Ở độ tuổi mầm non, trẻ luôn tò mò và mong muốn khám phá thế giới xung quanh. Để kích thích khả năng tìm tòi và học hỏi đó của bé, bố mẹ có thể dạy con thông qua các thí nghiệm STEM. Tham khảo bài viết dưới đây của i
School để hiểu rõ hơn về thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non và giúp con tìm hiểu thêm thật nhiều tri thức hữu ích trong cuộc sống.

Bạn đang xem: Giáo an stem cho trẻ mầm non

1. Thí nghiệm khoa học với dầu và nước

Thí nghiệm khoa học dầu và nước rất đơn giản và dễ làm cho trẻ với những nguyên liệu có sẵn tại nhà.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Dầu ăn, màu thực phẩm cốc nước lọc.

Cách làm: 

Đổ nước lọc vào khoảng ½ phần cốc
Cho màu thực phẩm vào cốc nước và khuấy đều Sau đó đổ dầu ăn vào khoảng nửa cốc còn lại

Hiện tượng: 

Màu thực phẩm hoà tan trong nước
Nước và dầu không trộn lẫn vào nhau
Dầu không đổi màu
Cốc nước lọc tạo thành 2 phần màu rõ rệt

Giải thích: Nước nặng hơn dầu và không tan trong dầu, nên khi trộn lẫn vào nhau, nước và dầu sẽ tách thành 2 lớp rõ rệt. 


*
*
*
*
*
*
*
*

15. Thí nghiệm chọc que vào bóng bay mà không vỡ

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một quả bóng, que tre nhọn, dầu hoặc mỡ thực vật.

Cách thực hiện: 

Thổi quả bóng căng lên ở mức vừa phải và buộc lại
Sau đó, dùng que tre nhọn đã nhúng vào dầu hoặc mỡ thực vật rồi đâm từ chỗ đầu quả bóng gần nút buộc có màu sẫm đến chỗ đáy của quả bóng cũng có màu sẫm

Hiện tượng: Quả bóng không bị vỡ.

Giải thích: Quả bóng có các phân tử cấu tạo đặc biệt bởi cao su. Những phân tử tạo nên cao su đó được kết nối thành các chuỗi dài và gắn chặt vào nhau như một tấm lưới. Do vậy, quả bóng có thể căng ra khi được thổi lên. Khi đâm vào phần căng của quả bóng thì chuỗi phân tử bị phá vỡ và sẽ nổ. Nếu đâm vào chỗ không bị kéo quá căng, chuỗi phân tử bị tách ra không đáng kể nên bóng sẽ không nổ.


16. Tổ chức cuộc thi xây dựng

Đây là một hoạt động giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong không gian, tư duy trực quan và trí tưởng tượng, sáng tạo. 

Vật dụng cần chuẩn bị: các hình khối với các kích thước, màu sắc khác nhau, các viên gạch trò chơi, khuôn gỗ, các khối nhựa ghép hình, bộ lắp ráp, đồ chơi với cát, nước, đồ chơi có sẵn (ô tô, máy bay… ) hay hộp giấy, lon nhựa…

Cách thực hiện: 

Lựa chọn các chủ đề phù hợp với trẻ như: Lắp ráp, ghép hình các con vật, tạo hình phương tiện giao thông, xây dựng trường mầm non, nhà ở, khu vui chơi, khu vườn, công viên…Trẻ phân công công việc và nêu lên trách nhiệm của thành viên trong nhóm để hoàn thành mô hình. Sau khi trẻ hoàn thành, cần nhận xét, đánh giá, khích lệ tinh thần cho trẻ để bé cảm thấy vui và hào hứng hơn.

17. Thí nghiệm màu sắc với baking soda

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bột baking soda (muối nở), giấm, nước, cốc, màu vẽ, cọ, ống nhỏ giọt.

