Côn trùng đốt là vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tùy theo loại côn trùng và cơ địa người bị đốt mà cơ thể có những phản ứng đa dạng khác nhau. Thông thường, trên những người có cơ địa không bị dị ứng, một vết côn trùng cắn chỉ gây phản ứng tại chỗ.

Bạn đang xem: Bị côn trùng đốt sưng và ngứa

Phản ứng này có thể là một nốt sưng hoặc mẩn ngứa và sẽ tự hết sau vài giờ hoặc 1-2 ngày. Tuy nhiên, trên cơ địa dị ứng, một vết côn trùng cắn nhỏ cũng có thể kích thích đáp ứng miễn dịch toàn cơ thể gây nổi mề đay toàn thân hoặc nặng hơn là gây sốc phản vệ. Hãy cùng Pacific Cross Việt Nam tìm hiểu về tình trạng này nhé.


Hình ảnh vết côn trùng cắn trên da


Côn trùng đốt là tình trạng gì?

Hầu hết các vết côn trùng cắn là vô hại, mặc dù đôi khi chúng gây ra cảm giác khó chịu. Vết chích của ong bầu, ong vò vẽ, ong bắp cày và vết đốt của kiến lửa thường gây đau. Muỗi và bọ chét đốt thường gây ngứa. Côn trùng cũng có thể lây lan bệnh.

Vết đốt và chích của côn trùng có thể gây ra phản ứng da ngay lập tức. Các vết đốt từ kiến lửa và ong bầu, ong bắp cày thường gây đau đớn nhất. Vết đốt do muỗi, bọ chét, ve gây ngứa hơn là đau đớn.

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng côn trùng đốt?

Triệu chứng của tình trạng này phụ thuộc vào loại vết đốt hay chích. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Đau đớn;Đỏ;Ngứa
Bỏng;Tê;Ngứa ran.

Bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa rất khó chịu


Các triệu chứng thường sẽ cải thiện trong vòng một vài giờ hoặc vài ngày, mặc dù đôi khi chúng có thể kéo dài lâu hơn một chút.

Một số người có phản ứng đe dọa đến tính mạng do ong chích hay côn trùng đốt (sốc phản vệ). Tình trạng này có thể xảy ra rất nhanh chóng và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể xảy ra nhanh chóng và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm:

Tức ngực;Mặt hay miệng sưng;Khó nuốt;Khó thở;Ngất xỉu hoặc choáng váng;Đau bụng hoặc nôn;

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

Bạn đang lo lắng về một vết đốt hoặc chích;Các triệu chứng không cải thiện trong vòng một vài ngày hoặc trở nên tệ hơn;Bạn bị đốt hoặc chích ở miệng, cổ họng hoặc gần mắt;Khu vực xung quanh vết đốt (khoảng 10cm hoặc hơn) trở nên đỏ và sưng lên;Bạn có các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương, như có mủ hoặc đau ngày càng tăng, vết thương sưng hay đỏ;Bạn có những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt, sưng hạch và các triệu chứng giống như cúm.

Tuy nhiên, bạn cần được điều trị ngay lập tức nếu:

Thở khò khè hoặc khó thở;Khuôn mặt, miệng hoặc cổ họng bị sưng;Chóng mặt hay mệt lả;Ngất

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng vết côn trùng cắn?

Vết chích hay cắn từ các loài sâu bọ họ cánh màng hoặc côn trùng, có thể gây phản ứng nghiêm trọng ở những người bị dị ứng mặc dù không bị thương tích nặng. Trong thực tế, tình trạng tử vong do bị ong chích thường phổ biến hơn 3-4 lần so với tử vong do rắn cắn.

Các vết chích có thể do các loại côn trùng sau gây ra:

Ong vò vẽ;Ong mật;Ong bắp cày;Kiến lửa;Ong bắp cày (áo vàng).

Những loài côn trùng đốt và hút máu bao gồm:

Rệp;Bọ chét;Ruồi (ví dụ như ruồi đen, ruồi cát, ruồi nai, ruồi ngựa);Chí;Muỗi;Nhện;Bọ ve.

Làm thế nào để ngăn ngừa bị côn trùng cắn?


Những ai thường mắc tình trạng vết côn trùng cắn?

Vết đốt côn trùng là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng vết đốt côn trùng?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng vết đốt côn trùng, chẳng hạn như:

Quần áo màu sẫm tối;Ăn uống bên ngoài;Tiếp xúc với ổ hoặc tổ côn trùng;Nước hoa;Quần áo rộng;Vui chơi giải trí ngoài trời;Làm việc bên ngoài trời.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng vết côn trùng cắn?

