Độ tuổi từ dưới 3 cho đến 6 là một giai đoạn quan trọng giúp trẻ mầm non hình thành các thói quen, cảm xúc và kỹ năng. Ngoài việc chỉ dạy bé qua những cử chỉ, lời nói, việc cho bé tham gia các trò chơi cũng giúp ích rất nhiều cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, cha mẹ và thầy cô hãy cùng Tiki tìm hiểu một số trò chơi cho trẻ mầm non đơn giản, vui nhộn trong bài viết này nhé!


Lợi ích của các trò chơi cho trẻ mầm non

Các trò chơi cho trẻ mầm non là một phương tiện giáo dục hiệu quả giúp trẻ em hình thành và phát triển kỹ năng và trí tuệ ngay từ những năm tháng đầu tiên. Những trò chơi sẽ cho bé cơ hội để tiếp xúc, tương tác với mọi người và xã hội. Qua đó, trẻ có thể gần gũi, cởi mở và dễ dàng thể hiện cảm xúc hơn với mọi người. Điều này cũng giúp bé hình thành kỹ năng hợp tác, phát triển tinh thần đồng đội, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng đưa ra quyết định.

Bạn đang xem: Trò chơi học tập mầm non

Đồng thời, những trò chơi cho trẻ mầm non còn kích thích sự tò mò cùng với tư duy tưởng tượng, khám phá và sáng tạo của trẻ. Ngoài ra, một số trò chơi còn giúp trẻ em rèn luyện sự kiên nhẫn, khả năng ghi nhớ và tư duy toán học hay khả năng ngôn ngữ trong quá trình vui chơi. Bé sẽ ngày càng trở nên thông minh và nhanh nhạy hơn trong việc xử lý tình huống và học tập.

Các trò chơi cho trẻ mầm non dưới 3 tuổi

Ở độ tuổi này, bố mẹ nên cho con tham gia và trải nghiệm thế giới xung quanh thông qua các hoạt động như chơi đùa hoặc kết hợp một số trò chơi đơn giản. Cụ thế, cha mẹ có thể tham khảo các trò chơi cho trẻ mầm non dưới 3 tuổi sau đây.

Chi chi chành chành

Đây là trò chơi giúp rèn luyện khả năng quan sát và phản xạ nhanh của trẻ. Trò này cần sự tham gia của ít nhất 3 người. Vì vậy, bố hoặc mẹ có thể tham gia làm quản trò để hướng dẫn và vui chơi cùng con. Cách chơi và luật chơi của trò này như sau:

Một người làm quản trò, xòe bàn tay ra và những người còn lại sẽ đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay của người này.Sau đó, người quản trò đọc bài đồng dao: “Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa đứt cương, ba vương lập đế, bắt dế đi tìm, ù à ù ập”.Sau khi đọc xong, người quản trò sẽ bất ngờ nắm tay lại, những người khác phải nhanh chóng rút tay ra. Những người bị quản trò bắt tay lại sẽ là người thua và phải xòe tay ra và tiếp tục trò chơi.
*

Trò chơi chuyền bóng

Chuyền bóng là một trò chơi vận động nhẹ nhàng giúp trẻ có thể phát triển thể lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn và tinh thần đồng đội.

Luật chơi: Nếu trong lúc chơi, bạn nào làm rơi bóng thì sẽ thua và lượt chơi của người đó tạm thời kết thúc.

Cách chơi:

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 1 quả bóng (nếu số lượng các bé đông có thể chuẩn bị 2 – 3 quả bóng).Tiếp theo, bạn xếp các bé thành 1 hàng, và cứ 1 hàng thì cử 1 bé cầm bóng.Khi có khẩu lệnh trò chơi bắt đầu, các bé sẽ lần lượt chuyền bóng cho bạn bên cạnh lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời, các bé vừa chuyền vừa hát:

Không có cánh

Mà bóng biết bay

Không có chân

Mà bóng biết chạy

Nhanh nhanh bạn ơi

Nhanh nhanh bạn ơi

Xem ai tài, ai khéo

Cùng thi đua nào.


*

Ô tô vào bến

Ô tô vào bến là một trò chơi cho trẻ mầm non dưới 3 tuổi khá thú vị, vừa giúp trẻ rèn luyện cơ thể, vừa tăng khả năng nhận biết, phán đoán và tập trung.

Luật chơi: Các bé phải điều khiển ô tô vào đúng bến của mình. Bé nào đi nhầm bến thì sẽ phải rời khỏi lần chơi đó.

