Vì thiếu những đặc tính hảo hán của một dân chơi thứ thiệt, dân chơi cầu Ba Cẳng không được xếp hạng đẳng cấp như dân chơi Sài Gòn.Bạn đang xem: Đại gia ăn chơi khét tiếng sài gòn


*

- "Dân chơi cầu Ba Cẳng" là thành ngữ được nhiều người Sài Gòn dùng để ám chỉ một số kẻ dám chơi mà không dám chịu. Vì thiếu những đặc tính hảo hán của một dân chơi thứ thiệt, dân chơi cầu Ba Cẳng không được xếp hạng đẳng cấp như dân chơi Sài Gòn.

Bạn đang xem: Đại gia ăn chơi khét tiếng sài gòn

Cầu Ba Cẳng ở đâu?

Cầu Ba Cẳng là một cây cầu đi bộ với nhiều bậc lên xuống bằng bê tông cốt thép do nhà thầu Brossard et Mopin (Pháp) xây dựng vào giai đoạn hình thành Sài Gòn.

Ban đầu cầu có tên Pont des 3 arches (cầu 3 vòm),sau đó đổi thànhcầu Khâm Sai vì do một khâm sai Pháp xây dựng. Tiếp đến cầu còn mang tên cầu Ba Miệng, cầu Ba Chưn nhưng cuối cùng cái tên cầu Ba Cẳng được nhiều người nhắc đến tận hôm nay.

Theo phương ngữ miền Nam, cẳng có nghĩa là chân. Cầu Ba Cẳng là cầu có 3 chân.

Trên đường Bãi Sậy (phường 13, quận 5, TP.HCM), khu vực trước đây có cầu Ba Cẳng, ông Năm Nghị (78 tuổi) cho biết: "Đây là một cẳng, cẳng thứ 2 phía đường Vạn Tượng chạy thẳng đến đường Trịnh Hoài Đức và cẳng thứ 3 trên đường Phan Văn Khỏe ngay phía sau chợ hóa chất Kim Biên.

Cầu nằm trong địa phận phường 13, quận 5, do đã lâu không được bảo dưỡng thường xuyên nên xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 1990, cầu sập. Chính quyền xóa sổ luôn cây cầu".

Cầu Ba Cẳng chỉ dành cho đi bộ. Ảnh: Flickr

Ông Năm Nghị chỉ cho chúng tôi xem rạch Hàng Bàng hiện đang được nạo vét. Ông nói trước kia, cầu Ba Cẳng bắt ngang qua rạch nhưng sau đó rạch lấp dần để đến hôm nay chỉ còn một đoạn ngắn.

Khu vực này có kênh Hàng Bàng, rạch Bãi Sậy là thủy lộ giao thương phục vụ hàng hóa cho chợ Bình Tây gần đó nên cũng là nơi tập trung nhiều tay anh chị.

Đã từng có nhiều giai thoại về những nhân vật cộm cán để rồi tiếng dân chơi cầu Ba Cẳng còn lưu truyền đến ngày nay.

Hình ảnh cầu Ba Cẳng không còn. Thay vào đó, nơi trước đây là cầu giờ là nhà cửa san sát. Chúng tôi cố tìm lại dấu vết của cây cầu nhưng không thể. Chỉ còn lại một đoạn ngắn của kênh Hàng Bàng đang thi công nạo vét...

Dân chơi cầu Ba Cẳng

Khu vực này, khi cầu Ba Cẳng và con kênh Hàng Bàng còn tồn tại, là khu vực trên bến dưới thuyền luôn tấp nập người mua kẻ bán.

Ông Năm Nghị kể lại: "Thời ấy giang hồ chia nhau cát cứ những khu vực làm ăn đông đúc để bảo kê thu lợi.

Nhóm giang hồ ở cầu Ba Cẳng cũng có nhiều hoạt động khiến chính quyền để ý, đã lập ra danh sách đen các tay anh chị có “số má” để nhằm ổn định an ninh trật tự".

