Thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn thường là do hấp thụ không đầy đủ, nhưng sự thiếu hụt có thể phát triển ở những người ăn chay không được bổ sung vitamin. Sự thiếu hụt gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ, tổn thương chất trắng của tủy sống và não, và bệnh thần kinh ngoại vi. Chẩn đoán thường được thực hiện bằng cách đo mức vitamin B12 huyết thanh. Thử nghiệm Schilling giúp xác định nguyên nhân. Điều trị bao gồm uống hoặc truyền tĩnh mạch vitamin B12. Folate (axit folic) không nên dùng thay cho vitamin B12 vì chất folate có thể làm giảm nhẹ tình trạng thiếu máu nhưng lại làm cho các thiếu sót thần kinh phát triển.

Bạn đang xem: Thiếu vitamin b12 gây bệnh gì


Cobalamin là một thuật ngữ chung cho các hợp chất hoạt động sinh học vitamin B12. Các hợp chất này liên quan đến quá trình chuyển hóa axit nucleic, vận chuyển methyl, và tổng hợp và sửa chữa myelin. Chúng cần thiết cho sự hình thành hồng cầu bình thường và chức năng thần kinh bình thường (xem bảng ).


Nguồn vitamin B12 trong chế độ ăn uống bao gồm các loại thịt (đặc biệt là thịt bò, thịt heo, và các loại thịt nội tạng ), gia cầm, trứng, ngũ cốc được pha, sữa và các sản phẩm từ sữa, và hải sản như ngao sò, trai, cá thu, cá hồi. Vitamin B12 trong thực phẩm được giải phóng trong môi trường axit dạ dày và gắn với protein R (haptocorrin). Các enzym tụy phân cắt phức hợp B12 này (protein B12-R) trong ruột non. Sau khi phân cắt, yếu tố nội tại, được tiết ra bởi các tế bào vách ở màng niêm mạc dạ dày, liên kết với vitamin B12. Yếu tố nội tại là cần thiết cho sự hấp thu vitamin B12, quá trình này diễn ra trong hồi tràng.


Vitamin B12 trong huyết tương liên kết với transcobalamin I và II. Transcobalamin II chịu trách nhiệm cung cấp vitamin B12 đến các mô. Gan lưu trữ một lượng lớn vitamin B12. Tái hấp thu ruột gan giúp giữ lại vitamin B12. Vitamin B12 lưu trữ ở gan thường có thể duy trì các nhu cầu sinh lý trong 3 đến 5 năm nếu B12 không được đưa vào (ví dụ như ở những người bắt đầu ăn chay) và trong nhiều tháng đến 1 năm nếu không có sự tái hấp thu ruột gan.


Lượng lớn vitamin B12 dường như không độc hại nhưng không được khuyến nghị để sử dụng thường xuyên (ví dụ như thuốc bổ thông thường).



Lượng đưa vitamin B12 vào không đầy đủ có thể do ăn chay nhưng hiếm xảy ra. Trẻ sơ sinh bú sữa từ những bà mẹ ăn chay có thể bị thiếu vitamin B12 ở tuổi 4 đến 6 tháng vì ở những trẻ này, lưu trữ trong gan (thường là tốt ở những trẻ khác) là hạn chế và tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu cao.


Sự hấp thu vitamin B12 không đầy đủ là nguyên nhân phổ biến nhất của sự thiếu hụt (xem bảng ). Ở người cao tuổi, sự hấp thu không đầy đủ thường là do giảm tiết axit. Trong những trường hợp như vậy, dạng vitamin B12 tinh thể (có trong chất bổ sung vitamin) có thể được hấp thu, nhưng vitamin B12 trong thực phẩm không được giải phóng và hấp thu bình thường.


Sự hấp thu không đầy đủ có thể xảy ra trong hội chứng loét mù (với tăng trưởng vi khuẩn Tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn ở ruột non (SIBO) Tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn ở ruột non có thể do những thay đổi về giải phẫu của đường tiêu hóa hoặc nhu động của ruột non, hoặc do thiếu bài tiết axit dạ dày. Tình trạng này... đọc thêm ) hoặc là nhiễm sán dây cá Tổng quan về các bệnh nhiễm trùng do sán dây Sán dây (sán dây) là loài sán dẹp, ký sinh. Bốn tác nhân gây bệnh sán dây đường ruột chính của con người là Taenia saginata ( sán dây bò) Taenia solium ( sán dây lợn) Hymenolepis... đọc thêm ; trong những trường hợp này, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng sử dụng vitamin B12 nên còn lượng ít để hấp thụ.