Cách chơi:

Giáo viên cần chuẩn bị khoảng 4 – 5 lá cờ màu sắc khác nhau. Sau đó, thầy cô chia sân thành 4 – 5 khu vực tương ứng với các màu cờ khác nhau.Tiếp theo, giáo viên sẽ phát cho mỗi trẻ 1 lá cờ hoặc tờ giấy màu tương ứng với một trong những màu cờ trước đó.Trẻ sẽ làm ô tô và màu sắc của ô tô là màu cờ hoặc màu giấy mà bé được phát.Trò chơi bắt đầu, bé có thể chạy tự do, vừa chạy vừa để tay trước ngực như đang lái ô tô.Khi cô giáo hô to “ô tô chuẩn bị về bến” và đưa ra hiệu lệnh cờ màu nào thì ô tô đó sẽ chạy vào bến. Những ô tô còn lại sẽ chạy chậm lại. Những bé nào chạy vào nhầm bến sẽ bị loại.
*

Bắt chước tạo dáng

Trò chơi cho trẻ mầm non này là một hoạt động vui chơi bổ ích. Đồng thời, nó cũng giúp kích thích trí tưởng tượng phong phú của trẻ.

Luật chơi: Khi hiệu lệnh của thầy cô kết thúc, trẻ phải ngay lập tức đứng tại chỗ và nói đúng dáng đứng của mình tượng trưng cho con vật gì.

Cách chơi:

Trước khi bắt đầu trò chơi, thầy cô sẽ gợi ý dáng đứng của một số động vật quen thuộc.Trẻ có thể làm bất kỳ dáng đứng của bất kỳ con vật nào mà trẻ mong muốn.Trò chơi bắt đầu, trẻ có thể chạy tự do trong khu vực chơi. Sau khi có hiệu lệnh của thầy cô, trẻ đứng lại tạo dáng và giáo viên sẽ hỏi về kiểu dáng đó tượng trưng cho con vật gì.
*

Trò chơi hái quả

Hái quả là một trò chơi giúp trẻ phát triển khả năng vận động và rèn luyện kỹ năng phản xạ nhanh nhẹn.

Chuẩn bị:

Phấn để vẽ hình
Sọt
Các cây hoa
Các cây ăn quả

Luật chơi: Các bé phải di chuyển liên tục và không được dừng lại cho đến khi hái hết quả.

Cách chơi:

Cô giáo chia trẻ thành 3 nhóm và xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát.Khi nghe hiệu lệnh của cô, các bé sẽ vượt qua các chướng ngại vật để hái quả và chạy về bỏ vào sọt. Cuối cùng, bé hiện tại về xếp cuối hàng rồi tương tự đến bạn tiếp theo.

Tham khảo một số set đồ chơi trái cây cho bé tại Tiki:


*

Con muỗi vo ve

Thông qua việc nghe hiểu và làm theo hiệu lệnh của giáo viên, trẻ có thể rèn luyện được khả năng ghi nhớ và khả năng ngôn ngữ.

Luật chơi: Các bé nghe, đọc và thực hiện các động tác theo hiệu lệnh của cô giáo.

Cách chơi: Cô giáo sẽ đọc và làm các động tác tương ứng để trẻ bắt chước đọc và thực hiện các động tác tương tự.

Lời bài đồng daoĐộng tác
Có con muỗi vo ve, vo ve.Đưa 1 ngón tay trỏ về phía trước và đưa qua đưa lại.
Đốt cái tay, đốt cái chân rồi bay đi xa.Lấy ngón tay trỏ chỉ vào cánh tay còn lại, xuống đùi rồi rung 2 tay.
Úi chà, úi chà! Dang tay ra, đánh cái bép, muỗi xẹp.Nhún vai 2 lần, dang 2 tay sang ngang, vỗ tay 1 cái rồi chỉ vào chóp mũi.

Con sên

Đây là một trò chơi dân gian dành cho các bé mầm non dưới 3 tuổi, giúp bé có thể phát triển ngôn ngữ và cách nói tròn vành, rõ chữ.

Luật chơi: Các bé sẽ đọc và thực hiện các động tác tương ứng theo nhịp của bài đồng dao.

Cách chơi:

Thầy cô giáo sẽ xếp các bé ngồi thành một vòng tròn và bắt nhịp để các bé hát theo lời:

Sên sển sền sên

Mày lên công chúa

Mày múa tao xem

Tao mua áo đỏ, áo đen cho mày.