Mũi tên bên trái là một chân của cầu Ba Cẳng trên đường Trịnh Hoài Đức. Mũi tên bên phải, một chân khác trên đường Phan Văn Khỏe. Tất cả không còn một dấu vết gì của chiếc cầu xưa

Vẫn theo ông Năm Nghị, dân chơi cầu Ba Cẳng chuyên lừa đảo để kiếm tình, kiếm tiền. Một đặc điểm của dân chơi cầu Ba Cẳng là dám làm mà không dám chịu. Khi gặp chuyện các tay anh chị cầu Ba Cẳng luôn tránh né, không dám hiên ngang chống đỡ với đối phương.

Ông Năm Nghị nói tiếp: "Theo nhiều người kể lại, vào khoảng thập niên 1950, một phụ nữ người Hoa góa bụa, ngoài 30 tuổi cư ngụ gần chợ Bình Tây cách cầu Ba Cẳng không xa, giúp việc cho các nhà giàu trong vùng để nuôi đứa con trai là Mã Ban ăn học.

Hết tiểu học, Mã Ban được nhận vào một trường trung học dành cho con em người Hoa ở Chợ Lớn. Càng lớn, Ban càng xao nhãng việc học lao vào ăn chơi khiến mẹ buồn phiền.

Bị mẹ la mắng, Ban bỏ học thu thập đàn em làm bảo kê xử lý các băng nhóm quậy phá ở khu vực cầu Ba Cẳng. Nhờ vậy, Ban có được khá tiền để lao vào các cuộc chơi suốt sáng thâu đêm.

Ban lấy vợ. Vợ Ban là con gái một thương gia người Hoa giàu có. Đến tuổi quân dịch, cha vợ Ban dùng tiền lo lót để Ban trở thành cảnh sát thuộc Tổng nha cảnh sát.

Ở một góc trên đường Bãi Sậy nơi trước đây là chân thứ 3 của cầu Ba Cẳng.

Có tiền, có thế lực, tay anh chị Mã Ban đàn đúm ăn chơi. Vì là cảnh sát, trong người Ban lúc nào cũng có một khẩu súng lục".

Ông Năm nói: "Giới giang hồ và cảnh sát như mặt trời với mặt trăng, thế mà Mã Ban chấp nhận trở thành cảnh sát khiến cho đàn em không phục. Chính vì thế, từ đó thành ngữ dân chơi cầu Ba Cẳng ra đời nhằm để phân biệt với dân chơi thứ thiệt lúc đó: Đại Cathay".

Người đàn ông này chia sẻ thêm, nhiều chuyện kể về Đại Cathay - một tay anh chị đứng đầu nhóm Tứ đại thiên vương - từng khiến đàn em hết sức kính trọng.

Kênh Hàng Bàng đang nạo vét

Thời đó, chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan tư lệnh Cảnh Sát là người quyết liệt nhất trong việc “bài trừ du đãng”. Ông ta lập ra “Biệt đội hình cảnh” nhằm tiêu diệt giang hồ.

Những cố gắng của ông Loan trở thành công cốc khi giang hồ vẫn hoành hành. Vì thế, ông đã ra sức chiêu dụ Đại: "Nếu từ bỏ và giải tán nhóm giang hồ đồng thời giúp thanh trừng các thế lực khác, anh sẽ là Đại úy, Cảnh sát trưởng một quận".

Đại khảng khái trả lời: "Tôi không thể làm hài lòng Chuẩn tướng được. Tôi chấp nhận như thế thì còn mặt mũi nào nhìn ai ở đời này". Nhờ vậy, trong mắt giới giang hồ, Đại Cathay mới đáng mặt đàn anh. Lộng hành một thời gian, Đại Cathay sau đó bỏ mạng tại đảo Phú Quốc. Báo chí Sài Gòn bấy giờ cũng được phen rúng động vì cái chết của Đại.

Máu ăn chơi bạt mạng vẫn còn tràn đầy nên không lâu sau đó nhà hàng phá sản. Cuộc sống Mã Ban trở nên khó khăn. Từ một tay phong lưu trở thành tay trắng, vợ con nheo nhóc thì Mã Ban đúng là thứ... "dân chơi cầu Ba Cẳng".

Cô Ba Sài Gòn là ai?

