Mã: dautay01Danh mục: Giống cây ăn trái cao cấp
Từ khóa: cây dâu tây, cây dâu tây trắng, cây giống dâu tây, dâu tây, giống cây dâu tây

Tên thường gọi: Cây Dâu Tây

Tên khoa học: Fragaria

Họ: Hoa hồng (Rosaceae)

Chiều cao: 30cm-40cm

Kích thước tại vườn: 20cm

Mô tả về hoa: Phân chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh có một hoa. Hoa có 5 cánh tràng mỏng, màu trắng, hơi tròn

Mức độ chăm sóc: trung bình

Hoa: Hoa lưỡng tính

Lá: Lá có hình dạng, cấu trúc, độ dày và lượng lông tơ thay đổi tùy theo giống. Mép lá có răng cưa

Trái cây: Quả có hình bầu dục, quả non có màu xanh lục, khi quả chín, quả có màu hồng hoặc màu đỏ tuỳ từng giống

ĐẶC ĐIỂM CHUNG

+ Trong thời đại chúng ta, dâu tây là một trong những loại trái cây tươi chính được tiêu thụ trên toàn cầu, chắc chắn dẫn đến một lượng lớn phụ phẩm và chất thải.

Bạn đang xem: Hình ảnh cây dâu tây con

+ Thường được đánh giá cao vì hương vị đặc trưng của chúng, dâu tây cũng có các đặc tính sinh học, bao gồm tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn hoặc chống viêm.

+ Bất chấp sự lan rộng của chi Fragaria, rất ít loài đại diện cho chủ đề nghiên cứu khoa học của thập kỷ trước.

+ Ở Việt Nam, dâu tây trồng tập trung tại Đà Lạt, và trở thành đặc sản riêng vùng miền.

Tại đây người ta sản xuất canh tác trong nông trại, diện tích lớn nhỏ khác nhau, tùy hộ gia đình.

Dâu tây ưa khí hậu lạnh, nhiệt độ thấp. Không chịu khu vực nắng nóng. Chình vì điều này mà Đà Lạt trở thành khu vực thuận lợi nhất.

+ Dâu tây không chịu nắng trực tiếp, nên trồng trong nhà màng, nhà kính, có mái che giảm nắng.

+ Chúng không chịu ngập, chịu khô hạn hoặc tưới phun sương, tưới nhỏ giọt vừa đủ thấm ướt.

+ Khi trồng dâu tây phải sử dụng loại đất nhẹ, tơi xốp, hoặc giá thế. Không nên trồng chúng trong đất thịt, đất nhão.

*
*

*
Hình ảnh: chậu cây dâu tây giống

CÔNG DỤNG

+ Quả dâu tây thường được sử dụng để làm các món tráng miệng. Dâu tây giàu vitamin C và là nguồn cung cấp dồi dào các chất flavonoit cần thiết cho cơ thể.

+ Hầu hết các quốc gia đã phát triển các giống của riêng họ trong thế kỷ 19, và những giống này thường đặc biệt phù hợp với khí hậu, độ dài ngày, độ cao hoặc loại sản xuất được yêu cầu ở một khu vực cụ thể.

+ Dâu tây được sản xuất thương mại vừa để ăn ngay vừa để chế biến dưới dạng dâu đông lạnh, đóng hộp, bảo quản hoặc làm nước trái cây.

+ Do đặc tính dễ hỏng của quả mọng và không có khả năng bị hái bằng máy, nên quả thường được trồng gần các trung tâm tiêu thụ hoặc chế biến và nơi có đủ lao động.

+ Các quả dâu được chọn thủ công cho trực tiếp vào các giỏ nhỏ và đóng thùng để đưa ra thị trường hoặc cho vào khay để chế biến.

+ Các cây trồng sớm có thể được sản xuất dưới lớp phủ thủy tinh hoặc nhựa. Dâu tây rất dễ hỏng và cần bảo quản khô ráo thoáng mát

*

*
Hình ảnh: chậu cây dâu tây giống

Tham khảo thêm công dụng của quả dâu tây tại đây

Dâu tây là cây thực vật lâu năm và ra quả đều đặn hàng năm. Vì thế, nếu trồng 1 - 2 cây dâu tây, bạn sẽ thu hoạch được hàng tá quả mỗi năm. Thế nhưng làm cách nào để có được kỹ thuật trồng cây đúng cách và chăm sóc hiệu quả nhất. Dưới đây là các bước kỹ thuật trồng cây dâu tây tại nhà đơn giản nhất cho những ai đang muốn trồng loài cây ăn quả này.

Thời vụ

Bạn có thể trồng dâu tây quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất vẫn là khoảng tháng 4 và tháng 5. Sau khoảng 2 tháng, bạn có thể thu hoạch những trái dâu chín mọng đầu tiên.

