Có lẽ mang thai là thời điểm vô cùng ý nghĩa với mỗi một người phụ nữ. Bên cạnh niềm vui đó, chắc chắn sẽ có muôn vàn khó khăn, đặc biệt là với những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên. Một trong những nỗi lo lớn nhất của các mẹ bầu trong khoảng thời gian này chính là nguy cơ chửa ngoài dạ con. Vậy chửa ngoài dạ con có kinh nguyệt không? Bài viết bên dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp được thắc mắc này.

Bạn đang xem: Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu là gì?


1. Đôi nét về chửa ngoài dạ con

Chửa ngoài dạ con là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng lại phát triển ở bên ngoài tử cung của chị em phụ nữ. Tình trạng chửa ngoài dạ con thường nằm ở vòi tử cung (chiếm tới 95%), cổ tử cung, buồng trứng, vòi tử cung, ổ bụng,…

Những phôi thai nằm ở vị trí ngoài tử cung sẽ không được buồng tử cung bảo vệ. Do đó, chúng sẽ không thể phát triển như thai nhi bình thường và khi túi thai vỡ sẽ khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tới tính mạng của thai phụ. Vì thế để đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho người mẹ, chị em nên tới bệnh viện để thực hiện phẫu thuật loại bỏ thai ngoài dạ con.


*

Chửa ngoài dạ con là hiện tượng nhiều chị em gặp phải


2. Dấu hiệu chửa ngoài dạ con sớm nhất

Theo thống kê, dấu hiệu chửa ngoài dạ con thường xuất hiện khi đã mang thai từ 4 – 12 tuần, thậm chí là trễ hơn. Do đó, chị em nên lưu ý tới những thay đổi của cơ thể trong thời gian mang thai để phát hiện và điều trị tình trạng chửa ngoài dạ con kịp thời.

2.1. Trễ kinh nguyệt

Trễ kinh nguyệt là triệu chứng điển hình của những chị em mang thai. Tuy nhiên, với những chị em mang thai ngoài tử cung thì kinh nguyệt của họ thường không đều. Điều này có nghĩa là có tháng đến muộn, có tháng đến sớm, nên rất khó để nhận biết.

2.2. Chảy máu âm đạo

Dấu hiệu chửa ngoài dạ con thường gặp nhất là hiện tượng chảy máu âm đạo. So với chu kỳ kinh nguyệt bình thường, hiện tượng xuất huyết do chửa ngoài dạ con thường xuất hiện và chấm dứt khá đột ngột, lượng máu chảy ra thường lỏng hơn và có thể có màu nâu sẫm.

Bên cạnh nguy cơ chửa ngoài dạ con, việc chảy máu âm đạo trong thời gian mang thai cũng có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác như sẩy thai hoặc nhiễm trùng. Do đó, chị em nên tới gặp bác sĩ ngay khi thấy hiện tượng này.

2.3. Đau bụng dưới

Nếu chị em bị đau thắt bụng dưới hoặc gần trực tràng khi mang thai thì phải đặc biệt cẩn thận, vì đây là một trong những dấu hiệu chửa ngoài dạ con. Những cơn đau bụng dưới này có thể từ nhẹ tới nặng dần và dai dẳng, hoặc xuất hiện đột ngột và nhanh chóng hết đau ngay sau đó.


*

Đau bụng dưới là dấu hiệu chửa ngoài dạ con


2.4. Khó chịu khi đi vệ sinh

Mang thai có thể ảnh hưởng tới ruột và bàng quang, khiến mẹ bầu gặp nhiều bất tiện khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai cũng có thể khiến chị em cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, chị em hãy cẩn thận nếu cảm thấy đau khi đi vệ sinh hoặc tiểu buốt vì đây là những dấu hiệu chửa ngoài dạ con thường thấy.

2.5. Nồng độ beta HCG giảm dần

Trong thời gian mang thai, nồng độ beta HCG sẽ tăng theo tuổi thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy hàm lượng này giữ nguyên hoặc suy giảm thì nên thận trọng. Bởi lẽ đây có thể là triệu chứng của chửa ngoài dạ con.

2.6. Cơ thể mệt mỏi

Khoảng thời gian đầu khi có thai, chị em thường cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi. Tuy nhiên, dấu hiệu này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu chị em chửa ngoài dạ con. Ngoài ra, chị em cũng sẽ thấy xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo, chuột rút.

2.7. Cảm giác buồn nôn

Chửa ngoài dạ con được xem là hiện tượng mang thai. Vì vậy, các chị em vẫn gặp phải những dấu hiệu mang thai bình thường. Theo đó, chị em vẫn sẽ xuất hiện những biểu hiện như buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, mệt mỏi,…

3. Hiện tượng chửa ngoài dạ con có kinh nguyệt không?

Những dấu hiệu điển hình nhất mà đa số chị em gặp phải khi chửa ngoài dạ con là như đau bụng dưới, trễ kinh, chảy máu âm đạo. Mặc dù có những triệu chứng chung để nhận biết chửa ngoài dạ con nhưng cũng tùy vào cơ thể, thể trạng của mỗi chị em sẽ có những dấu hiệu đặc biệt khác.

Phổ biến nhất vẫn là không có kinh nguyệt. Việc chảy máu âm đạo là do phôi thai ngừng phát triển và đẩy ra ngoài hoặc xuất huyết. Tuy nhiên, cũng có những chị em không xuất hiện 3 triệu chứng trên và con số này chiếm khoảng 25% những mẹ bầu chửa ngoài dạ con.

Khi mang thai, chị em sẽ bị trễ kinh dù là chửa ngoài dạ con, tuy nhiên một số trường hợp bị ra máu và đây không phải là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Với những chị em bị ra máu do mang thai ngoài tử cung lượng máu sẽ ít hơn, máu có màu sậm, không đông được và bị ra máu kéo dài.


*

Chửa ngoài dạ con có kinh nguyệt không là thắc mắc của nhiều chị em


4. Những biện pháp ngăn ngừa chửa ngoài dạ con

– Để ngăn ngừa hiện tượng chửa ngoài dạ con, chị em phụ nữ nên hạn chế việc nạo phá thai. Thêm vào đó, chị em nên áp dụng những biện pháp ngừa thai an toàn, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong thời gian sau khi sinh và cho con bú.

– Khi có dấu hiệu viêm nhiễm cơ quan sinh dục, chị em nên nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời, tránh những di chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

– Chị em nên nhanh chóng đi khám thai khi bị đau bụng hoặc chảy máu bất thường ở giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là với những mẹ bầu từng bị chửa ngoài dạ con hoặc từng mắc viêm nhiễm đường sinh dục trước đó.

– Việc phát hiện sớm khi túi thai ngoài dạ con chưa vỡ sẽ giúp chị em giảm được hiện tượng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng ngất và tử vong, làm tăng khả năng giữ lại vòi trứng để bảo toàn thiên chức làm mẹ.

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc “Mang thai ngoài dạ con có kinh nguyệt không?”. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, chị em nên nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám ngay khi thấy dấu hiệu chửa ngoài dạ con.

Có thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không là câu hỏi của rất nhiều chị em, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó một cách cụ thể và rõ ràng nhất.

Mang thai là thiên chức cao cả, thiêng liêng và ý nghĩa nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Bên cạnh niềm vui đó, chắc hẳn các mẹ bầu cũng gặp rất nhiều khó khăn trong suốt quá trình mang thai. Trong đó, mang thai ngoài tử cung là nỗi lo lớn nhất của tất cả mẹ bầu, đây là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thậm chí đe dọa đến tính mạng cả thai nhi và thai phụ. Do đó, có thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không là câu hỏi của rất nhiều chị em, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó một cách cụ thể và rõ ràng nhất.

Có thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không làm tổ trong tử cung mà lại nằm bên ngoài. Phôi thai có thể nằm vòi tử cung, tỷ lệ gặp phải trường hợp này lên đến 95% trên tổng số bệnh nhân. Bên cạnh đó, một số trường hợp khác gặp phải tình trạng thai nằm ở cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng, vòi tử cung.


*

Có thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?

Thai nhi nằm bên ngoài tử cung sẽ không phát triển được bình thường do không được bảo vệ bởi buồng tử cung. Từ đó, khiến túi thai bị vỡ ra dẫn đến tình trạng ổ bụng bị chảy máu ồ ạt, đe dọa nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.