Chân dung của người phụ nữ được mệnh danh “Cô Ba Sài Gòn”, đệ nhất hoa khôi xinh đẹp nhất Hòn Ngọc Viễn Đông thời xưa vẫn luôn là một bí ẩn khó tìm ra lời giải đáp.


Từ lâu, đã có nhiều tài liệu ghi chép về danh tiếng lẫy lừng của người phụ nữ được mệnh danh là “Cô Ba Sài Gòn”, với nhan sắc được ví như ”liều độc dược ái tình” làm si mê trái tim của mọi đàn ông. Hàng nghìn giai thoại thêu dệt xoay quanh cuộc đời đầy sóng gió của bóng hồng khiến thân thế cô Ba vẫn còn là ẩn số, và thế hệ ngày nay chỉ được nghe kể qua những câu chuyện mang màu sắc kì ảo thiếu tính xác thực.

Bạn Đang Xem: Cô Ba Sài Gòn là ai? Bi kịch cuộc đời Cô Ba Sài Gòn

Theo những tư liệu lịch sử, có đến hai người phụ nữ nổi tiếng xinh đẹp giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX cùng mang cái tên gần giống nhau là Ba Thiệu và Ba Trà. Cả hai người này đều được gọi chung là ”Cô Ba Sài Gòn”. Hai người phụ nữ, hai nhan sắc khác nhau, cuộc đời cũng khác nhau.

Cô Ba Thiệu – Hoa hậu đầu tiên đăng quang Miss Sài Gòn năm 1865

Cô Ba Thiệu quê gốc Trà Vinh, xuất thân trong gia đình gia giáo nên từ nhỏ cô am hiểu lễ nghi phép tắc, cha cô là thầy Thông Chánh nắm giữ nhiều quyền lực. Nhan sắc của cô Ba Thiệu được học giả Vương Hồng Sển miêu tả trong quyển Sài Gòn năm xưa là “Cô đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực cao su nhơn tạo. Tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng. Đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem Bưu điện”.

*
Cô Ba Thiệu – Hoa hậu đầu tiên đăng quang Miss Sài Gòn năm 1865

Vẻ đẹp tựa đóa hoa mộc lan trong sớm mai của Ba Thiệu chính thức tỏa sáng khi cô vượt qua 100 mỹ nhân giành ngôi vị quán quân cuộc thi hoa hậu đầu tiên mang tên Miss Sài Gòn, do người Việt tổ chức năm 1865. Nhiều nhiếp ảnh gia Pháp đề nghị cô chụp ảnh mặc áo tắm để đăng báo. Vốn là người tôn trọng thuần phong mĩ tục xã hội Việt Nam đương thời nên cô từ chối. Nhan sắc mỹ miều của cô Ba Thiệu được họa thành bức vẽ rồi mang in lên tem với con số phát hành kỉ lục lớn nhất Đông Dương ngày đó.

Ngỡ rằng khi không màng đến ánh hào quang đô thị và chọn lối sống bình dị chốn thôn quê thì cô Ba Thiệu sẽ được hưởng niềm hạnh phúc. Nhưng số phận nghiệt ngã vùi dập đời hoa, gia đình cô bất ngờ hứng chịu bi kịch khủng khiếp, dẫn đến tính mạng cả nhà lâm nguy. Tên biện lý người Pháp Jaboin nhiều lần cậy quyền thế ve vãn và trêu ghẹo mẹ cô vì nhan sắc của bà cũng mặn mòi nhất nhì xứ. Trong một lần nóng giận, cha cô đã rút súng bán chết tên Jaboin và bị chính quyền Pháp thẳng tay xử tử, ngay sau đó cô bị bắt giam và quyên sinh nơi tù ngục.

Nhan sắc mỹ miều của cô Ba Thiệu được họa thành bức vẽ rồi mang in lên tem.

