Mạng xã hội Facebook phương tiện hữu ích hỗ trợ hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện Việt Nam hiện nay


*
*

Facebook đã có tốc độ phát triển nhanh chóng về số lượng người dùng cũng như việc ứng dụng rộng rãi của nó trong các lĩnh vực của đời sống xã hội để quảng bá hình ảnh và sản phẩm, dịch vụ của mình mà các cơ quan thông tin - thư viện (TTTV) không ngoại lệ. Thực tế cho thấy, trên thế giới đã có nhiều cơ quan TTTV sử dụng trang mạng xã hội facebook như Thư viện (TV) Đại học Yale (Mỹ), TV Đại học Imperial College London (Anh), TV Đại học Chicago (Mỹ)… và hiện tại ở Việt Nam cũng đã có một số cơ quan TTTV, đặc biệt là trong các trường đại học như TV Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên, TV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh… đã thiết lập trang mạng xã hội này để giao lưu, quảng quá hình ảnh, phổ biến các dịch vụ đến với người sử dụng và bước đầu cho thấy hoạt động này có nhiều khả quan, hỗ trợ nhiều cho hoạt động marketing trực tuyến. Vậy, các tính năng nổi trội của facebook là gì? Ứng dụng các tính năng của facebook vào các hoạt động của cơ quan TTTV ra sao?

1. Các tính năng nổi trội của Facebook

Facebook luôn cố gắng chinh phục mọi đối tượng người sử dụng bằng nhiều công cụ và tính năng hữu ích. Giống như bất kỳ trang web tương tác nào khác, facebook có đầy đủ các tính năng để đáp ứng những yêu cầu của hoạt động TTTV, trong đó có những tính năng nổi trội như:

Tính kết nối

Với tính năng kết nối và chia sẻ thông tin cao, nhiều người sử dụng Facebook như một địa chỉ đáng tin cậy để chia sẻ tâm tư, tình cảm với bạn bè, người thân, những kinh nghiệm trong học tập hoặc các chương trình ngoại khoá bổ ích của các câu lạc bộ, đội, nhóm mà họ đang tham gia. Đối với một số câu lạc bộ, đội, nhóm, facebook thực sự là kênh truyền thông tích cực, bởi lẽ, hầu hết mọi thông báo, kế hoạch và hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm đều được đăng tải trên trang facebook của nhóm. Người sử dụng có thể dễ dàng tìm kiếm cũng như kết bạn với những người mà mình chưa hề quen biết. Các công cụ như: Timeline Social Plugins (Dòng thời gian), Relationship Status (Tình trạng quan hệ) cho phép người sử dụng bình luận trên những trang web hoặc diễn đàn khác nhau thông qua tài khoản facebook cá nhân. Rõ ràng, đây là một sự tiện lợi lớn khi bạn không phải đăng ký/ đăng nhập vào quá nhiều hệ thống và không mất nhiều thời gian. Với tính năng này, facebook đã đáp ứng được một trong những nhu cầu thiết yếu của hoạt động TTTV, là tiếp cận tối đa số lượng người sử dụng. Với việc tạo một trang facebook cá nhân cho TV, người làm thư viện (NLTV) có thể xây dựng một không gian dành riêng cho người sử dụng để họ dễ dàng nắm bắt những thông tin mới về TV, bên cạnh đó họ có thể làm quen, kết nối với bạn bè và NLTV để trao đổi những thông tin cần thiết. Các cơ quan TTTV có thể tạo ra các mối quan hệ qua việc sử dụng facebook với những người mà nếu không có các công cụ trên trợ giúp thì không thể biết về các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan TTTV hay chính bản thân của cơ quan mình. Ngoài ra các cơ quan TTTV còn có thể dùng facebook để kết nối chính mình với các đơn vị khác cùng ngành đang phục vụ, đang sử dụng facebook để có những giải pháp đồng bộ và học hỏi lẫn nhau trong quá trình hoạt động chung.