Sự hấp thu vitamin B12 có thể không đầy đủ nếu các vị trí hấp thu của ruột hồi bị phá hủy bởi bệnh viêm đại tràng Tổng quan về bệnh viêm ruột Bệnh viêm ruột (IBD), bao gồm Bệnh Crohn và viêm đại tràng thể loét, là một tình trạng tái phát và thuyên giảm, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính tại các vị trí khác nhau trong đường tiêu... đọc thêm hoặc đã được phẫu thuật cắt bỏ.


Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của tình trạng hấp thụ vitamin B12 không đầy đủ bao gồm viêm tụy mạn tính Viêm tụy mạn Viêm tụy mạn là viêm tụy dai dẳng dẫn đến tổn thương cấu trúc vĩnh viễn kèm theo xơ hóa và chít hẹp ống dẫn, tiếp theo là giảm chức năng ngoại tiết và nội tiết (suy tụy). Uống rượu và hút thuốc... đọc thêm , phẫu thuật dạ dày hoặc phẫu thuật giảm béo Phẫu thuật giảm béo Phẫu thuật giảm béo là sự thay đổi phẫu thuật của dạ dày, ruột, hoặc cả hai để làm mất cân. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 250.000 ca phẫu thuật giảm béo được thức hiện. Việc phát triển các phương... đọc thêm , hội chứng kém hấp thu Tổng quan về kém hấp thu Kém hấp thu là sự đồng hóa không đầy đủ các chất trong chế độ ăn do những khiếm khuyết trong quá trình tiêu hóa, hấp thu hoặc vận chuyển. Kém hấp thu có thể ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng... đọc thêm , AIDS Nhiễm trùng HIV/AIDS ở người Nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là hậu quả của nhiễm 1 trong số 2 retrovirus tương tự nhau (HIV-1 và HIV-2) chúng phá hủy tế bào lympho CD4+ và làm giảm khả năng miễn dịch... đọc thêm

*
, sử dụng một số loại thuốc (ví dụ: thuốc kháng axit, metformin), tiếp xúc nhiều lần với oxit nitơ và rối loạn di truyền gây ra tình trạng kém hấp thu ở hồi tràng (hội chứng Imerslund-Graesbeck).


Ít gặp hơn là, giảm sử dụng vitamin B12 hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định gây thiếu vitamin B12 (xem bảng ).


Thiếu máu ác tính thường được sử dụng đồng nghĩa với thiếu vitamin B12. Tuy nhiên, thiếu máu ác tính đặc biệt đề cập đến thiếu máu do thiếu vitamin B12 gây ra bởi viêm dạ dày teo dị sản tự miễn Viêm teo dạ dày chuyển sản tự miễn Bệnh viêm teo dạ dày chuyển sản tự miễn là một bệnh tự miễn có tính di truyền tấn công vào các tế bào thành, dẫn đến giảm axit cloric và giảm quá trình sản sinh yếu tố nội sinh. Hậu quả bao... đọc thêm

*
với mất yếu tố nội tại. Các bệnh nhân thiếu máu ác tính cổ điển, thường là những người trẻ tuổi, có tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác.


*

Thiếu máu Thiếu máu hồng cầu to nguyên hồng cầu khổng lồ Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ hầu hết do thiếu vitamin B12 và folate. Sinh máu không hiệu quả ảnh hưởng đến tất cả các tế bào nhưng đặc biệt là hồng cầu. Chẩn đoán thường dựa trên một xét... đọc thêm

*
thường phát triển âm thầm. Nó thường nặng hơn là các triệu chứng thể hiện bởi vì sự tiến triển chậm cho phép thích ứng sinh lý học.


Thỉnh thoảng, chứng phì đại lách và chứng gan to xuất hiện. Các triệu chứng dạ dày ruột đa dạng, bao gồm cả việc giảm cân và đau vùng bụng khó khu trú, có thể xảy ra. Viêm lưỡi, thường được miêu tả như đốt cháy lưỡi, là không phổ biến.


