SKĐS - Thiếu sắt l&#x
E0; nguy&#x
EA;n nh&#x
E2;n phổ biến nhất của bệnh thiếu m&#x
E1;u dinh dưỡng. Nếu bị thiếu m&#x
E1;u do thiếu sắt, người bệnh cần phải thay đổi chế độ ăn uống như tăng cường thực phẩm gi&#x
E0;u chất sắt v&#x
E0; thực phẩm gi&#x
E0;u vitamin C, axit folic để gi&#x
FA;p cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn.

Bạn đang xem: Thiếu máu bổ sung chất gì


1. Biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt2. Người bệnh thiếu máu nên ăn gì để giúp cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn?3. Tránh thực phẩm hạn chế hấp thu chất sắt

Sắt là một khoáng chất tạo thành hemoglobin, một loại protein bên trong các tế bào hồng cầu liên kết với oxy. Mức độ sắt thấp có thể làm giảm khả năng cung cấp oxy đi khắp cơ thể.Thiếu sắt gây ra nhiều triệu chứng khác nhau bao gồm: Mệt mỏi, cảm thấy lạnh hoặc có thể nhức đầu, cảm giác lâng lâng, khó tập trung, tính khí thất thường, nhịp tim nhanh, hụt hơi, tóc khô, móng tay khô, dễ nhiễm trùng…Nếu có dấu hiệu nghi ngờ thiếu sắt, người bệnh nên đi khám, làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác để có biện pháp can thiệp phù hợp. Trong hầu hết các trường hợp, nếu nguyên nhân do chế độ ăn không đủ sắt, mức độ sắt có thể được tăng lên từ từ khi thay đổi chế độ ăn uống.

2. Người bệnh thiếu máu nên ăn gì để giúp cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn?

Chế độ ăn của người thiếu máu do thiếu sắt nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt và những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là vitamin C, axit folic. Nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm thịt đỏ, đậu, lòng đỏ trứng, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và hải sản...
Thực phẩm có nguồn gốc động vật có hàm lượng sắt cao nhất như: thịt bò, hàu, thịt gà… Các nguồn cung cấp sắt từ thực vật bao gồm: đậu, đậu lăng, đậu phụ, khoai tây, hạt điều, rau lá xanh đậm (như rau bina và cải xoăn), ngũ cốc nhiều cám…
Người bệnh thiếu máu cần tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt.

2.1. Thịt

Các loại thịt như: Thịt bò, thịt gà, thịt cừu, thịt lợn… rất giàu chất sắt cơ thể dễ hấp thu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, mặc dù thịt đỏ là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, nhưng nó cũng có thể là một lựa chọn có hàm lượng cholesterol cao.Vì vậy, bạn cũng không nên ăn quá nhiều mà nên kết hợp với các thực phẩm giàu sắt khác.

2.2. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật bao gồm thận, não, tim, đặc biệt là gan chứa nhiều sắt. Người bệnh nên chọn gan lợn hoặc gan bò vì chúng chứa hàm lượng sắt cao. Tuy nhiên, bạn cũng nên ăn ở mức vừa phải vì chúng chứa hàm lượng cholesterol cao.


Gan lợn chứa nhiều chất sắt tốt cho người bệnh thiếu máu.

2.3. Hải sản và động vật có vỏ

Nhiều loại hải sản và động vật có vỏ là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, đặc biệt là cá ngừ và cá mòi. Động vật có vỏ, đặc biệt là hàu, tôm, trai và sò giàu chất sắt tương tự như thịt.

2.4. Một số loại rau

Các loại rau ăn lá có màu xanh đậm, đậu xanh và cà chua là những nguồn cũng cấp chất sắt tốt. Bông cải xanh và cải ngọt cũng chứa vitamin C, giúp cơ thể hấp thu chất sắt từ chế độ ăn uống.


Rau có lá màu xanh đậm là nguồn cung cấp chất sắt tốt.

