Thể loại : Hồi Ký - Tùy Bút
Lịch Sử - Quân Sự
Văn Học - Nghệ Thuật
Văn Hóa - Xã Hội
Sách Nói


Đọc Sách PDF (1.18 MB)
*
Scan
Me Nhạc Chữa Lành Audio Book (452.86 MB) TRA CỨU THẦN SỐ HỌC
Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
Hẹn giờ tắt nhạc: Chọn giờ 1 giờ2 giờ3 giờ4 giờ5 giờ6 giờ7 giờ8 giờ Chọn phút 5 phút10 phút15 phút20 phút25 phút30 phút35 phút40 phút45 phút50 phút55 phút BẮT ĐẦU

*


*

*
Cát Bụi Chân Ai (Tô Hoài)
*
Giữ Gìn 36 Phố Phường (Tô Hoài)
*
Ký Ức Phiên Lãng (Tô Hoài)

Năm vừa qua, Chuyện cũ Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long 1997-1998. Thật xứng đáng, vì trong khoảng chục năm trở lại đây, Chuyện cũ Hà Nội là một tập ký sự thật đặc sắc về đề tài Hà Nội.

Bạn đang xem: Chuyện cũ hà nội tô hoài

Có thể coi đó là một thứ Vũ Trung tùy bút thời hiện đại, vì với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua sáu, bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa.

Chuyện cũ Hà Nội ở lần xuất bản đầu tiên vào năm 1986 mới chỉ có bốn chục truyện. Tới lần tái bản này sách gồm 114 chuyện. Không gian được mở rộng, thời gian được dãn dài, chuyện đời, chuyện người phong phú lên nhiều. Điều đáng nói trước hết là ở lần in đầu, có lẽ nặng lòng với vùng quê ven đô sâu nặng ân tình nên các câu chuyện cũng nghiêng về những miền đất ngoại ô. Nay thì cả một nội thị Hà Nội dàn trải trong tập sách: Băm sáu phố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, Phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba (Bé) Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây, Cây Hồ Gươm v.v. Chỉ nêu vài tên bài như thế cũng thấy sự hiện diện đa dạng của cái nội thành đa đoan lắm chuyện. Phố Hàng Đào với những “mợ Hai” khinh khỉnh, vàng ngọc đầy cổ đầy tay, phố Hàng Ngang với những chú tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đa tình, Phố Mới có nhà cầm đồ Vạn Bảo “lột da” dân nghèo, có cả chợ đưa người, một thứ chợ môi giới thuê mướn - cả mua bán - những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ.

Rồi cái tầu điện leng keng, những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm, những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm đến áo Lơ Muya sặc sỡ mốt thời trang một thời…

Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chữ của Tản Đà) đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới; hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng các bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậy mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới.

Như vậy đó, với vài nét ký họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê…

Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than.

Cảnh lầm than ấy càng rõ nét hơn ở các làng quê ven nội. Thợ cửi, thợ giấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ, rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu và những người dân lành đói khổ phải nhận đi “tù rượu thay” để vợ con ở nhà có người chu cấp. Sự bần cùng ấy hằn sâu nhất trong chuyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã làm vợi đi của làng Nghĩa Đô bao người. Ngay cả tác giả và bạn văn Nam Cao nếu không có một người quen ý tứ trả công dạy học lũ con ông ta bằng gạo thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè giống thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa”.

Những câu chuyện “tang thương ngẫu lục” ấy đủ giúp bạn đọc trẻ nhận thấy thời nay hơn hẳn thời cũ, cuộc sống khá giả hơn trước nhiều lắm. Cho nên nói chuyện cũ mà tư tưởng sách không hề cũ.

Trong sách còn một mảng kể về phong tục. Nhiều cái nay không còn. Như các đám múa sư tử thì đêm Rằm Trung Thu ở những phố Hàng Ngang, Hàng Đường và đánh nhau chí tử, quang cảnh những ngày áp tết dường như cả nước kéo về Hà Nội… Ở ven đô thì hội hè đình đám, khao vọng, đám ma… Các bài Làm ma khô, Thẻ thuế thân, Khổng Văn Cu vừa bi vừa hài. Có một bài tuyệt hay, đó là bài mô tả đám rước Thánh Tăng. Đích thị là một lễ hội phồn thực có từ đời nảo đời nao mà tới tận thời Pháp thuộc vẫn còn tồn tại, lại ở ngay sát nách kinh kỳ. Bấy nhiêu hình ảnh không bao giờ xuất hiện nữa nhưng tôi cứ nghĩ rằng ngày nay, ít ra thì những nhà làm phim lịch sử, viết truyện lịch sử, dựng kịch lịch sử rất cần đến. Chuyện cũ Hà Nội chính là một tập ký sự về lịch sử. Thể này đòi hỏi ở nhà văn ngoài tài văn chương còn phải có vốn liếng kiến thức về cuộc đời, có năng lực quan sát và kỹ thuật phân tích, để trên cơ sở đó trình bày được những điều cần nói từ những sự vật, sự việc, con người. Tô Hoài đã làm được như vậy. Sự hiểu biết của ông về Hà Nội thời thuộc Pháp thật phong phú, thêm sự quan sát tinh, phân tích sắc, văn lại đậm đà và hóm, các mẩu chuyện dù là chân dung một nhân vật, ký họa về một cảnh, hay giãi bày một tâm sự, đều hấp dẫn, vì đó là những điều mới lạ (dù là chuyện thời cũ) và rung động lòng người vì những tình cảm chân thành nhân hậu.

Chuyện cũ Hà Nội còn có thể coi là một tập điều tra xã hội học về Hà Nội thời nửa đầu thế kỷ XX bằng văn chương. Bất luận bạn đọc ở giới nào cũng có thể tìm được những điều mình cần biết mà chưa biết. Chuyện cũ Hà Nội được giải thưởng Thăng Long có lẽ còn vì lẽ đó.