Thoái hóa kết hợp bán cấp Thoái hóa kết hợp bán cấp tính Thoái hóa kết hợp bán cấp dùng để chỉ các thay đổi thoái hoá trong hệ thống thần kinh do thiếu vitamin B12; các thay đổi thoái hóa này ảnh hưởng chủ yếu đến não và tủy sống với các chất trắng... đọc thêm dùng để chỉ các thay đổi thoái hoá trong hệ thống thần kinh do thiếu vitamin B12; chúng ảnh hưởng chủ yếu đến não và tủy sống với các chất trắng. Bệnh hủy myelin và các bệnh thần kinh ngoại biên có thể xảy ra.


Trong giai đoạn đầu, vị trí giảm và cảm giác rung ở các chi kết hợp với tình trạng yếu và chứng giảm phản xạ từ nhẹ đến trung bình. Ở giai đoạn sau, tính co cứng, phản ứng cơ duỗi bàn chân, mất vị trí và cảm giác rung ở các chi dưới và thấy mất điều hòa. Những thiếu hụt này có thể phát triển với phân bố dạng tất-găng tay. Các giác xúc giác, đau và cảm giác nhiệt độ thường được miễn nhưng có thể khó đánh giá ở người cao tuổi.


Một số bệnh nhân cũng bị dễ kích thích và suy nhược nhẹ. Chứng hoang tưởng (Chứng điên hồng cầu khổng lồ), mê sảng, nhầm lẫn, và đôi khi, hạ huyết áp tư thế có thể xảy ra trong những trường hợp nặng. Sự nhầm lẫn có thể khó phân biệt với bệnh mất trí nhớ do tuổi tác, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.


Chẩn đoán thiếu hụt vitamin B12


Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, nồng độ vitamin B12 và folate


Đôi khi xác định mức axit methylmalonic hoặc thử nghiệm Schilling


Điều quan trọng cần nhớ là bệnh thần kinh trầm trọng có thể xảy ra mà không bị thiếu máu hoặc chứng đại hồng cầu.


Chẩn đoán thiếu vitamin B12 dựa trên mức CBC và vitamin B12 và folate. CBC thường phát hiện ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Sự thiếu hụt mô và các chỉ số đại hồng cầu có thể báo hiệu sự phát triển của thiếu máu. Nồng độ vitamin B12 < 200 pg/m
L (< 145 pmol/L) cho thấy thiếu hụt vitamin B12. Nồng độ folate được đánh giá bởi thiếu vitamin B12 cần phải được phân biệt với thiếu hụt folate Thiếu folate Sự thiếu hụt folate là phổ biến. Nó có thể là kết quả của việc ăn không đầy đủ, hấp thu kém hoặc sử dụng các loại thuốc khác nhau. Sự thiếu hụt gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ (không thể... đọc thêm là nguyên nhân của thiếu máu hồng cầu khổng lồ; Bổ sung folate có thể che lấp sự thiếu hụt vitamin B12 và có thể làm nhẹ thiếu máu hồng cầu khổng lồ nhưng cho phép sự thiếu hụt cơ thần kinh tiến triển hoặc thậm chí tiến triển nhanh hơn.


Khi đánh giá lâm sàng cho thấy khả năng thiếu vitamin B12 nhưng mức vitamin B12 là bình thường thấp (200 đến 350 pg/m
L <145 đến 260 pmol/L>) hoặc các chỉ số huyết học là bình thường, các xét nghiệm khác có thể được thực hiện. Chúng bao gồm đo lường như sau:


Mức axit methylmalonic (MMA) huyết thanh: Mức MMA tăng hỗ trợ giả thuyết thiếu vitamin B12 nhưng có thể là do suy thận. Mức MMA cũng có thể được sử dụng để theo dõi đáp ứng đối với điều trị. Mức MMA vẫn bình thường khi thiếu folate.


Ít thông thường hơn, thành phần holotranscobalamin II (transcobalamin II-B12 phức hợp): Khi holotranscobalamin II < 40 pg/m
L (< 30 pmol/L), vitamin B12 bị thiếu.


Sau khi chẩn đoán thiếu vitamin B12, các xét nghiệm bổ sung (ví dụ: xét nghiệm Schilling) có thể được chỉ định cho người trẻ tuổi nhưng thường không dành cho người cao tuổi. Trừ khi lượng vitamin B12 ăn vào rõ ràng là không đủ, mức gastrin huyết thanh hoặc tự kháng thể tới yếu tố nội tại có thể được đo lường; độ nhạy và độ đặc hiệu của các xét nghiệm này có thể không cao.


