Nét đẹp đặc sắc của các trang phục cổ trang Trung Quốc làm say lòng biết bao tín đồ phim truyền hình Hoa ngữ. Mỗi triều đại là một sắc phục riêng biệt mang đậm nét đặc trưng của vương triều và được thể hiện một cách tinh tếtừ chất liệu đến kiểu cách may, thiết kế hoavăn, phụ kiện đi kèm,…

Hôm nay hãy cùng Du học Trung Quốc Riba khám phá nét đẹp của các trang phục cổ trang Trung Quốc qua một số triều đại tiêu biểu nhé!

Trang phục nhà Hạ

Trang phục thời nhà Hạ sử dụng màu đen làm tông màu chủ đạo. Trang phục sẽ gồm hai phần chính là phần áo trên và quần dưới. Trong đó phần áo trên đại diện cho trời, còn phần quần dưới tượng trưng cho đất. Với quan niệm thời đó, trời có màu đen còn đất có màu vàng. Nên chọn tông màu chủ yếu cho phần áo trên có màu đen, và phần quần dưới màu vàng.

Bạn đang xem: Trang phục trung quốc cổ đại

*

Trang phục cổ trang thời nhà Hạ được cắt may khá đơn giản, không có hoa văn, kiểu cách, chỉ lấy hai màu đen và vàng làm màu chính.

Trang phục nhà Chu

Trang phục cổ trang nhà Chu gồm phần áo trên và quần hoặc chân váy phía dưới. Áo trên có hai loại, loại có ống tay áo là ống to và loại có ống tay áo là ống nhỏ. Phần nếp cổ áo sẽ được may gập sang bên trái, không sử dụng cúc áo mà dùng dây vải thắt lại ở phần eo, trên phần dây đeo này có thể dắt thêm ngọc bội. Độ dài của ống quần hoặc váy, vạt dài thì chấm đất, vạt ngắn thì tới đầu gối.

*

Trang phục nhà Tần

Nhà Tần là triều đại mở ra trang đầu tiên trong lịch sử các vương triều phong kiến Trung Quốc, đánh dấu sự chuyển biến từ xã hội nô lệ sang phong kiến nên trang phục nhà Tần cũng có sự thay đổi rất lớn.

Vua nhà Tần sẽ mặc long bào, đội mũ ngọc, tông màu chủ đạo là màu đen và màu vàng. Đây được xem là hai màu sắc tôn quý và chỉ có vua chúa, hoàng tộc mới được mặc, dân thường chỉ được mặc màu trắng.

*

Trang phục nhà Hán

Hán phục được may khá giống với trang phục thời nhà Tần, tuy nhiên trang phục nhà Hán thì có màu sắc tươi sáng hơn. Gồm hai phần là áo, quầnnhưng được may lại để tạo thành kiểu dáng quần áo 1 mảnh, và được thắt lại bằng những sợi dây mảnh chứ không dùng cúc áo. Việc dùng dây thắt cố định lại y phục sẽ giúp tạo sự thoái mái cho người mặc cũng như dễ dàng điều chỉnh độ rộng hẹp tùy theo thân thể từng người.

*

Trang phục nhà Đường

Nhà Đường là thời kì phồn thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Vì thế mà y phục cổ trang nhà Đường cũng được đánh giá là được may khá công phu và cầu kì. Khácvới các triều đại trước trang phục có phần kín đáo, thì trang phục phụ nữ nhà Đường lại có hơi hướng “khoe da thịt”.

Thiết kế chủ đạo trong trang phục nhà Đường là áo khoác ngắn, tay áo nhỏ với chân váy hẹp. Phần thắt lưng sử dụng một dây vải lụa dài thắt ngang, tạo cho người mặc thêm phần mềm mại, uyển chuyển.

*

Hơn thế nữa, các triều đại trước chủ yếu lấy tông màu đen, đỏ, vàng và trắng làm màu sắc y phục chủ đạo. Thì nhà Đường lại khá chuộng các màu sắc tươi sáng, rực rỡ. Màu sắc chủ đạo của y phục vua và hoàng thất là màu vàng kim.

Trang phục nhà Tống

Trang phục cổ trang thời nhà Tống được đánh giá là khá sang trọng, từ hoàng tộc đến dân thường. Nữ thời này, sẽ thường mặc áo ngắn bên trong và khoác bên ngoài là áo dài có hai vạt đối xứng, ống tay bó, bên dưới là váy dài.

*

Trang phục Nhà Nguyên

Nhà Nguyên là triều đại đã thống nhất thành công Mông Cổ vào Trung Nguyên. Do đó, trang phục nhà Nguyênsẽ có phần mang hơi hướng ảnh hưởng của y phục người Mông Cổ. Được thiết kế maytương đối ngắn và bó, phần eo có nhiều nếp gấp, loại y phụcnàykháphù hợp cho việc cưỡi ngựa. Phụ nữquý tộc thường mặc những chiếc áo choàng dài và rộng, được làm từvải lụa, lông hoặc len dệt,…trên thêu kim tuyến màu đỏ hoặc vàng kim, đầu đội một chiếc mũ chóp cao.

