Hiện nay bạn đọc có thể bắt gặp khái niệm Thời kỳ bao cấp. Vậy Thế nào là Thời kỳ bao cấp? Về vấn đề này, ACC xin đưa ra bài viết Thời kỳ bao cấp là gì? Có từ khi nào? để bạn đọc tham khảo cách lý giải về khái niệm này:

*

Thời kỳ bao cấp là gì? Có từ khi nào?


1. Thời kỳ bao cấp là gì?

Thuật ngữ thời kỳ bao cấp được sử dụng tại Việt Nam dùng để chỉ một giai đoạn mà hầu hết những sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước chi trả, diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế các nước thuộc Khối xã hội chủ nghĩa tại thời kỳ đó. Trong thời kỳ bao cấp kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho khối kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Mặc dù kinh tế chỉ huy đã tồn tại ở miền Bắc thời kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế của cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên toàn quốc, là trước khi Đổi Mới diễn ra.

Bạn đang xem: Thời kỳ bao cấp ở việt nam

Trong nền kinh tế kế hoạch, phần lớn nền thương nghiệp của tư nhân bị loại bỏ, hàng hóa được phân phối theo tem phiếu do Nhà nước nắm toàn bộ quyền điều hành, và hạn chế việc người dân tự do mua bán trên thị trường hay vận chuyển hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Lúc này, Nhà nước độc quyền phân phối hầu hết các loại hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để nhằm mục đích phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định bắt buộc và mặt hàng mà một gia đình nào đó được phép mua.

Đặc biệt, ở thời kỳ bao cấp hàng hóa các loại đều rất khan hiếm, dù có tiền cũng không mua được. Thậm chí có tem phiếu nhưng có quá nhiều người xếp hàng mua nên không ít trường hợp chờ đến lượt mình thì không còn hàng, đành phải ra về. Hàng hóa số lượng ít, không đa dạng về chủng loại, mặt hàng để lựa chọn phục vụ nhu cầu nên nhiều khi không đủ ăn tới cuối tháng, nhiều người dân phải đi mua ở chợ đen.

2. Thời kỳ bao cấp có từ khi nào?

Sau cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt, đầy máu và nước mắt của nhân dân nước Việt Nam ta với những nước được xem là hùng mạnh nhất trên thế giới, đó là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhiều quân đội của các nước đồng minh khác. Khi đất nước thống nhất, toàn thể nhân dân ta bước vào giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước. Thời kì này đã được gọi là thời kì bao cấp, nước ta xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô (cũ).Thời kỳ bao cấp xuất hiện ở giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1986 khi đất nước Việt Nam bước vào thời kỳ hòa bình, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng quê hương. Ở giai đoạn này, hầu hết mọi giao dịch từ nhu yếu phẩm, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt… đều thực hiện theo chế độ tem, phiếu.

3. Câu hỏi thường gặp

1. Giá trị đồng tiền ở thời kỳ bao cấp như thế nào?

Đồng tiền vào thời kỳ bao cấp không có nhiều giá trị sử dụng do việc sử dụng phổ biến tem phiếu rộng khắp cho nên đồng tiền cũng mất giá dần dần.

2. Các hình thức bao cấp?

Các hình thức bao cấp bao gồm:

 Hình thức bao cấp qua giá và số lượng hàng hóa
Hình thức bao cấp qua chế độ tem phiếu
Hình thức bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách

3. Kinh tế nước ta trong thời kỳ bao cấp như thế nào?

Vào thời kỳ bao cấp, kinh tế – xã hội của nước ta không dễ gì có thể nhanh chóng thoát khỏi nghèo khó, khó khăn do vừa mới thoát khỏi chiến tranh. Thời kì bao cấp là giai đoạn mà toàn thể nhân dân đang cố gắng vượt qua những điều kiện khó khăn, thiếu thốn của thực tại và tìm hướng đi để phát triển đất nước tốt hơn.

4. Xã hội thời kỳ bao cấp như thế nào?

Xã hội thời kỳ bao cấp ít có sự phân hóa giàu nghèo như hiện nay nhưng mức sống của người dân thấp. Xã hội thời kỳ này có tính cộng đồng cao, sống có người làng nghĩa xóm thân thiết, tối lửa tắt đèn có nhau. Đời sống tinh thầncủa người dân không có nhiều loại hình giải trí, cuộc sống bình an nhưng còn nghèo nàn, khó khăn.

Việc tìm hiểu về Thời kỳ bao cấp sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên. 

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Thời kỳ bao cấp là gì? Có từ khi nào? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Mail: info
accgroup.vn

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Những cuốn sổ tiết kiệm, thẻ xã viên, hóa đơn, học bạ… đã nhầu nhĩ theo thời gian. Một cửa hàng giao dịch bằng “tem - phiếu” với đầy đủ mặt hàng hay chiếc chạn đựng bát đĩa, xoong nồi, dưa cà, mắm muối... Tất cả những vật dụng thân thuộc, gần gũi của một thời xa xưa, khốn khó ấy đã được Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn.

