Bạn vừa tham gia buổi phỏng vấn xin việc và bị trượt vì không trả lời được câu “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”? Bạn rõ ràng đã tìm hiểu qua về công ty nhưng vẫn bối rối vì không tự tin vào những gì đã chuẩn bị? Vậy trả lời câu hỏi trên thế nào là đầy đủ và thuyết phục? Cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu xem nhé!


*
Bạn có biết làm thế nào để trả lời câu hỏi "Bạn biết gì về công ty chúng tôi?" thuyết phục nhất?

Tại sao NTD lại hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”

“Bạn biết gì về công ty chúng tôi?” là một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến được nhà tuyển dụng (NTD) lựa chọn hỏi ứng viên nhằm đánh giá mức độ quan tâm và sự nghiêm túc của ứng viên đó với vị trí và công ty đang ứng tuyển, sâu xa hơn là trách nhiệm trong nhận và hoàn thành nhiệm vụ công việc.

Bạn đang xem: Bạn biết gì về công ty chúng tôi

Một ứng viên chuyên nghiệp sẽ luôn tìm hiểu mọi điều (quan trọng nhất) về công ty ứng tuyển, vị trí công việc và những nhiệm vụ liên quan – không chỉ giúp tự tin trả lời những câu hỏi của NTD mà còn giúp hiểu rõ vị trí đang ứng tuyển để nhìn nhận xem vị trí đó có phù hợp với năng lực và mong muốn của bản thân không, khả năng ứng tuyển thành công có lớn không hay nhiệm vụ công việc, chế độ đãi ngộ có tương xứng với yêu cầu công việc hay không… thể hiện sự tôn trọng và tiết kiệm thời gian của NTD và của chính ứng viên.

Tuy nhiên, không phải cứ lên mạng search tên công ty đọc lịch sử hình thành – search vị trí ứng tuyển đọc bản mô tả công việc là đủ, bạn cần biết nên tìm hiểu những gì, thông tin nào là quan trọng và ghi điểm với NTD… như thế, bạn sẽ tạo được ấn tượng và tăng cơ hội ứng tuyển thành công.

Làm thế nào để trả lời câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”

Mỗi NTD sẽ có cách nhìn nhận và đánh giá ứng viên riêng, do đó, cách họ đặt câu hỏi và chờ đợi câu trả lời phù hợp cũng đa phần không giống nhau. Tuy nhiên, dù ứng viên trả lời như thế nào, thì với câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”, để câu trả lời đầy đủ và thuyết phục nhất, ứng viên cần lưu ý tìm hiểu và nắm được các thông tin chính yếu về công ty, công việc và vị trí ứng tuyển. Giải quyết được 3 vấn đề lớn dưới đây sẽ giúp bạn tự tin trả lời được câu hỏi quan trọng đó của NTD.

Tìm hiểu thông tin công ty tại đâu?

Mạng Internet sẽ cung cấp đến bạn mọi thông tin cần tìm. Tuy nhiên, nếu tìm kiếm không đúng cách, bạn có thể thu thập phải những thông tin không chính xác hoặc thông tin quá cũ do chưa được cập nhật; thậm chí, tìm đúng nơi nhưng không tìm đúng mục thông tin cần tìm. Vậy tìm hiểu thông tin công ty tại đâu?

- Lên website chính chủ của công ty, chú ý các mục quan trọng là “về chúng tôi”, “sản phẩm”, “nhiệm vụ”

- Tra Google tiểu sử doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh với công ty, các sự kiện quan trọng họ đang tổ chức, ý kiến của khách hàng về công ty

- Tìm đọc các bài báo viết về tổng kết doanh thu, doanh nhân nổi bật, thành tích tiêu biểu… của công ty


*
Mạng Internet sẽ cho bạn mọi thông tin bạn cần, tuy nhiên, nên biết cách tìm kiếm

Nên tìm hiểu thông tin gì về công ty?