Bạn đang xem: Mạng xã hội

Tính thân thiện

Giao diện của facebook rất gần gũi và dễ sử dụng, thích hợp với nhiều đối tượng trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Hơn nữa, trên trang facebook, NLTV có thể dễ dàng chỉnh sửa các thông tin hay cập nhật những thông tin mới dưới dạng những ghi chú (Notes) hoặc sự kiện (Events) với những thao tác khá đơn giản. Facebook giúp các cơ quan TTTV trở nên “thật và sống động” hơn trong mắt người sử dụng. Bằng các công cụ như: Embed-in- Post (Nhúng), The Wall (Tường), Photos (Ảnh)… NLTV có thể đăng tải để chia sẻ bất kỳ hình ảnh đẹp, đoạn video, đoạn ghi âm và các hoạt động TTTV lên mạng xã hội một cách nhanh chóng, hiệu quả, tạo ra hứng thú đối với bạn đọc ngay tức thì. Bên cạnh đó, người sử dụng có thể thể hiện được cảm xúc, tâm trạng, phản hồi ý kiến của mình về các sự kiện, các hoạt động của cơ quan TTTV thông qua chức năng như The Like Button (Phím Like), Comment (Bình luận). Quan trọng hơn, bạn đọc không phải đến trực tiếp tại TV hoặc sử dụng máy vi tính mà họ có thể sử dụng điện thoại di động thông minh để vào facebook thường xuyên. Đây là một yếu tố tạo nên tính thân thiện và gần gũi của facebook cho người sử dụng.

Tính tiết kiệm

Điều này thực sự quan trọng khi mà hầu hết các cơ quan TTTV đều hoạt động với kinh phí chủ yếu của nhà nước và cơ chế hoạt động là phi lợi nhuận. Khi tạo lập một trang web hay xây dựng một cổng thông tin điện tử, các cơ quan TTTV thường phải thuê các chuyên gia về công nghệ thông tin và mất một khoản chi phí không nhỏ cho việc duy trì, bảo dưỡng, cập nhật thì điều đó với facebook đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Bằng những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, NLTV có thể tự tạo lập một tài khoản, dễ dàng kết nối với người dùng tin của họ. Bên cạnh đó, với các công cụ như Events, Messenger (Tin nhắn), News Feed (Bảng tin)… NLTV có thể cập nhật được các tin tức, hoạt động của cơ quan mình mà chi phí rất thấp, khả năng lan truyền nhanh và rộng đến với đông đảo bạn đọc trong một thời gian rất ngắn. Do đó, có thể nói việc sử dụng facebook sẽ có tính tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao cho các cơ quan TTTV.

Với những tính năng được phân tích ở trên, facebook sẽ là cách ưu việt để quảng bá hình ảnh và nâng cao các dịch vụ của TV. Sự ứng dụng nền tảng lập trình sẽ rút ngắn khoảng cách giữa NLTV và người sử dụng, giảm bớt thời gian, công sức tìm kiếm và đưa đến những thông tin nhanh nhạy, chính xác tới người sử dụng.

2. Ứng dụng của facebook trong hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện

Tổ chức các hoạt động điều tra, khảo sát

Khi có facebook, các TV có thể biết được lượng người theo dõi hoạt động của mình thông qua công cụ Like (Thích) cũng với những ý kiến phản hồi của họ. Từ đó, các TV có thể tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát liên quan đến hoạt động của mình. Hoạt động này được tổ chức bằng công cụ Wall. Wall không chỉ là nơi hiển thị những hoạt động chính của những người tham gia mà còn là nơi trao đổi thông tin với những người sử dụng. Tận dụng ưu thế này, cùng với khả năng “tạo bảng hỏi”, NLTV có thể tạo nên những cuộc điều tra khảo sát nhỏ về các hoạt động của TV như: Thời gian hoạt động, nhu cầu sử dụng tài liệu, các hoạt động ngoại khoá, các sản phẩm và dịch vụ của TV… Hoạt động này sẽ tạo lập được sự chủ động, có sự phản hồi nhanh chóng từ người sử dụng bằng cách nhấn nút Like, bình luận các ý kiến hoặc trả lời vào bảng hỏi được tạo sẵn.