Hầu hết trường hợp, việc chẩn đoán khá dễ dàng vì bạn có thể xác định được côn trùng đốt. Tuy nhiên, đôi khi một vết chích hay đốt có thể xuất hiện muộn hơn và không thể chẩn đoán xác định được. Những vết đốt từ các loại côn trùng không rõ sẽ gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Tuy nhiên, kích thước và vị trí của vết đốt sẽ giúp bác sĩ xác định nguồn đốt.

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử và khám sức khỏe của bạn. Các xét nghiệm thường không cần thiết để chẩn đoán vết đốt của ong và côn trùng đốt. Bác sĩ chỉ xét nghiệm chẩn đoán nếu các côn trùng được tìm thấy trên hoặc trong da, để kiểm tra chúng có đang mang một căn bệnh nào không. Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên điều trị vết côn trùng đốt hoặc chích sau khi loại trừ các chẩn đoán khác (ví dụ zona hoặc thủy đậu).

Một số ví dụ về xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:

Xét nghiệm dị ứng nọc côn trùng: bác sĩ sẽ tiêm vào da một liều lượng nhỏ của nọc độc côn trùng khác nhau và tìm kích thước vết phản ứng, kết quả nhằm đo lường phản ứng dị ứng với nọc độc côn trùng của người bệnh;Xét nghiệm bệnh Lyme: nếu một con ve được lấy ra khỏi da, bác sĩ sẽ kiểm tra xem nó có phải là loài Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng vết côn trùng cắn?

Vết đốt côn trùng rất phổ biến và hầu hết đều nhẹ. Các vết côn trùng đốt đều gây ra phản ứng nhỏ với các triệu chứng có thể điều trị dễ dàng. Trong thực tế, điều trị tại nhà là rất cần thiết nhằm làm giảm các triệu chứng phản ứng nhẹ của các vết chích hoặc đốt thông thường.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn liệu pháp miễn dịch nếu bị dị ứng với vết côn trùng chích hay đốt. Ức chế miễn dịch có thể giúp ngăn chặn các phản ứng có tính hệ thống ở những người nhạy cảm với vết đốt hay chích của côn trùng.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng vết côn trùng cắn?

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Vết phồng rộp: không làm vỡ vết phồng rộp do côn trùng cắn, vì chúng có thể bị nhiễm trùng. Trong thực tế, bóng nước gây đau đớn khi bị vỡ và làm lộ ra lớp da nhạy cảm bên dưới. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng băng dính để bảo vệ khu vực phồng rộp;Phản ứng tại chỗ (lớn): bạn có thể điều trị tình trạng này bằng thuốc kháng histamin đường uống và/hoặc thuốc giảm đau đường uống. Nếu sưng cục bộ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc steroid đường uống ngắn ngày;

Sử dụng thuốc bôi trên da


Bị côn trùng cắn hoặc đốt là vấn đề không thể tránh khỏi trong sinh hoạt ngoài trời. Tránh xa và không chọc phá tổ ong là cách bảo vệ bản thân khôn ngoan nhất để tránh bị ong đốt. Những kiến thức chúng tôi cung cấp trên đây khá đầy đủ khi sơ cứu một vết thương do côn trùng gây ra.

Tuy nhiên, những trường hợp có dấu hiệu dị ứng như mẩn đỏ kéo dài, nổi mề đay toàn thân, khó thở hoặc có tiền sử dị ứng với vết cắn của một loại côn trùng thì người bệnh cần được đưa đi viện ngay để kịp thời xử trí nếu như có sốc phản vệ xảy ra.

Ngoài ra, những trường hợp vết cắn đốt của côn trùng nhiều (như bị một tổ ong đốt) người bệnh cũng cần nhập viện để theo dõi triệu chứng ngộ độc khi có quá nhiều vết đốt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Pacific Cross Việt Nam không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Pacific Cross Việt Nam chuyên cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch. Dịch vụ của chúng tôi có nhiều sự lựa chọn, phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân, gia đình hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ, tư vấn tận tâm để đảm bảo rằng bạn tìm được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Giới thiệu
Dịch vụ
Các khoa lâm sàng
Các khoa cận lâm sàng
Các khoa dự phòng
Chuyên khoa
Các khoa lâm sàng
Các khoa cận lâm sàng
Các khoa dự phòng
Văn bản pháp luật

Côn trùng cắn hoặc đốt là tai nạn khá thường gặp trong đời sống hằng ngày. Khi bị côn trùng tấn công, tùy mức độ tổn thương sẽ có những cách xử lý khác nhau. Khi được can thiệp đúng và sớm ngay từ đầu sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra. Cùng tìm hiểu về cách xử lý khi bị côn trùng cắn hoặc đốt.