Chắc chắn là thông tin về sự thành lập – quá trình hoạt động – bước ngoặt quan trọng – sản phẩm – đối tác – mục tiêu, chiến lược phát triển – nhân viên và văn hóa công ty … Chú trọng lập dàn ý những thông tin quan trọng như:

- Quy mô hoạt động của công ty: địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ các chi nhánh (nếu có), doanh thu, lợi nhuận…

- Lĩnh vực hoạt động của công ty: ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ…

- Ban lãnh đạo công ty: chức vụ cao nhất, nhân viên cốt cán…

- Đối thủ cạnh tranh của công ty: tên công ty đối thủ, sự khác biệt với đối thủ…

- Trải nghiệm của bản thân: đã từng dùng sản phẩm, dịch vụ của công ty chưa, trải nghiệm ra sao…

- Những ý kiến phản hồi của khách hàng và nhân viên về công ty

*Lưu ý: bỏ qua những thông tin tiêu cực về công ty đang ứng tuyển – tập trung vào những thông tin gây hứng thú và nghĩ đó có thể là câu hỏi phụ trong buổi phỏng vấn, như thế, bạn chắc chắn sẽ tự tin trả lời và ghi điểm với NTD.

Trả lời NTD thế nào?

NTD có thể hỏi nguyên câu “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?” và chờ đợi câu trả lời từ bạn, họ muốn đánh giá khả năng tìm kiếm và chắt lọc thông tin của bạn thế nào, mức độ quan tâm của bạn với công ty và vị trí ứng tuyển ra sao… - hoặc chia nhỏ ra thành những câu hỏi phụ bộ phận để hỏi. Do đó, bạn cần tùy chỉnh và chọn lọc thông tin phù hợp để trả lời câu hỏi của NTD dựa trên những gì đã tìm hiểu và chuẩn bị.

Tuy nhiên, mọi câu trả lời đều phải đảm bảo thông tin về công ty là đầy đủ, thể hiện được lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty, sự phù hợp giữa mục tiêu nghề nghiệp của bạn với mục tiêu phát triển của công ty, mong muốn được trở thành nhân viên của công ty để cùng hợp tác và phát triển… Trả lời tự tin và tự nhiên, trôi chảy và rõ ràng là cách gây ấn tượng với NTD và thể hiện bạn là một ứng viên chuyên nghiệp, sẵn sàng gia nhập vào đội ngũ nhân sự cốt cán của công ty.


*
Chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng sẽ giúp ứng viên tự tin tham gia phỏng vấn, ghi điểm với NTD

​Với những gợi ý chi tiết được Tuyencongnhan.vn chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn lên kế hoạch tìm hiểu thông tin và tự tin trả lời câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?” nếu nó xuất hiện trong buổi phỏng vấn xin việc sắp tới, ghi điểm với NTD về sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của bạn với vị trí đang ứng tuyển, tăng cơ hội ứng tuyển thành công…

Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đặt ra hàng loạt câu hỏi đau đầu và hóc búa dành cho ứng viên. Trong đó, câu hỏi “Tại sao lại chọn công ty?” được nhiều nhà tuyển dụng sử dụng nhất. Qua cách trả lời, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá sự tiềm năng của ứng viên và đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, câu hỏi này cũng khiến nhiều ứng viên bị nhà tuyển dụng đánh trượt vì trả lời không đủ thuyết phục. Bài viết dưới đây trunghocthuysan.edu.vn
Top
CV.vn sẽ gợi ý cho ứng viên các cách trả lời phỏng vấn tại sao lại chọn công ty “ăn điểm” trong mắt nhà tuyển dụng!

Mục đích nhà tuyển dụng hỏi: “Tại sao lại chọn công ty?”

