Chế độ kế toán là gì? Pháp luật hiện hành quy định những chế độ kế toán nào và doanh nghiệp lựa chọn chế độ kế toán nào thì phù hợp?

Chế độ kế toán là gì?

Theo quy định tại Luật Kế toán 2015, chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.

Bạn đang xem: Chế độ kế toán doanh nghiệp

Một trong các nhiệm vụ kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Như vậy có thể thấy rằng doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp mình.

Các chế độ kế toán hiện hành

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ áp dụng các chế độ kế toán khác nhau.

Chế độ kế toán

Đối tượng áp dụng 

Văn bản pháp luật 

Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

Các doanh nghiệp siêu nhỏ (trừ doanh nghiệp nhà nước). Trong đó:

– Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng

– Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Thông tư 132/2018/TT-BTC

Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

Thông tư 133/2016/TT-BTC

Chế độ kế toán doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế; bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu thấy phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Thông tư 200/2014/TT-BTC

Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp

Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước.Thông tư 107/2017/TT-BTC

Chế độ kế toán áp dụng với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bao gồm cả Trụ sở chính các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Chi nhánh).Thông tư 177/2015/TT-BTC

Thay đổi chế độ kế toán

Bước 1: Lập công văn thay đổi chế độ kế toán

– Xác định chế độ kế toán muốn áp dụng

– Lập công văn thay đổi chế độ kế toán áp dụng

Bước 2: Nộp công văn 

– Nộp công văn cho bộ phận một cửa tại cơ quan thuế quản lý

– Số bản nộp: 02 bản. Cơ quan thuế giữa 1 bản, đóng dấu xác nhận và trả doanh nghiệp 1 bản để lưu

Hình thức xử lý đối với doanh nghiệp chọn sai chế độ kế toán

Theo quy định của Nghị định 41/2018/NĐ-CP, cá nhân áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng sẽ phải chịu phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Lưu ý mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm; tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần.

Ngoài ra, còn có các mức phạt sau (lưu ý mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm):

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán. Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán.

Trên đây là nội dung Law
Key chia sẻ về Các chế độ kế toán hiện hành.
 Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của Law
Key để được tư vấn. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc! 

Mỗi lĩnh vực khi hoạt động đều phải dựa trên một cơ sở nào đó như: nguyên tắc, quy định, chuẩn mực,…Kế toán cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Khi làm việc, người kế toán luôn phải đặc biệt hiểu rõ các luật định, chuẩn mực kế toán, và đặc biệt là các chế độ kế toán. Vậy chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam được phân loại như thế nào và được áp dụng ra sao vào thực tiễn?…Chúng ta cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu.

*

Theo cách phân loại là các loại hình đơn vị nghề nghiệp khác nhau thì chế độ kế toán hiện hành bao gồm:

– Chế độ kế toán dùng cho các doanh nghiệp

– Chế độ kế toán dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp

– Chế độ kế toán dùng cho các Ngân hàng

 1. Chế độ kế toán dùng cho các doanh nghiệp

Chế độ kế toán doanh nghiệp bao gồm:

– Chế độ kế toán theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC

– Chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ( thay thế QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)

a. Đối tượng áp dụng:

*

– Chế độ kế toán theo QĐ số 48: áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thoả mãn 1 trong 2 điều kiện:

+ Có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng, hoặc

+ Có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.

– Chế độ kế toán theo TT 200: Không phân biệt đối tượng áp dụng là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

– Doanh nghiệp lớn: Là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thoả mãn đồng thời 2 điều kiện:

+ Có vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, và

+ Có số lao động trung bình hàng năm trên 300 người)

b. Hệ thống tài khoản:

– Tài khoản kế toán là công cụ để hạch toán kế toán.

– Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp lớn căn cứ vào nội dung hệ thống tài khoản dành riêng cho từng đối tượng để hạch toán kế toán, bao gồm:

– Hệ thống tài khoản kế toán theo QĐ 48 dành cho DN vừa và nhỏ

– Hệ thống tài khoản kế toán theo TT 200

c. Hệ thống chứng từ kế toán

– Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

– Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán.

– Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

+ Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

+ Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

+ Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

– Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

+ Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

+ Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán;

– Doanh nghiệp có thể tự in mẫu chứng từ cho DN mình thay vì phải tuân thủ đúng mẫu chứng từ do BTC phát hành nhưng phải đảm bảo đúng Luật kế toán.

d. Hệ thống sổ kế toán

*

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.

– Các loại sổ kế toán

+ Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

+ Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái.

+ Sổ kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

– Doanh nghiệp có thể tự xây dựng biểu mẫu sổ sách kế toán cho riêng DN mình nhưng phải đảm bảo sổ sách lập ra phải cung cấp thông tin chính xác, minh bạch,…

e. Hệ thống báo cáo tài chính:

– Báo cáo tài chính năm quy định cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ban ngành và các thành phần kinh tế bao gồm:

Bảng cân đối kế toánMẫu số B 01 – DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhMẫu số B 02 – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệMẫu số B 03 – DN
Bản thuyết minh Báo cáo tài chínhMẫu số B 09 – DN

– Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết luận về chế độ kế toán doanh nghiệp

– Những DN lớn đang áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 15 thì chuyển sang áp dụng TT 200 từ năm 2015.

– Những DN vừa và nhỏ đang áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 48 thì có 2 lựa chọn:

+ Vẫn áp dụng theo QĐ 48

+ Có thể áp dụng theo TT 200 nhưng phải đăng ký với BTC

2. Chế độ kế toán dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp

Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp được ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC

a. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là các đơn vị hành chính sự nghiệp, cụ thể:

– Các cơ quan hành chính: là hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước từ Trung ương đến địa phương bao gồm cả các viện kiểm sát đến các toà án nhân dân các cấp.

– Các đơn vị sự nghiệp: là các đơn vị do các cơ quan có thẩm quyền thành lập để thực hiện chức năng riêng của từng ban ngành, lĩnh vực.

*

b. Hệ thống tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị hành chính sự nghiệp áp dụng tại Hệ thống tài khoản theo QĐ 19

c. Hệ thống chứng từ kế toán

– Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

– Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

– Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt;

– Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số;

– Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ.

d. Hệ thống sổ kế toán

– Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến đơn vị hành chính, sự nghiệp (bao gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết)

– Đối với các đơn vị kế toán cấp I và cấp II (Gọi tắt là cấp trên) ngoài việc mở sổ kế toán theo dõi tài sản và sử dụng kinh phí trực tiếp của cấp mình còn phải mở sổ kế toán theo dõi việc phân bổ dự toán, tổng hợp việc sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí của các đơn vị trực thuộc (đơn vị kế toán cấp II và cấp III) để tổng hợp báo cáo tài chính về tình hình sử dụng kinh phí và quyết toán với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp.

e. Hệ thống báo cáo tài chính

Xem chi tiết: Danh mục báo cáo tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp

4. Chế độ kế toán dùng cho các Ngân hàng Nhà nước

*

– Hệ thống tài khoản Ngân hàng ban hành theo QĐ số: 479/2004/QĐ-NHNN

– Hệ thống chứng từ: ban hành theo QĐ số: 1789/2005/QĐ-NHNN

+ Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong ngân hàng đều phải lập chứng từ kế toán.

+ Tất cả các chứng từ kế toán ngân hàng phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác.

Xem thêm: Mascara bị khô phải làm sao, 20 cách xử lý mascara bị khô tốt nhất 03/2023

+ Số tiền trên chứng từ ngân hàng phải ghi cả bằng chữ và bằng số.

– Hệ thống báo cáo kế toán – tài chính ngân hàng Ban hành theo QĐ số: 16/2007/QĐ-NHNN

– Báo cáo kế toán của Ngân hàng bao gồm:

+ Báo cáo cân đối tài khoản nội bảng

+ Báo cáo cân đối tài khoản ngoại bảng

+ Các báo cáo kế toán quyết toán năm

– Báo cáo tài chính của Ngân hàng bao gồm:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

Trên đây là những nội dung cơ bản của chế độ kế toán hiện hành cho từng loại hình đơn vị kế toán. Chúc các bạn thành công!!!