*

Do áo choàng quá dài và rộng, nên thường sẽ có 2 nữ tì đi theo hầu hạ nữ chủ nhân để giúp nâng đỡ váy áo. Phụ nữtầng lớp dân thường chỉ được mặc áo choàng màu đen.

Trang phục Nhà Minh

Trang phục Minh triều với đường nếp áo được gập sang bên phải, cổ áo có ba nếp. Ngày thường họ mặc áo ngắn cùng với váy dài, phần eo có thắt dây lụa, váy xòe rộng và có nhiều nếp gấp, xếp ly.

Phụ nữthuộc tầng lớp quý tộc nhà Minh sẽ thường mặc áo choàng dài với tay áo rộng màu đỏ. Còn phụ nữtầng lớp thường dân chỉ được mặc những y phục có màu nhạt, màu hồng đào, màu tím biếc.

*

Nam giới làm quan thường mặc áo dài liền thân vải bố xanh, đầu đội khăn xếp vuông, dân thường chỉ được mặc áo ngắn, đầu đội khăn.

Trang phục Nhà Thanh

Nhà Thanh dưới sựthống trị của người Mãn Châu, y phục truyền thống của họ được gọi là
Mãn phục. Mãn phục được thiết kếvới tay áo ngắn hẹp, thân áo thường được may có dạng hình chữnhậtđược cắt thẳng từ trên xuống dưới, khá thanh mảnh. Phần cổ áo được thiết kếcó hình dạng khá giống yên ngựagồm dạng cổ tròn hoặc cổ vuông.

Trang phục nhà Thanh sử dụng khúc áo chứ không dùng dây thắt lưng. Nút được may ở mặt trước phía bên phải của áo, may viền theo hàng khuy nút là các hoa văn, họa tiết dùng để trang trí. Tông màu chủ đạo của Mãn phục là những màu sắc tươi sáng. Trang phục của vuavà hoàng hậucómàu vàng kim hoặc đen.

*

Kiểu tóc thời nhà Thanh rất khác biệt so với các triều đại trước. Nam giới thường cạo trọc nửa phần đầu trước, nửa phần đầu sau thì để tóc dài tết bím. Còn phụ nữ thì đội mũ bát kỳ.

Chúng ta đã cùng nhau điểm qua những kiểu trang phục cổ trang Trung Quốc qua các triều đại. Mỗi bộ trang phục đặc trưng cho một thời kì lịch sử, ẩn chứa trong đó là những nét văn hóa của một vương triều. Bạn thích nhất loại trang phục cổ trang của triều đại nào nhất trong lịch sử Trung Quốc, hãy chia sẻ cùng chúng mình nhé!

Trải qua hơn 3000 năm lịch sử, trang phục truyền thống Trung Quốc luôn giữ được nét đẹp và sự nổi bật riêng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tín Phong Logistics tìm hiểu về những loại trang phục truyền thống nổi tiếng ở Trung Quốc nhé.


1. Các loại trang phục truyền thống nổi tiếng ở Trung Quốc

Bạn đã biết đến những trang phục truyền thống Trung Quốc nào nhỉ, hãy cùng chúng tôi liệt kê dưới đây nhé.

Hán Phục (Hanfu)

Hanfu là trang phục của người Hán, đây là cũng trang phục truyền thống lâu đời nhất của Trung Quốc. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện từ hơn 4.000 năm trước khi phối ngẫu của Huangdi, Leizu và được làm bằng vải lụa. Trải qua nhiều triều đại, Hanfu đã được cải tiến hơn rất nhiều.

*
Hán phúc - Trang phúc cổ trang Trung Quốc

Cho đến thời nhà Hán, Hanfu đã được các giai cấp thống trị sử dụng rất nhiều, nó được quảng bá mạnh mẽ. Từ đó về sau, nó đã trở thành quốc phục của dân tộc Hán. Hanfu cũng đã có sức ảnh hưởng sâu rộng đến các nước châu Á lân cận như là Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,... Ngày nay, Hanfu chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt như là lễ hội và lễ cưới, hoặc để chụp ảnh,...

Quần áo Hanfu sẽ gồm các chi tiết như sau:

yi (衣, áo hở cổ)

pao (袍, y phục toàn thân của nam giới)

ru (襦, cổ áo mở chéo)

shan (衫, áo sơ mi hoặc áo khoác có cổ mở chéo mặc ngoài)

qun hoặc chang (裙/裳, váy của nam và nữ)

ku (裤, một loại quần dài)

Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể sử dụng thêm phụ kiện cho trang phục Hanfu của mình. Như là thắt lưng, mũ,...

Xường xám (Qipao)

*
Xường Xám - Trang phục cổ trang Trung Quốc

Xường xám là qipao, được phát triển từ changpao (Áo dài) của những người phụ nữ Mãn Châu ở triều đại nhà Thanh (1644–1912). Xường xám đã được phát triển theo các phong cách khác như, như phong cách Bắc Kinh, phong cách Thượng Hải và phong cách Hồng Kông. Mỗi phong cách sẽ có sự khác biệt về màu sắc, chất liệu và thiết kế.