*

“Đời sống thời bao cấp của Nhân dân Thanh Hóa” được tái hiện lại qua 3 không gian chính: phòng khách, nhà bếp và cửa hàng mua bán. Bằng mỗi hiện vật, tài liệu xưa cũ, nơi đây sẽ gợi nhớ cho người xem một thời bao cấp ở vùng quê xưa bình yên, còn nhiều khó khăn, vất vả.

*

“Thời kỳ bao cấp” là tên gọi dùng để chỉ giai đoạn (1975 - 1986), khi đất nước bước vào thời kỳ hòa bình, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng quê hương. Giai đoạn này, hầu hết mọi giao dịch từ nhu yếu phẩm, thực phẩm... đều thực hiện theo chế độ tem - phiếu. Đây chính là những dấu ấn đậm nét trong ký ức của nhiều người dân Việt Nam nói chung và người Thanh Hóa nói riêng.

*

Không gian phòng khách được mở ra với ảnh Bác Hồ, những huân, huy chương kháng chiến cùng với khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được treo ở vị trí trang trọng. Bên dưới là chiếc tủ ly bày lọ hoa, radio, đồng hồ... Cạnh đó là bộ bàn ghế lim tiếp khách, trên bàn có bộ ấm tích chè xanh.

*

Do điều kiện thiếu thốn, phòng khách được bố trí là nơi nghỉ ngơi của các thành viên của gia đình. Giường ngủ được ngăn cách bởi chiếc ri-đô với chiếc gối thêu hoa và chăn con công rực rỡ.

*

Máy khâu cũng là vật dụng quen thuộc với một số gia đình được xem là khá giả thời bao cấp.

*

Góc học tập và làm việc được bố trí ngay bên cửa sổ với những cuốn sách “gối đầu giường”.

*

Gian bếp được bố trí với những vật dụng đơn sơ, giản dị mà gần gũi, thân thương.

*

Nổi bật là chiếc gác-măng-giê với các ngăn được phân rõ để đựng mắm muối, tương cà, bát đĩa, xoong nồi...

*

Bếp nấu đơn sơ với kiềng 3 chân, chiếc nồi bám đen nhọ nồi cùng với chiếc chõng tre, mâm bát đĩa mộc mạc, xoay quanh những câu chuyện, kỷ niệm của một thời gian khó nhưng ấm áp tình thân.

*

Chiếc bếp dầu, bếp điện...

*

Những vật dụng được sử dụng thường xuyên vào những năm cuối của thời kỳ bao cấp.

*

Bước vào không gian này, nhiều người bồi hồi xúc động, bởi những vật dụng thân quen ấy đã đưa họ về với những ngày gian khó, nhất là với những người ở thế hệ 6X, 7X.

*

Ngoài ra, trong không gian phòng trưng bày còn có các hiện vật đặc trưng thời bao cấp như: Tem phiếu, giấy chứng nhận sử dụng xe đạp, radio, sổ gạo, sổ mua lương thực...

*

Ai đã trải qua thời kỳ tem phiếu, ắt hẳn sẽ không thể quên được những buổi xếp hàng mua gạo, thịt...

*

Hình ảnh gian hàng với những món hàng thiết yếu được “cô mậu dịch” thoăn thoắt trao cho khách khiến các bà, các mẹ cảm thấy rưng rưng nhớ tới một thời đã qua.

*

Những chiếc sổ mua thực phẩm, tem phiếu được người dân thời bao cấp quý và gìn giữ cẩn thận.

*

Bên cạnh đó, còn có không gian trưng bày những nông cụ truyền thống của xứ Thanh như: nông cụ phơi sấy, nông cụ tưới tiêu, nông cụ vận chuyển, nông cụ thu hoạch...

*

Ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thông qua những tài liệu, hiện vật trưng bày được sưu tầm từ nhiều nguồn trong Nhân dân, chúng tôi muốn giúp khách tham quan được sống lại trong không gian ngập tràn ký ức về một thời xa xưa vất vả mà bình dị, thấm đẫm tình người”.

Xem thêm: Ảnh đám cưới hoạt hình ảnh đám cưới hoạt hình ảnh cô dâu chú rể

*

Theo ông Dương, với thế hệ trẻ, không gian “Đời sống thời bao cấp của Nhân dân Thanh Hóa” sẽ là cơ hội giúp họ hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử quan trọng, được trải nghiệm cuộc sống của ông bà, bố mẹ mình trong quá khứ. Từ đó, biết trân trọng, gìn giữ những thành quả to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, có ý chí vươn lên góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.