NGUYỄN VINH PHÚC

10.1999

***

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 - 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensach.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Cám ơn sự hỗ trợ, động viên để duy trì và phát triển website. Mọi đóng góp xin gửi về:Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Bank

Cảnh báo : bất kể bạn là ai, một người con sinh ra ở Hà Nội, hay một người đang sinh sống và làm việc tại đây – khi đọc cuốn sách này,...



Cảnh báo : bất kể bạn là ai, một người con sinh ra ở Hà Nội, hay một người đang sinh sống và làm việc tại đây – khi đọc cuốn sách này, hãy cẩn thận vì dễ đắm say Hà Nội ngay đấy nhé!
*

Chuyện cũ Hà Nội là một tập ký sự lịch sử về Hà Nội đặc sắc của nhà văn Tô Hoài về bức tranh Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX gồm nhiều mảng màu sáng – tối. Qua đó, nhà văn thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về Hà Nội thời Pháp thuộc, khi cái mới và cái cũ giao thoa bằng kiến thức rất phong phú cùng góc nhìn tinh tế, chân thực, hóm hỉnh. Mỗi mẩu truyện ngắn hay bài ký sự đều tái hiện những con người, hoàn cảnh, con đường, làng quê… cụ thể, khiến người đọc ấn tượng bởi tình cảm chân thành, nhân hậu. Giọng văn biến hóa tự nhiên, lúc tình cảm xúc động, lúc lại pha một chút trào phúng nhẹ nhàng. Đọc một cuốn sách giàu giá trị văn học nhưng ta cũng yêu thêm lịch sử, thấy ở mảnh đất ngày nay ta đứng, cha ông ta hay nhiều lớp người thiên cổ – đã sinh sống và suy nghĩ thế nào…
Hà Nội, buổi giao thời, đầy xô bồ và cạm bẫy. Chợ búa đầy cướp giật. Người ta bán người như bán món hàng. Nạn cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê nhan nhản. Tầng lớp thượng lưu sống trên xương máu, mồ hôi của người nghèo. Người lao động chân chính cũng chỉ như con kiến, hạt cát.
Bởi vậy, người lao động Hà Nội lầm than, cơ cực và đói. Người đi vật vờ như bộ xương khô dọc sông Tô Lịch. Người ta muốn đi tù để có người nuôi vợ con ở nhà. Biết nguy hiểm nhưng vẫn cố đóng đinh vào mũi mua vui thiên hạ kiếm tiền. Thậm chí, đói khát, có người coi cái chết mới là điều may mắn, hơn là được sống…
Không chỉ hướng góc nhìn và khơi dậy sự đồng cảm của người đọc vào đời sống xã hội – vật chất của Hà Nội cũ, Chuyện cũ Hà Nội còn là tập ký sự về văn hóa, phong tục với giá trị dày dặn. Một năm khó khăn, nghèo đói, tới cái tết « lo bở cả hơi tai » nhưng vẫn cố cho được miếng thịt cúng tổ tiên tỏ lòng hiếu kính. Trẻ con nghèo ăn nghèo mặc nhưng Tết đến vẫn vui với đôi guốc mộc mới, miếng khế khô lẫn mật gừng hay bánh pháo tép… Rồi lễ hội cờ người ở làng Mọc, hội rước kiệu bò ở Thủ Lệ… gợi ra không gian đậm màu sắc tâm linh và văn hóa đẹp đẽ của Hà Nội.

Xem thêm: Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu là gì? thử que có lên 2 vạch không


Đọc Chuyện cũ Hà Nội, mình như bước vào một « cỗ máy thời gian » quay về quá khứ, cùng vui, cùng buồn với người đương thời rồi khi về hiện tại lại « ồ… à… » vỡ lẽ nhiều thứ, thêm yêu Hà Nội hiện tại. Làng Trích Sài ven hồ Tây tấp nập mà mình hay ngồi ăn ốc, hóa ra trước đây là khu rừng rậm rạp, cái tên Trích Sài có nghĩa là đốn củi. Phở/ bún/ mì… chỉ chan nước không, được gọi là « máy bay không người lái », bắt nguồn từ những chiếc máy bay không người lái của Mỹ bay vào trinh sát bầu trời thành phố. Ăn phở Thìn suốt mà tới khi đọc sách, mới biết phở Thìn nổi tiếng tới giờ, là do khi xưa máy bay lao xuống đánh bom cầu Long Biên chỉ có hàng ông Thìn mở bán phở… Đấy, mấy chi tiết nho nhỏ như thế cũng làm mình thấy thú vị lắm!
Thiết nghĩ, để khai sinh cuốn sách này, nhà văn Tô Hoài không chỉ đầu tư thời gian sưu tầm, nghiên cứu, chắt lọc tư liệu mà phải dùng cả một đời yêu thương sâu sắc Hà Nội từ những điều nhỏ nhất, những con người bình dị nhất. Để rồi, thời gian thoi đưa, hôm nay và mai sau nữa, thế hệ nào đọc lại, vẫn yêu đến tận cùng mảnh đất ngàn năm thấm đẫm văn hóa, lịch sử và tình người.

*


Công ty Cổ Phần Felizz

Trực thuộc Công ty Cổ Phần trunghocthuysan.edu.vn Việt Nam (trunghocthuysan.edu.vn Vietnam JSC)

Người chịu trách nhiệm nội dung: Trần Việt Anh

Giấy phép MXH số 341/GP-TTTT do Bộ TTTT cấp ngày 27 tháng 6 năm 2016


Điện thoại: (+84) 946 042 093

Tầng 11, tòa nhà HL Tower, lô A2B, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội