Đâu là những món ăn nên đưa vào thực đơn cho người đau dạ dày là mối quan tâm của nhiều người. Bởi việc ăn uống tùy tiện, thiếu khoa học có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vậy làm sao để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng cho người đau dạ dày? Những chia sẻ dưới đây sẽ gợi ý cho bạn.

Bạn đang xem: Bệnh dạ dày nên ăn gì


Các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày

Nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày là vấn đề ăn uống. Do đó, để điều trị bệnh một cách hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần quan tâm đến là chế độ ăn uống của mình. Khi lên thực đơn cho người đau dạ dày bạn cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau.

Tập trung vào những loại thực phẩm tốt cho dạ dày

Đó là những thực phẩm có khả năng bảo vệ và làm lành niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, bạn nên đưa vào thực đơn những thực phẩm trung hòa axit dạ dày. Chẳng hạn như:

Rau xanh: Rau xanh giàu chất xơ và magie. Khi bổ sung rau xanh, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ được cải thiện đáng kể.Thực phẩm Probiotic: Chủ yếu là sữa chua. Sữa chua chứa nguồn lợi khuẩn cao để cân bằng đường ruột và ổn định tiêu hóa.Thực phẩm Pectin: Được tìm thấy nhiều trong táo, dâu tây, ổi, lê,… nhằm tăng lợi khuẩn, cân bằng vi sinh.Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc như đậu, lúa mì, yến mạch có hàm lượng chất xơ khá cao. Vì thế chúng có khả năng củng cố đường tiêu hóa đồng thời cân bằng axit dư thừa trong dạ dày.Những thực phẩm chống oxy hóa: Bạn có thể tìm thấy trong nghệ, cà chua, đu đủ, bông cảnh xanh,… Chúng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm lành vết loét.Những thực phẩm bổ sung vitamin: Trong thực đơn cho người đau dạ dày, bạn cần bổ sung thêm vitamin A, B, C, E,… qua khoai lang, khoai tây, thanh long,… Vitamin có khả năng tái cấu trúc niêm mạc dạ dày cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh.
*

Thực đơn cho người đau dạ dày cần đa dạng rau củ quả tươi


Lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa

Việc ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp cho dạ dày tránh co bóp liên tục. Nhờ vậy là những cơn đau bụng, chướng bụng được hạn chế. Bạn có thể tham khảo những thực phẩm mềm, dễ tiêu như khoai lang, bơ, sữa chua,…

Hạn chế những thực phẩm hại dạ dày

Thực phẩm lên men: Bạn nên hạn chế những loại dưa muối, mắm tôm, mắm tép,… Chúng có thể khiến axit dạ dày bị biến đổi, thậm chí xuất hiện ung thư.Đồ chiên rán, chất kích thích, đồ lạnh: Dạ dày rất khó để tiêu hóa đồ chiên rán làm cho người bệnh có thêm khả năng mắc máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, những chất bảo quản trong đồ đông lạnh cũng có thể chứa độc tố, nguy hiểm cho niêm mạc dạ dày.

Ăn uống khoa học

Ăn uống khoa học nghĩa là bạn phải ăn đủ 3 bữa, đúng giờ. Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Khá nhiều người nhịn ăn để giảm cân. Đây là một biện pháp thiếu khoa học và có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng

Bổ sung đủ nước

Thời điểm tốt nhất để uống nước là khi bạn vừa ngủ dậy, cách bữa ăn sáng khoảng 1 giờ. Không nên uống nước ngay sau khi ăn. Điều này sẽ khiến dịch vị bị loãng, dạ dày đau rát. Bạn cũng có thể dùng nước trái cây để vừa bổ sung nước, vừa bổ sung vitamin.

Tuyệt đối tránh xa nước có ga. Những loại nước này chứa hàm lượng axit khá cao. Khi vào dạ dày, chúng có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn, những vết loét nghiêm trọng hơn.


*

Thực đơn cho người đau dạ dày tuyệt đối tránh xa nước có ga


Thực đơn cho người đau dạ dày theo lời khuyên của bác sĩ

Việc xây dựng một thực đơn hợp lý, phù hợp với tình trạng bệnh sẽ là yếu tố quan trọng để việc điều trị hiệu quả hay không. Với người đau dạ dày, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau.

Đau dạ dày nên ăn gì?