2.5. Một số loại trái cây

Người bệnh thiếu máu cũng nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Trái cây có hàm lượng vitamin C cao nhất bao gồm trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi), mâm xôi, việt quất, kiwi, xoài, đu đủ, dưa hấu, dứa, dâu tây… Hoặc ăn các loại mơ khô, đào, mận khô và nho khô có chứa sắt.

2.6. Hạt bí ngô


Hạt bí ngô sống rất giàu chất sắt với hơn 2mg sắt trong một chén hạt bí ngô nguyên chất. Nếu rang hạt bí ngô, bạn nên rang ở nhiệt độ thấp, tránh rang nhiệt độ quá cao vì điều đó có thể làm giảm lượng sắt.

2.7. Đậu phụ

Trong 126g đậu phụ có thể cung cấp 3,4mg sắt. Đậu phụ còn là nguồn cung cấp thiamine và một số loại khoáng chất như như canxi, magie, selen... tốt cho sức khoẻ.


Đậu phụ cũng chứa nhiều sắt.

2.8. Các loại hạt

Các loại hạt cũng là nguồn cung cấp folate dồi dào, có thể cải thiện sự hấp thu sắt. Đặc biệt, hạt dẻ cười là một món ăn nhẹ giàu chất sắt nhưng không chứa nhiều calo như các loại hạt khác.

3. Tránh thực phẩm hạn chế hấp thu chất sắt

Một số loại đồ uống như: cà phê, trà và rượu vang có chứa polyphenol, có thể ức chế sự hấp thu sắt. Vì vậy, nếu bạn đang ăn một bữa ăn bổ sung thực phẩm giàu sắt thì nên tránh các loại đồ uống này cùng thời điểm.
Thiếu máu do thiếu sắt không phải là một bệnh lý cấp tính, tuy nhiên nó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như năng suất lao động của người bệnh.Về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đặc biệt là phụ nữ có thai. Do đó, cần nhận biết những dấu hiệu sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống. Thiếu máu gây ra các biểu hiện thiếu ôxy ở các mô và tổ chức của cơ thể. Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất. Bệnh tập trung chủ yếu ở phụ nữ có thai, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Bài viết dưới đây của Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học – Truyền máu TW sẽ trả lời câu hỏi “Người bệnh thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?”

Người lớn thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

*

Nguyên tắc:

Đảm bảo ăn cân đối và đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cân đối giữa Protein động vật và thực vật. Cải thiện chất lượng bữa ăn đảm bảo cung cấp đủ chất sắt theo nhu cầu khuyến nghị (theo tuổi, giới).

– Tăng cường sử dụng nhóm thực phầm cung cấp Protein có chứa nhiều sắt, acid folic và các vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B:

+ Nhóm Protein động vật:

Nhóm thịt: Nên lựa chọn các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt bê, gan, tiết, thịt lợn, thịt gà tây… Nên sử dụng 45 – 60 g protein/ ngày tương đương 200-300g thịt/ ngày.Thủy hải sản: cá thu, cá hồi, nhóm nhuyễn thể có vỏ : hàu, sò, ốc… đảm bảo ăn 2 – 3 bữa thủy hải sản/ tuần.Trứng: Trong trứng có đầy đủ các chất dinh dưỡng protein, Lipid, Glucid. Đặc biệt trong lòng đỏ của trứng còn có chứa một lượng đáng kể sắt, canxi, kẽm, vitamin A… Một tuần một người lớn nên ăn 2 – 3 quả trứng.+ Nhóm Protein thực vật:Nhóm rau lá màu xanh đậm: Họ cải như rau cải chân vịt (cải bó xôi), cải xoong, súp lơ xanh… Một ngày nên sử dụng từ 300 – 400g (tương đương với 1 bát con rau/ bữa).Nhóm đậu, đỗ và các loại hạt: đậu hà lan, đậu tương, lạc, hạt điều, hạnh nhân…

+ Các loại quả chín, quả mọng: cherry, dâu tây, nho, việt quất, lựu… Các loại quả này không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và giúp tăng cường hấp thu sắt. Nên sử dụng từ 100-200g quả chín/ngày

– Hạn chế sử dụng trà, cà phê vì có chứa tannin làm ức chế khả năng hấp thu sắt.