Thử nghiệm Schilling chỉ hữu ích nếu chẩn đoán sự thiếu hụt yếu tố nội tại là quan trọng, như trong thiếu máu ác tính cổ điển. Không cần xét nghiệm này đối với hầu hết bệnh nhân cao tuổi. Thử nghiệm Schilling đo sự hấp thụ của vitamin B12 được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ tự do. Vitamin B12 gắn đồng vị phóng xạ được cho uống, tiếp theo trong từ 1 đến 6 giờ bằng 1000 mcg (1 mg) vitamin B12 tiêm tĩnh mạch, chúng làm giảm sự hấp thu vitamin B12 gắn đồng vị phóng xạ do gan. Vitamin B12 gắn đồng vị phóng xạ được hấp thụ được bài tiết qua nước tiểu, và được thu lại trong 24 giờ. Khối lượng bài tiết được đo lường và tỷ lệ phần trăm của toàn bộ vitamin B12 gắn đồng vị phóng xạ được xác định. Nếu sự hấp thu là bình thường, ≥ 9% liều được cho sẽ xuất hiện ở trong nước tiểu. Bài tiết qua nước tiểu giảm (< 5% nếu chức năng thận bình thường) chỉ ra sự hấp thụ vitamin B12 không đầy đủ. Sự hấp thụ được cải thiện với sự bổ sung thêm các yếu tố nội tại vào chất vitamin B12 gắn đồng vị phóng xạ xác nhận chẩn đoán thiếu máu ác tính.


Thử nghiệm này thường khó để thực hiện hoặc giải thích vì lấy nước tiểu không đủ hoặc suy thận. Ngoài ra, vì xét nghiệm Schilling không đo lường mức hấp thụ vitamin B12 gắn kết với protein, nên xét nghiệm này không phát hiện việc giải phóng không hoàn toàn vitamin B12 từ thực phẩm, điều thường gặp ở người cao tuổi. Thử nghiệm Schilling đưa vào rất nhiều vitamin B12 và có thể che sự thiếu hụt, vì vậy chỉ nên thực hiện sau tất cả các xét nghiệm chẩn đoán và thử nghiệm liệu pháp điều trị khác.


Nếu xác định được tình trạng kém hấp thu Tổng quan về kém hấp thu Kém hấp thu là sự đồng hóa không đầy đủ các chất trong chế độ ăn do những khiếm khuyết trong quá trình tiêu hóa, hấp thu hoặc vận chuyển. Kém hấp thu có thể ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng... đọc thêm , xét nghiệm Schilling có thể được lặp lại sau 2 tuần dùng thử kháng sinh đường uống. Nếu liệu pháp kháng sinh khắc phục tình trạng kém hấp thu, thì nguyên nhân có thể là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột Tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn ở ruột non (SIBO) Tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn ở ruột non có thể do những thay đổi về giải phẫu của đường tiêu hóa hoặc nhu động của ruột non, hoặc do thiếu bài tiết axit dạ dày. Tình trạng này... đọc thêm (ví dụ, hội chứng quai ruột mù).


Vitamin B12 1000 đến 2000 mcg đường uống có thể được dùng một lần/ngày cho những bệnh nhân không có sự thiếu hụt trầm trọng hoặc dấu hiệu hoặc triệu chứng thần kinh.. Một sản phẩm bằng gel dùng đường mũi của vitamin B12 có sẵn với chi phí cao hơn. Liều uống lớn có thể được hấp thụ bằng hoạt động nhiều, ngay cả khi yếu tố nội tại vắng mặt. Nếu mức axit methylmalonic (MMA) (đôi khi được dùng để theo dõi điều trị) không giảm, bệnh nhân có thể không được dùng vitamin B12.


Đối với sự thiếu hụt nghiêm trọng hơn, vitamin B12 1 mg tiêm mạch thường được dùng 1 đến 4 lần/tuần trong vài tuần cho đến khi các bất thường huyết học được điều chỉnh; sau đó nó được dùng một lần/tháng.


Mặc dù những bất thường về huyết học thường được hiệu chỉnh trong vòng 6 tuần (số lượng hồng cầu lưới được cải thiện trong vòng 1 tuần), việc giải quyết các triệu chứng thần kinh có thể mất nhiều thời gian hơn. Các triệu chứng thần kinh đã kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm trở nên không đảo ngược được. Ở hầu hết người cao tuổi bị thiếu hụt vitamin B12 và có sa sút trí tuệ, nhận thức không cải thiện sau khi điều trị.