Những thực phẩm nên ăn

Gừng, nghệ: Đây là những lựa chọn rất tốt cho người đau dạ dày. Trong gừng và nghệ chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng giảm đau, kháng viêm, làm lành vết loét, trung hòa axit dạ dày.Táo: Táo chứa rất nhiều protein thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện táo bón, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Trong thực đơn cho người đau dạ dày, bạn nên duy trì thói quen ăn 1 – 2 quả táo mỗi ngày.Chuối: Chuối là thực phẩm dễ tiêu hóa và cung cấp rất nhiều chất điện giải giúp ổn định tiêu hóa. Chuối chín chứa nhiều kali giúp giảm buồn nôn, ổn định cơ thắt. Chuối xanh có khả năng giảm tiêu chảy, giảm mức độ nghiêm trọng.Sữa chua: Sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn sống có khả năng cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ tiêu hóa, giảm kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì thế, hãy bổ sung 1 – 2 hũ sữa chua vào thực đơn cho người đau dạ dày mỗi ngày.Cơm trắng: Cơm trắng có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, dịu kích ứng đồng thời hấp thụ phần axit dư thừa trong dạ dày, những chất độc hại tích tụ trong dạ dày. Tuy nhiên, bạn không nên ăn cơm trắng khô hoặc cháy.Đu đủ: Đu đủ cung cấp rất nhiều papain – loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, cải thiện táo bón.
*

Nên đưa đu đủ vào thực đơn cho người đau dạ dày


Cháo gì tốt cho người đau dạ dày?

Cháo là một thức ăn rất dễ tiêu, chứa nhiều dưỡng chất lại khá đơn giản khi chế biến. Khi bị đau dạ dày, bạn có thể tham khảo những loại cháo sau.

Cháo bí đỏ đậu xanh có công dụng rất tốt cho người bị đau dạ dày. Đặc biệt phải kể đến khả năng làm lành vết loét, chống nhiễm trùng và cung cấp chất xơ.Cháo hạt sen là thức ăn không nên bỏ qua nếu nhắc đến cháo gì tốt cho người đau dạ dày. Cháo hạt sen có khả năng kháng viêm rất mạnh đồng thời hỗ trợ quá trình làm lành vết thương khá nhanh.Cháo long nhãn có khả năng điều trị tiêu chảy, hỗ trợ tiêu hóa đồng thời chống suy nhược cơ thể.Cháo bắp cải tôm thịt. Những dưỡng chất trong bắp cải có thể giúp vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển mạnh. Nhờ đó có thể giảm các triệu chứng của đau dạ dày.Cháo nấm hương có rất nhiều công dụng. Một trong số đó là giảm các triệu chứng của đau dạ dày.Cháo gạo cao lương thịt dê. Cao lương và thịt dê chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như protein, omega-3, axit pantothenic,…Cháo dạ dày, lá lách heo có thể bồi bổ sức khỏe và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào.
*

Nên đưa cháo nấm hương vào thực đơn cho người đau dạ dày


Bánh cho người đau dạ dày

Bánh mì ngăn chặn viêm loét dạ dày: Thực đơn hàng ngày cho người đau dạ dày nên tham khảo bánh mì. Khi ăn, bánh mì nướng sẽ hấp thụ bớt phần axit dư thừa trong dịch vị. Đồng thời, bánh mì nướng còn bổ sung tinh bột, chất xơ để bạn có đủ năng lượng trong một ngày.Bánh quy giòn: Tương tự như bánh mì nướng, bánh quy giòn cũng có khả năng hút bớt phần axit dư thừa trong dịch vị, bảo vệ những vùng niêm mạc bị tổn thương.

Món ăn khác

Ngoài những thực phẩm kể trên, một số món ăn mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn cho người đau dạ dày như:

Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều Omega-3 có khả năng kháng viêm, làm lành vết thương, tạo tế bào mới thay cho tế bào bị tổn thương đồng thời hỗ trợ tiêu hóa.Khoai tây: Khoai tây có khả năng trung hòa axit nhờ tính kiềm cũng như hấp thụ bớt axit dư thừa trong dạ dày. Ngoài ra, khoai tây cũng có khả năng ngăn táo bón, tiêu chảy.Hạt lanh: Nghiên cứu cho thấy hạt lanh có thể giảm đau dạ dày đồng thời chống co thắt ruột.Bột yến mạch: Bột yến mạch có thể bảo vệ niêm mạc đồng thời chống trào ngược axit dạ dày.
*

Bổ sung khoai tây vào thực đơn cho người đau dạ dày để hạn chế trào ngược axit


Thực đơn tăng cân cho người đau dạ dày

Đau dạ dày làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng. Tuy nhiên, người đau dạ dày vẫn có thể tăng cân nếu có một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Những người đau dạ dày nếu muốn tăng cân nên ăn những thức ăn sau:

Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh,…Các loại củ giàu chất bột đường như khoai tây.Ăn những thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa,…Bổ sung chất béo chưa bão hòa có trong bơ, dầu cá.Kết hợp giữa nghệ với mật ong để vừa tăng cân, vừa hỗ trợ chống đau dạ dày.

