Tổng quan

Phổ cập tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản (SKTD&SKSS) là quyền con người, là một phần quan trọng để cứu sống phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới. Đó là cốt lõi của phát triển bền vững. Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) được tổ chức năm 1994 tại Cairo đã khẳng định mọi người đều có quyền được chăm sóc SKTD&SKSS, đồng thời kêu gọi các quốc gia phổ cập tiếp cận dịch vụ SKTD&SKSS cho toàn dân. Lĩnh vực này bao gồm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, làm mẹ an toàn, kế hoạch hóa gia đình tự nguyện, phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV và HPV, và chăm sóc SKTD&SKSS cho thanh thiếu niên. Việt Nam đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện tình trạng SKTD&SKSS của người dân trong những thập kỷ qua, trở thành một trong 09 quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được mục tiêu giảm tử vong mẹ thuộc Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) vào năm 2015. Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng liên quan đến quyền và chăm sóc SKTD&SKSS vẫn còn tồn tại. Mặc dù tỷ lệ tử vong bà mẹ đã giảm từ 233 ca/100.000 ca đẻ sống vào năm 1990 xuống 46 ca/100.000 ca đẻ sống vào năm 2019 nhưng tỷ lệ này ở các dân tộc thiểu số lại cao gấp 2-3 lần. Mô hình phân tích do UNFPA thực hiện vào năm 2020 cũng ước tính tỷ lệ tử vong bà mẹ có thể tăng 44-65% do tác động tiêu cực của COVID-19. Mặc dù Việt Nam đã duy trì tổng tỷ suất sinh cấp quốc gia ở mức sinh thay thế trong 15 năm qua theo chính sách dân số của nhà nước, trong đó chuyển trọng tâm từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, nhưng sự khác biệt vùng miền: giữa thành thị và nông thôn, giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam vẫn còn tồn tại. Tương tự như vậy, nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng ở nhóm dân tộc thiểu số (19-31%) và lao động nhập cư (29,5%), cao hơn so với mức trung bình 7% của cả nước. Theo ước tính gần đây, 80% người khuyết tật (NKT) chưa từng tiếp cận nhân viên y tế, cho thấy khả năng cao là họ không được đáp ứng nhu cầu SKTD&SKSS. Thanh thiếu niên đặc biệt dễ bị tổn thương khi nhu cầu về các biện pháp tránh thai hiện đại chưa được đáp ứng ở mức 29,6% và tỷ lệ sinh ở tuổi vị thành niên là 11/1.000. Thanh thiếu niên thiếu thông tin cũng như các dịch vụ đầy đủ và toàn diện. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở các nhóm dân tộc thiểu số và NKT. Bên cạnh đó, ung thư cổ tử cung trở thành loại ung thư phổ biến thứ hai ảnh hưởng đến tình trạng SKTD&SKSS của phụ nữ với tỷ lệ tử vong cao gấp ba lần so với tỷ lệ tử vong khi mang thai và trong lúc sinh con, song vẫn chưa có cơ chế tài chính nào để hỗ trợ các can thiệp chương trình. Việt Nam đã đầu tư mạnh vào hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng và ngân sách chi cho lĩnh vực y tế, bao gồm cả SKTD&SKSS, đã tăng lên cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước trong những năm gần đây, nhưng vẫn cần đảm bảo triển khai chính sách tài chính thích hợp và tăng cường quản lý tài chính công cấp địa phương để toàn dân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKTD&SKSS. Tỷ lệ nhiễm HIV ở Việt Nam đã giảm đáng kể và duy trì ở mức thấp, ước tính hiện chỉ ở mức 0,23%.

Bạn đang xem: Sức khỏe sinh sản


UNFPA phối hợp với nhiều đối tác khác nhau để đảm bảo toàn dân được tiếp cận gói tích hợp thông tin và dịch vụ chăm sóc SKTD&SKSS có chất lượng. Các can thiệp chiến lược tập trung vào: 

a. Thu thập, phân tích và cung cấp số liệu/bằng chứng cho xây dựng chính sách, các hướng dẫn và công cụ giúp giải quyết những nhu cầu đặc biệt của các nhóm dân số dễ bị tổn thương; 

