Ngày xửa ngày xưa có một người đàn ông rất giàu có, nhưng vợ của ông ta lại đang bị ốm nặng. Khi mà bà cảm thấy mình chuẩn bị gần đất xa trời rồi thì bà liền gọi cô con gái độc nhất vô nhị của mình tới bên cạnh giường mình đang nằm, rồi bà dặn dò với con gái rằng:


– Con gái yêu dấu của mẹ, khi mẹ đi rồi thì con hãy cố gắng chăm chỉ và nết na nhé, còn mẹ thì vẫn sẽ mãi mãi ở bên cạnh và phù hộ cho con.

Bạn đang xem: Cô bé lọ lem

Bà mẹ vừa nói xong lời trăn trối thì liền nhắm mắt qua đời. Sau khi mẹ mất thì ngày nào cô bé cũng tới bên cạnh mộ của mẹ mình mà khóc thương. Cô bé vâng lời mẹ nên ngày ngày rất chăm chỉ và nết na khiến cho tất cả mọi người xung quanh đều cảm thấy yêu mến cô bé.

Rồi khi mùa đông đã tới, tuyết đã phủ đầy một lớp dày ngay trên mộ của người mẹ, nhìn nó giống hệt như là một tấm khăn màu trắng xinh đẹp vậy. Rồi khi những ánh nắng mặt trời của mùa xuân tới và cuốn mất đi chiếc khăn trắng tinh ấy đi thì người cha quyết định sẽ cưới vợ hai.

Không chỉ đem vợ hai về nhà, mà người dì ghẻ này còn đem theo cả hai cô con gái riêng của mình nữa. Cả hai đứa con gái riêng này mặt mày tuy rằng cũng sáng sủa và kháu khỉnh, nhưng trong bụng lại vô cùng xấu xa và đen tối.

Cũng từ ngày đó trở đi thì cô bé kia phải sống một cuộc đời khốn khổ. Mụ dì ghẻ hùa cùng với hai đứa con gái riêng của mình bảo nhau rằng:

– Chúng ta không thể nào cứ để cho cái con ngan ngu ngốc ấy ngồi lỳ ở trong nhà được! Nếu nó muốn có bánh mà ăn thì phải tự đi mà kiếm. Ra đây ngay lập tức, con làm bếp!

Khi cô bé ra ngoài, chúng đem lột sạch tất cả những quần áo đẹp đẽ đang mặc trên người cô ra, ném cho cô chiếc áo choàng màu xám vô cùng cũ kĩ và xấu xí, sau đó lại ném tiếp cho cô đôi guốc mộc nữa. Rồi thì chúng vui vẻ cười nói:


– Hãy nhìn xem cô công chúa đài các của chúng ta ngày nào đã thay đổi hình dạng của mình như thế nào kìa!

Và ba mẹ con họ cứ thế reo lên mà nhạo báng đủ điều, sau đó mới đẩy cô xuống nhà bếp. Họ bắt cô từ sáng tới tận tối làm lụng vất vả, từ tờ mờ sáng thì cô đã phải dậy, rồi đi gánh nước, về lại nhóm bếp, sau đó thì thổi cơm và giặt giũ. Nhưng như vậy vẫn còn chưa đủ, hai đứa con gái của dì ghẻ nghĩ ra rất nhiều cách để mà hành hạ cô, khi đã hành hạ chán chê thì chúng lại hả hê chế giễu, chúng còn đem đậu Hà Lan trộn lẫn cùng đậu biển đổ xuống tro rồi bắt cô nhặt riêng từng loại.

Khi tối đến, sau cả một ngày phải làm lụng vất vả, cơ thể cô đã mệt lử cả đi, nhưng ba mẹ con dì ghẻ cũng chẳng cho cô được ngủ trên một chiếc giường tử tế, chúng bắt cô ngủ ở trên đống tro tàn ngay cạnh bếp. Bởi vì lúc nào cũng ở gần tro bụi trong bếp nên nhìn cô càng ngày càng lem luốc, nên hai đứa con gái của dì ghẻ liền đặt tên cho cô là “Lọ Lem”.

Có một lần người cha chuẩn bị đi chợ phiên, ông ta hỏi hai đứa con của dì ghẻ xem chúng muốn mua món quà như thế nào. Đứa con gái thứ nhất thì nói:

– Con muốn có quần áo đẹp.

Còn đứa thứ hai lại nói rằng:

– Con muốn có ngọc với đá quý nữa.

Người cha lại quay ra hỏi:

– Còn Lọ Lem, con thì muốn thứ gì?

– Thưa cha, lúc trên đường trở về nhà, có cành cây nào vướng vào mũ của cha thì xin cha bẻ cành cây đó về cho con.

Đi chợ phiên trở về, người cha không quên mua quần áo đẹp cùng ngọc trai, đá quý về cho hai đứa con gái của dì ghẻ. Lúc đi trên đường, ông cưỡi ngựa ngang qua bụi cây, một cành dẻ vô tình vướng vào người khiến chiếc mũ ông đang đội rơi xuống đường. Nhớ đến Lọ Lem, ông liền bẻ luôn cành dẻ ấy mang về nhà.