Đồng thời, thầy cô giáo sẽ hướng dẫn các bé cuộn ngón tay theo nhịp, cứ hết 1 câu sẽ được 1 vòng tay.


Các trò chơi cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi

Dưới đây là một số số trò chơi cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi mà giáo viên và bố mẹ có thể tham khảo.

Trò chơi truyền tin

Trò chơi truyền tin sẽ giúp các bé rèn luyện được khả năng ghi nhớ và kỹ năng phối hợp hoạt động nhóm.

Luật chơi: Bé phải nói thầm vào tai bạn bên cạnh và không để bạn khác nghe được.

Cách chơi:

Giáo viên có thể chia các bé thành 2 – 3 nhóm rồi cho các bé xếp thành vòng tròn.Tiếp theo, giáo viên sẽ gọi 1 bé của mỗi nhóm lên và nói thầm với các bé cùng một câu.Tiếp theo, các bé sẽ trở về nhóm của mình và nói thầm với bạn bên cạnh câu nói đó và cứ tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối cùng.Sau đó, bạn cuối cùng sẽ hô to câu nói đó để mọi người cùng nghe. Đội nào truyền tin chính xác và nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc.

Trò chơi chạy tiếp sức

Giống với trò chơi truyền tin, trò chơi chạy tiếp sức vừa giúp bé có cơ hội tham gia, phối hợp hoạt động tập thể vừa giúp bé rèn luyện sức khỏe dẻo dai.

Chuẩn bị:

Sân chơi rộng rãi, bằng phẳng.2 vạch kẻ song song cách nhau 8 -10 m, dài khoảng 3 – 4 m.Các cây cờ tương ứng với số hàng, khoảng 2 – 4 cái.

Luật chơi: Đội nào đích về đầu tiên và hàng ngũ ngay ngắn, đội đó thắng.

Cách chơi:

Giáo viên chia các bé thành từng nhóm nhỏ và xếp thành hàng dọc đứng 2 bên vạch xuất phát.Mỗi bạn ở đầu hàng bên trái sẽ cầm một cây cờ.Khi có tiếng còi bắt đầu, những bạn cầm cờ ở hàng bên trái sẽ đưa cờ cho những bạn đầu hàng bên phải và nhanh chóng chạy về cuối hàng bên phải. Những bạn nhận được cờ nhanh chóng chạy sang trao cờ cho bạn thứ 2 ở hàng bên trái rồi cũng chạy về xếp cuối hàng. Sau đó, các bạn còn lại tiếp tục chơi như vậy cho đến bạn cuối cùng.

Trò chơi cầm tay

Cầm tay là một trò chơi cho trẻ mầm non giúp rèn luyện trí nhớ và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Thông qua lời nói của giáo viên, trẻ có thể nghe, hiểu và thực hiện theo hiệu lệnh của cô giáo.

Luật chơi: Các bé nghe và thực hiện theo hiệu lệnh của giáo viên.

Cách chơi:

Trẻ đứng tự do trong phòng.Sau khi cô nói “tay cầm tay”, trẻ sẽ cầm tay nhau theo từng nhóm và nhắc lại lời nói của cô.Tương tự, cô nói tiếp “đầu chạm đầu” hoặc “vai kề vai”, “bàn tay áp bàn tay”, các bạn cũng vừa thực hiện động tác vừa nhắc lại câu nói đó.

Trò chơi cướp cờ

Khi chơi trò này, các bé có thể phát huy được tính nhanh nhẹn và khéo léo, giúp các bé phối hợp nhịp nhàng với nhau.

Luật chơi:

Các đội cướp cờ theo hiệu lệnh, đội nào có số lần lấy được cờ nhiều hơn đội đó sẽ thắng.Trong khi cầm cờ, nếu bị đối phương chạm vào người, bé đó sẽ thua cuộc.Khi lấy được cờ, nếu có nguy cơ bị chạm vào người, bé được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua.Người chơi được phép lừa đối phương để mang cờ về nhưng những người khác không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ.

Cách chơi:

Ban quản trò chuẩn bị cờ và chia các bé thành 2 đội với số người bằng nhau, đứng thành hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình.Tiếp theo, mỗi đội, các bé đếm số thứ tự: 1, 2, 3, 4, 5,… và các bé phải nhớ số của mình.Khi quản trò gọi đến số nào thì số đó của 2 đội nhanh chóng chạy đến cướp cờ. Đồng thời, khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải chạy về vạch xuất phát.

