tiếp tục cho đến khi hết cờ trong ống. Đội lấy được nhiều cờ hơn sẽ là đội chiến thắng. 

10. Tay cầm tay

Với trò chơi Tay cầm tay, cô giáo cho các trẻ đứng tự do. Sau đó, cô ra hiệu lệnh “tay cầm tay”, trẻ sẽ cầm tay nhau theo nhóm 2, 3 hoặc 4 người theo lời cô nói. Sau đó, cô nói tiếp “đầu chạm đầu”, từng nhóm hai hoặc ba trẻ sẽ chạm đầu vào nhau rồi nhắc lại câu nói đó.

Khi mới chơi trò chơi tập thể cho trẻ mầm non này, nếu các bé chưa hiểu, cô giáo cần hướng dẫn cặn kẽ các động tác cho trẻ. Cô có thể thay đổi nhiều câu nói khác nhau như “mũi chạm mũi”, “bàn tay áp bàn tay”, “vai kề vai”, “tay khoác tay”, “lưng tựa lưng”, “chân chạm chân”… 

11. Giả làm tượng

Cô giáo tập trung cả lớp lại thành một nhóm rồi bật nhạc lên. Cô giáo để trẻ đi xung quanh phòng rồi liên tục mở tắt nhạc. Khi tiếng nhạc dừng, tất cả các bé phải dừng lại và đứng yên bất động. Nếu trẻ nào cử động, sẽ bị loại, trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến khi còn lại người cuối cùng. Người đó sẽ là người chiến thắng trong trò chơi.


12. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non: Trán – Cằm – Tai

Để tổ chức trò chơi tập thể cho trẻ mầm non Trán – Cằm – Tai, cô giáo tập trung các bé đứng thành vòng tròn. Sau đó, cô sẽ hát lời bài hát “Trán cằm tai, trán cằm tai, trán tai tai cằm tai, trán tai tai cằm tai…” Vừa hát, cô giáo vừa chỉ vào các bộ phận tương tự lời bài hát. Cô giáo điều chỉnh lời bài hát và các động tác nhanh chậm theo nhịp. Nếu trẻ nào chỉ sai bộ phận theo lời bài hát sẽ bị phạt. Trò chơi này giúp rèn luyện cho trẻ phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt.

13. Chơi hái táo

Mục đích của trò chơi hái táo là rèn luyện vận động, phối hợp vận động cơ thể cho các bé. Với trò chơi này, cô giáo cho trẻ đứng tự do xung quanh mình. Sau đó, cô bắt nhịp cho các trẻ vừa nói vừa làm theo các động tác như sau:

Đây là cây táo nhỏ (Vừa nói vừa giơ tay lên và xòe các ngón tay ra).Tôi nhìn lên cây và thấy (Mắt nhìn theo các ngón tay).Táo chín đỏ và ngọt (Tay làm động tác hái và ôm quả táo).Táo chín ăn ngon quá (Làm động tác đưa quả táo lên miệng cắn).Lắc cây táo nhỏ (Ôm hai tay lắc cây táo).Những quả táo rơi vào tôi (Tay đưa lên và hạ xuống liên tục).Đây là cái giỏ to và tròn (Đưa hai tay làm vòng tròn ôm lấy giỏ).Nhặt táo trên mặt đất (Làm động tác cúi xuống nhặt quả bỏ vào giỏ).Hái táo ở trên cây (Đưa tay lên, mắt nhìn theo tay).Tôi sẽ ăn quả táo (Tay đưa lên miệng làm động tác ăn táo).

14. Dùng chân chuyền bóng

Với trò chơi Dùng chân chuyền bóng, cô giáo cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc, khoảng cách giữa các trẻ là 0,5 – 0,6m. Khi cô giáo ra hiệu lệnh bắt đầu, trẻ đầu tiên sẽ tiến hành dùng 2 chân cắp lấy quả bóng rồi nằm xuống và gập chân phía trước để chuyển quả bóng qua đầu cho bạn phía sau.Trẻ đằng sau dùng chân giữ bóng rồi chuyền tương tự cho bé tiếp theo. Bóng được chuyền bằng chân cho đến trẻ ở cuối hàng. Trẻ cuối cùng sẽ dùng 2 tay ôm bóng và chạy đứng lên đầu hàng. Đội nào chuyền xong bóng trước sẽ là đội chiến thắng. 