Cách thực hiện: 

Cần chuẩn bị một lượng muối nở và nước bằng nhau. Đổ muối nở vào cốc. Sau đó, cho một lượng nước vào một cốc riêng và pha màu bằng màu vẽ. Đổ nước màu vào hỗn hợp muối nở và khuấy nhẹ để hỗn hợp hòa quyện với nhau, hỗn hợp không quá lỏng hay quá đặc. Tiếp đến, dùng cọ vẽ một bức tranh tuỳ thích bằng hỗn hợp muối nở và nước. Khi bức tranh đã khô, dùng ống nhỏ giọt nhúng vào giấm và nhỏ lên bức tranh. 

Giải thích hiện tượng: Bột nở là một bazơ còn giấm là một axit, khi cả hai kết hợp với nhau sẽ tạo ra một loại khí gọi là carbon dioxide nên có thể nghe thấy âm thanh khi phản ứng xảy ra và nhìn thấy bong bóng. Ngoài ra, có thể cảm nhận được sự phình bong bóng nếu giữ tay gần bề mặt giấy.


18. Khám phá khoa học mổ xẻ bông hoa

Đây là một hoạt động khoa học tạo sự kích thích giác quan và đam mê khám phá giúp trẻ phát triển nhận thức được cấu tạo của các loài thực vật xung quanh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bông hoa, kéo, keo dán, bút chì, giấy, khay.

Cách thực hiện:

Cần cẩn thận tách và cắt rời từng phần của bông hoa để vào trong khay. Khi đã tách rời từng bộ phận của bông hoa, bố mẹ nói cho con hoặc yêu cầu trẻ nói tên của những bộ phận đó. Sau đó, dùng keo dán những bộ phận này lên giấy và viết tên ở phía dưới bộ phận đó. Muốn bảo quản hoa đã mổ xẻ cần cán mỏng hoa nếu không hoa sẽ bị xấu và tàn đi.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của i
School về thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non. Những thí nghiệm tuy đơn giản nhưng mang lại cho trẻ nền tảng tư duy về khoa học giúp các em được thực hành, trải nghiệm kích thích sự sáng tạo, đam mê khám phá. Hy vọng với những thông tin cập nhật trong bài viết sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn và có thể hướng dẫn con thực hiện các thí nghiệm STEM vui nhộn, dễ làm này. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về các chương trình học cho trẻ, bố mẹ có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của i
School thông qua những thông tin sau:

ischool.edu.vn 

LIÊN HỆ VỚI i
SCHOOL


Please leave this field empty.
Quan tâm cơ sở nào ?
Hệ thống trường Hội nhập Quốc tế i
Schooli
School Cẩm Phải
School Hà Tĩnhi
School Quảng Trịi
School Quy Nhơni
School Nha Trangi
School Ninh Thuận
THPT Nguyễn Huệi
School Củ Chii
School Long Ani
School Trà Vinhi
School Sóc Trăngi
School Bạc Liêui
School Rạch Giái
School Long Xuyên
THPT Việt Nhật

Bên cạnh nhiều phương pháp giáo dục hiện đại, phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non giúp con hình thành sự sáng tạo, phát triển tư duy, đánh thức niềm đam mê khám phá từ rất sớm. Vậy phương pháp giáo dục này có gì đặc biệt, hãy cùng trunghocthuysan.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.


Phương pháp STEM là gì ?

Với phương pháp giảng dạy truyền thống, giáo viên chính là người cung cấp bổ trợ kiến thức, còn trẻ chính là người nghe, học tập, ghi nhớ và làm theo. Phương pháp giảng dạy này khiến cho người học bị thụ động, ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Từ đó hạn chế tư duy logic, hạn chế sáng tạo, hùng biện, năng lực giải quyết vấn đề cũng hạn chế hơn. Chính từ những hạn chế đó mà hiện nay phương pháp steam trong giáo dục mầm nonvà các cấp đã ra đời.

*

STEM là từ được viết tắt của SCIENE (khoa học), TECHNOLOGY (công nghệ), ENGINEERING (quy trình sáng tạo kỹ thuật) và MATHEMATICS (toán học). Ngoài ra, còn được gọi là phương pháp Steam.