Thực đơn cho người xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm. Ngoài điều trị Tây y, bạn nên kết hợp với việc bồi bổ cơ thể qua những món ăn như:

Cháo gạo nếp nấu nho khô: Khi đi vào cơ thể, những thành phần dinh dưỡng trong nho khô có tác dụng tỳ vị và làm lành niêm mạc. Cháo hạt kê: Ngoài công dụng bổ huyết, giải độc, hạt kê còn có tác dụng giảm triệu chứng đau dạ dày như đau bụng, buồn nôn, chướng bụng,…Cá diếc hầm: Cá diếc có khả năng điều trị bệnh đau dạ dày rất tốt. Ngoài việc giảm những triệu chứng của bệnh, thành phần dinh dưỡng trong cá diếc còn có khả năng làm lành vết loét trong dạ dày.Trứng gà hấp ngó sen: Đây là món bạn không nên bỏ qua trong thực đơn cho người xuất huyết dạ dày. Món ăn này có khả năng làm tan huyết bầm và cầm máu rất tốt.

Thực đơn cho người bị trào ngược dạ dày

Dưa gang, dưa hấu: Đây là những thực phẩm có tính kiềm, làm trung hòa lượng axit trong dạ dày. Ngoài ra, chất xơ trong dưa còn giúp bạn ổn định tiêu hóa.Táo tàu khô: Ngoài tác dụng chính là bổ máu, an thần, táo tàu khô còn có thể làm dịu những triệu chứng của trào ngược dạ dày.Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng không chứa chất béo hay cholesterol nên rất tốt cho sức khỏe và dạ dày. Đối với lòng đỏ trứng, bạn không nên ăn quá nhiều vì có thể khiến dạ dày khó tiêu.Rau củ: Rau củ là nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào mà bạn không nên bỏ qua. Thường xuyên ăn rau sẽ giúp sức khỏe tốt hơn đồng thời chứng trào ngược dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể. 

Chế độ sinh hoạt cho người đau dạ dày

Để việc điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề sau trong chế độ sinh hoạt của mình:

Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nhất là những loại thuốc dùng để điều trị bệnh.Sinh hoạt điều độ mỗi ngày. Bạn phải đảm bảo mình có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tập thể dục thường xuyên và giữ tinh thần lạc quan.

Bệnh viện Hồng Ngọc – Địa chỉ khám, điều trị bệnh đau dạ dày uy tín tại Hà Nội

Nếu bạn đang bị hành hạ bởi những cơn đau dạ dày và muốn tìm một bệnh viện uy tín, chất lượng vượt trội để điều trị dứt điểm thì Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ bạn không nên bỏ qua.

Đây là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, từng công tác tại bệnh viện Bạch Mai và tu nghiệp chuyên sâu tại Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Bên cạnh đó, trung tâm còn sở hữu dàn máy nội soi Olympus CV-190 tiên tiến nhất thế giới, tích hợp công nghệ NBI hiện đại với nhiều tính năng nổi bật về độ phóng đại, độ sắc nét, giúp quan sát chi tiết nhất mức độ tổn thương dù là nhỏ nhất thuộc hệ tiêu hóa. Từ đó giúp bệnh nhân đến khám luôn an tâm với kết quả chẩn đoán và phác đồ điều trị.

Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.


Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Nếu bạn gặp các vấn đề về dạ dày thì những thứ bạn ăn sẽ quyết định giúp dạ dày khỏe lên hay yếu đi.


*

Đồ ăn thức uống bạn nạp vào cơ thể hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe dạ dày của bạn. Đặc biệt nếu bạn gặp các vấn đề về dạ dày thì những thứ bạn ăn sẽ quyết định giúp dạ dày khỏe lên hay yếu đi. Vậy đau dạ dày nên ăn gì? Thức ăn không thường gây viêm dạ dày, nhưng trong khi một số loại thực phẩm có thể kích thích niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng, một số loại thực phẩm có thể làm dịu nó. Bằng cách hạn chế ăn các loại thực phẩm nhất định, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng của mình, trong khi các loại thực phẩm chống viêm khác có thể giúp bạn điều trị vấn đề một cách tự nhiên.

1. Táo, hành tây và cần tây

Theo một số nghiên cứu, để ngăn chặn sự tiến triển của nhiễm trùng H. pylori, bạn nên ăn những thực phẩm giàu flavonoid. Đây là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ kiểm soát các phân tử hóa học phản ứng (các gốc tự do) trong cơ thể. Điều này ngăn chặn viêm - một lợi ích bất cứ ai bị viêm dạ dày nên ăn.

Ăn nhiều thực phẩm giàu flavonoid như cam, việt quất, hành tây, táo và cần tây sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho dạ dày của bạn. Hãy thêm vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác, như anh đào và quả việt quất. Cà chua có đầy đủ các chất chống oxy hóa nhưng chúng cũng có tính acid trong tự nhiên và bạn nên hạn chế ăn nếu bị viêm loét dạ dày.