15. Bữa tối của Sói – trò chơi tập thể vui nhộn cho trẻ mầm non

Để tổ chức trò chơi Bữa tối của sói, cô giáo sẽ chọn một bạn làm sói và vào đứng giữa vòng tròn. Những trẻ khác đứng xung quanh vòng tròn vẽ trên sân với các mốc thời gian được mô phỏng mặt đồng hồ. Sau đó, các bé sẽ đồng thanh nói to “Sói muốn mấy giờ?“. Sói có thể trả lời số giờ bất kỳ mà sói muốn. Trẻ có số tương ứng sẽ đứng lên trước con sói 1 bước.

Xem thêm: Trần Vỹ Đình Bạn Gái

Trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả được gọi hết và đến đứng gần sói. Lúc này, con sói sẽ nói “Đến giờ ăn tối rồi!”. Trả lời xong thì sói sẽ đuổi theo các bạn và bắt lấy một bạn bất kỳ. Trẻ nào bị bắt lại sẽ thay phiên làm sói và tiếp tục trò chơi. 

16 – 35. Các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non thú vị khác

Ngoài các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non thú vị trên, các cô giáo dạy trẻ có thể tham khảo thêm một số trò chơi hấp dẫn, giúp trẻ vừa chơi vừa học như: 

16. Bịt mắt bắt dê17. Dung dăng dung dẻ18. Cáo và thỏ19. Con thỏ ăn cỏ20. Trò chơi Đi tàu hỏa21. Trò chơi Bằng – Ah22. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non – Trời – Đất – Nước23. Xem ai nhanh hơn cùng ghế và âm nhạc24. Lăn bóng theo đường zích zắc25. Trò chơi Thuyền vào bến26. Trò chơi Gieo hạt27. Trò chơi Đèn xanh – đèn đỏ28. Trò chơi Lá và gió29. Nhảy lò cò30. Rồng rắn lên mây31. Trò chơi Chi chi chành chành32. Bắt chước tạo dáng33. Vượt chướng ngại vật34. Trò chơi Trời nắng – trời mưa35. Trò chơi Ô tô và chim sẻ

Bên cạnh các hoạt động vui chơi ở trường, về nhà, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non để hướng dẫn con chơi hoặc đưa con đến những trung tâm, khu vui chơi để trẻ khám phá, học hỏi. Một trong những địa điểm vui chơi có nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn, thú vị, giúp trẻ vừa chơi, vừa khám phá, học hỏi được các kỹ năng, kiến thức bổ ích là Vin
Wonders – nơi thu hút đông đảo các gia đình có con nhỏ đến tham quan, trải nghiệm.


Vin
Wonders có vô vàn các hoạt động giải trí, hàng nghìn trò chơi thú vị, nhiều điểm tham quan hấp dẫn không chỉ khiến trẻ em thích thú, kích thích sự tò mò, khám phá mà còn giúp trẻ tiếp thu nhiều bài học bổ ích đầu đời. Các gia đình có con nhỏ có thể đưa trẻ đến: 


Ngoài các địa điểm trên, các gia đình có con nhỏ sống tại Hà thành hoặc du lịch Thủ đô có thể cho con đến Vin
KE & Vinpearl Aquarium Hà Nội
. Khu vui chơi giải trí kết hợp giáo dục Vin
KE & Vinpearl Aquarium Hà Nội sẽ giúp trẻ định hướng được niềm yêu thích đối với nghề nghiệp tương lai thông qua nhiều trò chơi bổ ích. 


Wonders để cùng con trẻ vui chơi thỏa thích

Ở lứa tuổi mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non vừa giúp trẻ rèn luyện thân thể, vừa giúp trẻ học các kỹ năng, bồi bổ thêm kiến thức một cách tự nhiên thông qua vui chơi. Hy vọng các trò chơi được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các cô giáo mầm non có thêm nhiều lựa chọn trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ. 

Wonders để cùng con trẻ trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi, khám phá thú vị