Khi về đến nhà, người cha đem quà đã mua chia cho hai đứa con gái của dì ghẻ đồ chúng đã xin, ông cũng đưa cành dẻ kia cho Lọ Lem. Lọ Lem liền cám ơn cha mình, sau đó mang theo cành dẻ kia đến bên mộ của mẹ mình rồi trồng ngay bên cạnh mộ, sau đó cô ngồi đó khóc lóc thảm thiết, hai hàng nước mắt cứ chảy xuống không ngừng, tưới ướt cả cành cây dẻ mới trồng. Đột nhiên cành dẻ nảy dễ đâm chồi, sau đó một thời gian ngắn thì từ cành cây nhỏ đã trở thành cây dẻ cao lớn, tán lá xòe to.

Hằng ngày Lọ Lem đều chăm chỉ ra mộ của mẹ viếng ba lần, xong cô lại ngồi đó mà khóc lóc khấn mẹ, mỗi lần cô như vậy thì đều có một chú chim màu trắng bay tới rồi đậu ở trên cành cây dẻ. Hễ thấy Lọ Lem nói ra điều mong ước muốn thứ gì thì chim lập tức đem thả thứ ấy cho cô.

Ngày kia, nhà vua cho mở hội tận ba ngày, ngài cho mời hết tất cả những hoa khôi ở trong nước tới tham dự để cho hoàng tử con trai mình kén vợ.

Khi hai đứa con gái của dì ghẻ nghe tin mình cũng có thiệp mời tới tham dự thì vô cùng vui mừng, chúng liền cho gọi Lọ Lem tới và bảo cô:

– Mày mau mau chải đầu rồi đi đánh lại giày cho bọn tao, nhớ buộc dây giày cho thật chặt, bọn tao còn phải đi tới dự hội trong cung vua đấy.

Lọ Lem ngoan ngoãn làm theo những gì chúng sai khiến, sau đó lại ngồi ôm mặt khóc một mình, bởi vì cô cũng muốn được đi nhảy tại hội ấy. Cô liền xin mụ dì ghẻ cho mình được đi cùng. Nhưng dì ghẻ lại nói:

– Cái đồ Lọ Lem mày, người thì toàn bụi bẩn mà lại dám đòi được đi dự hội à! Quần áo, giày không có mà còn đòi được đi nhảy cơ!

Lọ Lem vẫn khẩn khoản cầu xin dì ghẻ cho phép mình đi. Cuối cùng dì ghẻ mới nói là:

– Tao vừa mới đổ một đấu đậu biển vào trong đám tro, nếu như mày có thể nhặt hết số đậu ấy trong vòng hai giờ đồng hồ thì tao sẽ cho mày được đi hội.

Lọ Lem vâng lời, cô lập tức chạy hướng cửa sau và ra vườn, cô gọi to:

– Hỡi những chú chim câu hiền lành, những chim gáy cùng tất cả những chú chim khác trên trời, các bạn hãy bay về đây nhặt đậu giúp em với:

Đậu ngon chim bỏ vào niêu,

Còn là đậu xấu chim bỏ vào diều chim nhé.

Cô vừa dứt tiếng gọi thì có hai con chim bồ câu màu trắng lập tức bay qua ô cửa sổ bếp và sà xuống đám tro nhặt đậu, tiếp theo còn có chim gáy, sau đó thì tất cả những loài chim đang bay trên trời đều đua nhau sà xuống nơi tro bếp.

Đôi chim bồ câu kêu gù gù hai tiếng rồi cúi đầu mổ lia lịa, liên tục phát ra những tiếng “píc, píc, píc”, chúng đem nhặt những hạt đậu tốt rồi bỏ vào trong nồi. Chưa hết một giờ đồng hồ thì đám chim đã cùng nhau nhặt xong chỗ đậu tốt ở trong đống tro bếp. Khi mọi việc xong xuôi thì đàn chim lại cùng nhau cất cánh mà bay đi. Lọ Lem mang chỗ đậu đã nhặt xong tới cho dì ghẻ xem, trong bụng mừng thầm, cô tin chắc rằng dì ghẻ sẽ cho mình đi theo tới chỗ dạ hội của nhà vua tổ chức. Nhưng không, mụ dì ghẻ nói với cô:

– Mày không thể đi đâu. Lọ Lem! Xem mày có được bộ quần áo tử tế nào không mà đòi đi nhảy, mọi người ở đó sẽ nhạo báng mày.

Khi trông thấy cô khóc nức nở thì dì ghẻ lại nói tiếp:

– Nếu như mày có thể nhặt hết hai đấu đậu biển lẫn trong đống tro ấy trong vòng một giờ đồng hồ thì tao sẽ cho mày được đi hội cùng.