2. Cải xanh

Cải xanh là loại rau họ cải có chứa isothiocyanate sulforaphane, một hợp chất có thể tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Trong một nghiên cứu trên động vật, chuột bị viêm dạ dày được cho ăn cải xanh. Những con chuột cho thấy sự cải thiện đáng kể vì giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Đây cũng là loại rau giàu chất xơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

3. Tỏi

Trong danh sách các loại thực phẩm kháng khuẩn, giúp tiêu hóa tốt không thể thiếu tỏi. Giống như bông cải xanh và các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác, nó cũng có thể ảnh hưởng đến nhiễm trùng H. pylori . Nghiên cứu trên động vật đã tìm thấy rằng chiết xuất tỏi có thể giúp ngăn ngừa viêm dạ dày do H. pylori gây ra.

Bên cạnh đó, tỏi cũng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, giảm gánh nặng cho dạ dày. Bạn có thể thêm tỏi vào khi chế biến các món ăn hàng ngày.

4. Trà xanh

Các nhà nghiên cứu cho rằng catechin trà, hợp chất chống oxy hóa trong trà có thể giúp chống viêm dạ dày. Đáng tin cậy, catechin trà có thể hoạt động hay có tác dụng nếu sự gia tăng tỉ lệ chủng vi khuẩn dẫn đến kháng kháng sinh.

Bên cạnh đó, trà xanh cũng có tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày. Bạn cũng có thể thay thế trà xanh bằng trà hoa cúc, cũng rất tốt cho người bệnh dạ dày.

5. Sữa chua

Probiotics hoặc một số loại thực phẩm lên men nhất định đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng có thể cung cấp cho đường ruột của bạn rất nhiều vi sinh vật sống có lợi để tăng khả năng miễn dịch.

Tiêu thụ các loại thực phẩm probiotic như sữa chua, kim-chi, dưa cải bắp. Những vi khuẩn tốt này có thể giúp chống viêm loét dạ dày.

6. Hạt, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại đậu

Chất xơ có thể giúp cải thiện tiêu hóa và giảm viêm dạ dày. Nên thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn cùng với nhiều nước. Trái cây, rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, đậu lăng, đậu Hà Lan và đậu là những thực phẩm giàu chất xơ nhưng vẫn chứa một lượng chất dinh dưỡng vừa tốt cho dạ dày vừa khỏe người.

7. Rau lá xanh đậm và rau biển

Thực phẩm đóng gói với canxi và vitamin B như rau lá xanh đậm (cải xoăn và rau bina) và rau biển đều tốt nếu bạn không bị dị ứng với chúng.

Viêm dạ dày mãn tính có liên quan đến thiếu hụt vitamin B12 do sự hấp thu kém của vitamin trong ruột. Bổ sung chế độ ăn uống với vitamin là lựa chọn tốt bạn nên thực hiện.

8. Thực phẩm chứa chất béo và protein lành mạnh

Các protein lành mạnh có thể giúp sửa chữa thành ruột và điều trị các vấn đề tiêu hóa như hội chứng ruột bị rò rỉ, có thể gây viêm. Các nguồn protein sạch tốt bao gồm thịt động vật cho ăn cỏ, cá đánh bắt tự nhiên hoặc gia cầm chăn nuôi.

Cá như cá hồi hoặc cá mòi đặc biệt có lợi vì chúng là thực phẩm giàu omega-3 có tác dụng chống viêm, đem lại lợi ích cho người bị viêm loét dạ dày. Các chất béo lành mạnh khác dễ tiêu hóa bao gồm dừa hoặc dầu ô liu, bơ, bơ làm từ sữa bò chăn nuôi hữu cơ,…

9. Cam thảo, cây thì là hoặc hồi - thực phẩm tốt cho người bệnh đau dạ dày

Cam thảo là một vị thuốc dân gian được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm, loét và trào ngược dạ dày.

Rễ cam thảo chứa một hợp chất đặc biệt gọi là glycyrrhizic, được biết đến với tác dụng làm dịu dạ dày và tăng cường khả năng trong đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, hợp chất này được chứng minh có đặc tính chống viêm, chống đái tháo đường, chống oxy hóa, chống khối u, kháng khuẩn và chống virus.

Trong khi chiết xuất cam thảo đem lại nhiều lợi ích thì ăn thì là và sử dụng gia vị hồi cũng mang lại lợi ích không nhỏ.

Xem thêm: Chọn giày đi du lịch cho nam thoải mái và phù hợp, 3 đôi giày nam nên có để diện đi du lịch

Liều khuyến cáo của chiết xuất cam thảo khác nhau từ người này sang người khác, nhưng hầu hết mọi người đều có thể dùng khoảng 3 gram mỗi ngày trong khoảng 4-6 tuần. Tuy nhiên, hãy gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ tương tác gì với cam thảo.