Trò chơi mèo đuổi chuột

Mèo đuổi chuột là một trò chơi dân gian gắn liền với bài đồng dao “Mèo đuổi chuột”. Các bé lần lượt sẽ hóa thân mình thành những chú mèo, chú chuột và chơi trò đuổi bắt.

Luật chơi: Khi đọc chưa hết bài đồng dao, nếu mèo bắt được chuột thì mèo chiến thắng. Ngược lại, khi đọc hết bài đồng dao, mèo không bắt được chuột thì mèo thua cuộc và chuột chiến thắng.

Cách chơi:

Quản trò sẽ chọn ra 2 bạn, một người làm mèo và một người làm chuột.Các bạn còn lại sẽ đứng thành vòng tròn và dang rộng tay để làm hang. Mèo và chuột sẽ đứng bên trong vòng tròn.Khi quản trò nói hiệu lệnh “đuổi bắt”, mèo sẽ bắt đầu đuổi bắt chuột, còn chuột sẽ luồn lách qua các hang để trốn mèo. Các bạn còn lại sẽ hát vang bài đồng dao:

Mèo đuổi chuột

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột luồn lỗ hổng

Chạy vội chạy mau

Mèo đuổi đằng sau

Chốn đâu cho thoát

Thế rồi chú chuột

Lại đóng vai mèo

Co cẳng chạy theo

Bắt mèo hóa chuột.

Khi lời bài hát kết thúc, cũng là lúc tìm ra người thắng cuộc. Lúc này, 1 lượt chơi kết thúc.

Ngón tay nhúc nhích

Ngón tay nhúc nhích là một trò chơi cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi vui nhộn, giúp bé có thể rèn luyện trí nhớ của mình. Cách chơi và luật chơi của trò này như sau:

Đầu tiên, người quản trò sẽ đưa 1 ngón tay lên và hát “một ngón tay nhúc nhích nè” (nhúc nhích 2 lần), “Một ngón tay nhúc nhích, nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”.Sau đó, thầy cô làm tương tự khi đưa 2 ngón tay lên và hát 4 lần nhúc nhích. Một lượt chơi sẽ kết thúc khi quản trò hát và làm như vậy cho đến hết bàn tay.

Nu na nu nống

Đây là một trò chơi kết hợp với bài đồng dao quen thuộc tạo cho các bé sự hứng thú, vừa chơi vừa học. Điều này giúp cho các bé tiếp thu nhanh hơn và việc học cũng trở nên thú vị hơn.

Cách chơi và luật chơi như sau:

Những người chơi sẽ ngồi cùng với nhau thành một hàng và duỗi thẳng chân ra.Sau đó, những người chơi sẽ cùng nhau đọc bài đồng dao:

Nu na nu nống,

Đánh trống phất cờ.

Mở cuộc thi đua,

Thi chân đẹp đẽ.

Chân ai sạch sẽ,

Gót đỏ hồng hào.

Không bẩn tí nào,

Được vào đánh trống.

Khi người chơi đọc 1 từ sẽ vỗ vào 1 chân. Cụ thể, khi đọc từ “nu” sẽ vỗ vào chân của người thứ nhất, từ “na” sẽ vỗ vào chân của bé thứ hai. Tiếp tục tương tự như vậy cho đến từ “trống”.Người chơi nào gặp trúng từ “trống” thì co 1 chân lại. Trò chơi vẫn tiếp tục cho đến khi người nào co đủ 2 chân đầu tiên là người về nhất, người co đủ thứ hai sẽ về nhì,… và người cuối cùng là người thua cuộc.

Các trò chơi cho trẻ mầm non 4 – 5 tuổi

Ngoài việc học, các hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển thể lực và trí tuệ của mình. Các trò chơi cho trẻ mầm non 4 – 5 tuổi sẽ giúp bé trở nên hoạt bát, năng động, nhanh nhẹn và khéo léo hơn.

5 con cua đá

Để chơi trò này, bé chỉ cần đọc và làm theo động tác của lời bài vè sau:

Năm con cua đá bò lên cây gỗ

Ăn những con bọ thật là ngon ngon

Bỗng một con cua rơi tõm xuống nước

Chỉ còn… bốn con

Bốn con cua đá bò lên cây gỗ

Ăn những con bọ thật là ngon ngon

Bỗng một con cua rơi tõm xuống nước

Chỉ còn… ba con…

Thông qua trò chơi này, bé cũng có thể học hát và đếm số cũng như rèn luyện khả năng ghi nhớ của mình.