Chọn chậu

Do là cây thuộc dòng khó tính nên khi có ý định trồng vào chậu bạn phải chuẩn bị cũng như lựa chọn chậu trồng cho phù hợp. Nếu trồng cây trong chậu nhỏ, bạn sẽ phải ngăn chia và thay chậu thường xuyên hơn. Vì thế, loại chậu có đường kính 20 cm là lựa chọn lý tưởng nhất. Luôn đặt chậu cây dâu tây ở vị trí đón được nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp nhất, từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày.

*

 

Đất trồng

Đất trồng dâu tây phù hợp nhất phải đảm bảo được các yếu tố như phải là đất hữu cơ, hoặc có thể là đất thịt nhẹ giàu dinh dưỡng, sạch và giữ được ẩm cũng như thoát nước tốt.

Kỹ thuật trồng cây dâu tây

Nếu trồng bằng cách gieo hạt thì trước khi tiến hành trồng cây dâu tây bạn cần ủ hạt. Trước hết phảicho đất vào chậu, đánh cho tơi xốp, sau đó ươm hạt. Phủ lên chậu một ít rơm hoặc cây khô.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ chậu trồng rau, đất trồng và hạt giống đã ủ các bạn sẽ tiến hành gieo hạt. Gieo hạt vào chậu khoảng cách giữa các hạt đều nhau, có thể chia luống để cây có thể phát triển tốt hơn. Đặt chậu ở nơi khô ráo, thoáng mát có đủ ánh nắng mặt trời tránh ánh nắng trực tiếp. Tưới nước thường xuyên sáng sớm và chiều tối, tưới vừa đủ độ ẩm cho cây.

Kỹ thuật trồng cây dâu tây tại nhà bằng cách gieo hạt, cũng có thể trồng bầu cây.

Chăm sóc

Để cây dâu tây có thể sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế cho lần sau cây ra hoa sẽ cho hiệu quả cao hơn. Nên đặt chậu dâu tây ở vị trí có nhiệt độ từ 7 - 30 độ. Bạn cũng nên chọn vị trí thoáng mát, nhiều ánh sáng để cây phát triển. Tuy nhiên, cần lưu ý, thời gian chiếu sáng cho dâu tây không quá 12 giờ/ngày, vào buổi tối, không nên để cây gần ánh đèn sẽ khiến cây phát triển nhanh nhưng không ra trái.

Vào buổi sáng sớm hoặc chiều tắt nắng, bạn tưới nước để đất ẩm và giúp cây phát triển tốt. Đối với hạt giống bạn có thể tưới nước gạo rất tốt. Đối với việc trồng dâu tây bằng cây con, bạn cũng có thể tưới nước gạo tới khi cây bám rễ (khoảng một tuần).

Cách tách nhánh để trồng chậu mới

Trong quá trình phát triển, dâu tây không chỉ ra hoa và quả, nó còn ra nhánh khi cây đã đủ chất. Đặc biệt, khi nhánh phát triển tốt, mọc dài, nó sẽ tự đâm rễ và tạo cây mới. Trong trường hợp này bạn cần phải tách cách để tạo một chậu mới.

Lưu ý, bạn cần chờ nhánh phát triển khoảng 1 tuần, rễ đâm sâu, có thể độc lập, không cần dinh dưỡng từ cây mẹ mới bắt đầu tách nhánh sang chậu mới. Hoặc nếu chậu trồng dâu tây rộng, bạn vẫn để nhánh con trồng cùng cây mẹ. Khi cây con ra hoa, quả bạn chăm sóc như cây mẹ. Tuyệt đối lúc này không đánh cây vì có thể làm cây bị chột quả.

Sâu bệnh

Để hạn chế tình trạng cây bị sâu bọ và dễ theo dõi, cần cắt tỉa lá khi cây mọc lá dầy hoặc tách cây non ra chậu mới. Khi cây ra hoa, quả bạn cần lưu ý tiêu diệt kiến, côn trùng vì chúng tấn công ăn hoa và quả rất nhanh. Tốt nhất, bạn nên hướng quả ra phía ngoài chậu, quả vừa phát triển đều, bạn vừa theo dõi được sâu bọ ăn quả. Bạn cũng có thể bảo vệ cây bằng cách che phủ lưới mắt cáo nhằm ngăn chặn chim chóc hoặc chó, mèo.

Xem thêm: Máy Phát Điện Siêu Chống Ồn Cao Cấp, Máy Phát Điện Gia Đình Không Ồn Bạn Nên Mua

Thu hoạch

Khi quả chuyển sang màu đỏ sẫm là lúc đã có thể thu hoạch. Dâu tây là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng nên bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như sinh tố, ăn trực tiếp hoặc ép nước đều rất ngon.