Tiết kiệm tiền là một hành động, cũng là một thói quen tốt mà bất cứ đối tượng nào cũng cần phải học hỏi. Tiết kiệm ở đây không có nghĩa là chi li, keo kiệt mà nhằm thực hiện những mục tiêu lớn hơn trong tương lai cũng như phòng trừ những bất trắc trong cuộc sống. 
Tiết kiệm tiền không phải là một hành động dành cho riêng một đối tượng nào hay đến một thời điểm cụ thể nào đó bạn mới bắt đầu tiết kiệm. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn phải biết tiết kiệm và tạo thành thói quen tiết kiệm, từ đó sớm thực hiện được các mục tiêu của bản thân.

Bạn đang xem: Cách tiết kiệm tiền của học sinh


Học sinh, sinh viên là đối tượng được bố mẹ chu cấp một khoản tiền tiêu vặt nhất định hàng ngày. Tuy nhiên, phần lớn các bạn học sinh đều tiêu quá số tiền được cho khiến bản thân nhiều khi cháy túi. Vậy có cách nào giúp các em học sinh tiết kiệm tiền hiệu quả? 

Nội dung bài viết ngay dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một vài cách tiết kiệm tiền và quản lý chi tiêu cho học sinh, sinh viên, du học sinh đơn giản, hiệu quả nhất.

Mục lục:

1. Cách tiết kiệm tiền cho học sinh

2. Cách tiết kiệm tiền cho sinh viên

3. Cách tiết kiệm tiền cho du học sinh

1. Cách tiết kiệm tiền cho học sinh

Rất nhiều cha mẹ cho rằng, học sinh còn quá nhỏ để hiểu về tiền bạc và tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, dạy con về tài chính không bao giờ là quá sớm, nói về tiền và cách dùng tiền giúp lứa tuổi này tạo lập thói quen tốt để xây dựng nền tảng, sự hiểu biết về quá trình lao động làm ra đồng tiền và sự cân đối trong chi tiêu gia đình. Với lứa tuổi học sinh, cha mẹ có thể giúp con tiết kiệm tiền bằng các cách như:

Bạn hãy mua một con heo xinh xắn bằng đất hoặc nhựa và dạy con dùng nó để tiết kiệm bằng cách bỏ vào đó tất các khoản tiền như tiền thưởng học tập, tiền lì xì dịp lễ, tết, tiền mừng sinh nhật, tiền bố mẹ cho để tiêu vặt… Để đảm bảo việc tiết kiệm thành công, bố mẹ hãy đồng hành cùng con trong suốt quá trình tiết kiệm. Hãy dạy cho con hiểu rằng số tiền tiết kiệm này có thể thực hiện được các mục tiêu mà con mong muốn trong cuộc sống như mua sách vở, mua đồ chơi, tham gia khóa học Tiếng Anh... Những ống heo được trang trí bắt mắt chắc chắn sẽ giúp con có hứng thú hơn trong việc tiết kiệm.


*
Dạy con biết tiết kiệm - ảnh minh họa

Một cách tiết kiệm hữu hiệu mà học sinh cấp 1, 2 hay cấp 3 có thể áp dụng rất hiệu quả là tiết kiệm dụng cụ học tập bằng cách mua nhiều ngòi bút với giá rẻ để tận dụng vỏ bút cũ thay vì mua một chiếc bút mới. Hoặc nên mua gọt chì để sử dụng khi bút chì mòn. Đặc biệt, mỗi năm học mới các em học sinh có thể tái sử dụng cặp sách cũ, sách giáo khoa của anh chị khóa trước hoặc những cửa hàng bán sách cũ. Điều này sẽ giúp các bạn tiết kiệm kha khá tiền nhé.

Tất cả các trường học cấp 1, cấp 2 và cấp 3 đều cho phép học sinh sử dụng thẻ thư viện để mượn sách miễn phí. Tại đây, các em có thể mượn đa dạng loại sách từ sách tham khảo, sách giáo khoa đến các loại sách truyện…. Hãy tận dụng điều này vì nó có thể giúp bạn tiết kiệm được hàng triệu đồng chi phí mua sách mỗi năm. 