Qua những cuộc khảo sát trực tuyến này giúp TV nắm rõ hơn về quan điểm của người sử dụng thuộc các nhóm khác nhau, từ đó làm tăng tính dân chủ trong việc bày tỏ ý kiến, quan điểm của họ. Nếu hoạt động này được diễn ra thường xuyên và liên tục thì cơ quan TTTV sẽ hiểu sâu hơn về nhu cầu của người sử dụng, trên cơ sở đó có những chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, từ đó tạo một hiệu ứng tốt trong việc sử dụng TV và vai trò của TV sẽ ngày một nâng cao.

*

Khảo sát ý kiến người sử dụng thông qua facebook của Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên. https://www.facebook.com/TTHLTN

Hỗ trợ công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu

Với tính năng kết nối cao, lượt người theo dõi nhiều thì facebook cũng là một trong những phương tiện hỗ trợ đắc lực cho công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu cho các cơ quan TTTV nhằm thu hút mọi người sử dụng tài liệu và giá trị của tài liệu ngày càng được phát huy cao hơn. Hầu hết các TV đều có những chính sách, kế hoạch hàng năm trong công tác này và địa điểm phương thức tổ chức cũng được thực hiện khác nhau. Song song với việc thông báo trực tiếp tại TV, đăng lên trang web của TV và thông qua facebook, NLTV sẽ cập nhật những bản tin, những hoạt động, tham khảo ý kiến bạn đọc về thời gian, cách thức thực hiện và kết quả của các hoạt động này. Đồng thời, TV có thể tuyên truyền, giới thiệu tài liệu trên facebook với các hình thức khác nhau như giới thiệu qua sách (có cả tóm tắt nội dung và hình ảnh của tài liệu) nhân dịp các ngày kỷ niệm hoặc lễ lớn, biên soạn thư mục, quay các video, tổ chức các cuộc thi chia sẻ hình ảnh về những hoạt động này… Từ đó bạn đọc sẽ tương tác với TV và tương tác với nhau, đưa ra nhiều ý kiến phản hồi, kích thích hứng thú mọi người trong việc sử dụng tài liệu và tham gia các hoạt động của TV. Đây là một phương tiện hữu ích cho các TV trong việc nâng cao hoạt động tuyên truyền giới thiệu tài liệu một cách trực quan, sinh động, lấy ý kiến người sử dụng nhanh chóng, từ đó sẽ nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan TTTV.

*

Giới thiệu tài liệu thông qua facebook của TV Đại học KHXH & NV Tp. Hồ Chí Minh https://www.facebook.com/Libussh

Hỗ trợ đào tạo kiến thức thông tin trực tuyến

Hoạt động đào tạo kiến thức thông tin nhằm trang bị cho bạn đọc những kỹ năng thông tin cần thiết để khai thác và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất <2>. Dựa trên việc thiết lập các bảng khảo sát, người sử dụng có thể chủ động sắp xếp thời gian, công việc của mình, dễ dàng học ngay những kiến thức thông tin khi có nhu cầu. Thông qua sự tương tác, người sử dụng sẽ thu nhận kiến thức, trao đổi, góp ý… về hoạt động này của TV.

Cùng với các công cụ và đặc tính tương tác cao, facebook sẽ tạo ra một không gian đa dạng, các hình thức lôi cuốn như các bài tập trực tuyến, bài kiểm tra trắc nghiệm, trò chơi, hỏi đáp… Thư viện cũng có thể gửi những tin nhắn nhắc nhở người sử dụng biết những dịch vụ họ có thể cần vào thời điểm thích hợp, ví dụ như vào đầu các học kỳ có thể gửi thông báo về lịch học của các lớp học kiến thức thông tin. Tuy nhiên, các cơ quan TTTV cần xác định facebook chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực và quảng bá trong việc tạo kiến thức thông tin trực tuyến cho người sử dụng, nó không thể thay thế cho các hoạt động đào tạo truyền thống cũng như đào tạo thông qua trang web của các TV.