Lúc đó dì ghẻ nghĩ rằng: “Nó chắc chắn không bao giờ có thể nhặt xong được”. Sau khi mụ dì ghẻ đã đổ hết đậu vào trong đống tro cạnh bếp, Lọ Lem lại đi từ cửa sau ra ngoài vườn và gọi lớn:

– Hỡi những chú chim câu hiền lành, những chim gáy cùng tất cả những chú chim khác trên trời, các bạn hãy bay về đây nhặt đậu giúp em với:

Đậu ngon chim bỏ vào niêu,

Còn là đậu xấu chim bỏ vào diều chim nhé.

Ngay lập tức lại có hai con chim bồ câu màu trắng lập tức bay qua ô cửa sổ bếp và sà xuống đám tro nhặt đậu, tiếp theo còn có chim gáy, sau đó thì tất cả những loài chim đang bay trên trời đều đua nhau sà xuống nơi tro bếp. Đôi chim bồ câu kêu gù gù hai tiếng rồi cúi đầu mà mổ lia lịa, liên tục phát ra những tiếng “píc, píc, píc”, chúng nhặt những hạt đậu tốt rồi bỏ vào trong nồi. Chưa hết nửa giờ thì đám chim đã cùng nhau nhặt xong chỗ đậu tốt ở trong đống tro bếp. Khi mọi việc đã xong thì đàn chim lại cùng nhau cất cánh mà bay đi. Lọ Lem đem chỗ đậu đã nhặt xong tới cho dì ghẻ xem, trong bụng mừng thầm, cô tin rằng lần này thể nào mình cũng sẽ được dì ghẻ cho phép tới chỗ dạ hội. Nhưng không, mụ dì ghẻ lại nói với cô:

– Dù mày làm gì cũng tốn công vô ích thôi Lọ Lem ạ! Mày không thể nào mà đi theo cùng được, bởi vì mày có đây quần áo đẹp mà lại đòi đi nhảy chứ. Chả nhẽ mày lại bắt chúng tao phải bẽ mặt với thiên hạ bởi vì đứa như mày sao?

Nói đoạn mụ dì ghẻ lập tức quay lưng và cùng với hai đứa con gái của mụ vội vã lên xe tới cung vua dự dạ hội. Khi trong nhà chẳng còn một bóng người thì Lọ Lem liền tìm ra mộ của mẹ, cô đứng ngay dưới gốc của cây dẻ mà gọi nhỏ:

– Cây ơi, hãy rung đi nào,

Hãy thả xuống cho em những áo vàng, áo bạc.

Khi cô vừa dứt lời thì chim liền thả xuống một bộ váy áo thêu những chỉ vàng chỉ bạc lấp lánh cho cô, còn thêm cả một đôi hài lụa cũng thêu chỉ bạc nữa. Lọ Lem vội vàng đem theo đống trang phục rực rỡ ấy vào nhà thay ra rồi đến chỗ dạ hội. Bởi vì Lọ Lem quá xinh đẹp nên cả mụ dì ghẻ lẫn hai đứa con gái của mụ đều không thể nào nhận ra được, bọn chúng cứ ngỡ rằng cô là công chúa của đất nước xa lạ nào đó được mời tới để dự dạ hội. Cả ba mẹ con mụ ta nào đâu ngờ được người đó chính là cô bé Lọ Lem, vẫn cứ đinh ninh cho rằng giờ phút này cô đang ở nhà lúi húi nhặt đống đậu ra khỏi tro bếp.

Hoàng tử bị thu hút bởi sắc đẹp lộng lẫy nên lập tức tiến lại gần cô, lịch sự đưa tay mời cô cùng nhảy một điệu. Hai người cùng nhau nhảy, và hoàng tử lại không muốn bắt cặp nhảy chung với một ai nữa, vì thế qua hết bài nhạc này tới bài nhạc khác vẫn không chịu rời tay khỏi tay cô. Khi có người khác tới để mời cô cùng nhảy thì hoàng tử lại nói rằng:

– Đây là bạn nhảy của tôi!

Cho đến khi tối đến, Lọ Lem muốn được về nhà, chàng hoàng tử lại nói:

– Hãy để tôi cùng đi, tôi muốn được đưa cô về tận nhà.

Hoàng tử muốn biết nàng thiếu nữ rất xinh đẹp này là tiểu thư của nhà nào. Khi đã gần tới nhà thì cô liền gỡ bàn tay của hoàng tử ra rồi nhảy lên phía chuồng của chim bồ câu. Còn chàng hoàng tử thì vẫn ngây ngốc đứng chờ ở đó rất lâu, đến tận khi người cha trở về nhìn thấy thì chàng liền kể lại cho ông nghe chuyện có một cô gái lạ mặt nhảy lên chuồng chim bồ câu. Vì vậy ông ta nghĩ thầm:

– Chẳng lẽ đó lại là Lọ Lem?

Nghĩ vậy nên ông ta liền đem rìu cùng câu liêm tới chẻ đôi chiếc chuồng chim bồ câu kia ra. Tuy nhiên thì ông chẳng thấy người nào ở đó. Rồi khi họ trở về đến nhà thì vẫn thấy Lọ Lem đang mặc trên người bộ quần áo nhem nhuốc và còn đang nằm ở trên đống tro bếp bẩn thỉu, ngay cạnh ống khói của lò sưởi vẫn có một ngọn đèn dầu đang cháy tù mù.