Đây là thuật ngữ có nguồn gốc từ phương pháp giảng dạy và học tập tích hợp được những nội dung, kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Phương pháp giáo dục STEM không phải là phương pháp giáo dục để học sinh trở thành các nhà khoa học, toán học, kỹ thuật viên hay kỹ sư mà là phương pháp xây dựng, rèn rũa cho học sinh những kỹ năng để sử dụng, vận dụng, phát triển trong xã hội công nghệ hiện đại.

*

Ưu điểm của phương pháp stem trong giáo dục mầm non

Với ưu điểm giúp các em học sinh thuần thục giữa lĩnh vực, khoa học, công nghệ, nghệ thuật, kỹ thuật và toán học nên phương pháp giáo dục STEM mầm non được rất nhiều trường áp dụng. Ưu điểm của phương pháp giáo dục STEM chính là khắc phục được những hạn chế khi vận dụng lý thuyết vào thực tiễn thông qua những hoạt động nghiên cứu, trải nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, không cần phải đợi trẻ đến độ tuổi tiểu học mới được tiếp xúc với phương pháp này mà cha mẹ có thể tự dạy con từ những vật dụng đơn giản có trong nhà. Một số ưu điểm của phương pháp STEM mầm non có thể kể đến như:

Tiếp cận nhiều môn học: Thay vì mất một khoảng thời gian dài dạy 4 môn học tách biệt thì phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non lại có thể kết hợp các môn học này thành mô hình gắn kết qua các ứng dụng thực tế. Nhờ đó, các em học sinh có thể tiếp thu kiến thức ở nhiều lĩnh vực mà còn có thể ứng dụng nguồn kiến thức đó vào thực tế.

Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề: Phương pháp giáo dục STEM đề cao việc hình thành, phát triển, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho các em học sinh. Theo đó, trong mỗi giờ học, các em được đặt trong một tình huống thực tế và cần giải quyết liên quan đến kiến thức chuyên môn được học. Để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó thì các em cần phải tìm hiểu những kiến thức môn học liên quan đến vấn đề cần giải quyết.

Học tập sáng tạo: Phương pháp giáo dục STEM chú trọng đến cách học tập và phát triển tư duy sáng tạo. Ví dụ, trẻ có cơ hội đặt bản thân mình là một nhà phát minh khoa học, từ đó trẻ có thể hiểu được bản chất của nguồn kiến thức đó. Đặc biệt, trẻ cũng sẽ nắm được cách mở rộng, vận dụng phù hợp với tình huống mà trẻ có thể gặp phải.

KHAI PHÓNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TƯ DUY, NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3 - 8 TUỔI CÙNG trunghocthuysan.edu.vn MATH. ÁP DỤNG NHIỀU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIỀM NĂNG, HỨA HẸN MANG TỚI NHỮNG TRẢI NGHIỆM TUYỆT VỜI CHO TRẺ.

*

Phương pháp STEM cho trẻ mầm non ở Việt Nam như thế nào?

Không chỉ phổ biến ở nhiều nước trên thế giới mà giáo dục stem trong trường mầm non ở Việt Nam cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Thực tế, từ năm 2012 thì phương pháp giáo dục này đã xuất hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và các môi trường học mầm non quốc tế. Cho đến nay, dù đã được nhắc đến và nhiều các bậc cha mẹ tìm hiểu thì mô hình giáo dục này vẫn chưa được xuất hiện nhiều trên diện rộng do một số lý do chính như:

Học sinh giữ tâm lý đi học lấy thành tích, lấy thưởng nên không tự tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu.

Thiếu cơ sở khoa học, khung lý luận giáo dục STEM.

Các chủ đề, cấu trúc và tiêu chí, nhiệm vụ của phương pháp giáo dục STEM chưa được thống nhất.

Thiếu thốn về cơ sở vật chất, giáo viên trong Nhà trường.