5 chú khỉ con

Trò 5 chú khỉ con được xuất phát từ một bài đồng dao xưa. Cụ thể về bài đồng dao và cách chơi của trò này như sau:

Các bé ngồi xuống thành một vòng tròn và duỗi thẳng chân ra.Sau đó, các bé đọc lời bài đồng dao và thực hiện tương ứng những động tác sau:
Lời bài đồng daoĐộng tác
Có 5 chú khỉ nhảy sầm sập trên giường.Hai tay vỗ vào đùi.
Một chú ngã xuống đầu bị sưng to tướng.Giơ 1 ngón tay, để nghiêng xuống đất và tay kia để nghiêng lên trán làm đầu sưng.
Khỉ mẹ gọi bác sĩ và bác sĩ dặn kỹ.Đưa tay lên làm dáng gọi điện thoại.
Không cho chú khỉ con nhảy trên giường nữa nhé.Giơ 2 tay lên và xua tay.
Cuối cùng, thầy cô hãy hỏi trẻ còn mấy chú khỉ.Trò chơi vẫn tiếp tục với 4 chú khỉ còn lại cho đến hết.

Trò chơi taxi

Để khuấy động không khí, taxi cũng là một trong trò chơi cho trẻ mầm non 4 – 5 tuổi thú vị dành cho bé.

Cách chơi:

Quản trò: Tay đâu, tay đâu.

Các bé: Tay đây, tay đây.

Sau đó, tất cả mọi người cùng hát:

Taxi, taxi

Đi vòng quanh thế giới

Bao nhiêu, bao nhiêu

5 đồng thôi anh nhé

Đắt thế, đắt thế, 2 đồng thôi anh nhé

OK OK xin mời anh lên xe

Hết xăng, hết xăng

Xin mời anh xuống xe

Oh hay oh hay anh này vô duyên ghê.


Trò chơi không có

Giáo viên và các bé sẽ cùng đọc:

Không có nước để uống, ôi khát, khát, khát

Không có nước để ăn, ôi đói, đói, đói

Không có nước đánh răng, ôi sún, sún, sún

Không có nước rửa mặt, ôi xấu, xấu, xấu

Không có nước gội đầu. ôi ngứa, ngứa, ngứa

Không có nước để tắm, ôi mùi, mùi, mùi

Có nước rồi… zêêêê…


Ồ sao bé không lắc

Trò chơi cho trẻ mầm non 4 – 5 tuổi này gắn liền với lời bài hát “Ồ sao bé không lắc”. Để chơi trò này, bé chỉ cần hát và làm theo lời bài hát:

Đưa tay ra nào

Nắm lấy cái tai này

Lắc lư cái đầu này, lắc lư cái đầu này

Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc

Đưa tay ra nào

Nắm lấy cái hông này

Lắc lư cái mình này, lắc lư cái mình này

Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc

Đưa tay ra nào

Nắm lấy cái chân này

Lắc lư cái đùi này, lắc lư cái đùi này

Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc

Là la lá là, là la lá là


Đôi bàn tay

Trò chơi này giúp bé tăng khả năng tập trung và phản xạ theo lời nói.

Cách chơi: Bé ngồi thoải mái, quan sát và làm cùng cô theo lời sau:

Đôi bàn tay có thể nói

Theo cách riêng của mình

Khi gặp người bạn thân

Bàn tay giúp tôi nói:

Xin chào! (Giơ tay bắt và lắc lắc)

Đến đây nào! (Giơ tay khoác về phía mình)

Tôi đồng ý (Vòng ngón cái và ngón trỏ thành vòng tròn)

Hãy dừng lại đây nhé! (Giơ bàn tay xòe ra làm hiệu dừng; Bàn tay nắm lại và ngón tay trỏ chỉ xuống dưới đất)

Hãy nhìn nào! (Ngón tay trỏ chỉ vào mắt)

Hãy lắng nghe! (Dùng 2 tay kéo hai vành tai về phía trước)

Hãy cùng vui lên nào! (Cả 2 trẻ quay mặt vào nhau cùng cười tươi)


Đập bàn tay xuống đất

Đối với trò chơi này, bé cũng chỉ cần đọc và làm các động tác theo từng lời nói như sau:

“Đập bàn tay xuống đất, giơ bàn tay lên cao, phủi phủi phủi cho khỏi dơ áo quần, mau mau cái tay này mỏi quá, em giơ tay lên cao đón nắng hồng ban mai”.