Viêm nhiễm vùng chậu, viêm nhiễm vòi trứng hoặc dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung. Ngoài ra, những chị em bị u nang buồng trứng, từng có tiền sử nạo phá thai nhiều lần hoặc mắc những bệnh lây truyền qua đường tình dục là những đối tượng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung rất cao.

Những dấu hiệu nhận biết có thai ngoài tử cung là gì?

Thông thường, những dấu hiệu có thai ngoài tử cung sẽ xuất hiện từ tuần thứ 4 - 12 của thai kỳ. Do đó, trong thời gian mang thai chị em nên lưu ý những biểu hiện có thai ngoài tử cung sau để phát hiện và điều trị kịp thời:

Chảy máu âm đạo bất thường

Xuất huyết âm đạo bất thường là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung điển hình. Thông thường khi mang thai ở những tuần đầu thai phụ sẽ xuất hiện một chút máu màu hồng ở đũng quần lót gọi là máu báo thai, tình trạng này sẽ chỉ diễn ra trong 1-3 ngày và không gây bất kỳ nguy hiểm gì. Tuy nhiên, với những trường hợp mang thai ngoài tử cung, hiện tượng này sẽ kéo dài, máu có màu đỏ thẫm và lượng máu cũng nhiều hơn. Tình trạng chảy máu âm đạo xảy ra ở hầu hết các thai phụ bị chửa ngoài dạ con, trường hợp không có dấu hiệu này là số ít.

Tuy nhiên, chị em thường bỏ qua biểu hiện này vì nhầm lẫn với máu kinh nguyệt, đặc biệt là thời gian ra máu lại trùng đúng vào chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, các thai phai cần chú ý so với máu kinh, hiện tượng chảy máu này sẽ xuất hiện và chấm dứt khá đột ngột, máu thường loãng hơn và có màu nâu sẫm.

Đau bụng dưới

Một trong những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung mà chị em cần hết sức chú lý là đau thắt vùng bụng dưới hoặc gần trực tràng. Khi thai ngoài tử cung càng ngày càng phát triển, tần suất và mức độ đau bụng sẽ tăng dần theo thời gian. Các cơn đau này sẽ xuất hiện đột ngột và chấm dứt nhanh chóng với mức độ từ nhẹ tới nặng dần.

Cơ thể cảm thấy mệt mỏi

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt mà không có bất kỳ nguyên nhân nào là dấu hiệu mang thai sớm mà thai phụ nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, khi mang thai ngoài tử cung, biểu hiện này sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Nồng độ HCG bất thường

Với những thai phụ khỏe mạnh bình thường, trong quá trình mang thai, nồng độ HCG sẽ tăng dần theo tuổi thai. Nồng độ HCG trong máu sẽ càng cao khi thai càng lớn. Còn với những trường hợp mang thai ngoài tử cung, sẽ có sự tăng giảm bất thường ở nồng độ HCG, chủ yếu là tăng chậm, thậm chí là không tăng.

Khó chịu khi đi vệ sinh

Cảm thấy đau khi đi vệ sinh hoặc tiểu buốt là những biểu hiện mang thai ngoài tử cung thường thấy mà chị em không nên bỏ qua. Mang thai ngoài tử cung khiến chức năng của thận và bàng quang bị ảnh hưởng, gây nhiều khó khăn khi đi vệ sinh. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ có nguy cơ rất cao mang thai ngoài tử cung.

Việc nhận biết những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung từ sớm là điều rất quan trọng và cần thiết. Nếu tình trạng này kéo dài và không được hỗ trợ kịp thời, khi thai phát triển to dần sẽ khiến túi thai vỡ, máu tràn ổ bụng. ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, gây vô sinh, nguy hiểm hơn là đe dọa đến tính mạng của thai phụ. Với những trường hợp mang thai ngoài tử cung bị vỡ túi thai sẽ có những triệu chứng sau: Khó thở, đau bụng dữ dội, đau nhức vai, mặt tái nhợt, khó thở, chân tay bủn rủn, mạch đập nhanh, huyết áp thấp, thậm chí là ngất xỉu.