Để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này một cách khéo léo, ứng viên cần hiểu được lý do nhà tuyển dụng đặt ra nó. Có 3 mục đích chính để nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi trên, gồm:

Xác định mức độ phù hợp: Không nhà tuyển dụng nào mong muốn nhân sự vào làm việc vài ngày rồi rời đi, vừa mất thời gian vừa ảnh hưởng đến công việc. Trong buổi phỏng vấn, họ sẽ đặt câu hỏi về lý do ứng tuyển để xem dự định tương lai và khả năng gắn bó của ứng viên phù hợp với vị trí đơn vị đang tìm kiếm hay không.Nhìn nhận thái độ của ứng viên: Yếu tố này được các nhà tuyển dụng quan tâm hơn cả. Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên có sự chuẩn bị kỹ càng, tìm hiểu kỹ về công ty, công việc, có định hướng, tầm nhìn rõ ràng.Xác định yếu tố thu hút ứng viên: Việc ứng viên ấn tượng và muốn cống hiến cho công ty giúp nhà tuyển dụng có thêm “feed back” chân thực để nhìn ra những ưu điểm vốn có và lên chiến lược phát huy hiệu quả. Ứng viên trả lời mơ hồ dễ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp. Họ cần một lý tưởng rõ ràng chứ không đơn thuần chỉ là “muốn phát triển bản thân hơn nữa”.
*
Mục đích nhà tuyển dụng hỏi lý do chọn công ty là gì?

Có thể nói, đa số các câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng đặt ra đều hướng đến những gì ứng viên có thể làm cho doanh nghiệp. Vì thế, trong quá trình phỏng vấn, các bạn nên tận dụng cơ hội để chứng tỏ bản thân thông qua việc trả lời câu hỏi về lý do ứng tuyển khéo léo, thông minh.

Trả lời phỏng vấn tại sao lại chọn công ty?

Phần lớn câu hỏi của nhà tuyển dụng đều không có đáp án cụ thể. Thế nhưng, khi trả lời phỏng vấn tại sao lại chọn công ty?, ứng viên có thể đưa ra câu trả lời dựa vào những gợi ý sau để “ăn điểm” trong mắt nhà tuyển dụng.

Danh tiếng doanh nghiệp

Đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng, chắc hẳn bạn sẽ vui khi độ phủ sóng của doanh nghiệp rộng khắp, được nhiều người biết đến. Trong buổi phỏng vấn trực tiếp, ứng viên có thể nói về độ nổi tiếng của doanh nghiệp để nhà tuyển dụng thấy bạn tìm hiểu kỹ về đơn vị họ. Ví dụ, ứng viên biết đến nhờ nói chuyện với nhân sự đào tạo hoặc người thân, bạn bè,… giới thiệu hoặc tin tuyển dụng trên website nội bộ hoặc trang tin tuyển dụng. Tất cả điều này đều cho thấy độ phủ sóng, danh tiếng của doanh nghiệp.

Ví dụ: “Qua tìm hiều trên website và mạng xã hội, tôi thấy doanh nghiệp đang trên đà phát triển vững mạnh, nằm trong top đầu các đơn vị cung cấp sản phẩm công nghệ điện tử. Không những thế, phản hồi của khách hàng về uy tín công ty rất tích cực trên mạng xã hội. Vì vậy, tôi muốn nắm bắt cơ hội làm việc ở đây và đóng góp vào sự phát triển của công ty”.

Sản phẩm, dịch vụ nổi bật

Ngoài nhắc đến danh tiếng doanh nghiệp, câu trả lời tốt cho câu hỏi lý do chọn công ty chính là thông tin về sản phẩm và dịch vụ họ cung cấp. Nếu từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty và có trải nghiệm tốt chắc chắn là điểm cộng nên hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy điều này. Trường hợp chưa có cơ hội trải nghiệm, ứng viên hãy bày tò sự quan tâm tới các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đề xuất dùng thử sản phẩm và đưa ra ý kiến, cảm nhận của bản thân để bổ sung thêm vào câu trả lời.

Ví dụ: “ Tôi đọc được rất nhiều thông tin về sản phẩm điện tử của công ty mình cũng như từng sử dụng trong thời gian dài và rất hài lòng về những cải tiến, đổi mới của chúng. Tôi đánh giá cao dịch vụ sử dụng demo miễn phí quý công ty dành cho khách hàng để họ có thể dễ dàng tiếp cận và học cách sử dụng trước khi quyết định mua sản phẩm. Vì thế, với kinh nghiệm 3 năm làm marketing sản phẩm công nghệ điện tử, tôi muốn nắm bắt cơ hội được làm việc với công ty top đầu trong ngành này và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của doanh nghiệp”.