Tuy cuộc đời của hoa khôi bậc nhất Hòn Ngọc Viễn Đông mang hồi kết cay đắng nhưng vẻ đẹp và danh tiếng của cô đã lưu truyền khắp lục tỉnh. Bức ảnh chụp chân dung cô Ba Thiệu trở thành biểu tượng cho thương hiệu xà bông nổi tiếng do ông Trương Văn Bền sáng lập. Chất lượng của loại xà bông này giành lại thị trường trong nước mà bấy lâu hãng xà bông Pháp Marseille độc chiếm.


Cô Ba Thiệu trở thành biểu tượng cho thương hiệu xà bông nổi tiếng do ông Trương Văn Bền sáng lập.

Cô Ba Trà – Đệ nhất trong tứ đại mỹ nhân Sài Thành

Cô Ba Trà tên thật là Trần Ngọc Trà (sinh năm 1906), sau được giới thượng lưu Sài Gòn biết đến với một cái tên Tây phương khác là Yvette Trà. Nếu số phận có phần ưu ái cho cô Ba Thiều sinh ra trong nhà quyền quý thì phần cô Ba Trà lại định sẵn cuộc đời mang nhiều trái ngang sóng gió.

Ba Trà là con gia đình điền chủ khá giả thuộc Chợ Lớn (Tân An sau này), nhưng khi cô mới 5 tuổi thì một biến cố lớn xảy ra khi khiến cha cô – vì nghe lời thiên hạ đồn thổi mẹ cô ngoại tình nên đã tức giận chết bất đắc kì tử.

Chứng kiến cái chết ngỡ ngàng của đứa con trai yêu quý, bà nội cô cũng đột ngột qua đời. Gia đình bên nội cho rằng mẹ con cô là nguyên nhân gây ra hai cái chết thương tâm nên nhẫn tâm đuổi họ khỏi nhà, trong lúc mẹ của Ba Trà đang mang thai em cô trong bụng. Từ đó Ba Trà phải lớn lên trong đòn roi tủi nhục của người mẹ luôn đau đớn oán trách số phận.

*
Cô Ba Trà – Đệ nhất trong tứ đại mỹ nhân Sài Thành

Năm 14 tuổi, cô bị mẹ gả bán cho một lão bác sĩ Tây tuổi già hơn cô gấp 3 lần, và cuộc hôn nhân nhanh chóng đổ vỡ khi ông quay lại Pháp. Lúc này cô Ba Trà dần trổ mã thành thiếu nữ xinh đẹp và hớp hồn vị công tử nhà giàu đất Phan Rang. Cô lên xe hoa lần nữa nhưng đường tình duyên của cô lại trắc trở khi gặp người chồng quen thói trăng hoa. Cô ngậm ngùi trở về nhà trong sự trách mắng của mẹ. Sau đó cô nhanh chóng trở thành vợ của một bác sĩ danh tiếng, và lần thứ ba lên xe hoa của cô cũng có chung kết cục với 2 mối tình trước.

Cuộc đời Ba Trà chuyển sang bước ngoặt mới khi cô được sự dẫn dắt của một người phụ nữ sành sõi để kết thân với giới ăn chơi thượng lưu tại Sài Gòn và tiếp thu văn hóa Tây phương. Từ một cô gái lỡ dở tuổi xuân thì từng trải qua ba đời chồng, cô Ba Trà vụt sáng như đóa quỳnh nở vội vã trong đêm và được mệnh danh là Étoile de Saigon (Ngôi sao Sài Gòn), tiếng tăm của cô lan truyền đến tai những tay nhà giàu ăn chơi khét tiếng.

Nhan sắc quyến rũ không thể cưỡng lại của Ba Trà làm điên đảo những người đàn ông lắm tiền của và bằng cái đầu tinh quái, cô khiến họ dâng hết sản nghiệp. Các vị công tử gia đình quyền thế bậc nhất không thoát khỏi tay cô Ba Trà như Hắc công tử (Trần Trinh Huy), Bạch công tử (Lê Công Phước), công tử Bích – người từng tặng cô 70.000 đồng (trong lúc một lượng vàng thời đó khoảng 60 đồng) và cả tay trùm cờ bạc Sáu Ngọ vốn nổi tiếng mê trò đỏ đen hơn ái tình.