*

Thông báo Hướng dẫn sử dụng TV trên facebook của TV Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh. https://www.facebook.com/pages

Hỗ trợ hoạt động marketing

Nếu như các cơ quan TTTV thấy được các lợi ích nội tại của facebook trên cũng chưa đủ thì việc kết hợp nó với các kênh marketing hay các nỗ lực marketing khác có thể đem lại hiệu quả tuyệt vời. Thông qua công cụ Profile (Thông tin cá nhân) các cơ quan TTTV có thể tạo dựng cho mình những thông tin cơ bản. Yêu cầu quan trọng nhất khi thiết lập Profile là phải trình bày ngắn gọn mà vẫn đầy đủ và dễ tiếp nhận, để mang thông điệp của cơ quan mình đến với người sử dụng. Bên cạnh đó, các cơ quan TTTV phải đưa ra các thông điệp marketing tới người dùng. Thông điệp marketing là điều quan trọng nhất mà các TV muốn mọi người biết về bản thân. Nội dung của thông điệp chính phải thể hiện được chiến lược của TV. Các thông điệp cũng phải dễ đọc, dễ nhớ và không dài quá 10 từ. Ví dụ như: “Cánh cửa đi đến tri thức của bạn”, “Hãy đến, xem và chinh phục” <3>… Bên cạnh đó, các TV có thể giới thiệu về nguồn lực của mình, trong đó quan trọng nhất là giới thiệu về nguồn tài nguyên và các sản phẩm, dịch vụ của TV.

*

Thông điệp và lượng người theo dõi trang faecbook của TV Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. https://www.facebook.com/libiuha

Ngoài ra với công cụ photo, video, các cơ quan TTTV có thể đưa lên mạng các hình ảnh sinh động, video về các hoạt động của TV một cách nhanh chóng, thuận tiện. NLTV có thể sử dụng công cụ này hàng ngày để cập nhật những tin tức, hoạt động của TV mình, đồng thời đây là cách quảng bá hình ảnh, các sản phẩm, dịch vụ của cơ quan mình một cách trực quan, sinh động và mang lại hiệu quả cao. Sự tương tác giữa người sử dụng, TV và nguồn tài nguyên thông tin của TV diễn ra 24/24 giờ, 7 ngày/ tuần, do đó người sử dụng có thể nắm bắt thông tin, sử dụng các dịch vụ của TV ở bất cứ đâu trên đất nước hay ở nước ngoài <1>.

Các TV cũng có thể dùng facebook để nâng cao số lượng người truy cập trang web của mình. Ví dụ: Trên trang web của TV đang giới thiệu một cuốn sách, thông qua facebook, NLTV có thể gửi tin nhắn, email hoặc đường link tới người sử dụng để gia tăng lượng truy cập vào trang web thay vì mất thời gian tuyên truyền miệng hay chờ người sử dụng vô tình truy cập vào trang web của mình. Bên cạnh đó, NLTV có thể sử dụng facebook để giới thiệu các vấn đề như tin tức, các thông báo hoặc chính sách mới của TV. Ngoài ra các cơ quan TTTV có thể gửi tin nhắn, Tag (Đánh dấu) theo nhóm người sử dụng để gia tăng lượng người tham gia vào những sự kiện đặc biệt của TV (bao gồm cả những sự kiện trực tuyến và phi trực tuyến). Nếu một thông điệp trên facebook có ý nghĩa thiết thực, hấp dẫn thì sẽ khiến những người theo dõi có thể chuyển tiếp, Tag cho những người khác và do đó facebook sẽ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing của TV. Sức mạnh của sự lan truyền thật đáng nể khi mà giá trị của thông tin được tăng lên theo hàm số mũ. Yêu cầu đưa ra là phải cập nhật các tin tức này thường xuyên, liên tục để tạo hứng thú và sự theo dõi của người sử dụng. Đây là một cách hiệu quả hỗ trợ hoạt động marketing với chi phí thấp mà các cơ quan TTTV trong giai đoạn hiện nay có thể thực hiện.