– Bổ sung sắt hoặc đa vi chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.

– Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm giun, sán.

– Tuân thủ chỉ định của nhóm điều trị (Bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc, và tư vấn viên khoa dinh dưỡng) để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Trẻ em thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

– Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này. Đặc biệt có thể gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động. Do vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

– Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em:

Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là cung cấp không đủ sắt. Chế độ ăn thiếu sắt như thiếu sữa mẹ, uống sữa công thức không bổ sung sắt, cho ăn bột thiếu thức ăn nguồn gốc động vật. Ở trẻ đẻ non, thiếu cân lúc đẻ và trẻ sinh đôi, lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít nên cũng dễ thiếu sắt.

Một nguyên nhân khác là do hấp thu sắt kém: trẻ bị tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, có dị dạng ở dạ dày ruột. Hoặc do tình trạng mất sắt mạn tính, gặp trong nhiễm giun móc, loét dạ dày- tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, hành kinh (trẻ gái dậy thì)… Ngoài ra các trường hợp trẻ trong giai đoạn lớn nhanh, dậy thì nhu cầu sắt cao trong khi cung cấp không đủ cũng có thể bị thiếu máu thiếu sắt.

Về điều trị, cần phải cho trẻ uống sắt và các chế phẩm của sắt theo chỉ định của bác sĩ. Cần điều chỉnh chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi, cho trẻ ăn bổ sung đúng lúc và đúng cách. Ngoài ra cần chữa các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và chảy máu mạn tính (như điều trị giun móc, điều trị loét dạ dày-tá tràng…).

BSCKII. Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW tư vấn về bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Nguyên tắc chế độ ăn:

– Cho trẻ ăn theo nhu cầu khuyến nghị (theo tuổi, cân nặng, chiều cao, giới tính).

 – Ăn đa dạng các nhóm chất theo ô vuông thức ăn của trẻ.

Ô vuông thức ăn của trẻ

– Tăng cường các thực phẩm giàu sắt trong thực đơn hằng ngày của trẻ.

– Bổ sung các loại quả có chứa nhiều vitamin C: nho, bưởi, cam, quýt, dâu tây.… để giúp hỗ trợ hấp thu sắt.

Nguồn thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:

– Thịt đỏ và nội tạng (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thận, gan, tim, dồi tiết…).

– Trứng (mẹ nên cho trẻ ăn 3-4 quả trứng/tuần).

– Cá và động vật có vỏ (cá mòi, cá mòi cơm, cua, cá cơm, tôm, hến). Mẹ nên cho trẻ ăn 3-4 bữa cá/tuần.

– Các loại hạt (đậu phộng, quả hồ đào, quả óc chó, hạt mè, hạt hướng dương, hạt thông).

– Các loại rau có lá xanh (bông cải xanh, rau bó xôi, cải xoong, cải xoăn).

– Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc (bánh mì, bột ngô, bột cám, bánh yến mạch, lúa mạch đen)

– Đậu và các loại đậu (đậu nướng, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh, đậu mắt đen…).

ĐỊA ĐIỂM HIẾN MÁU – XÉT NGHIỆM:

1. Viện Huyết học – Truyền máu TW:

Từ thứ 2- thứ 6: 6h30 – 17h00 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu);

Thứ 7: 7h30 – 17h00 (khám theo yêu cầu).

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:

Tổng đài: 1900 96 96 70Thời gian hiến máu, hiến tiểu cầu: Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày Lễ, Tết (Từ 7h30 – 19h00).

2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: Từ thứ 3 – Chủ nhật: 8h00 – 12h00 và 13h30 – 17h00.

Xem thêm: Lời bài hát cu tí dễ thương xuân mai, thất nhân tâm

Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.