Văn hóa doanh nghiệp

Hãy tham khảo chính sách của công ty trước khi tham gia phỏng vấn thông qua người quen hoặc website nội bộ. Chẳng hạn, công ty khuyến khích nhân sự đổi mới, sáng tạo hoặc nêu quan điểm cá nhân không? Hay công ty tổ chức từ thiện hoặc teambuilding hàng năm không? Ngoài ra, ứng viên nên quan sát cách ứng xử, tương tác giữa các nhân viên trong công ty để hiểu hơn về môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp.

Ví dụ: “ Tôi nghe một người bạn làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh của công ty nói rằng sếp nhiệt tình và công bằng, đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng và doanh nghiệp luôn khuyến khích nhân sự đối mới, sáng tạo, phát triển bản thân. Đây chính là những điều tôi đang tìm kiếm. Tôi tin đây chính là cơ hội tốt để tôi phát triển và có nhiều đóng góp giá trị cho công ty”.

Vị trí tuyển dụng phù hợp

Đừng vội vàng gửi CV khi chưa tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp và vị trí ứng tuyển. Ứng viên nên dành thời gian đọc báo, cập nhật tin tức về sản phẩm, dịch vụ hoặc định hướng tương lai của đơn vị ứng tuyển. Nếu thấy thông tin phù hợp với chuyên môn và kỹ năng hãy ghi lại để trình bày khi trả lời phỏng vấn tại sao lại chọn công ty. Ngoài ra, ứng viên nên khéo léo lồng ghép những vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng phù hợp với định hướng nghề nghiệp hiện tại và tương lai để mở ra thêm cơ hội cho bản thân.

Ví dụ: “ Tôi đã tìm hiểu về sứ mệnh và tầm nhìn của quý công ty và thấy phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của tôi. Không gì tuyệt vời hơn khi những người cùng mục tiêu chung làm việc cùng nhau, mang lại giá trị cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đó chính là lý do tại sao tôi ứng tuyển vào vị trí ABC của quý công ty. Tôi tin với kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng của mình vừa giúp tôi học thêm được nhiều kiến thức vừa góp phần phát triển công ty”.


*
Cách trả lời phỏng vấn tại sao lại chọn công ty

Những điều cần thể hiện khi trả lời lý do ứng tuyển công ty

Khi được hỏi về lý do ứng tuyển công ty, ứng viên không nên trả lời quá lan man và thể hiện nội dung dư thừa. Theo đó, để trả lời phỏng vấn tại sao lại chọn công ty, các ứng viên nên tóm gọn và trình bày đầy đủ 4 điều mà các nhà tuyển dụng đều hướng tới dưới đây:

Nêu rõ mục tiêu, định hướng của bản thân

Những mục tiêu, định hướng nghề nghiệp của ứng viên chính là 2 yếu tố được nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu. Điều này phản ánh trực tiếp năng suất làm việc và thời gian gắn bó với doanh nghiệp của ứng viên. Theo đó, các ứng viên có định hướng công việc hiện tại và tương lai giống với chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai chính là những người được cân nhắc.

Ngoài ra, việc nắm được mục tiêu và định hướng của ứng viên cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng kế hoạch đào tạo và phân bố công việc phù hợp sau khi trúng tuyển. Chính vì vậy, trong buổi phỏng vấn, ứng viên hãy mạnh dạn thể hiện rõ ràng mục tiêu của bản thân khi được hỏi về lý do chọn công ty.