3. Kết luận

Vai trò của mạng xã hội facebook trong hoạt động của các cơ quan TTTV chính là sử dụng nó như một kênh giao tiếp để truyền đạt thông tin, giúp cho các TV có thể dễ dàng tiếp cận được những người quan tâm đến các sản phẩm của mình và góp phần làm cho các sản phẩm và dịch vụ cũng như uy tín của các cơ quan TTTV ngày một gia tăng.

Hãy sử dụng facebook để có thể tạo ra một tính cách đặc trưng cho hình ảnh và qua đó thiết lập nên các mối quan hệ mà có thể các TV sẽ không bao giờ đạt được nếu không có chúng. Tuy nhiên, đây là một xu hướng khá mới trong công tác TTTV, nên vẫn gặp nhiều vấn đề khó khăn như mức độ tin cậy của các nhà quản lý, thời gian thực hiện, không sử dụng được các phần mềm tra cứu và cơ sở dữ liệu của thư viện, mức độ bảo mật, khả năng bị nhiễu tin cao khi mà mọi người có thể bình luận hoặc đăng bài, trình độ và năng lực của NLTV… Nhưng bên cạnh những khó khăn và thách thức thì sử dụng mạng xã hội facebook là một xu hướng tích cực, hứa hẹn đem đến những cơ hội và triển vọng phát triển đối với ngành TTTV ở Việt Nam trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Loan Thuỳ, Đỗ Thị Thu. Phát triển dịch vụ thông tin - thư viện trong môi trường điện tử tại thư viện đại học // Tạp chí Thư viện Việt Nam. - 2014. - Số 3. - Tr. 7-14.

2. Ngô Thanh Thảo. Đào tạo kiến thức thông tin trực tuyến trong thư viện đại học Việt Nam // Tạp chí Thư viện Việt Nam. – 2014. - Số 3. – Tr. 3-6.

3. Mạng Thông tin Thư viện Việt Nam: http://vietnamlib.net/hoc-lieu/chuyen-de-vietnamlib/marketing-hoat-dong-thiet-yeu-cua-cac-thu-viendai-hoc-viet-nam.

4. Trang web Thông tin Công nghệ: http://www.thongtincongnghe.com/article/51868.

“Ngày xưa chúng ta sống trong hang động, sau đó sống trong thành phố, bây giờ chúng ta sống trên mạng”, câu nói trong bộ phim The Social Network đã tóm tắt đầy đủ xu hướng của con người hiện đại.


Nhịp sống ngày càng trở nên hiện đại và internet là cầu nối kết nối mọi thứ. Trong đó, mạng xã hội facebook đang là tâm điểm nóng. Xét theo các quy luật phát triển trong triết học thì việc xuất hiện các mạng cộng đồng là điều tất yếu “Lượng biến đổi sẽ dẫn đến biến đổi về chất”, với việc mạng xã hội đang bùng nổ cũng tương đương sự lạm phát về “lượng”. Theo một thống kê vào năm 2012 thì tổng lượng 7 năm vào facebook của những người dùng trên các châu lục là khoảng 10.5 tỷ phút mỗi ngày. Và chỉ riêng ở Việt Nam, tính đến tháng 8/2013, nước ta đã có 19.6 triệu người dùng facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng internet. Hơn nữa Việt Nam đang là nước đứng thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng facebook hiện nay.
*