*


1. Triệu chứng của côn trùng cắn hoặc đốt

Trong hầu hết các trường hợp côn trùng cắn đốt, thường chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ tại chỗ. Chúng sẽ tự khỏi trong vài giờ mà không để lại di chứng gì.

Tuy nhiên một số ít trường hợp lại bị nặng có thể đe dọa tính mạng.

Côn trùng cắn và đốt có thể chia thành 2 nhóm: Độc và không độc. Nhóm côn trùng gây độc sẽ tiêm chất độc tố qua vòi của chúng, gây đau đớn. Trong khi côn trùng không độc cắn da để hút máu, thường gây ngứa dữ dội.

*
Kiến ba khoang

1.1 Triệu chứng của côn trùng có độc

Côn trùng có độc đốt thường gây ra cảm giác châm chích, đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ cắn. Ngoài ra chúng chỉ gây ngứa nhẹ hoặc ngứa không đáng kể.

Một số người nhạy cảm với nọc độc của côn trùng sẽ có cảm giác đau nhói. Có thể có các phản ứng dị ứng mạnh mang tính chất toàn thân. Điển hình như nổi mề đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt khí phế quản, khó thở và nặng nhất là sốc phản vệ.

Biểu hiện của sốc là mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, chân tay lạnh, vã mồ hôi. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

1.2 Triệu chứng của côn trùng không độc

Côn trùng không độc cắn, đốt thường gây ra ít triệu chứng hơn. Tuy nhiên cường độ ngứa lại cao hơn.

Tại các vết cắn đốt có thể xuất hiện màu đỏ hoặc nốt phỏng giộp. Chỗ da này dễ bị vỡ tạo nên vết thương hở gây nhiễm trùng và sẽ lâu lành.

Một số côn trùng cắn còn có vai trò véctơ truyền bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết…


2. Xử lý sơ cứu khi bị côn trùng cắn hoặc đốt

Sau khi bị côn trùng cắn hoặc đốt, việc sơ cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh, giảm các diễn biến nặng sau này. Đồng thời làm tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Theo các chuyên gia, để xử lý đúng cách khi bị côn trùng cắn hoặc đốt, ta cần thực hiện đúng theo các bước dưới đây:


Bước 1:

Bĩnh tĩnh, nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra nếu côn trùng đốt có ngòi cắm vào bằng nhíp hoặc kim

*
Lấy ngòi độc sau khi bị đốt.Bước 2:

Rửa vết thương do côn trùng đốt bằng nước sạch và xà phòng. Rửa thật nhẹ nhàng giúp làm giảm nồng độ độc tố, giảm nồng độ chất tiết của côn trùng.

Bước 3:

Nếu vết đốt đau và sưng nề nhiều thì có thể tiền hành chườm đá giúp giảm đau và sưng.

3. Xử lý khi bị côn trùng cắn, đốt bằng dùng thuốc

3.1 Thuốc bôi tại chỗ

Đây là cách điều trị rất hiệu quả trong các trường hợp bị côn trùng tấn công. Một số thuốc bôi tại chỗ phổ biến trên thị trường như Phenergan, Mentholatum Remos IB, Muhi …vv

*
Dùng thuốc tại chỗ là cách điều trị rất hiệu quả

3.2 Dùng thuốc toàn thân

Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng thuốc toàn thân cho bệnh nhân.

Các loại thuốc thường dùng:

– Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen

– Thuốc kháng sinh: Cephalosporin, Metronidazol…


– Thuốc chống dị ứng: Kháng histamin H2

– Thuốc chống viêm: Corticoid

– Thuốc giảm phù nề: Alpha chymotrypsin

4. Theo dõi bệnh nhân

Trong trường hợp côn trùng cắn hoặc đốt dẫn đến hiện tượng dị ứng toàn thân: nổi mề đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản, khó thở và sốc phản vệ. Ta phải phát hiện sớm và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Xem thêm: Tổng Quan Sức Mạnh & Top Pokemon Điện Mạnh Nhất Từ Trước Đến Nay


Những trường hợp còn lại, theo dõi bệnh nhân sau 2 đến 3 ngày. Nếu thấy chỗ cắn, đốt còn sưng đau nhiều, mưng mủ, chảy dịch, đây là các dấu hiệu chúng tỏ vết cắn, đốt đã bị nhiễm trùng. Khi này cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được thăm khám và đưa ra hướng xử trí thích hợp nhất.