Chứng kiến sự bội bạc của những người chồng cũ nên dường như con tim cô đã chai sạn với tình yêu, tất cả những gì cô cần ở đàn ông chỉ là vật chất tiền bạc. Được vô số đại gia từ khắp Nam Kỳ lục tỉnh cung phụng chiều chuộng, cô Bà Trà sa chân vào vòng xoáy không lối thoát của cờ bạc và nghiện ngập á phiện, từng món nữ trang quý giá, các căn nhà xa hoa và xế hộp sang trọng lần lượt ra đi.

Bên cạnh nhan sắc vượt bậc thì cô Ba Trà còn nổi tiếng bởi việc dùng những loại siêu hình bùa phép quyến rũ đàn ông làm họ mê đắm mất đi lý trí, sẵn sàng chu cấp bất cứ gì cô muốn. Lúc bấy giờ dân trí nước ta chưa phát triển nên những loại hình mê tín dị đoan này khá phổ biến, mặc cho tác hại mang đến không thể nào lường trước.

Từng nắm trong tay trái tim của biết bao người đàn ông và vàng bạc nhung lụa phủ đầy châu thân, nhưng cô Ba Trà chưa từng trân trọng những gì mình được nhận. Sau này, khi thời thanh xuân đã trôi qua, nhan sắc cô Ba Trà ngày càng phai nhạt bởi hậu quả của một thời ăn chơi trác tán ngập chìm trong thuốc phiện, và những người đàn ông si mê sắc đẹp của cô cũng dần lảng tránh”.

Lúc về già cô Ba Trà phải sống khổ cực nghèo khó và qua đời trong đơn độc một mình, chấm dứt cuộc đời đầy sống gió của đóa hoa quỳnh nở vội trong đêm.

Dù là hai người phụ nữ có mảnh đời trái ngược hoàn toàn nhưng cả cô Ba Thiều và cô Ba Trà đều không có được cuộc đời yên ả hạnh phúc. Họ sở hữu nét đẹp sắc nước hương trời và danh tiếng lẫy lừng xứng với tên gọi “Cô Ba Sài Gòn” nên có lẽ danh xưng mỹ miều này chẳng thể nào phân định là dành riêng cho ai.

Bi kịch cuộc đời Cô Ba Sài Gòn

Những tài liệu về người phụ nữ được mệnh danh là Cô Ba Sài Gòn, đệ nhất hoa khôi xinh đẹp nhất Hòn Ngọc Viễn Đông thời xưa vẫn luôn là điều khiến nhiều người tò mò. Mang vẻ đẹp nức tiếng, Cô Ba Sài Gòn từng làm đổ gục loạt tay chơi hào hoa giàu có bậc nhất Sài Thành.

Nói đến “tứ đại mỹ nhân Hà thành” thời xưa, ta nhớ ngay đến cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột cờ, cô Nga Hàng Gai hay cô Bính Hàng Đẫy… Còn ở Sài Thành, không ai có thể quên nhắc đến Cô Ba Sài Gòn.

Từ lâu, đã có nhiều tài liệu ghi chép về danh tiếng lẫy lừng của người phụ nữ được mệnh danh là “Cô Ba Sài Gòn”, với nhan sắc được ví như ”liều độc dược ái tình” làm si mê trái tim của mọi đàn ông. Hàng nghìn giai thoại thêu dệt xoay quanh cuộc đời đầy sóng gió của bóng hồng khiến thân thế cô Ba vẫn còn là ẩn số, và thế hệ ngày nay chỉ được nghe kể qua những câu chuyện mang màu sắc kì ảo thiếu tính xác thực.

Theo những tư liệu lịch sử, có đến hai người phụ nữ nổi tiếng xinh đẹp giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX cùng mang cái tên gần giống nhau là Ba Thiệu và Ba Trà. Cả hai người này đều được gọi chung là ”Cô Ba Sài Gòn”. Hai người phụ nữ, hai nhan sắc khác nhau, cuộc đời cũng khác nhau.

Cô Ba Trà

Cô là một trong những phụ nữ nổi tiếng nhất Nam Kỳ được xem là “Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn xưa” mà 2 thiếu gia lừng danh Lục tỉnh là Hắc công tử và Bạch công tử đã đốt tiền để thi xem ai nấu sôi nồi chè đậu xanh trước.