Các trò chơi vận động mầm non 5 – 6 tuổi

Các trò chơi vận động là một trong những hoạt động cần thiết để trẻ có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Sau đây là một số trò chơi cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi:

Vượt chướng ngại vật

Trò chơi này sẽ giúp cho trẻ rèn được sức dẻo dai và bền bỉ.

Chuẩn bị:

Phấn
Chai nhựa có cổ
Chướng ngại vật
Dây đeo vòng

Luật chơi: Đội nào dành ném được nhiều vòng vào cổ chai nhất sẽ là đội chiến thắng.

Cách chơi:

Giáo viên sẽ chia các bé thành từng nhóm nhỏ (Mỗi nhóm tối đa 5 người).Sau đó, các bé sẽ xếp theo nhóm thành hàng dọc sau vạch xuất phát.Sau khi có hiệu lệnh, các bé sẽ chạy lên, vượt qua chướng ngại vật để lấy vòng bằng 2 tay rồi đứng tại vị trí đó ném vòng vào cổ chai. Sau đó, các bé sẽ chạy về đứng cuối hàng. Trò chơi tiếp tục diễn ra cho đến bạn cuối cùng của nhóm đó.

Tham khảo các mẫu đồ chơi vòng nhựa ném chai cho trẻ tại Tiki:


Nhảy lò cò

Trò chơi cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi này khá phổ biến với luật chơi như sau:

Các bé phải nhảy bằng 1 chân với các ô vuông đơn (số lẻ) và 2 chân với ô vuông đôi (số chẵn).Chân không được chạm vào đường viền của mỗi ô.Nếu nhảy sai ô, nhảy ra ngoài ô hay nhảy dẫm lên đường viền, thì bé đó sẽ mất lượt chơi.

Cách chơi:

Đầu tiên, quản trò sẽ vẽ các hình vuông nhảy lò cò với 7 hoặc 10 ô vuông.Người chơi đầu tiên sẽ ném một chiếc dép vào ô thứ nhất.Tiếp theo, nếu bé chơi ném trúng vào trong ô, thì sẽ nhảy vào các ô còn lại.Ngược lại, nếu bé ném trượt, lượt chơi sẽ được chuyển cho người tiếp theo.Khi nhảy lượt về, lúc nhảy đến sát ô ném trúng dép trước đó, bé phải nhặt chiếc dép lên và nhảy qua ô đó đến ô tiếp theo.Tiếp theo, các bé làm tương tự với các lần chơi ở các ô tiếp theo. Người nào đến ô thứ cuối cùng trước thì chiến thắng.

Trò chơi ai nhanh hơn

Đối với trò chơi này, mỗi vùng miền sẽ có những dụng cụ và cách chơi khác nhau. Một trong những cách chơi phổ biến là:

Chuẩn bị:

Các chướng ngại vật: Túi cát, khúc gỗ, con ki,…Hầm chui
Bục bật sâu
Thang gấp
Vòng thể dục

Cách chơi và luật chơi:

Đầu tiên, quản trò chia các bé thành các nhóm (tối đa 5 người) và xếp sau vạch xuất phát.Sau khi nghe hiệu lệnh của quản trò, bé đứng đầu của mỗi nhóm sẽ ngồi xổm và di chuyển qua các chướng ngại vật, đến bục bước lên và bật sâu.Tiếp theo, bé chạy đến thang leo, trèo lên xuống thang, rồi chạy lại lấy vòng, sau đó chạy về xếp cuối hàng.Trong khi bé đầu tiên đã di chuyển đến bục bật sâu, bé tiếp theo bắt đầu di chuyển mà không cần chờ hiệu lệnh của quản trò. Tương tự cứ như vậy cho đến người cuối cùng của nhóm đó.Người cuối cùng của nhóm nào về đích trước thì nhóm đó thắng.

Cướp cờ

Cướp cờ cũng là trò chơi phổ biến với các bé từ 5 – 6 tuổi. Luật chơi và cách chơi tương tự như trên. Các bé cũng chia đội và cướp cờ. Đội sau cùng giành được nhiều cờ hơn sẽ thắng.Trên đây là luật chơi và cách chơi của các trò chơi cho trẻ mầm non phổ biến. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến cha mẹ và thầy cô nhiều ý tưởng thú vị giúp các bé có được những giây phút vui chơi thoải mái và phát triển toàn diện. Đừng quên ghé thăm Tiki Blog thường xuyên để có thêm nhiều tips hay về cách chăm sóc gia đình và cuộc sống bạn nhé!