Vì sao Facebook thành công? Câu trả lời đơn giản là vì Facebook làm cho việc “kết nối và chia sẻ” trở nên đơn giản, dễ dàng nhất. Còn vì sao lại “đơn giản, dễ dàng” thì đó là tổng hòa của 3 yếu tố : giao diện, chức năng và thói quen của người dùng. Hơn hết, khi sử dụng facebook bạn được cất tiếng nói và thể hiện cái TÔI. Facebook mang lại cho bạn một môi trường quá lí tưởng để thể hiện bản thân và trên tất cả là “gây sự chú ý”. Đó là đỉnh cao của sự chia sẻ.
Bên cạnh thỏa mãn việc thể hiện cái tôi, còn một lí do lớn nữa khiến facebook phát triển đó là “giải trí”. Con người ngày càng “ham vui”, đương nhiên, không phải lo ăn lo mặc nữa rồi thì vui vẻ là điều tất yếu. Và facebook là một trong những phương tiện giải trí tuyệt vời nhất hiện tại. Có thể, đôi lúc facebook cũng có hỗ trợ cho công việc của mọi người nhưng phạm vi cũng như hiệu quả là khá hạn chế. Facebook vẫn luôn là một kênh thuộc lĩnh vực giải trí. Mọi người tìm đến Facebook là để thoải mái, thư giãn và được “cười” theo một nghĩa nào đó.
Ai cũng mong được hưởng lạc và thoải mái, và trong xã hội hiện tại thì đó là việc tất yếu, đấy là lí do vì sao ngày nay người ta dùng Facebook làm công cụ thu nhập tin tức thậm chí còn nhiều hơn cả các trang tin, vì đỡ mất công tổng hợp hay “gõ” tên web, hơn nữa đọc tin tức qua face “thoải mái” hơn. Và chiếc điện thoại và những thiết bị di động hỗ trợ cá nhân như PDA cũng được nâng cấp để có thể truy cập web tiện lợi hơn và khai thác thông tin trực tuyến.
Vì thế, theo xu hướng toàn cầu hóa hệ thống thông tin liên lạc như hiện nay, thì mạng xã hội facebook đang bùng nổ và sẽ chiếm vị trí “độc quyền” trong tương lai, các chiến lược thông tin từ cá nhân cho đến quốc gia, rộng khắp toàn cầu đã thay đổi chưa từng thấy. Mạng xã hội chiếm chỗ hàng loạt các diễn đàn quan trọng và dần dần nó trở thành kênh cung cấp thông tin chính luận cho các nhà báo nhà nghiên cứu xã hội chuyên nghiệp. Thế giới đang quay cuồng với tin nóng, tin hot tung ra từ mạng xã hội.
Đặc biệt với 70% số tổ chức, doanh nghiệp cấm nhân viên sử dụng mạng xã hội như hiện nay và đồng thời, doanh số bán ra của điện thoại thông minh smartphone tăng mạnh, một viễn cảnh dễ nhận thấy là mạng xã hội facebook sẽ trở thành địa chỉ truy cập thường xuyên trên điện thoại di động. Kết quả là, chúng ta sẽ ngày càng có thêm các phiên bản mạng xã hội hoàn hảo hơn dành cho thiết bị cầm tay.Cùng với sự phát triển của mạng xã hội trong xu hướng truyền thông thế giới và sự tiên tiến của công nghệ hiện đại đã tạo nên sự bùng nổ về xu hướng của một internet hình ảnh (xu hướng hình ảnh hóa trong công nghệ truyền thông). Điều này thể hiện khi Facebook chịu chi 1 tỉ USD để mua lại mạng xã hội ảnh Pinterest vào ngày 9.4.2012.Tóm lại, sự phát triển của công nghệ đã dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực truyền thông đại chúng tăng lên. Nhưng đó cũng trở thành động cơ khiến các phóng viên cần phải nỗ lực hơn nữa để những bài báo của mình có thể đáp ứng nhu cầu “đói” thông tin của công chúng hiện nay.Tác dụng phụ của facebookSứ mệnh của Facebook là biến thế giới "cởi mở và có tính kết nối hơn" nhưng lạm dụng nó khiến cho người dùng có thể bị vào tù, mất việc hay không được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Việc trở thành thành viên trên mạng xã hội facebook nhiều người có thể cảm thấy hạnh phúc vì ai đó muốn mình xuất hiện trong danh sách bạn bè. Song khi đưa lên mạng tất cả những gì riêng tư của mình, ít ai nghĩ rằng một ngày nào đó các thông tin này sẽ được sử dụng để chống lại chính họ...
*