Nhưng thực sự là lúc đó Lọ Lem đã rất nhanh mà nhảy khỏi chuồng chim bồ câu, rồi chạy về phía cây dẻ bên mộ của người mẹ, thay bộ quần áo đẹp ra để lại đó. Và con chim kia lại sà xuống tha đống đồ đó đi mất. Sau đó thì Lọ Lem lại mặc lên người chiếc áo choàng màu xám cũ kĩ, trở lại đống tro cạnh bếp và nằm an ổn ở đó.

Ngày hôm sau dạ hội lại tiếp tục diễn ra như cũ. Đợi đến khi cả cha, dì ghẻ cùng hai người con gái của dì ghẻ đều đã đi hết. Lọ Lem mới đến chỗ gốc cây dẻ và gọi:

– Cây ơi, hãy rung đi nào,

Hãy thả xuống cho em những áo vàng, áo bạc.

Và chim lại thả cho cô một bộ trang phục còn lộng lẫy hơn cả hôm trước nhiều. Lọ Lem sau khi thay xong quần áo thì lại lên đường đến dạ hội. Cô xuất hiện dưới ánh đèn sáng của dạ hội khiến cho mọi người đều phải sửng sốt, cô đẹp đến rực rỡ làm cho ánh mắt của mọi người nhìn cô đều say đắm không nỡ rời.

Hoàng tử hôm nay đã đợi cô rất lâu, khi thấy cô đến lập tức tiến lại và nắm lấy tay cô. Hôm đó hoàng tử cũng chỉ nhảy cùng với duy nhất một người là cô mà thôi. Và những người khác ở trong dạ vũ đến mời cô cùng nhảy thì chàng hoàng tử lại nói:

– Đây là bạn nhảy của tôi!

Khi tối đến, lúc cô xin được trở về nhà thì hoàng tử lại theo sau, chàng muốn biết được nhà của cô ở nơi nào. Nhưng vừa mới đến nơi thì cô đã vội vã chạy về phía sau vườn. Nơi đó có cây lê đang kì trĩu quả nhìn thật ngon mắt. Lọ Lem nhanh như sóc liền trèo lên cây và lẩn trốn giữa những tán lá dày.

Lần này hoàng tử cũng chẳng biết được cô trốn ở nơi nào, chàng đành phải đợi người cha trở về rồi lại nói:

– Cô gái lạ mặt ấy lại chạy trốn rồi. Ta nghĩ cô ấy đã nhảy lên trên cây lê này rồi.

Người cha nghe vậy thì lại thầm nghĩ:

– Chẳng lẽ đó lại là Lọ Lem?

Người cha sai người đem rìu tới và đẵn cây lê kia xuống, nhưng mà chẳng trông thấy người nào ở trên cây cả. Khi tất cả mọi người cùng tới bếp, Lọ Lem đã ở đó, nằm trên đống tro bếp như mọi ngày khác.

Nhưng thực ra thì Lọ Lem đã nhảy xuống từ phía bên kia của cây lê, rồi đem bộ quần áo xinh đẹp tới trả cho chim vẫn đậu trên cây dẻ, sau đó mặc vào chiếc áo choàng xám bẩn thỉu của mình.

Ngày dạ hội thứ ba lại đến, cha, dì ghẻ cùng với hai cô con gái của dì ghẻ lại ăn diện rời khỏi nhà. Và Lọ Lem lại đến chỗ mộ của mẹ mình và bảo với cây dẻ:

– Cây ơi, hãy rung đi nào,

Hãy thả xuống cho em những áo vàng, áo bạc.

Lần này chim thả xuống cho cô một bộ váy áo vô cùng xinh đẹp, lộng lẫy chưa từng có và còn cả đôi hài làm bằng vàng. Lọ Lem thay quần áo đẹp, đi hài vàng tới dự dạ hội. Sự xuất hiện của cô khiến cho mọi người đều há hốc mồm ngạc nhiên, tất cả đều trợn tròn mắt mà ngắm nhìn cô.

Đêm này cũng không có gì khác, hoàng tử vẫn luôn nắm tay cùng cô nhảy hết bài này tới bài khác. Nếu như có ai khác tới và mời cô nhảy cùng thì chàng lại bảo:

– Đây là bạn nhảy của tôi!

Khi trời đã tối, Lọ Lem lại xin phép được trở về. Lần này hoàng tử cũng định sẽ đưa cô về, nhưng Lọ Lem lại nhanh hơn mà lẩn trốn khiến hoàng tử không theo kịp. Tuy nhiên thì lần này chàng hoàng tử đã nghĩ được một kế rất hay, chàng cho người đổ đầy nhựa thông trên chiếc thang, vì vậy nên lúc cô nhảy lên trên thang thì chiếc hài vàng bên chân trái vì bị nhựa thông dính chặt lại.