Có thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?

Tùy vào cơ địa, thể trạng mỗi người sẽ xuất hiện những triệu chứng chửa ngoài dạ con khác nhau. Bên cạnh những dấu hiệu điển hình kể trên trên thì không có kinh nguyệt là biểu hiện điển hình và phổ biến nhất của hiện tượng chửa ngoài dạ con.

Tuy nhiên, khi mang thai ngoài tử cung, tình trạng ra máu âm đạo xuất hiện ở nhiều thai phụ nhưng đây không phải là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Xuất huyết âm đạo do chửa ngoài tử cung sẽ có lượng máu ít hơn, máu có màu sẫm hơn, loãng, không đông được và sẽ kéo dài nhiều ngày. Một trường hợp khác bị chảy máu âm đạo bất thường là do thai nhi ngừng phát triển và đào thải ra bên ngoài.

Các phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung

Sau khi xét nghiệm lâm sàng và chẩn đoán, tùy thuộc vào vị trí thai ngoài tử cung, kích thước túi thai và thể trạng sức khỏe của thai phụ, các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung là điều trị nội khoa, phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi.

Điều trị có thai ngoài tử cung bằng phương pháp nội khoa.

Methotrexate là thuốc điều trị có thai ngoài tử cung dạng tiêm được bác sĩ chỉ định phổ biến nhất. Tác dụng của thuốc Methotrexate là ức chế sự phát triển của các tế bào, kết thúc thai kỳ đồng thời bảo tồn ống dẫn trứng. Methotrexate được dùng với những trường hợp khối thai chưa gây vỡ ống dẫn trứng, thai phụ có nồng độ HCG trong máu thấp hơn 5000 m
UL/ml, có huyết động ổn định. khối thai ngoài có kích thước nhỏ hơn 3-4cm. Đặc biệt, chống chỉ định với những trường hợp đang cho con bú và gặp phải một số vấn đề sức khỏe không ổn định.

Điều trị mang thai ngoài tử cung bằng phương pháp phẫu thuật nội soi.

Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung là phương pháp hiện đại được áp dụng rất nhiều tại các có sở y tế chất lượng, đủ điều kiện về trình độ chuyên môn của bác sĩ và trang thiết bị kỹ thuật. Phương pháp này thường được thực hiện trong các trường hợp khối tử cung chưa vỡ hoặc mới chỉ rỉ máu. Với phương pháp mổ nội soi sẽ có những ưu điểm vượt trội như hạn chế gây dính vùng bụng, ít để lại sẹo, thời gian tiến hành thủ thuật và phục hồi đều rất nhanh chóng.

Phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung phẫu thuật mở

Trong trường hợp mang thai ngoài tử cung gây vỡ ống dẫn trứng, chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, phôi thai quá lớn không thể phẫu thuật nội soi được các bác sĩ sẽ tiến hành mổ mở.

Các biện pháp ngăn ngừa có thai ngoài tử cung

Để ngăn ngừa hiện tượng có thai ngoài tử cung trong quá trình mang thai, chị em cần lưu ý những điều sau đây:

Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng những biện pháp bảo vệ và quan hệ chung thủy 1 bạn tình để hạn chế tình trạng nạo phá thai, từ đó giảm nguy cơ mang thai ngoài tử cung.Chủ động đi khám bác sĩ sớm nhất khi có những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa để được phát hiện và điều trị sớm, tránh những hệ lụy ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.Không sử dụng rượu, bia và thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc và các chất kích thích khác, đặc biệt trong quá trình mang thai.Thực hiện thăm khám thai sản định kỳ, khi có hiện tượng đau bụng hoặc chảy máu bất thường ở những tuần đầu của thai kỳ hãy nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: Top 10 các shop quần áo ở vinh nghệ an, 4 shop bán quần áo đẹp ở vinh dành cho giới trẻ

Bài viết trên hy vọng đã giúp chị em giải đáp thắc mắc có thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích về hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Mọi thắc mắc về vấn đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe sinh lý xin vui lòng liên hệ số hotline 0386-977-199 hoặc bấm vào khung chat để được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ chuyên khoa.