Thứ nhất, sử dụng facebook tiêu tốn rất nhiều thời gian: Những sinh viên cứ hở ra là cắm cúi vào chiếc điện thoại di động, lên facebook chat chit rồi “vò đầu bứt tai” viết cho bằng được một trạng thái (status) thật “độc” để câu view, lâm ly bi đát hoặc triết lý về tình yêu, cuộc sống, mùi mẫn như một nhà văn. Sau đó khoảng vài phút lại cập nhật xem có ai chia sẻ hay “like” không. Hay cũng có những nhân viên, vừa tới công ty là đâm đầu ngay vào máy tính kể lại những gì xảy ra trên con đường đến công sở, rồi cả những người đi họp cũng không quên check facebook xem có thông tin gì độc lạ không? Chính những cái đó làm cho mọi người không thể tập trung vào công việc mình làm, chỉ chăm chăm vào những trạng thái trên facebook khiến tần suất công việc không hiệu quả, giảm năng suất…Thứ 2, người sử dụng facebook thường có tâm lí bị mặc cảm, thiếu tích cực trong cuộc sống: Nói FB là thế giới ảo cũng chưa hẳn đúng. Vì mỗi tài khoản FB đều là những con người thật ở ngoài đời, đều có những cảm xúc, hành vi… Nhưng chính vì dành quá nhiều thời gian cũng như mê đắm thế giới ảo, ngoài việc đề cao thái quá hình ảnh bản thân, nhiều người sử dụng mạng xã hội còn bị ám ảnh đến mức sống ảo, xây dựng luôn cho mình một cá tính ảo không kém. Facebook cũng có “văn hóa” của nó. Thật ra, cũng không khác nhiều xã hội thực. Ở ngoài đời, được chào mà không đáp lại thì khó có lần sau nữa. Facebook cũng vậy, ai “like” một bức ảnh của mình mà không “like” lại, rất có thể “mối quan hệ” sẽ chấm dứt. Trong cuộc sống, cách duy trì quan hệ có rất nhiều, còn trên facebook, chủ yếu qua nút like.Thứ 3, nguy cơ tiếp xúc với những thông tin không lành mạnh: Việc kiểm soát chất lượng và nội dung thông tin trên các trang mạng xã hội luôn là một điều khiến các nhà quản lí phải thường xuyên đau đầu tìm giải pháp. Chỉ mở trang chủ facebook, đập vào mắt chúng ta là những hình ảnh “nhạy cảm”, những clip sex với lời mời “Nữ sinh này rất… hãy ghé xem nếu không sẽ biến mất trong vài phút”… hay có những người lợi dụng facebook để được nổi tiếng bằng cách đăng tải các hình ảnh trong nhà tắm, trên giường… thu hút hàng nghìn lượt like và share. Mạng xã hội mang lại cho người sử dụng các giá trị do chính họ tự tạo ra và nhà phát triển chẳng thế nào cấm người sử dụng suy nghĩ về những thứ “nhạy cảm” trong cuộc sống được.Thứ 4, là phương tiện để tội phạm lừa đảo, sát hại, gây bạo lực và hãm hiếp học sinh: Trên thế giới và cả Việt Nam những người sử dụng facebook có nguy cơ bị mất tài khoản, thường nhận những tin nhắn lừa đảo. Theo thông tin thì cảnh sát Anh đã buộc tội Facebook vì không quan tâm đến sự an toàn của trẻ em. Thực tế, số vụ kiện cáo bị lừa đảo và đe dọa từ Facebook gây ra đã tăng hơn gấp 4 lần trong năm 2011. Trong thời gian đó, Cảnh sát đã nhận được tổng số 255 đơn kiện Facebook. Điều này cho thấy