Một đề thi chọn học sinh năng khiếu môn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện tại Phú Thọ đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

Bạn đang xem: Đề thi học sinh giỏi văn


Cụ thể, đề thi học sinh năng khiếu cấp huyện môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2022-2023 của Phòng GD-ĐT huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) như sau:

Câu 1 (8 điểm): Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ có câu: “Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có”. Trình bày suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ trên.

Câu 2 (12 điểm): Bàn về thơ, Đuy-blây có viết: “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng một tác phẩm thơ em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên”.

*

Ngay sau khi đề thi xuất hiện trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng đề thi này quá khó, quá sức so với học sinh lớp 7, dù kể cả là đề thi học sinh năng khiếu. Không ít người nhận định đề thi này dành cho các học sinh cấp THPT còn... hơi nặng.

Tài khoản Chi Nguyen bình luận: “Câu 1 là hơi khó vì sẽ cần rất nhiều những trải nghiệm cuộc đời để định vị được 2 chữ "độ lượng". Vì thế, bài viết của các em sẽ dễ sáo rỗng, khuôn phép. Câu 2 thực ra là một bài chứng minh. Quy về 1 bài thơ để chứng minh một câu nói có tính khái quát sẽ hơi... phản khoa học”.

Tài khoản Nguyễn Văn Anh chia sẻ: “Mới đọc qua cứ nghĩ đề thi đầu vào thạc sỹ hay tiến sỹ gì đó chứ không phải là đề lớp 7”.

Tranh luận không chỉ dừng ở độ khó của đề thi, Dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng yêu cầu của đề cũng không rõ.

“Ở câu 2, yêu cầu của đề rất tối nghĩa. “Bằng một tác phẩm thơ" được hiểu rằng là học sinh sẽ phải làm thơ hay các em sẽ phải chọn lấy một bài thơ nào đó để phân tích, bình luận nhằm chứng minh cho nhận định trên là đúng?

Tôi đoán đáp án sẽ là chọn lấy một bài thơ (của người khác) để bình luận, phân tích, diễn giải để... minh họa cho ý đã đưa ra. Tuy nhiên, sự việc sẽ thế nào nếu thí sinh làm “một bài thơ”, ông Vương cho rằng đề thi không rõ ý.

Trao đổi với Viet
Nam
Net,
sáng 4/5, ông Bùi Ngọc Luận, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ xác nhận đây đúng là đề thi do Phòng GD-ĐT xây dựng.

“Các giáo viên cốt cán môn Văn của huyện khẳng định đề không sai”, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cẩm Khê cho biết.

Về mức độ khó dễ của một đề thi, theo ông Luận, khó đánh giá bởi tùy vào đối tượng học sinh và để chính xác hơn cần tham khảo phổ điểm.

“Đề có thể khó với học sinh này nhưng lại bình thường với học sinh khác. Môn Ngữ Văn lớp 7 có 98 em dự thi học sinh năng khiếu. Trong đó, có 7/98 em đạt từ 14 điểm trở lên với thang điểm 20. Điểm cao nhất là 14,5 điểm và thấp nhất là 6,5 điểm. Có 51/98 học sinh đạt từ 10 điểm - ngưỡng điểm trung bình - trở lên".

Tuy nhiên, ông Bùi Ngọc Luận nói thêm, Phòng GD-ĐT huyện Cẩm Khê sẽ nghiêm túc tiếp thu tất cả các ý kiến của dư luận, họp nghiên cứu để có phương án điều chỉnh những vấn đề còn chưa tốt, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá.



Đề thi vào lớp 10 môn Văn của Hà Nội những năm gần đây thường có 2 phần. Thí sinh có thể tham khảo nắm cấu trúc, dạng thức để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Đề thi học kì II môn Ngữ văn lớp 10 của Trường Trung học thực hành - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được Viet
Nam
Net tổng hợp và chia sẻ.

Trong đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn dành cho học sinh cuối cấp, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (TP.HCM) sử dụng ngữ liệu là tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của cố tác giả Lưu Quang Vũ.

(Dân trí) - "Tôi đã không ngủ được cả đêm, không hiểu được vì sao họ lại ra đề ngữ văn cho học sinh lớp 7 như thế, dù là để chọn học sinh giỏi", PGS.TS Đỗ Ngọc Thống nhận định về đề thi ở Phú Thọ.


Cụ thể, đề thi học sinh năng khiếu cấp huyện môn ngữ văn lớp 7 năm học 2022-2023 của Phòng GD&ĐT Huyện Cẩm Khê (Tỉnh Phú Thọ) như sau:

Câu 1 (8 điểm): Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ có câu: "Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có". Trình bày suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ trên.

Câu 2 (12 điểm): Bàn về thơ, Đuy-blây có viết: "Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng một tác phẩm thơ em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên".

Chiều 4/5, trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình môn ngữ văn thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho rằng, cách ra đề thi với đối tượng học sinh lớp 7 như trên có nhiều điểm chưa hợp lý.

"Tôi đã không ngủ được cả đêm, không hiểu được vì sao họ lại ra đề ngữ văn cho học sinh lớp 7 như thế, dù là để chọn học sinh giỏi. Đề thi nêu trên về cấu trúc và mô hình, nội dung và yêu cầu đều giống như đề thi học sinh giỏi quốc gia dành cho lớp 12.

Tôi chưa bàn đến những câu chữ lặp lại, chỉ riêng yêu cầu của đề đã không đúng. Cụ thể, để làm sáng tỏ câu "Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim" thì lấy một tác phẩm thơ làm sao làm sáng tỏ được? Vì "những trái tim" là chỉ rất nhiều nhà thơ và như thế phải lấy rất nhiều bài thơ của nhiều tác giả khác nhau thì mới chứng minh được.

Mong rằng các thầy cô, các cơ sở giáo dục cần hiểu đúng yêu cầu kiểm tra, đánh giá học sinh, nhất là đề thi học sinh giỏi các lớp, các cấp. Không phải cứ thi học sinh giỏi thì ra đề thế nào cũng được, không phải đề càng khó càng tốt, càng lạ càng hay", PGS.TS Đỗ Ngọc Thống kết luận.

Tương tự, cô Võ Hà (giáo viên ngữ văn tại THCS Đặng Dung, Hà Tĩnh) cũng nhận định: "Với mức độ đề thi như thế này thì sẽ rất khó để nhiều em học sinh làm đúng hướng yêu cầu của đề, chứ chưa nói đến chuyện điểm cao.

Ở câu 1 sẽ đòi hỏi kinh nghiệm sống dày dặn để hiểu được "người độ lượng" là như thế nào. Câu 2 cần sự bao quát, mở rộng và nhìn nhận vấn đề một cách có chiều sâu.

Theo tôi, đề thi này yêu cầu quá cao so với năng lực học sinh lớp 7, kể cả chương trình sách giáo khoa mới và cũ".

Xem thêm: Cách làm bánh cay hàn quốc, cách làm bánh gạo hàn quốc dẻo mềm chuẩn vị

Đại diện Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ xác nhận đây đúng là đề thi do đơn vị này xây dựng.