Lúc hoàng tử chạy tới nơi thì chỉ thấy chiếc hài bằng vàng nhỏ nhắn và xinh đẹp dính lại nơi đó, còn Lọ Lem thì đã biến mất. Ngày hôm sau chàng hoàng tử liền đem theo chiếc hài vàng đến nhà tìm người cha, chàng nói:

– Ta sẽ chỉ lấy người có thể đi vừa chiếc hài này làm vợ.

Hai đứa con gái của dì ghẻ nghe được chàng hoàng tử nói như vậy thì vui mừng vô cùng, bởi vì cả hai người đều có được những đôi chân rất đẹp. Người thử đầu tiên là cô chị cả, cô ta đem theo chiếc hài vàng vào trong buồng để thử cho mẹ mình nhìn trước. Tuy chân cô đẹp thật nhưng lại không cách nào nhét được ngón chân cái của mình vào trong chiếc giày. Dì ghẻ trông thấy vậy lập tức đưa cho con gái mình con dao rồi bảo:

– Con cứ cắt phăng cái ngón chân đó đi. Khi đã được làm hoàng hậu thì có bao giờ phải đi bộ đâu.

Cô con gái nghe mẹ nói vậy thì lập tức cầm dao chặt ngay ngón chân cái của mình đi, rồi sau đó cắn răng chịu đau mà nhét chân vào trong hài. Cô ta ra ngoài đến trước mặt hoàng tử. Khi thấy hài vừa chân, chàng hoàng tử liền nhận cô ta làm cô dâu của mình, chàng bế cô ta lên trên ngựa để cùng cưỡi trở về cung.

Trên con đường trở về hoàng cung, ngựa phải đi qua một ngôi mộ, ở đó có đôi chim bồ câu đang đậu ở trên cành cây dẻ, chim hót:

– Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc.

Máu thấm trên hài,

Do chân dài quá,

Chính cô dâu thật,

Vẫn ở trong nhà.

Nghe tiếng chim hót, hoàng tử liền liếc nhìn dưới chân cô gái, chàng thấy máu vẫn đang chảy ra không ngừng, chàng lập tức dừng ngựa lại, rồi đưa cô dâu giả trả về nhà, và nói:

– Đây đâu phải là cô dâu thật của ta.

Chàng hoàng tử lấy lại chiếc hài vàng đưa cho cô em. Cô ta mang hài vào trong buồng để thử, may mắn là các ngón chân của cô ta đều lọt được vào trong hài, nhưng gót chân của cô ta lại quá to.

Lần này mụ dì ghẻ cũng đưa cho con mình một con dao và nói:

– Con cứ cắt phăng miếng gót chân ấy đi. Khi đã được làm hoàng hậu thì có bao giờ phải đi bằng chân đất đâu.

Nghe lời mẹ nên cô ta cắt một miếng lớn ở gót chân rồi lại cắn răng chịu đau đớn nhét chân mình vào trong chiếc hài nhỏ. Cô ra trình diện trước mặt hoàng tử. Thấy hài vừa chân nên chàng hoàng tử lập tức nhận cô ta làm cô dâu của mình, rồi lại bế cô ta đặt lên ngựa để cùng mình về cung.

Trên con đường trở về hoàng cung, ngựa phải đi qua một ngôi mộ, ở đó có đôi chim bồ câu đang đậu ở trên cành cây dẻ, chim hót:

– Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc.

Máu thấm trên hài,

Do chân dài quá,

Chính cô dâu thật,

Vẫn ở trong nhà.

Nghe tiếng chim hót, hoàng tử liền liếc nhìn dưới chân cô gái, chàng thấy máu vẫn đang chảy ra không ngừng, chàng lập tức dừng ngựa lại, rồi đưa cô dâu giả trả về nhà, và nói:

– Đây cũng đâu phải là cô dâu thật của ta. Gia đình này còn có người con gái khác không?

Lần này người cha trả lời:

– Tâu hoàng tử là không còn ạ. Vợ cả của tôi trước khi qua đời để lại cho tôi một đứa con gái, nhưng đứa này cả người đều xanh xao và nhem nhuốc. Thứ như nó thì sao mà làm cô dâu cho được.

Tuy nhiên hoàng tử lại bảo ông ta cứ cho gọi cô gái đó ra đây. Mụ dì ghẻ thấy vậy thì liền chen ngang:

– Tâu hoàng tử, không nên làm thế đâu ạ. Cả người nó đều hết sức dơ bẩn, sao có thể gọi nó ra đây mà nhìn hoàng tử được.

Dù cho bọn họ có nói như thế nào đi nữa thì chàng hoàng tử vẫn cứ khăng khăng gọi cho được Lọ Lem ra gặp mặt. Lọ Lem liền rửa sạch mặt mũi, chân tay của mình sau đó mới ra cúi chào hoàng tử. Chàng liền đưa chiếc hài vàng nhỏ xinh cho cô. Lọ Lem ngồi xuống ghế, đem bàn chân nhỏ rút ra khỏi đôi guốc mộc nặng nề và xỏ vào trong hài vàng thì vừa như in. Lúc cô đứng dậy, chàng hoàng tử đã trông thấy khuôn mặt của cô thì lập tức nhận ra cô chính là cô gái xinh đẹp đã làm bạn nhảy của mình mấy ngày dạ vũ vừa rồi, chàng reo lên:

– Đây mới đúng là cô dâu thật của ta!