Thực tế, phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non có thể giúp trẻ gắn kiến các nguồn kiến thức được tiếp thu theo rất nhiều cách khác nhau. Cũng từ đó, trẻ có thể học hỏi, nghiên cứu và tìm tòi ngay từ khi còn nhỏ.

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để giúp trẻ gần gũi hơn với phương pháp học này chính là kích thích sự tò mò. Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy khuyến khích cho trẻ đặt câu hỏi, khám phá thế giới và tham gia thật nhiều các hoạt động vui chơi.

*

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy tìm kiếm đam mê của con và giúp trẻ thực hiện những đam mê đó, kể cả khi trẻ hay thay đổi quyết định của mình. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Trong trường hợp trẻ hay thay đổi thì cha mẹ vẫn nên tiếp tục khuyến khích cho trẻ. Sau đó, thành quả mà cha mẹ nhận được sẽ vô vùng bất ngờ, vì con sẽ đam mê, hăng say nghiên cứu và sáng tạo.

Ứng dụng hoạt động ngoài trời trong phương pháp STEM mầm non

STEM là phương pháp giáo dục được ra đời có nhiệm vụ chính là phá vỡ rào cản đó để nguồn kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học được hiểu và học một cách đơn giản, gần gũi hơn cùng với những đồ dùng và vật liệu xung quanh đời sống.

Thực tế, ứng dụng phương pháp STEM cho trẻ mầm non không phải là những phương pháp cao siêu như dạy cho trẻ sử dụng thành thạo đồ dùng hàng ngày, hay sử dụng đồ công nghệ thông minh. Phương pháp giáo dục STEM dạy trẻ phát triển sự sáng tạo, tư duy để có thể làm một chiếc ghế hay thuyền, máy bay gấp giấy một cách đơn giản.

*

Các hoạt động giáo dục của trẻ mầm non là một quá trình giáo dục cần đưa ra các mục đích và có các kế hoạch với nhiều phương pháp học khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp học này đều định hướng giúp trẻ phát triển, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề. Từ đó, rèn luyện và hình thành tư duy để đáp ứng những nhu cầu của xã hội hiện đại đang ngày càng phát triển.

11+ hoạt động STEM cho trẻ mầm non giúp con khơi dậy niềm đam mê khám phá

trunghocthuysan.edu.vn chia sẻ với cha mẹ 11 hoạt động STEM cho trẻ mầm non đơn giản để trẻ có thể áp dụng, phát triển các kỹ năng sống và giúp trẻ ngày càng có hứng thú hơn với phương pháp học này.

Hoạt động 1: Đám mây trong lọ

Đám mây trong lọ là một hoạt động rất hay mà cha mẹ có thể tìm hiểu. Sự ngưng tụ, trạng thái vật chất và chu trình nước đều có thể thu hút được sự chú ý. Ba mẹ có thể chuẩn bị một vào nguyên liệu đơn giản như nước, keo xịt tóc để kết hợp cùng nhau để tạo thành những đám mây trong lọ cho bé.

*

Phương pháp giáo dục STEM này được xây dựng một cách đơn giản dành cho trẻ nhỏ. Chỉ trong một vài thử nghiệm với các phương pháp khác nhau để tạo thành những đám mây và theo dõi hoạt động của chu trình trình nước trong môi trường này.

Để kích thích sự tò mò của bé nhiều hơn nữa, ba mẹ có thể đưa trẻ ra ngoài vào những ngày có sương mù dày hoặc nhiều đám mây để thực hiện. Khi được thực hiện ngoài trời sẽ giúp trẻ kết nối được với những kiến thức được học.

Hoạt động 2: Sự cố tràn dầu

Một hoạt động STEM cho trẻ mầm non giúp trẻ nâng cao và liên hệ với kiến thức thực tế đó là sự cố tràn dầu. Ở hoạt động này, người hướng dẫn chỉ cần thực hiện trộn dầu cùng với nước trong một cái thùng lớn, cùng với đó thêm vào một vài chiếc lông vũ. Cuối cùng, hãy đưa các vật liệu như bọt biển, khăn giấy hoặc chiếc thìa nhỏ để hướng dẫn trẻ cố gắng loại bỏ dầu ra khỏi nước và những chiếc lông vũ.