Bên cạnh việc tổ chức các trò chơi trí tuệ để phát triển trí não và thể chất cho bé, ba mẹ cũng có thể mua sắm thêm sách vở để hướng dẫn bé học tập và tập thói quen đọc sách cho bé và mua giường tầng trẻ em để rèn tính tự lập cho bé.

Phương pháp tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mầm non là gì và có ý nghĩa gì trong việc dạy trẻ? Cùng tham khảo trò chơi học tập cho trẻ mầm non hay nhất.

1. Phương pháp tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mầm non

Khái niệm trò chơi học tập cho trẻ mầm non có lẽ không còn là một khái niệm xa lạ đối với các thầy cô. Trẻ mầm non rất hiếu động, ham học hỏi, thích tìm tòi và quan sát và có tâm lý thích chơi hơn thích học.. Vì vậy, các trò chơi học tập được hình thành và ứng dụng vào việc học sẽ giúp trẻ học tập một cách tự nhiên và có hứng thú hơn trong việc tiếp thu kiến thức mới.

*
Trò chơi học tập giúp trẻ phát triển về mọi mặt.

Các trò chơi học tập cho trẻ mầm non bao gồm trò chơi về tư duy trí não, thể chất, tâm lý kết hợp với những đồ vật, con vật xung quanh trẻ. Tất cả trò chơi sẽ giúp trẻ nhận biết sự vật, cải thiện khả năng giao tiếp, cách giải quyết vấn đề từ đó nâng cao vốn hiểu biết, tạo tiền đề cho trẻ khi bước vào lớp 1.

2.Vai trò của trò chơi trong dạy học trẻ mầm non

2.1. Phát triển thể chất

Những trò chơi dạy học góp phần tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của trẻ. Trong quá trình tham gia trò chơi, trẻ được vận động vừa giúp cơ thể linh hoạt, vừa giúp kích thích chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể như: hệ tuần hoàn, hệ thần kinh,...Đặc biệt đối với những trò chơi ngoài trời, trẻ sẽ được tiếp xúc với không khí bên ngoài, ánh nắng, nguồn nước giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

*
Trò chơi học tập góp phần phát triển thể chất cho trẻ.

2.2. Phát triển trí tuệ

Khi tham gia các trò chơi, trẻ sẽ gặp phải những tình huống buộc phải đưa ra câu trả lời, tìm và giải quyết vấn đề để giành chiến thắng. Dù cách làm của trẻ hiệu quả hay chưa thì cũng luyện được cho trẻ khả năng tư duy, sắp xếp và giải quyết vấn đề.

2.2. Phát triển khả năng giao tiếp

Độ tuổi mầm non là độ tuổi chưa biết đọc biết viết, vì vậy vốn từ vựng của trẻ còn hạn chế. Hơn nữa việc giao tiếp giữa bạn bè, giáo viên sẽ là bước đệm để hình thành tâm lý, tính cách của trẻ. Thông qua các trò chơi học tập cho trẻ mầm non như nhập vai, kể chuyện,...trẻ được nói ra suy nghĩ của mình giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp.

3. Top 5 trò chơi học tập cho trẻ mầm non

3.1. Ghi nhớ bước chân

Trò chơi ghi nhớ bước chân sẽ giúp trẻ học thuộc được những loại hình học cơ bản và luyện khả năng phản xạ.

*
Trò chơi ghi nhớ bước chân giúp trẻ nhận diện hình học và tăng khả năng phản xạ.

- Chuẩn bị: Giáo viên vẽ hoặc cắt dán các hình học như: hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật,...lên sàn nhà hoặc địa điểm tổ chức trò chơi.

- Luật chơi: Trẻ sẽ lắng nghe hiệu lệnh đi vào đúng ô hình học giáo viên đưa ra. Ai đi sai sẽ phải quay về điểm xuất phát ban đầu và nhường cho đội bạn.

- Cách chơi:

Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, bốc thăm xem nhóm nào được quyền chơi trước.Giáo viên hô to hình nào thì trẻ sẽ phải nhảy vào hình đó cường độ hô nhanh dần. Nếu trẻ bước sai vào hình khác thì sẽ phải nhường lượt cho đội bạn.Cuối cùng, đội nào hết người trước thì đội đó dành chiến thắng.

3.2. Tìm quả cho cây

Trò chơi này giúp trẻ ghi nhớ những con số và tăng tính nhanh nhạy.