Mụ dì ghẻ cùng với hai đứa con gái của mụ lúc này cả khuôn mặt đều tái mét đi vì sợ hãi và tức giận. Chàng hoàng tử lập tức bế bổng nàng Lọ Lem đưa lên ngựa và trở về cung.

Trên con đường trở về hoàng cung, ngựa phải đi qua chỗ gốc cây dẻ, đôi chim bồ câu đang đậu ở trên cành cây liền hót:

– Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc.

Hài không có máu,

Chân vừa như in,

Đúng cô dâu thật,

Hoàng tử dẫn về.

Sau khi hót xong thì đôi chim ấy liền bay tới và đậu trên vai Lọ Lem, mỗi con đậu một bên vai của cô.

Đám cưới của hoàng tử nhanh chóng được tổ chức, Lọ lem giờ đây đã trở thành công chúa. Hai đứa con gái của mụ dì ghẻ vì muốn phỉnh nịnh mong được hưởng theo phú quý nên cũng kéo đến. Khi đoàn rước dâu đi đến thì cô chị cả lập tức chạy tới bên phải, còn cô em thì lại chạy sang bên trái. Đôi chim bồ câu liền mổ cho mỗi cô mất một con mắt. Rồi khi hai chị em trở về, cô chị lại đi bên trái, còn cô em lại đi bên phải. Đôi chim bồ câu kia lại mổ cho mỗi cô mất thêm một con mắt nữa. Vậy là cả hai phải chịu cảnh mù lòa cả đời, họ bị trừng trị vì tội ác cũng như những giả dối suốt thời gian qua.

Cô bé Lọ Lem – Truyện cổ tích thế giới đặc sắc dành cho trẻ em và những bài học sâu sắc thông qua câu truyện về cuộc sống làm chúng ta phải suy ngẫm.

Cô bé Lọ Lem –Truyện cổ tíchđặc sắc dành cho trẻ em được nhiều bậc cha mẹ kể cho con mình và khâm phục về những bài học ý nghĩa mà người Mỹ dạy con họ.

Cô bé Lọ Lem – Truyện cổ tích thế giới đặc sắc dành cho trẻ em

Ngày xửa ngày xưa, ở một đất nước xa xôi có một người đàn ông giàu có nhưng goá vợ, sống trong một ngôi nhà rộng lớn cùng với cô con gái duy nhất tên là Êla. Người cha dành cho cô công chúa xinh đẹp tất cả tình yêu thương mà ông có và rất nhiều thứ mà cô bé nào cũng đều mong muốn có được: váy áo đẹp đẽ, một con ngựa và một con chó con. Tuy thế ông luôn tâm niệm rằng điều Êla cần nhất chính là sự chăm sóc của một người mẹ hiền. Vậy là người cha quyết định tái hôn với một người phụ nữ có hai cô con gái trạc tuổi con ông, hy vọng 3 đứa trẻ sẽ vui vẻ lớn lên cùng nhau.

Thật đáng buồn, người cha tốt bụng không may qua đời sớm, kể từ đó bà mẹ kế bắt đầu để lộ bản tính thật sự của bà. Bà ta là một người lạnh lùng khô khan, đặc biệt bà luôn ghét bỏ, chì chiết và ganh tị với sự xinh đẹp và nết na của Êla. Hai cô con gái của bà ta Anatisia và Drizella cũng xấu nết và xấu người hệt như mẹ của mình. Hai cô này ngày ngày ăn mặc đẹp đẽ, chải chuốt chỉn chu, còn Êla đáng thương thì phải mặc những bộ quần áo cũ kĩ, nhàu nhĩ, thô ráp và đeo khăn yếm của người đầy tớ. Cô bé phải làm đủ mọi việc nặng nhọc nhất trong nhà. Cô dậy từ trước lúc mặt trời mới chớm ló dạng ở đằng xa, gánh nước, đốt lò, nấu ăn và chùi dọn nhà cửa sân vườn. Khi xong việc, cô lủi thủi đến ngồi bên cạnh lò sưởi giữa những tro tàn và gỗ cháy, người ngợm lấm lem, vì thế người đời gọi Êla là Cô Bé Lọ Lem.

Trong khi mẹ kế và hai em ở trong những phòng ngủ rộng lớn và sang trọng, Lọ Lem bị nhét lên trên căn gác lửng gần dưới mái nhà, nơi làm tổ của lũ chuột nhắt. Mặc dù luôn bị bắt nạt và sống một mình buồn tủi như vậy, Lọ Lem vẫn luôn dễ thương, hiền hậu, cô bé tin rằng một ngày nào đó hạnh phúc sẽ đến với mình.