Sự liên kết giữa đam mê với vị trí ứng tuyển

Ứng viên nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy đam mê với công việc và những thế mạnh của bản thân. Trình bày cụ thể lợi ích những điểm mạnh đó mang lại cho vị trí ứng tuyển, mục tiêu công việc và định hướng tương lai? Điều này giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và doanh nghiệp

Chẳng hạn, khi ứng tuyển vào vị trí Nhân viên kinh doanh, bạn nên nói thế mạnh của mình là giao tiếp, khả năng thuyết phục và nắm bắt tâm lý khách hàng. Đây chính là những yếu tố tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và tăng khả năng vượt qua phỏng vấn.

Thể hiện sự nhiệt huyết, nghiêm túc

Nhà tuyển dụng dễ bị thu hút bởi những ứng viên nhiệt huyết, thái độ nghiêm túc với công việc. Do đó, ứng viên hãy mạnh dạn thể hiện điều này trong buổi phỏng vấn. Đặc biệt với sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường muốn thử sức ở vị trí thực tập sinh, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên các ứng viên sẵn sàng học hỏi, đặt việc chung lên đầu thay vì chỉ quan tâm lương bổng.


*
Ứng viên nên tóm gọn những ý chính và quan trọng khi được hỏi về lý do ứng tuyển

Khả năng phát triển khi ứng tuyển

Bên cạnh việc quan tâm đến những gì ứng viên đóng góp cho doanh nghiệp, nhà tuyển dụng còn cân nhắc xem công ty có thể giúp gì hay mang giá trị gì cho ứng viên trong thời gian làm việc. Khi cả 2 bên đều cùng phát triển, nhân sự mới nhiệt huyết và có động lực cống hiến cho doanh nghiệp. Bởi họ cảm thấy bản thân nhận được nhiều giá trị và sự cố gắng được công nhận.

Ví dụ: Một ứng viên ứng tuyển vị trí thực tập sinh Content Marketing vào Công ty X. Sau khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng vừa đánh giá sự phù hợp vừa xem xét liệu công ty có giúp ứng viên tích lũy thêm kinh nghiệm hoặc phát triển kỹ năng gì không?

Gợi ý vài mẫu trả lời phỏng vấn tại sao lại chọn công ty

Nếu đang phân vân không biết trả lời phỏng vấn tại sao lại chọn công ty như thế nào thì dưới đây, trunghocthuysan.edu.vn
Top
CV sẽ gợi ý cho bạn đọc một vài cách trả lời tinh tế, khéo léo và “ăn điểm”.

Mẫu số 1

Sau khi tìm hiểu, tôi thấy quý công ty được xếp hạng là một trong những nơi tốt nhất để làm việc. Hơn nữa, với vài phút ngồi ở phòng chờ trước khi phỏng vấn, tôi cảm nhận được năng lượng tích cực của nhân sự đang làm việc ở đây, mọi người đều rất thaan thiện, dễ gần. Tôi tin đây là môi trường giúp tôi làm mới và phát triển được năng lực bản thân.

Mục tiêu của tôi đang hướng tới là trở thành Trưởng phòng kinh doanh . Đây chắc chắn là một hành trình dài và tôi cần tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng liên quan. Tôi tin rằng với kỹ năng thiết kế cùng sự ham học hỏi và nhiệt huyết của mình, tôi sẽ đạt được mục tiêu trong tương lai gần và mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

Mẫu số 2

Tôi đã nghe đến danh tiếng và những thành tựu đáng nể của quý công ty trong lĩnh vực Truyền thông & Quảng cáo. Hơn nữa, bạn tôi đang làm việc trong bộ phận nhân sự của công ty nói với tôi rằng văn hóa và môi trường làm việc ở đây rất tuyệt vời, ban lãnh đạo luôn khuyến khích và tạo cơ hội cho nhân viên học tập, tích lũy kinh nghiệm và đổi mới tư duy. Dựa trên đánh giá và sự ủng hộ của cậu ấy, tôi tin tôi sẽ phát triển hơn khi được làm việc tại doanh nghiệp. Hơn nữa, bản thân tôi có thế mạnh về sáng tạo, khả năng tưởng tượng phong phú và kinh nghiệm xây dựng nội dung, quảng cáo sản phẩm. Do đó, tôi nghĩ mình phù hợp với vị trí Nhân viên truyền thông quý công ty đang tìm kiếm.