việc lừa đảo, hãm hiếp… thông qua những thông tin trên facebook đều rất cao và đang là mối nguy hại cho người sử dụng nếu họ không biết bảo mật thông tin cá nhân của bản thân và người thân của họ. Hơn 98% người Mỹ giải thích lý do không còn tin tưởng vào thế giới mạng là do e ngại trở thành nạn nhân của lừa đảo, bị virút tấn công, mất thời gian đọc những tin vô bổ hoặc bài viết tự đánh bóng tên tuổi.Bài toán về kiểm soát và cảnh báo khi sử dụng facebook
Mặc dù facebook chỉ mang tính cá nhân song rất nhiều người đã lợi dụng tư cách cá nhân đó để bôi xấu bạn bè, đồng nghiệp và cả người thân trên đó. Chẳng hạn như “hội những người ghét giáo viên chủ nhiệm”, “Hội những người không đỡ nổi cô giám thị trường A”, trên đó những người trong hội này tha hồ thoải mái “xả” những bức bối, khó chịu của mình về trường, lớp, giáo viên.Hay đã có những người bị mất việc vì nói xấu đồng nghiệp, giám đốc, có những người bị bắt vì tội vu khống trên facebook song những nhà quản lý mạng xã hội cũng thừa nhận rằng không có bộ lọc hay rào cản nào có thể theo dõi và ngăn chặn được hầu hết các phát ngôn, hình ảnh có nội dung xấu, ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ. Là một môi trường sống đầy hấp dẫn và dễ dãi, mạng xã hội đang là thiên đường cho các thông tin có nội dung “nhạy cảm” thỏa sức phát tán. Và hơn hết, cũng chính từ dễ dãi của các nhà quản lý mà trên facebook hiện nay có những thông tin chống đối, vu khống luôn luôn xuất hiện.
Theo Ofcom, một tổ chức giám sát truyền thông cho biết, mặc dù những trang mạng xã hội công bố chính thức độ tuổi giới hạn là 13 nhưng trên thực tế có khoảng 19% trẻ em từ 8 đến 12 tuổi sử dụng các trang web truyền thông như Facebook, Bebo hay Myspace. Và đáng nói là rất nhiều bậc cha mẹ không hề biết con mình đang lang thang trên mạng xã hội. Bản báo cáo cũng đề cập đến dữ liệu người dùng Internet, trong đó 37% người dùng Internet tại nhà (độ tuổi từ 5-7) ghé thăm Facebook.Facebook cũng thừa nhận: "Chúng tôi rất thận trọng trong vấn đề an ninh và mới đây, chúng tôi đã gặp Bộ trưởng Nội vụ để thảo luận về vấn đề này. Tiếp theo, chúng tôi sẽ gặp CEO để trình bày về chiến lược an ninh của mình và sẽ đưa thông tin về các kế hoạch của mình tới công chúng”. Người đồng sáng lập facebook - Mark Zuckerberg, đã lên tiếng yêu cầu Tổng thống Barack Obama cho thông qua sắc luật về quyền bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng Internet.

Xem thêm: Miếng Dán Ngực - Gia Công Dán Ngực Silicon


“Bức tường lửa” được xem là giải pháp giúp phụ huynh kiểm soát về việc truy cập các trang web không lành mạnh của con trẻ. Tuy nhiên, không có “bức tường lửa” nào hiệu quả bằng việc bạn trẻ phải có bộ lọc của chính mình: đó là hiểu biết về thế giới mạng, biết lựa chọn và phân loại đâu là website đáng tin cậy với nguồn thông tin chính xác./.