Được biết, cô Ba Trà có tên thật là Trần Ngọc Trà, sinh năm 1906. Cô đặt chân lên đất Sài Gòn khi chỉ mới 16 tuổi, xuất thân từ làng quê nghèo Cần Đước (Long An).

Tuổi thơ cơ cực và bị hắt hủi đã góp phần hình thành nên tính cách của người đẹp đất Nam Kỳ sau này: Coi đời lạnh như băng.

Ba Trà sớm bộc lộ dung mạo xinh đẹp khi mới chỉ 16 tuổi và nhanh chóng trở thành “ngôi sao” của đất Sài Gòn hoa lệ. Người ta thường ví Cô Ba Trà đẹp đổ quán xiêu đình nên làm mê hoặc, khuynh đảo bao nam nhân lẫy lừng cùng thời, từ những vị thiếu gia miệt tỉnh đến các quý ông học vị học hàm thành thị, văn nhân đa tình…

Được các nhà văn, nhà báo tiền bối mô tả như Ngôi sao Sài Gòn, Huê Khôi Nam Kỳ, sắc đẹp của Cô Ba Trà (Trần Ngọc Trà) đã trở thành niềm mơ ước của tất cả người Sài Gòn, Lục tỉnh.

Với nhan sắc hiếm có của mình, cô lần lượt “đốn ngã” hàng loạt những tay chơi hào hoa, giàu có bậc nhất, trong đó có cả Công tử Bạc Liêu ăn chơi khét tiếng một thời của Lục tỉnh.

Thời ấy có bốn người đàn ông mê mẩn nhan sắc quyến rũ của Ba Trà, đó là vua cờ bạc Sáu Ngọ, bạch công tử, ông đốc phủ B, xứ Trà Vinh và một ông nữa vốn là Phó giám đốc ngân hàng Pháp Á, chi nhánh tại Cần Thơ gọi là ông trọc phú Lâm. Tuy nhiên, Ba Trà trước khi được những trọc phú và những tay chơi khét tiếng này say đắm thì cô đã có một đời chồng Tây, một đời chồng Ta lai tàu ở tận xứ Phan Thiết, và một lô ông hội đồng, ông trọc phú ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Theo thống kê sơ bộ của những người am hiểu về Ba Trà thời ấy thì cùng một lúc Ba Trà có đến một chục đủ đầu (mười hai người) đàn ông ở dưới tay mình. Người nào cũng giàu có và lúc nào cũng sẵn sàng cung phụng cho cô Ba tiền của ăn chơi thỏa thích.

Vì thế, cô sở hữu không biết bao nhiêu đồ quý giá từ trang sức, áo quần hàng hiệu cho đến nhà cửa, xe cộ.

Dẫu được nhiều công tử vây quanh, không tiếc tiền cung phụng cho cô Ba tiền của ăn chơi thỏa thích nhưng lòng cô vẫn “giá lạnh”, không xiêu lòng thuộc về ai. Có lẽ vì được nuông chiều nên cô đã ngã vào con đường đỏ – đen lúc nào không hay.

*
Cuộc đời đầy sóng gió của cô Ba Trà

Cuộc đời đầy sóng gió của cô Ba Trà được tiểu thuyết hóa.

Cũng vì chót mang phận “hồng nhan đa đoan”, cuộc đời của giai nhân Sài Gòn một thuở quả là bảy nổi ba chìm, lên voi xuống vịnh. Những canh bạc dần đốt sạch gia sản của người đẹp. Cô Ba bỗng nhiên “một bước xuống đường” lâm vào cảnh nợ nần, túng bấn và phải đi làm thuê ở một cửa tiệm nhỏ.

Sau này, khi thời thanh xuân đã trôi qua, nhan sắc cô Ba Trà ngày càng phai nhạt bởi hậu quả của một thời ăn chơi trác tán ngập chìm trong thuốc phiện, và những người đàn ông si mê sắc đẹp của cô cũng dần lảng tránh.