*
Mượn sách miễn phí tại thư viện - ảnh minh họa

Các món ăn vặt có sức hút rất lớn với học sinh như: xúc xíc, cá viên chiên, trà sữa... Ăn vặt nhiều sẽ trở thành thói quen và điều đó vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vừa khiến bạn tốn một khoản tiền khổng lồ so với túi tiền của học sinh. Vì vậy thay vì ăn vặt mỗi ngày thì chỉ nên ăn 1-2 lân/tuần

Bên cạnh đó, các em học sinh cũng nên hạn chế các khoản chi tiêu cho những hoạt động như xem phim, các chương trình ca nhạc của thần tượng… bởi những hoạt động này tốn rất nhiều chi phí. Nếu đến rạp xem phim hãy tận dụng ưu đãi giảm giá dành cho học sinh, sinh viên để giảm bớt chi phí.

2. Cách tiết kiệm tiền cho sinh viên

Sinh viên là nhóm đối tượng mà vấn đề chi tiêu - tiết kiệm cần được đặt lên hàng đầu vì hầu hết các bạn đều phải thuê trọ ở, chưa thực sự kiếm ra tiền và phải nhận chu cấp hàng tháng từ bố mẹ. Tiết kiệm cho sinh viên là điều không dễ tuy nhiên nếu biết cách bạn hoàn toàn có thể dư ra một khoản tiền mỗi tháng.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM... xe buýt rất phổ biến, thuận tiện cho người sử dụng. Với giá vé từ 7.000 VNĐ – 10.000 VNĐ/vé/tuyến bạn đã có thể đến được trường học hoặc bất kỳ địa điểm nào có tuyến xe buýt hoạt động, một cách an toàn. Đặc biệt, khi đăng ký vé xe buýt theo tháng, sinh viên sẽ được ưu tiên giảm giá đến 50%. Hãy tận dụng điều này để giảm bớt chi phí đi lại.

*
Đi xe bus tiết kiệm chi phí - ảnh minh họa

Một lối sống ăn uống lành mạnh sẽ đảm bảo sức khỏe của bạn và nó cũng giúp túi tiền của bạn bớt vơi đi nhiều đó. Với những bạn không khéo tay trong khoản nấu nướng thì đây chính là cơ hội giúp bạn được rèn luyện tay nghề trong lĩnh vực này nhiều hơn. Bạn có thể lên kế hoạch mua đồ ăn cho 1 tuần và chuẩn bị thực đơn sẵn. Điều này giúp bạn tiết kiệm khá nhiều tiền mỗi tháng. 

 Sinh viên thường xuyên được hưởng ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ như xem phim, đi xe buýt, sử dụng gói cước điện thoại… Thay vì trả giá 100.000 - 120.000 đồng/vé xem phim, khi có thẻ sinh viên bạn sẽ được ưu đãi đồng giá chỉ 45.000 - 60.000 đồng/vé. Ngoài ra, thẻ sinh viên còn giúp bạn hưởng ưu đãi giảm lên đến 50% khi mua vé xe buýt theo tháng hay nhận ưu đãi sử dụng các gói cước giá rẻ đến từ các nhà mạng viễn thông.

Các trường đại học thường tập trung ở các thành phố lớn, nơi mức sống cao và nhà ở đắt đỏ. Vì thế, bạn cần phải lựa chọn chỗ ở trọ thật kỹ sao cho vừa gần trường vừa hợp lý về giá thuê. Đối với sinh viên, ở ghép là lựa chọn rất hợp lý vì việc chia tiền nhà cho người khác giúp bạn tiết kiệm được thêm một khoản tiền. 

*
Ở ghép là giải pháp tiết kiệm tiền phòng - ảnh minh họa

Không qua điểm trung bình tối thiểu đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải học lại và thi lại. Việc học lại, thi lại không những tốn thời gian mà chắc chắn sẽ khiến bạn tốn không ít tiền.

Ngoài ra bạn cố gắng chăm chỉ học tập để giành học bổng của nhà trường. Như vậy, bạn có thể trang trải được 1 đến 2 tháng không cần xin tiền gia đình.

Bạn có thể tiết kiệm tiền thông qua việc làm thêm như gia sư, bán hàng tại các cửa hàng quần áo, đồ lưu niệm…. cách này cũng giúp bạn có thêm một khoản thu nhập không nhỏ.

Đây được coi là phương pháp chi tiêu thông minh cực kỳ hiệu quả. Hãy cố gắng ghi lại những khoản chi và thu dù là nhỏ nhất. Nó sẽ giúp bạn biết được mình đã chi tiêu những gì? Đâu là khoản khiến bạn tốn nhiều tiền nhất? Từ đó có giải pháp điều chỉnh sao cho phù hợp.