Mẫu số 3

Trong một lần tham gia workshop, tôi đã gặp và được nghe anh X trình bày về các công trình nghiên cứu, thành tựu và định hướng phát triển trong tương lai. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục và thấy rằng mình thực sự phù hợp với vị trí Chuyên viên truyền thông quý công ty đang tuyển. Tôi tin với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực này sẽ giúp tiến gần hơn tới tầm nhìn của quý công ty.

Mẫu tiếng Anh

I frequently see your business ranked as one of the best workplaces. I’ve read employee reviews and heard about your excitement for supporting staff development through extensive resources, education, and training. Motivated workers generate higher-quality work; your most recent campaign proves that. I’d love to be a part of your creative team, continuing to produce excellent work and advancing the company by learning new skills.


*
Gợi ý một vài mẫu trả lời phỏng vấn tại sao lại chọn công ty

Mẫu tiếng Anh 2

I have considerable experience in Marketing. I can easily adapt to changes and I am willing to learn. Besides, I have always wanted to work in the field of F&B (Food & Beverage) and spent so much time reading about this industry. With my knowledge and enthusiasm, I think I can do well in this position.

Xem thêm: Chuyên Đề Dạy Học Phát Triển Năng Lực Môn Toán 1, Dạy Học Phát Triển Năng Lực Môn Toán Thpt

Những điều không nên nói về lý do ứng tuyển

Khi trả lời phỏng vấn tại sao lại chọn công ty, ứng viên không nên đề cập đến một vài chủ đề nhạy cảm và không phù hợp sau, tránh để lại ấn tượng tiêu cực với nhà tuyển dụng:

Không đề cập đến tiền bạc: Biết rằng khi đi tìm việc, thu nhập là mối quan tâm hàng đầu của ứng viên. Thế nhưng, bạn không nên nói thẳng với nhà tuyển dụng muốn làm việc chỉ vì tiền lương.Vấn đề tôn giáo: Ở Việt Nam khá nhiều người theo Đạo Thiên Chúa thế nhưng ưng viên không cần nhắc đến chủ đề này khi được hỏi về lý do ứng tuyển. Ví dụ câu trả lời “Tôi được biết trong công ty cũng có nhiều người theo đạo Thiên Chúa….”. Đây được đánh giá là câu hỏi phản cảm và vô nghĩa.Vấn đề chính trị, vùng miền: Khi trả lời lý do ứng tuyển không nên đề cập đến chính trị hoặc vùng miền. Yếu tố này dễ gây chia rẽ và xung đột. Đặc biệt, những người bản xứ từ nước khác đến Việt Nam tìm việc tuyệt đối không được đề cập đến 2 vấn đề trên.Những lời trêu đùa, thiếu nghiêm túc: Lý do ứng tuyển chỉ vì công ty có nhiều trai xinh gái đẹp, muốn có mối tình công sở mơ mộng,…. Dù CV đẹp đến mấy, ứng viên vẫn sẽ bị loại thẳng nếu trả lời lý do xin việc như trên. Hãy nhớ bạn đang đi xin việc chứ không phải tham gia nhà chung, kết nối trái tim.Khát vọng sự nghiệp: Bất cứ ai cũng có những dự định lớn hơn trong tương lai, thậm chí công việc hiện tại chỉ đơn thuần là bước đệm. Tuy nhiên, ứng viên nên giữ điều này cho riêng mình, không phù hợp đem ra thảo luận với nhà tuyển dụng.

Tạm kết

Trên đây, trunghocthuysan.edu.vn
Top
CV đã cung cấp cho bạn đọc một vài cách trả lời phỏng vấn tại sao lại chọn công ty. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các ứng viên tự tin trả lời câu hỏi lý do ứng tuyển, chinh phục nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm ở bất kỳ ngành nghề nào thì truy cập ngay vào Top
CV.vn để tìm những cơ hội mới, hấp dẫn.