Lúc về già cô Ba Trà phải sống khổ cực nghèo khó và qua đời trong đơn độc một mình, chấm dứt cuộc đời đầy sống gió của đóa hoa quỳnh nở vội trong đêm.

Cô Ba Thiệu

Cũng tên là cô Ba nhưng người đẹp mang danh cô Ba Thiệu (hay cô Ba “xà bông”) lại có cuộc đời và số phận dường như trái ngược hoàn toàn với cô Ba Trà. Được sinh ra trong một gia đình quyền thế, cha của cô Ba Thiệu là thầy thông Chánh ở Trà Vinh nên cô sống rất hiểu chuyện, được học hành tử tế, am hiểu lễ nghi phép tắc. Nhiều giai thoại kể rằng, tiếng tăm của cô Ba Thiệu nổi lên như cồn từ cuộc thi hoa hậu đầu tiên do chính người Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn diễn ra năm 1865.

Cuộc thi này có tên gọi Miss Sài Gòn. Không giới hạn trong phạm vi “Hòn ngọc Viễn Đông”, cuộc thi còn cho phép những mỹ nhân từ các vùng phụ cận tham dự.

Cuối cùng, vượt qua gần 100 cô gái, vương miện Hoa hậu thuộc về cô Ba Thiệu.

Sau khi đăng quang ngôi vị Miss Sài Gòn, nhan sắc của cô Ba nổi tiếng khắp cả Đông dương ngày ấy. Cô được học giả Vương Hồng Sển miêu tả trong quyển Sài Gòn năm xưa là “Cô đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực cao su nhơn tạo. Tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức”. Là hoa hậu nhưng cô Ba sống bình dị, chân chất của một gái quê. Người đẹp Trà Vinh nhận được vô số lời mời chào của nhiều thiếu gia, quan tây giàu có.

Trước vẻ mỹ miều của cô Ba, nhiều người Pháp đã đề nghị cô chụp ảnh để đăng báo ở chính quốc. Họ rất muốn chụp cô trong trang phục áo tắm nhưng cô không đồng ý. Chân dung cô sau đó được vẽ rồi in thành tem với số lượng phát hành lớn chưa từng có ở Đông Dương. Cô là phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện trên con tem.

Một thời gian sau, cô Ba quyết định lấy chồng trong sự tiếc nuối của rất nhiều chàng trai. Thay vì lấy một ông quan tây giàu có, cô Ba lấy một người đàn ông Việt Nam bình thường và chọn cho mình một lối sống giản dị, bỏ lại đằng sau nhiều ánh hào quang.

Ngỡ rằng khi không màng đến ánh hào quang đô thị và chọn lối sống bình dị chốn thôn quê thì cô Ba Thiệu sẽ được hưởng niềm hạnh phúc. Nhưng số phận nghiệt ngã vùi dập đời hoa, gia đình cô bất ngờ hứng chịu bi kịch khủng khiếp, dẫn đến tính mạng cả nhà lâm nguy. Tên biện lý người Pháp Jaboin nhiều lần cậy quyền thế ve vãn và trêu ghẹo mẹ cô vì nhan sắc của bà cũng mặn mòi nhất nhì xứ. Trong một lần nóng giận, cha cô đã rút súng bán chết tên Jaboin và bị chính quyền Pháp thẳng tay xử tử, ngay sau đó cô bị bắt giam và quyên sinh nơi tù ngục.

Xem thêm: Dây chuyền nữ đẹp pha lê swarovski chim ruồi xanh, dây chuyền mặt đá pha lê xanh

*
cô Ba “xà bông”

Tuy cuộc đời của hoa khôi bậc nhất Hòn Ngọc Viễn Đông mang hồi kết cay đắng nhưng vẻ đẹp và danh tiếng của cô đã lưu truyền khắp lục tỉnh. Bức ảnh chụp chân dung cô Ba Thiệu trở thành biểu tượng cho thương hiệu xà bông nổi tiếng do ông Trương Văn Bền sáng lập. Chất lượng của loại xà bông này giành lại thị trường trong nước mà bấy lâu hãng xà bông Pháp Marseille độc chiếm.