3. Cách tiết kiệm tiền cho du học sinh

Với du học sinh việc sống xa gia đình, bạn bè và người thân là điều không dễ dàng cho nên việc cân bằng chi tiêu và tiết kiệm lại càng trở thành vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, thực tế bạn có thể tiết kiệm tiền thông qua những thói quen nhỏ để đảm bảo cuộc sống du học ở nước bạn trở nên dễ dàng hơn. 

Gia tăng thu nhập bằng việc tìm kiếm một công việc làm thêm là điều rất phổ biến đối với du học sinh. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn làm thêm tại các cửa hàng, quán ăn... vừa giúp có thêm khoản tiền để chi tiêu, tiết kiệm và vừa tạo điều kiện cho bạn trau dồi vốn ngoại ngữ của mình.

*
Làm thêm để kiếm thêm thu nhập - ảnh minh họa

Tại các trường học ở nước ngoài, thư viện là nơi bạn có thể tìm kiếm rất nhiều loại sách khác nhau. Bạn nên tận dụng điều này để sử dụng sách miễn phí tại đây thay vì bỏ ra số tiền lớn để mua sách từ bên ngoài vì giá cả rất đắt đỏ. Khi mượn sách hãy cố gắng giữ gìn sách cẩn thận, tránh nhàu nát và trả sách đúng thời gian quy định.

Chi phí ăn uống, sinh hoạt tại nước ngoài được đánh giá là một trong những loại chi phí tốn kém ngân sách nhất vì thức ăn, đồ uống tại nước ngoài rất đắt đỏ. Nếu bạn ăn ngoài thì số tiền ăn mỗi tháng là rất lớn. Chẳng hạn du học Hàn Quốc nếu ăn tại nhà ăn sinh viên ở trường, bạn sẽ mất khoảng 2.5 USD – 3 USD/1 bữa, khoảng 180 USD – 270 USD/tháng. Tức là mỗi tháng bạn mất 4.000.000 - 6.000.000 VNĐ. Nếu như bạn ăn ở ngoài giá sẽ cao hơn. Cho nên cách tiết kiệm hiệu quả nhất là tự nấu ăn. Hãy lên thực đơn cho việc ăn uống hàng tuần và tự mình pha chế các loại đồ uống như cà phê, nước trái cây… thay vì đặt mua chúng từ bên ngoài.

*
Sinh viên tự nấu cơm - ảnh minh họa

Ở kí túc xá sẽ là lựa chọn hợp lý nhất cho các bạn du học sinh, tuy nhiên nếu không thể ở trong kí túc xá thì bạn nên tìm người ở ghép để giảm chi phí. Việc thuê nhà riêng có chi phí gấp 4-5 lần bạn ở kí túc xá đó.

Hầu hết các ứng dụng như Facebook Messenger, Zalo, Skype, Instagram…. đều cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện bằng âm thanh/video miễn phí mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối internet. Hãy tận dụng cách thức liên lạc này để nói chuyện cùng bố mẹ, bạn bè… thay vì tiêu tốn nhiều tiền điện thoại mỗi tháng cho cước phí gọi quốc tế đắt đỏ.


*
Sử dụng ứng dụng gọi điện - ảnh minh họa

Mua sắm tại nước ngoài rất đắt đỏ cho nên bạn hãy tập thói quen mua sắm thông minh. Chỉ mua khi thực sự cần thiết và nên mua sắm vào mùa sale hay những dịp “xả hàng”. Đây là một cách hữu hiệu để tiết kiệm tiền. Bạn hãy tìm hiểu thông tin, ngày giờ và mức giảm giá để có thể "săn" được món đồ ưng ý với giá cả thấp.

Thời gian sale tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia, tuy nhiên dịp giảm giá lớn nhất thường vào Giáng sinh và năm mới. Bạn hãy thường xuyên cập nhật những trang bán hàng online để tận dụng chương trình khuyến mãi.

Tiết kiệm tiền chưa bao giờ là quá sớm, dù bạn thuộc nhóm đối tượng nào, học sinh cấp 1, cấp 2, 3 hay đã là sinh viên, du học sinh hãy tạo cho mình thói quen tiết kiệm. Áp dụng các cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên nói trên sẽ giúp túi tiền của bạn dày lên, các mục tiêu sẽ nhanh chóng được thực hiện.