Lọ Lem kết bạn với những chú chim ríu rít hót ngoài cửa sổ đánh thức cô dậy mỗi sớm mai. Cô làm bạn với những chú chuột nhắt ở chung phòng. Cô còn đặt tên và thêu thùa tặng cho chúng những bộ quần áo bé tí tẹo với mũ trùm đầu đáng yêu. Đám chuột nhắt vô cùng yêu mến cô vì cô thường cứu chúng ra khỏi những bẫy chuột hay nanh vuốt của quỷ sứ, tên con mèo có tính tình hung dữ của bà mẹ kế.

Công việc mỗi sáng của Lọ Lem là chuẩn bị đồ ăn tươm tất cho cả nhà, đổ đầy sữa cho con mèo, xương cho chú chó, lúa mạch cho con ngựa, bắp và ngũ cốc cho những con gà, ngỗng và vịt trong sân nông trại. Cô còn phải mang đĩa thức ăn sáng lên tận phòng cho bà mẹ kế, Anatasia và Drizella.

“Mang áo váy của tao đi ủi và đem về đây nội trong một giờ” Drizella ra lệnh, “Đừng có quên khâu quần áo của tao, làm cho xong và đừng có hòng kéo lê cả một ngày trời” Anatasia đòi hỏi. Mẹ kế cũng gầm gừ trong miệng, “Đem đồ bẩn đi giặt ngay. Sau đó thì làm sạch tấm thảm đỏ lớn ở phòng khách, chùi rửa các cửa sổ cho bóng loáng, và cả những tấm thảm lớn nhỏ khác.”

“Thưa mẹ vâng, vâng Drizella, vâng Anatasia.” Lọ Lem vui vẻ trả lời và nhanh chóng đi làm công việc của mình không một chút than vãn hay buồn rầu.

Ở tại vương quốc của Lọ Lem, trong lâu đài hoàng gia, đức vua đang nói chuyện với ngài đại công tước. Vị vua già nói, “Đã đến lúc hoàng tử của chúng ta phải kết hôn và có mái ấm gia đình.”

“Vâng thưa hoàng thượng nhưng trước tiên hoàng tử phải gặp được cô gái mà chàng đem lòng yêu mến đã.”

“Nhà ngươi nói đúng. Chúng ta sẽ mở dạ vũ và cho mời tất thảy những cô gái trẻ trong vương quốc đến. Chắc chắn hoàng tử sẽ phải lòng một cô gái.”

Nhận được tin về buổi tiệc khiêu vũ, Anatasia và Drizella ôm nhau nhảy hớn lên vì sung sướng. “Dạ vũ, dạ vũ, tụi mình sẽ đi dạ vũ.” Lọ Lem nói không giấu được niềm vui trong ánh mắt, “Tôi cũng được mời nữa, theo lệnh của hoàng gia, mọi thiếu nữ chưa chồng đều được mời.” Hai cô em phá lên cười khanh khách vì tưởng tượng đến cảnh Lọ Lem đi dạ hội mang theo cái chổi và đeo yếm của đầy tớ. Còn bà mẹ thì nở nụ cười nham hiểm nói là Lọ Lem vẫn có thể đi nếu cô làm xong hết mọi việc mà bà ta giao.

Thế là hai cô em xấu xí cả ngày chỉ mải mê chọn váy áo, sửa soạn sắc đẹp trong khi Lọ Lem thì còn bận bịu hơn cả ngày thường. Cô còn phải ủi quần áo cho hai cô con riêng, thắt nơ áo, chải bụi váy đầm… Khi xe ngựa đến đón thì Lọ Lem vẫn đang váy áo luộm thuộm không có được một phút để sửa soạn. Bà mẹ kế đắc chí nói: “Vậy là mày sẽ không đi dạ vũ được… Nhưng đừng lo, sẽ có những dạ vũ khác sau này…” Thế rồi ba mẹ ríu rít lên xe đi mất bỏ Lọ Lem ở nhà.

Lọ Lem rầu rĩ leo lên những bậc cầu thang tối dẫn vào phòng mình và ngồi thụp xuống, đôi mắt cô buồn rầu nhìn qua ánh trăng đến tòa lâu đài ở xa xa đèn rực sáng. Bỗng chốc, một luồng sáng huyền ảo hiện ra sau lưng cô. Quay lại, cô ngạc nhiên thấy cây đèn cầy được thắp sáng và xuyên qua ánh sáng đó là một chiếc đầm dạ tiệc vô cùng lộng lẫy. Những người bạn nhỏ của cô là chim và chuột nhắt đã dành cho cô một sự ngạc nhiên bằng cách điểm trang cho bộ váy bằng những hạt cườm và ren mà chúng tìm thấy trong nhà.

Cô nhanh chóng mặc vào và chạy xuống cầu thang gọi với theo “Khoan đi đã, chờ tôi với.” Nhưng khi Anatasia và Drizella thấy cô, chúng la lên giận dữ: “Mày ăn cắp ren và cườm của tao.” Thế là chúng lao vào xé áo quần Lọ Lem đang mặc ra từng mảnh.