Người hướng dẫn có thể vận dụng hoạt động này để giáo dục trẻ hiểu rằng, dầu tràn làm ảnh hưởng và ô nhiễm môi trường như thế nào? Bên cạnh đó, hãy để trẻ quan sát lượng dầu làm ảnh hưởng đến lông vũ và phải rất kho khăn để chúng ta loại bỏ phần dầu ra khỏi môi trường nước.

Hoạt động 3: Tìm số phù hợp bằng giấy ghi chú

Ngoài các hoạt động thiên nhiên thì hoạt động tìm số trên giấy có thể giúp trẻ hình thành tư duy toán học rất hiệu quả. Người hướng dẫn cần chuẩn bị một tờ giấy và bút, theo đó hãy thiết lập một hoạt động toán tư duy để giúp trẻ hiểu được giá trị cũng như ý nghĩa của các con số.

Thay vì dạy trẻ phải ghi nhớ danh sách về những con số thì hoạt động STEM này có thể giúp trẻ tìm kiếm được những con số được ghi chú bằng giấy dính và dán lên tường theo nhóm các dấu chấm hoặc ngôi sao phù hợp với số đó.

*

Việc thiết lập và thực hiện hoạt động STEM này khá đơn giản và chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu như băng keo, giấy bút đều có thể thực hiện được. Nếu trẻ mầm non bắt đầu học từ các con số từ - 5 thì đây chính là sự khởi đầu hoàn hảo.

Hoạt động 4: Tòa nhà kẹo dẻo (Thể loại: Kỹ thuật)

Để thực hiện hoạt động này thì người hướng dẫn cần chuẩn bị một thùng kẹo dẻo, tăm tre để trẻ hiểu và học về cấu trúc. Thông qua sự kết nối giữa các que tăm và kẹo dẻo thì hãy khuyến khích trẻ nhận biết hình dạng nào có thể đứng vững chãi cùng nhau và hình nào sẽ tạo ra sự liên kết tốt nhất hay hình nào có hình dạng thú vị nhất.

Hoạt động STEM cho trẻ mầm non về tòa nhà kẹo dẻo này giúp trẻ hình thành được những suy nghĩ, thiết kế và công nghệ sau kỹ thuật kết cấu này. Hãy tiếp tục thử thách cho trẻ tạo thành một tòa nhà hay một dạng cấu trúc cụ thể.

Hoạt động 5: Lập trình LEGO (Thể loại: Công nghệ)

Ở hoạt động STEM cho trẻ mầm non này có thể giúp trẻ học và hiểu được những điều cơ bản về lập trình STEM. Các tài liệu in sẵn là các hình mê cung, thẻ hướng dẫn lắp ráp sẽ giúp trẻ đặt được vị trí của mình vào vị trí của người dùng, từ đó xếp hàng các mã theo hướng dẫn khác nhau để đi qua mê cung.

*

Khi trẻ thực hiện hoạt động STEM này thì chúng sẽ có những hiểu biết sơ đẳng về mã lệnh, vòng lặp, trình tự. Từ đó, giúp trẻ hiểu được những kiến thức cơ bản về mã hóa sau này.

Xem thêm: Trẻ Bị Tăng Động Giảm Chú Ý: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý

Hoạt động 6: Tạo tinh thể (Thể loại: Khoa học)

Tạo tinh thể với muối là một hoạt động STEM khoa học rất phổ biến của trẻ em. Nguyên liệu để thực hành hoạt động này cũng rất rẻ, có sẵn tại các cửa hàng, siêu thị. Hoạt động này sẽ tạo thành các tác phẩm nghệ thuật để tạo thành các nguồn cảm hứng hình học cong vênh giống như các tinh thể.