b. Xây dựng cơ chế tài chính đổi mới sáng tạo bao gồm cả ở khu vực tư nhân và tài chính công của địa phương, đặc biệt để giải quyết các vấn đề SKTD&SKSS mới như tầm soát ung thư cổ tử cung và tiêm phòng vaccine HPV; 

c. Tiếp tục áp dụng các công nghệ số như hệ thống “y tế từ xa” để tiếp cận người dân ở vùng sâu vùng xa, các dân tộc thiểu số; 

d. Cải thiện hệ thống thông tin quản lý thông tin y tế; 

e. Củng cố các cơ chế sẵn sàng và ứng phó nhân đạo để đảm bảo bảo vệ các nhóm dân số dễ bị tổn thương; 

f. Phương pháp tiếp cận đa ngành trong can thiệp về SKTD&SKSS cho trẻ vị thành niên và thanh niên và triển khai trên quy mô toàn quốc giáo dục giới tính và tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng sống bao gồm cả phòng chống HIV, như giáo dục trực tuyến cho thanh niên trong và ngoài nhà trường cũng như thanh niên khuyết tật. 


*

*

Bài phát biểu của ông Dương Văn Đạt, chuyên gia về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình tục của UNFPA thay mặt Trưởng Đại diện của UNFPA tại Việt Nam, tại sự kiện bên lề ở Hội An nhân hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban ASEAN về Quản lý Thiên tai
Tôi rất vinh dự được chào đón các quý vị đến tham dự sự kiện tối ngày hôm nay tại Nhà hát Ký ức Hội An do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc – UNFPA tại Việt...
Dinh dưỡng - món ngon Cây thuốc Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp - giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
*

trunghocthuysan.edu.vn - Dưới đây là những lời khuyên chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục từ chuyên gia để giúp chị em phụ nữ ngăn chặn các vấn đề sức khỏe khác nhau.

Phụ nữ thường có xu hướng bỏ bê sức khỏe của mình do công việc bận rộn, nhất là sức khỏe sinh sản và tình dục, khiến họ có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau.

Bác sĩ Sarita Channawar, Chuyên gia tư vấn Sản phụ khoa, Bệnh viện Wockhardt, Mumbai, cho biết: “Bỏ qua sức khỏe sinh sản và tình dục có thể dẫn đến nhiều bệnh như nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs), HIV/AIDS, rối loạn chức năng tình dục, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), vô sinh, ung thư phụ khoa, u nang, u xơ và các vấn đề kinh nguyệt khác cần được chăm sóc y tế kịp thời”.


*

Chuyên gia cũng đã chia sẻ một số lời khuyên quan trọng sau đây mà phụ nữ cần làm để ngăn chặn những vấn đề này.

Đi khám và sàng lọc định kỳ


*

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi cần phải thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư, bao gồm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap) và các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng. Phát hiện bệnh kịp thời là chìa khóa để điều trị các tình trạng sức khỏe sinh sản và tình dục khác nhau.

Ngoài ra, phụ nữ nên tiêm vaccine chủng ngừa HPV để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục hay sùi mào gà – những tình trạng có thể gây biến chứng cho thai kỳ.

Thực hiện hoạt động tình dục an toàn


*

Bạn nên tuân thủ các biện pháp an toàn trong hoạt động tình dục để tránh các vấn đề về sức khỏe sinh sản và tình dục. Trước khi quan hệ tình dục, hãy kiểm tra đối tác của bạn để đảm bảo rằng họ an toàn và không có tiền sử mắc bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào.

Không hút thuốc và tránh khói thuốc


*

Thuốc lá có chứa các hóa chất độc hại có thể gây ung thư và các vấn đề về tim mạch. Hơn nữa, hút thuốc ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của phụ nữ. Đặc biệt, hút thuốc trong thời kỳ mang thai hoặc tiếp xúc với khói thuốc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau đối với cả mẹ và con như sinh non, sẩy thai, trẻ sơ sinh nhẹ cân và mang thai ngoài tử cung.

Vệ sinh kinh nguyệt


Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ nên thay băng vệ sinh sau mỗi 4-5 giờ, ít nhất 3 lần/ngày. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường trong kỳ kinh, bạn cần báo ngay cho bác sĩ.

Bên cạnh đó, bạn nên tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm có hương thơm hoặc hóa chất nào dưới vùng kín. Lau rửa âm đạo từ trước ra sau với nước sạch và nói không với việc thụt rửa âm đạo, đồng thời tránh chà xát vùng kín và không sử dụng xà phòng.