- Chuẩn bị: Một số cây được làm bằng bìa cứng hoặc cây nhựa, các thẻ số mà đã dạy trẻ trước đó và chuẩn bị 3 con đường có những chướng ngại vật.

- Luật chơi: Trẻ sẽ phải vượt qua con đường có chướng ngại vật, lấy một quả và gắn lên cây của đội mình.

- Cách chơi:

Giáo viên chia lớp thành 3 đội, gắn thẻ số lên mỗi cây.Mỗi trẻ trong đội có nhiệm vụ đi qua con đường có chướng ngại vật, lấy về cho đội mình 1 quả và chạy về gắn lên cây. Trẻ sẽ lần lượt như thế theo hình thức chạy tiếp sức.Giáo viên sẽ đề ra một khoảng thời gian nhất định. Đội nào lấy được đủ số lượng quả quy định là đội đó thắng cuộc.

3.3. Nhập vai nhân vật

Trò chơi này giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp, xử lý tình huống

*
Trò chơi nhập vai giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp, xử lý tình huống.

- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một đoạn hội thoại. Có thể lấy đoạn hội thoại từ truyện tranh, truyện cổ tích trước đó đã đọc cho trẻ nghe. Tiếp theo, chuẩn bị đạo cụ giúp trẻ trong quá trình diễn xuất.

- Luật chơi: Trẻ sẽ nhập vai từng nhân vật theo nhóm, diễn lại đoạn hội thoại đã được giáo viên cho xem.

- Cách chơi:

Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, số lượng thành viên trong nhóm phù hợp số lượng nhân vật,đọc hoặc mở đoạn hội thoại, cho trẻ xem và học thuộc từng lời thoại của nhân vật.Giúp từng nhóm hóa trang và tổ chức thứ tự các nhóm diễn lại đoạn hội thoại, đánh giá nhóm nào diễn đạt và phối hợp ăn ý với nhau nhất đội đó dành chiến thắng.

3.4. Đoán xem cái gì

Trò chơi đoán xem cái gì sẽ giúp trẻ tăng khả năng nhận biết, trí tưởng tượng và khả năng giao tiếp cho trẻ.

- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một thùng đồ chơi gồm 10 món, bịt miệng thùng lại và chỉ để lại một lỗ trống vừa tay của trẻ.

- Luật chơi: Trẻ sẽ cho tay vào thùng, chọn lần lượt từng đồ chơi, miêu tả đặc điểm lại cho các bạn trong nhóm.

- Cách chơi:

Giáo viên sẽ chia lớp thành 3-4 nhóm, mỗi nhóm có mỗi thùng đồ chơi giống nhau.Cử đại diện mỗi nhóm lên nhận dạng đồ vật và miêu tả cho các bạn còn lại trong nhóm
Nhóm chiến thắng là nhóm đoán đúng nhiều đồ chơi nhất trong thời gian quy định.

3.5. Đoán tên các loại cây

Đây là trò chơi giúp trẻ củng cố kiến thức về các loại cây xung quanh. Rèn luyện thể chất lẫn khả năng nhanh nhạy.

*
Trò chơi đoán tên các loại cây giúp rèn luyện thể lực cho trẻ.

- Chuẩn bị: Nếu muốn tổ chức trò chơi này, giáo viên nên cho trẻ học tên và ghi nhớ các loại cây trong sân trường trước. Khi đã đảm bảo các em nhớ và nhận dạng tên từng loại cây thì mới tổ chức trò chơi này.

- Quy định: Giáo viên đọc tên từng loại cây, trẻ sẽ chạy tới cây tương ứng.

- Cách chơi:

Tập hợp lớp ra sân trường, nhắc lại cả lớp tên của từng loại cây trong sân trường
Giáo viên đọc tên từng loại cây, yêu cầu trẻ chạy tới cây đó trong khoảng thời gian nhất định, trẻ nào nhận sai cây hoặc chạy không kịp thời gian gian đó sẽ bị loại
Cuối cùng, những trẻ đoán đúng còn lại đến cuối là những người chiến thắng.

Xem thêm: Sơn tùng m - rap về goku (dragonball)

Áp dụng trò chơi trong học tập cho trẻ rất quan trọng và mang ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Trên đây là 5 trò chơi học tập hay nhất dành cho giáo viên tham khảo khi dạy trẻ. Giáo viên nên chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi, thể trạng của học sinh để đạt được hiệu quả tốt nhất.