Phong cách Xường xám của Bắc Kinh: Nó lưu giữ được nhiều nét truyền thống hơn Xường xám Thượng Hải và Hồng Kông. Mắc sắc của Xường xám Bắc Kinh cũng hướng sáng nhiều hơn, đồ trang trí phức tạp và cầu kỳ.

Xường xám kiểu Thượng Hải: Phong cách này sẽ hướng đến tính hiện đại và thương mại nhiều hơn. Xường xám kiểu Thượng Hải cũng sở hữu nhiều yếu tố phương Tây, mới mẻ và thu hút.

Xường xám kiểu Hồng Kông: Phong cách này bị ảnh hưởng nhiều bởi thời trang châu Âu. Chiều dài tay áo của Xường xám kiểu Hồng Kông ngắn hơn kiểu Bắc Kinh và Thượng Hải. Nó cũng có ít đầu trang trí, trang phục không quá rườm rà.

Đường phục

Đường phục là một loại áo khoác của Trung Quốc, nó có từ thời nhà Thanh (1644–1911). Thực chất là được phát triển từ một loại quần áo của người Mãn Châu thời đại, là áo choàng ngựa. Loại trang phục này có một hàng cúc phía trước, cổ áo có dải. Còn các núm áo sẽ được thiết kế bằng dây thắt nút phức tạp. Ngày nay, Đường phục được dùng rất phổ biến trong các dịp đặc biệt như là lễ, tết, ngày cưới,... Với ý nghĩa trang phục này là mang đến sự may mắn, hạnh phúc và sum vầy.

*
Trang phục thời Đường

Trang phục Trung Sơn

Trang phục Trung Sơn hay còn có tên gọi khác là bộ đồ Mao, là một loại áo khoác nam. Lần đầu tiên được mặc bởi Tiến sĩ Sun Yat-sen (Tôn Trung Sơn), đây cũng là nguồn gốc của cái tên trang phục này. Trang phục Trung Sơn có sự kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống của Trung Quốc và hiện đại của Phương Tây. Gồm có bốn túi lớn phía trước, hai túi trên hai túi dưới và các bên trái phải đều nhau. Ở mặt trước áo có 5 nút, còn mỗi tay áo có 3 nút nhỏ. Những bộ vest Trung Sơn thường được diện ở các dịp quan trọng, lịch sự. Mắc sắc của trang phục Trung Sơn khá đa dạng, xanh lam, xám, đen, trắng,... Tùy vào mục đích sử dụng của mỗi người, sẽ lựa chọn trang phục Trung Sơn có màu phù hợp.

Các bạn có thể đặt mua những bộ quần áo này bằng cách order Taobao về Việt Nam

2. Những đặc điểm chính của trang phục truyền thống Trung Quốc

*
Đặc điểm của trang phục truyền thống Trung Quốc

Thiết kế: Thường thì trang phục truyền thống Trung Quốc sẽ được cắt thẳng và có phom dáng rộng rãi. Bên cạnh đó, yếu tố hài hòa về tổng thể trang phục cũng luôn được chú trọng.

Màu sắc: Với trang phục thường ngày ở Trung Quốc thì khá đa dạng màu sắc. Với hoàng đế và hoàng tộc thì sử dụng trang phục chủ yếu màu đỏ, vàng và tím. Những dịp quan trọng như đám cưới thì màu đỏ luôn là ưu tiên tại Trung Quốc.

Giới tính: Quần áo phụ nữ sẽ đa dạng, có nhiều phụ kiện và rườm rà hơn quần áo nam giới.

Chất liệu: Sau nhiều năm cải tiến, chất liệu vải lanh, cotton và lụa là được sử dụng nhiều nhất để may trang phục truyền thống Trung Quốc.

Lịch sử: Ở mỗi triều đại đều có sự nổi bật và điểm nhấn không lẫn được.

3. Hình thức cơ bản của trang phục truyền thống Trung Quốc

Quần Áo Hai Mảnh: Loại hình thức trang phục này đã có từ triều đại huyền thoại của Huangdi (2697–2597 trước Công nguyên). Trang phục sẽ được quần từ bên phải sang bên trái, nổi bật bởi một chiếc thắt lưng treo bên hông.

Quần áo một mảnh: Nó được bắt nguồn từ cuối triều đại nhà Chu (1046–221 trước Công nguyên). Hình thức này tấm vải sẽ được khâu thành một mảnh, nó đã được coi là trang phục chính thức vào thời nhà Hán (206 TCN – 220 SCN).

Xem thêm: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học thân thiện, học sinh tích

Trên đây là những thông tin về trang phục truyền thống Trung Quốc chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn. Trang phục truyền thống Trung Quốc rất đa dạng, luôn được lưu giữ và cải tiến đến thời đại hiện nay.