Đối với một du học sinh việc quản lý chi tiêu vô cùng quan trọng, ở nơi đất khách quê người không phải muốn vay mượn là có ngay. Bạn nên có một cuốn sổ tay để viết lại những khoản đã chi và tổng kết lại, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng mang theo sổ tay bên mình vì vậy việc cài đặt một ứng dụng trên điện thoại di dộng sẽ giúp bạn nhiều đó, tiện lợi, khoa học. Hiện nay có nhiều app quản lý chi tiêu phù hợp cho các bạn sinh viên, du học sinh, bạn có thể tham khảo thêm App quản lý chi tiêu dành riêng cho sinh viên này nhé.

Khi còn là học sinh, sinh viên, chúng ta vốn quen với việc được bố mẹ và gia đình chăm lo, chu cấp đầy đủ điều kiện để học tập và phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi cụm từ “độc lập tài chính” trở thành xu hướng thì đã có không ít bạn học sinh cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề tài chính và học cách tiết kiệm. Vậy tiết kiệm tiền khi còn trẻ sẽ mang lại những lợi ích gì? Làm thế nào để bắt đầu thói quen tiết kiệm? Hãy cùng ngân hàng số trunghocthuysan.edu.vn khám phá 20 cách tiết kiệm tiền cho học sinh dưới đây nhé!

Tham khảo:


Menu Xem nhanh
1. Vì sao nên biết cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên, du học sinh từ sớm?
2. Cách tiết kiệm tiền cho học sinh
2.1. Nuôi ống heo
2.2. Tái sử dụng đồ dùng học tập, sách giáo khoa cũ
2.3. Hạn chế chi tiêu vào đồ ăn vặt và các hoạt động giải trí
2.4. Sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp
2.5. Tìm kiếm miễn phí trên Google là cách tiết kiệm tiền cho học sinh dễ dàng và hiệu quả nhất
2.6. Làm thêm trong kỳ nghỉ hè là cách giúp tiết kiệm tiền hiệu quả cho học sinh
3. Cách tiết kiệm tiền cho sinh viên
3.1. Sử dụng tài khoản ngân hàng không tốn phí
3.2. Sử dụng phương tiện công cộng để di chuyển
3.3. Tận dụng tối đa lợi ích của thẻ sinh viên
3.4. Hạn chế ăn ngoài
3.5. Lựa chọn chỗ ở không quá mắc tiền
3.6. Cố gắng không rớt môn
3.7. Mua sách cũ, thanh lý những món đồ không còn sử dụng
4. Cách tiết kiệm tiền cho du học sinh
4.1. Tận dụng thẻ sinh viên một cách hiệu quả
4.2. Tận dụng tối đa thẻ thư viện là cách tiết kiệm tiền cho du học sinh thường được sử dụng nhất
4.3. Cố gắng không rớt môn, giành học bổng
4.4. Lựa chọn nhà ở với giá tiền phù hợp
4.5. Tự nấu ăn tại nhà
4.6. Sử dụng các ứng dụng gọi điện miễn phí
4.7. Tận dụng các đợt bán hàng giảm giá và các phiếu giảm giá
5. Mở thẻ ATM trunghocthuysan.edu.vn online chỉ 2 phút với e
KYCMiễn phí mở thẻ – Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

Vì sao nên biết cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên, du học sinh từ sớm?

Tiết kiệm tiền là thói quen tốt giúp bạn có cái nhìn tích cực về đồng tiền. Đồng thời sẽ giúp bạn học được cách quản lý chi tiêu cho bản thân. Thông qua việc tiết kiệm tiền, các bạn trẻ sẽ thấm nhuần giá trị của công sức lao động, từ đó có thể san sẻ gánh nặng tài chính cùng các bậc phụ huynh. Không chỉ vậy, tiết kiệm còn giúp các bạn học sinh tạo cho mình quỹ tài chính riêng giúp họ thực hiện những dự định trong tương lai.