Mặc đồ lót chất lượng tốt


Bạn không nên mặc quần áo bó sát có thể gây khó chịu ở vùng kín, thay vào đó hãy mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và quần áo lót bằng vải cotton.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh


Duy trì cân nặng hợp lý có khả năng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến rối loạn cương dương và các vấn đề tình dục khác.

Xem thêm: Hoa hậu đỗ mỹ linh sinh năm, đường tình của hoa hậu đỗ mỹ linh

Hạn chế uống rượu bia


Uống quá nhiều rượu bia cũng có thể làm giảm khả năng kích thích tình dục và đạt cực khoái của phụ nữ. Vì vậy, hãy cố gắng hạn chế uống những thức uống chứa cồn này./.


Tag: sức khỏe sinh sản và tình dục chăm sóc sức khỏe sinh sản cách chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục
Phương pháp giúp chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới trunghocthuysan.edu.vn - Có nhiều cách để tăng cường sức khỏe sinh sản nam giới như khám sức khỏe định kỳ, bỏ thuốc lá, tập luyện điều độ...


Phương pháp giúp chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới

trunghocthuysan.edu.vn - Có nhiều cách để tăng cường sức khỏe sinh sản nam giới như khám sức khỏe định kỳ, bỏ thuốc lá, tập luyện điều độ...


Những chất dinh dưỡng cần bổ sung để tăng cường sức khỏe sinh sản của phụ nữ trunghocthuysan.edu.vn - Tiêu thụ một số nhóm thực phẩm có thể giúp cải thiện sức khỏe sinh sản ở phụ nữ.


Những chất dinh dưỡng cần bổ sung để tăng cường sức khỏe sinh sản của phụ nữ

trunghocthuysan.edu.vn - Tiêu thụ một số nhóm thực phẩm có thể giúp cải thiện sức khỏe sinh sản ở phụ nữ.


Tuổi tác có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ? trunghocthuysan.edu.vn - Khả năng sinh sản của phụ nữ thay đổi theo độ tuổi. Ngoài việc giảm khả năng sinh sản, phụ nữ mang thai ở giai đoạn có tuổi cũng có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe khác nhau ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.


Tuổi tác có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ?

trunghocthuysan.edu.vn - Khả năng sinh sản của phụ nữ thay đổi theo độ tuổi. Ngoài việc giảm khả năng sinh sản, phụ nữ mang thai ở giai đoạn có tuổi cũng có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe khác nhau ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.


10 quy tắc vàng cải thiện khả năng sinh sản trunghocthuysan.edu.vn - Thực hành một chế độ ăn uống hợp lý, duy trì hoạt động thể chất đều đặn và lựa chọn sản phẩm bổ sung phù hợp góp phần đáng kể vào việc cải thiện khả năng sinh sản, cũng như tăng cơ hội thụ thai.


10 quy tắc vàng cải thiện khả năng sinh sản

trunghocthuysan.edu.vn - Thực hành một chế độ ăn uống hợp lý, duy trì hoạt động thể chất đều đặn và lựa chọn sản phẩm bổ sung phù hợp góp phần đáng kể vào việc cải thiện khả năng sinh sản, cũng như tăng cơ hội thụ thai.


12 "bí kíp" giúp tăng khả năng sinh sản ở nam giới trunghocthuysan.edu.vn - Dưới đây là một số thay đổi trong lối sống giúp nam giới tăng khả năng sinh sản.


12 "bí kíp" giúp tăng khả năng sinh sản ở nam giới

trunghocthuysan.edu.vn - Dưới đây là một số thay đổi trong lối sống giúp nam giới tăng khả năng sinh sản.


Chính trị Xã hội Thế giới Kinh tế Thị trường Thể thao Văn hóa Giải trí Pháp luật Du lịch
Quân sự - Quốc phòng Sức khỏe Đời sống Podcast Doanh nghiệp Ô tô - Xe máy Góc nhìn Multimedia Công nghệ

Tổng Biên tập: NGÔ THIỆU PHONG Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Công Hân, Đặng Thị Khanh Cơ quan chủ quản: ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM


Không được sao chép lại bất kỳ thông tin nào từ website này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Điện tử trunghocthuysan.edu.vn