Điều trị vitamin B12 phải được tiếp tục suốt đời trừ khi cơ chế sinh lý bệnh gây thiếu hụt được điều chỉnh.


Các nguyên nhân thường gặp gây thiếu vitamin B12 bao gồm số lượng ăn vào không đầy đủ (ví dụ, ăn chay), hấp thụ kém, bài tiết axit giảm liên quan đến tuổi, và viêm dạ dày dị sản tự miễn (gây ra chứng thiếu máu ác tính).


Sự thiếu hụt thường gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ, mất vị trí và cảm giác rung (xảy ra sớm và tiến triển), và khi nặng là hoang tưởng, mê sảng, và nhầm lẫn.


Làm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, nồng độ vitamin B12 và folate.


Làm thử nghiệm Schilling ở người trẻ và trung niên bị thiếu vitamin B12.


Điều trị bổ sung vitamin B12.


*

Bản quyền © 2023 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng thiết yếu với nhiều chức năng trong cơ thể. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất và tâm lý. Cơ thể không thể tự sản xuất vitamin B12, vì thế chúng ta cơ thể nhận vitamin B12 từ các nguồn thực phẩm từ động vật hoặc các thuốc bổ sung.


Lượng vitamin B12 được khuyến nghị dùng hàng ngày theo đối theo độ tuổi, được đo bằng microgam (mcg):

Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4 mcg
Trẻ 7-12 tháng tuổi: 0,5 mcg
Trẻ em từ 1-3 tuổi: 0,9 mcg
Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1,2 mcg
Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: 1,8 mcg
Thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi: 2,4 mcg
Người lớn: 2,4 mcg (2,6 mcg mỗi ngày nếu mang thai và 2,8 mcg mỗi ngày nếu cho con bú)

Bạn có thể nhận vitamin B12 trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, một số có trong thực vật hoặc từ các sản phẩm thuốc bổ sung.

Có thể tìm thấy vitamin B12 trong các sản phẩm sữa, trứng, cá, thịt và gia cầm. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm có bổ sung B12, hãy kiểm tra nhãn thông tin dinh dưỡng của sản phẩm.


2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vitamin B12


Hầu hết mọi người đều nhận đủ chất dinh dưỡng này. Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng của bản thân, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện xét nghiệm máu nhằm kiểm tra mức vitamin B12 trong cơ thể.

Càng lớn tuổi, việc hấp thụ vitamin B12 càng trở nên khó khăn hơn. Hấp thụ kém vitamin B12 cũng có thể xảy ra nếu bạn đã phẫu thuật giảm cân hoặc thực hiện phẫu thuật khác để loại bỏ một phần dạ dày hay bạn uống quá nhiều rượu.

Bạn cũng có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B12 hơn nếu mắc một số tình trạng sau:

Thiếu máu khiến cơ thể bạn khó hấp thụ vitamin B12Các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến ruột non, chẳng hạn như bệnh Crohn, bệnh Celiac, vi khuẩn phát triển hoặc ký sinh trùngRối loạn hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bệnh Graves hoặc lupus thuốc ức chế bơm proton (PPI) như esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec), pantoprazole(Protonix), Rabeprazole(Aciphex), H2 Blockers như cimetidine (Tagamet) và famotidine (Pepcid AC); và một số loại thuốc trị tiểu đường như metformin (GLucophage).

Bạn cũng có thể bị thiếu vitamin B12 nếu tuân theo chế độ ăn thuần chay (có nghĩa là bạn không ăn bất kỳ sản phẩm nào từ động vật bao gồm thịt, sữa, phô mai và trứng) hoặc bạn là người ăn chay không ăn đủ trứng hoặc các sản phẩm từ sữa để đáp ứng nhu cầu vitamin B12 mà cơ thể cần. Trong cả hai trường hợp đó, bạn có thể bổ sung lượng vitamin B12 bằng cách thêm thực phẩm tăng cường vào chế độ ăn uống hoặc các chất bổ sung.