Hiện nay các ngân hàng đều hỗ trợ mở tài khoản cho các bạn trẻ từ đủ 15 tuổi trở lên. Do đó, việc tiết kiệm cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đặc biệt với ngân hàng số trunghocthuysan.edu.vn, những công dân đủ 15 tuổi có đầy đủ giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD sẽ được hỗ trợ làm thẻ ATM một cách nhanh chóng. Với một tài khoản trunghocthuysan.edu.vn trong tay, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm gửi tiền tiết kiệm hàng tháng với lãi suất cực kỳ cạnh tranh, chỉ từ 100.000 đồng. Nổi bật là trunghocthuysan.edu.vn sẽ hỗ trợ bạn thủ tục gửi tiền tiết kiệm đơn giản ngay tại trên app. Bạn chỉ cần thực hiện ngay tại nhà mà không cần đến phòng giao dịch. Bạn chỉ cần chưa đến 5 phút để mở tài khoản online trunghocthuysan.edu.vn ngay tại nhà đơn giản cho học sinh, sinh viên, du học sinh.


MỞ THẺ NGAY!

Cách tiết kiệm tiền cho học sinh

Nuôi ống heo

Nuôi ống heo là một trong những cách tiết kiệm tiền cho học sinh quen thuộc nhất đối với mọi lứa tuổi. Đây cũng là một phương pháp vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Mỗi ngày chỉ cần trích một khoản tiền nhỏ vào ống heo là bạn đã có thể tập cho mình một thói quen tiết kiệm rồi.

Tái sử dụng đồ dùng học tập, sách giáo khoa cũ

Sử dụng đồ dùng học tập cũ chính là một trong những cách tiết kiệm tiền thiết thực nhất cho các bạn học sinh. Thay vì mua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo mới thì bạn có thể tái sử dụng những bộ sách cũ của anh chị mình. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm được một phần chi phí. Bên cạnh đó, bạn còn có thể giữ sách vở của mình thật tươm tất để có thể “bàn giao” lại cho những người học sau mình nữa đấy nhé! Đây còn là một cách truyền thông điệp ý nghĩa về việc bảo quản tốt đồ dùng cũ và tiết kiệm nữa đó!


*

Hạn chế chi tiêu vào đồ ăn vặt và các hoạt động giải trí

Đi ăn uống, tụ tập vui chơi luôn là sở thích của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn dành quá nhiều tiền cho những hoạt động như vậy không phải là quá lãng phí hay sao? Để việc giải trí luôn được đảm bảo lành mạnh, vui vẻ và tiết kiệm, các bạn có thể cắt giảm chi tiêu cho những sở thích này. Chẳng hạn như thay vì ngày nào cũng chi tiền ăn vặt thì bạn có thể sắp xếp hẹn hò những người bạn của mình 1 lần/ tuần. Như vậy là đã giảm được phần nào chi phí bỏ ra rồi. Đây là một cách tiết kiệm tiền cho học sinh hiệu quả và hứa hẹn sẽ mang đến một số tiền nhàn rỗi kha khá về sau.

Sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp

Một trong những cách tiết kiệm tiền cho học sinh đơn giản đó chính là sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt hoặc xe đạp. Khi đi xe buýt, bạn sẽ không cần phải chen mình vào dòng người vội vã trong thời tiết nóng nực. Đồng thời, bạn có thời gian đọc thêm 1 trang sách hay nghe 1 vài bản nhạc trên con đường đến trường. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm tiền bạc mà còn giúp nối dài thời gian biểu cho mỗi người.

Tìm kiếm miễn phí trên Google là cách tiết kiệm tiền cho học sinh dễ dàng và hiệu quả nhất

Với thời đại mà lượng thông tin rất lớn như hiện nay thì Google là một kho tài liệu tuyệt vời, phục vụ bạn từ nhu cầu giải trí đến học tập. Chỉ cần gõ thông tin cần tìm, Google sẽ đưa ra cho bạn vô vàn những kết quả liên quan. Trước đây, nếu muốn tìm kiếm một quyển sách hay, bạn sẽ phải ra nhà sách để tìm mua. Còn ngày nay, tất cả đều có trên Google. Google cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin bổ ích hoàn toàn miễn phí. Nhờ vậy, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm miễn phí mọi thứ từ giải trí đến học tập, tiết kiệm được kha khá chi phí cho những món đồ không thật sự cần thiết.

Làm thêm trong kỳ nghỉ hè là cách giúp tiết kiệm tiền hiệu quả cho học sinh

Ngày nay, có rất nhiều bạn học sinh chủ động tìm kiếm việc làm thêm mỗi khi được nghỉ hè. Điều này không chỉ giúp bạn trẻ kiếm được một khoản tiền tiết kiệm mà còn giúp các bạn học sinh có thêm những trải nghiệm thú vị trong cuộc sống. Đáng nể hơn, có những bạn trẻ đã tự mình kinh doanh online hay tự tạo nguồn thu nhập tự động bằng vlog hay blog,…

Cách tiết kiệm tiền cho sinh viên

Sử dụng tài khoản ngân hàng không tốn phí

Các khoản phí giao dịch ngân hàng luôn là nỗi bận tâm đối với các bạn sinh viên khi sử dụng dịch vụ. Các loại phí dịch vụ như: phí mở tài khoản, phí thường niên, phí chuyển tiền,.. tưởng chừng là số tiền nhỏ nhưng nếu tích lũy theo thời gian sẽ là một khoản đáng kể. Vì thế, việc sử dụng tài khoản ngân hàng không tốn phí chính là một cách tiết kiệm khá thú vị cho các bạn sinh viên. Nếu bạn đang tìm kiếm một ngân hàng không thu phí thì không nên bỏ qua trunghocthuysan.edu.vn. trunghocthuysan.edu.vn không chỉ cung cấp dịch vụ mở thẻ miễn phí mà tất tần tật các giao dịch tại ngân hàng này đều có phí 0đ, chẳng hạn như: rút/nạp tiền, duy trì tài khoản thường niên, chuyển tiền, khóa và mở thẻ,…

Sử dụng phương tiện công cộng để di chuyển

Xe buýt rất phổ biến tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM… nên cũng rất thuận tiện cho sinh viên khi sử dụng. Khi bạn sử dụng thẻ sinh viên, giá vé xe buýt khá rẻ (khoảng dưới 5.000 VNĐ tùy vị trí địa lý) kèm theo sự an toàn. Các bạn hoàn toàn có thể di chuyển đến trường học hoặc bất kỳ địa điểm nào có tuyến xe buýt hoạt động. Đây chính là một cách tiết kiệm vô cùng thực tế trong đời sống sinh viên hằng ngày.

Tận dụng tối đa lợi ích của thẻ sinh viên

Thẻ sinh viên sẽ giúp bạn nhận được khá nhiều ưu đãi đặc biệt như: giảm giá khi đi xem phim, đi xe buýt, dịch vụ điện thoại,… Vậy nên bạn còn ngại gì mà chưa thử tiết kiệm bằng cách này.

Hạn chế ăn ngoài

Ăn uống lành mạnh không chỉ đảm bảo sức khỏe cho bạn mà còn đảm bảo “sức nặng” cho ví tiền của bạn nữa đó. Bạn có thể lên kế hoạch mua sắm đồ ăn cho 1 tuần và lên thực đơn mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền nhàn rỗi so với việc mua đồ ăn ở ngoài.

Lựa chọn chỗ ở không quá mắc tiền

Thông thường, các trường đại học luôn quy tụ ở các thành phố lớn. Do đó, sinh viên theo học phải chấp nhận mức sống cao và nhà ở đắt đỏ. Để tiết kiệm tiền thuê, bạn cần phải lựa chọn chỗ ở trọ thật kỹ lưỡng để vừa gần trường vừa hợp lý về tiền thuê nhà. Bên cạnh đó, việc ở ghép để chia sẻ gánh nặng tài chính cho nhau cũng là một ý tưởng tốt để các bạn sinh viên cùng tiết kiệm được nhiều hơn.

Cố gắng không rớt môn

Ai cũng biết rằng học phí phải nộp cho mỗi kỳ ở đại học là vô cùng đắt đỏ. Nếu bạn không qua điểm trung bình môn và phải học lại thì chắc chắn sẽ phải tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ. Bởi vậy, hãy xem đó là một động lực để nhắc nhở bản thân phải qua môn để có thể tiết kiệm được khoản chi phí không mong muốn đó.

Xem thêm: Cầu Thang Xếp Cho Gác Mái - Cầu Thang Gác Ốp Trần (60327 Lượt Người Xem)

Mua sách cũ, thanh lý những món đồ không còn sử dụng

Mua sách cũ là một ý tưởng tiết kiệm vô cùng quen thuộc bởi giáo trình đại học thường là những quyển sách rất nhiều nội dung nên giá bán cho một quyển sách mới là khá cao. Nếu bạn có sách hay những món đồ cũ không còn sử dụng thì bạn hoàn toàn có thể thanh lý.