Ăn chay
Chế độ ăn chay có thể gây tình trạng thiếu vitamin B12

Đối với phụ nữ mang thai theo chế độ ăn chay, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sinh con, để có kế hoạch sẵn sàng về việc làm thế nào cơ thể hấp thụ đủ lượng vitamin B12 nhằm giúp em bé khỏe mạnh.

Không nhận đủ lượng vitamin B12, trẻ có thể bị chậm phát triển hoặc không phát triển theo cách bình thường.


3. Triệu chứng thiếu vitamin B12


Nếu cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B12, bạn có thể bị thiếu máu. Nếu nhẹ, có thể sẽ không gây ra triệu chứng. Nhưng nếu không được điều trị, tình trạng này có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe như:

Suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi

Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của việc thiếu hụt vitamin B12suy nhược và mệt mỏi. Nếu nguồn cung cấp vitamin giảm, cơ thể bạn tạo ra ít tế bào hồng cầu cần thiết cho việc vận chuyển oxy hơn. Điều này khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí là rơi vào trạng thái lâng lâng.

Các triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng do thiếu ngủ, căng thẳng hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu nếu tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng.


Khó thở, tim đập nhanh

Nếu cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B12, bạn sẽ cảm thấy khó thở khi gắng sức. Lý do là bởi vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các hemoglobin, một loại protein giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Tình trạng thiếu hụt loại vitamin này có thể làm giảm lưu lượng oxy đến các mô, gây ra thiếu máu và từ đó dẫn đến khó thở, tim đập nhanh. Hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm cần thiết, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân, tim đập nhanh, khó thở, rát lưỡi hoặc các triệu chứng khác do thiếu vitamin B12.

Tổn thương thần kinh và tê bì chân tay

Tình trạng suy nhược các tế bào thần kinh có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12, từ đó dẫn đến triệu chứng tê bì ở chân và tay. Các tổn thương này có thể trở nên trầm trọng và chuyển biến thành bệnh dị cảm nếu bạn bỏ qua chúng. Thiếu loại vitamin này có thể dẫn đến thoái hóa tủy sống, dây thần kinh thị giác, mô não và các dây thần kinh ngoại biên bởi vitamin B12 cần thiết cho sự hình thành myelin, một lớp vỏ màu trắng bao quanh các sợi thần kinh làm tăng tốc độ dẫn truyền các xung thần kinh.

Các dây thần kinh tủy sống có thể bị phân rã và sẽ khiến bạn bị bất thăng bằng, nếu không có sự bảo vệ của vitamin B12.


Tê bì chân tay
Người thiếu vitamin B12 có thể bị tổn thương thần kinh và tê bì chân tay

Da tái nhợt

Thiếu hụt vitamin B12 có thể khiến da trở nên tái nhợt hoặc vàng ở tròng trắng mắt. Tình trạng thiếu máu xảy ra do việc sản xuất hồng cầu không đúng cách, các tế bào hồng cầu phát triển lớn hơn, dễ vỡ và không thể phân chia. Do đó, với kích thước quá lớn, chúng không thể vượt ra khỏi tủy xương và lưu thông trong máu. Vì vậy, lượng hồng cầu lưu thông trong máu giảm sút, khiến làn da bạn trở nên nhợt nhạt hơn.

Khi các hồng cầu bị phá vỡ, gan sẽ sản xuất Bilirubin - một chất màu hơi đỏ hoặc nâu. Sản sinh ra lượng bilirubin càng lớn thì các tế bào hồng cầu bị phá vỡ càng nhiều. Đây chính là nguyên nhân khiến làn da trở nên nhợt nhạt và mắt bị vàng.


Sưng và viêm lưỡi

Bạn có nguy cơ bị thiếu vitamin B12 nếu bạn ăn chay trường, mắc một số bệnh hệ tiêu hóa hoặc uống quá nhiều rượu bia.

Viêm lưỡi chính là biểu hiện của miệng khi bạn bị thiếu vitamin B12, thể hiện cụ thể qua việc lưỡi trở nên mềm, đỏ và đau hoặc sưng. Quá trình tổng hợp DNA trở nên suy yếu khi cơ thể bạn không có đủ loại vitamin nhóm B này. Những triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Bạn cần cố gắng thay đổi thói quen ăn uống của mình, nếu bạn nhận thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này. Nên bổ sung vào khẩu phần ăn của bạn các loại thực phẩm như thịt, thịt gia cầm, cá, nghêu, sò, trứng hoặc các loại ngũ cốc giàu vitamin B12.

Táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và chán ăn

Thiếu vitamin B12 chính là một trong các nguyên nhân gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi. Tình trạng này có thể trở thành mãn tính nếu không được điều trị. Hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng khi hàm lượng vitamin B12 thấp. Bạn có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin B12 nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm các nguy cơ gây táo bón.

Phần lớn những người bị thiếu hụt vitamin B12 đều thiếu yếu tố nội tại – một loại protein do dạ dày tiết ra cần thiết cho sự hấp thụ vitamin B12. Hệ tiêu hóa không thể hấp thụ B12 nếu thiếu loại protein này. Trong trường hợp đó, chỉ có thể được điều trị bằng cách tiêm bổ sung loại vitamin thiết yếu này.


Giảm thị lực

Thiếu hụt vitamin B12 có thể khiến bạn bị suy giảm thị lực và nghiêm trọng hơn là bệnh thần kinh thị giác. Nguyên nhân là bởi vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong chức năng của các dây thần kinh cũng như hệ thần kinh. Chẩn đoán tình trạng giảm thị lực ở những người bị suy dinh dưỡng hoặc không tiêu thụ bất cứ thực phẩm nào có nguồn gốc từ động vật.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, thị giác và độ nhạy của võng mạc ở những bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp sẽ được cải thiện nếu có sự kết hợp của vitamin E, DHA và vitamin B12. Bổ sung B12 trong thời gian dài sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ gây đục thủy tinh thể và giảm thị lực.


Suy giảm thị lực
Vitamin B12 có thể gây dấu hiệu giảm thị lực ở người bệnh

Trầm cảm, mất trí nhớ, thay đổi thái độ

Khi cơ thể thiếu hụt một số vitamin B quan trọng, trong đó có vitamin B12, có thể khiến bạn có nguy cơ mắc trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng. Nguyên nhân là bởi sự thiếu hụt này gây tác động mạnh mẽ đến việc sản xuất serotonin trong não. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh và cân bằng tâm trạng. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu lượng vitamin nhóm B này trong cơ thể của bạn quá thấp. Uống bổ sung vitamin B12 có thể cải thiện đáng kể tâm trạng.

Xương trở nên yếu

Tương tự như canxi và vitamin D, vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các nguyên bào và các tế bào tạo xương. Chức năng của xương có thể bị ảnh hưởng do việc thiếu hụt vitamin B12, thậm chí có thể dẫn đến chứng loãng xương.


4. Điều trị thiếu vitamin B12


Nếu bạn bị thiếu máu ác tính hoặc gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12, thường phương pháp điều trị là bạn cần tiêm vitamin này. Bạn có thể cần tiếp tục tiêm bổ sung vitamin B12, uống bổ sung liều cao bằng đường uống hoặc tiêm.

Nếu bạn không tiêu thụ các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, bạn có một số lựa chọn khác. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống của mình, bao gồm các loại ngũ cốc tăng cường vitamin B12, bổ sung hoặc tiêm B12, uống vitamin B12 liều cao nếu cơ thể bạn bị thiếu hụt.

Người lớn tuổi bị thiếu vitamin B12 có thể sẽ phải bổ sung B12 hàng ngày hoặc vitamin tổng hợp có chứa B12.

Thường những tổn thương thần kinh do vitamin B12 gây ra sẽ không thể phục hồi.


5. Phòng ngừa thiếu vitamin B12


Hầu hết mọi người có thể nhận đủ lượng vitamin B12 mà cơ thể cần bằng cách ăn đủ thịt, thịt gia cầm, hải sản, các sản phẩm từ sữa và trứng.

Nếu bạn không ăn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, hoặc bạn gặp vấn đề sức khỏe nào đó khiến việc hấp thụ dinh dưỡng trở nên khó khăn, bạn có thể bổ sung vitamin B12 có trong vitamin tổng hợp hoặc các chất bổ sung khác và thực phẩm bổ sung vitamin B12.

Xem thêm: Cách Đọc Tâm Lý Người Khác, 8 Thủ Thuật 'Đọc Vị' Suy Nghĩ Người Khác


Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B12
Phòng ngứa thiếu vitamin B12 bằng cách bổ sung một số loại thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày

Nếu bạn quyết định bổ sung vitamin B12, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhằm đảm bảo rằng chúng sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.