Lọ Lem oà khóc chạy băng qua sân nhà tới ngôi vườn. Cô ngồi bệt xuống băng đá lạnh lẽo và thổn thức. “Vậy là hết rồi, mình hết cách rồi, mình sẽ bỏ cuộc.” Ngay chính lúc đó, một đám bụi sáng kỳ ảo xuất hiện và một bà phúc hậu, béo tròn, đội mũ trùm đầu bước ra “Đừng nói thế, cô bé.” Giọng bà ngọt ngào. “Lau nước mắt đi con, con sẽ không đi dạ vũ trong khi vẫn khóc lóc như thế.” Lọ Lem ngừng khóc và hỏi, “Bà là ai ?”

“Ta là bà tiên, mẹ đỡ đầu của con” bà nhẹ nhàng nói, “Thời gian rất gấp rồi, bây giờ con hãy nhanh kiếm cho ta một trái bí đỏ mang lại đây.” Lọ Lem không hiểu gì, nhưng cô cũng chạy đi kiếm một trái bí thật bự. Bà tiên vẫy chiếc đũa thần và lầm rầm nói những lời làm phép. “Salagadoola, Manchaca bula, bibidi-bobbed-boo.” Trái bí đỏ từ từ leo lên trên cành dây, những cọng râu trở thành những bánh xe và phút chốc cả trái bí biến thành một chiếc xe ngựa kéo.

“Bây giờ,” bà nói, “ta cần vài chú chuột nhắt.” Ngay lập tức bốn con chuột nhắt bạn nhỏ của Lọ Lem chạy ra phía trước. Bà tiên vẫy đũa thần hô biến bốn chú chuột nhắt trở thành bốn chú ngựa đẹp mã và được gắn vào trước xe. Thêm vài cái vẫy đũa, bà biến con ngựa già thành người điều khiển xe ngựa và chú chó Bruno thành người mở cửa xe ngựa. Sau cùng bà nói, “Đến lượt con, cô bé đáng yêu của ta” Trong phút chốc, bà biến Lọ Lem thành một thiếu nữ mặc váy dạ hội xinh đẹp, dưới đôi chân nàng lấp lánh một đôi giày bằng pha lê đẹp nhất trần gian.

*
Lọ lem mặc váy lộng lẫy

Khi Lọ Lem leo lên xe ngựa, bà tiên dặn dò nàng cẩn thận, nhất định phải trở về nhà trước 12 giờ đêm. Bởi vì nếu nàng ở lại quá chỉ một phút, mọi thứ sẽ trở lại như cũ, bí đỏ, bốn con chuột, con ngựa già, chó Bruno và nàng Lọ Lem sẽ trở thành cô bé ăn mặc nghèo khổ. Lọ Lem hứa với bà sẽ rời bữa tiệc trước lúc nủa đêm và nàng vui vẻ lên đường tới lâu đài hoàng gia.

Khi Lọ Lem vừa tới nơi, hoàng tử khôi ngô đang cúi đầu chào hai cô gái thứ hai trăm mười và mười một – hai nàng Anatasia và Drizella xấu xí. Bỗng chàng đưa mắt ra lối vào và sửng sốt đến đê mê khi thấy nàng Lọ Lem – thiếu nữ xinh đẹp mà hoàng tử thấy không ai có thể đẹp hơn nàng đêm nay. Hoàng tử nhanh bước tới để nắm tay nàng và dắt nàng vào sảnh đường để dự buổi dạ vũ.

Suốt đêm hôm đó, hoàng tử của chúng ta không khiêu vũ với ai ngoài cô gái đến sau cùng. Hoàng tử không rời tay Lọ Lem và nhìn nàng đắm đuối. Hai cô chị em con bà dì ghẻ và cả bà ta nhìn Lọ Lem với ánh mắt ganh ghét và tự hỏi cô này từ đâu đến. Còn nhà vua già thì mừng thầm là kế hoạch của ngài đã thành công, hoàng tử đã gặp được người trong mộng của chàng.

Chuông đồng hồ của cung điện bắt đầu điểm chuông báo hiệu nửa đêm, lúc này Lọ Lem sực nhớ ra lời dặn của bà tiên, mẹ đỡ đầu của nàng. “Tôi phải về.” Nàng la lên, vuột ra khỏi bàn tay của hoàng tử và chạy vội xuống thang lầu. Hoàng tử và đại công tước chạy theo sau lưng nàng mà chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Một chiếc giày pha lê của nàng tuột ra khỏi chân và rơi trên cầu thang, không còn thời gian để quay lại, Lọ Lem đành bỏ mặc rồi nhanh chân chạy đến cỗ xe và leo lên. Xe ngựa ra khỏi cổng lâu đài cũng là lúc chuông đồng hồ điểm tiếng thứ mười hai. Chỉ trong tích tắc, nàng Lọ Lem trở về nguyên hình là một cô gái nghèo khổ, đứng giữa trái bí rợ, con chó, con ngựa già và bốn con chuột nhắt. Tất cả chỉ còn sót lại một chiếc giày pha lê lấp lánh trên một bàn chân của nàng.

Ngay sáng hôm sau, nhà vua ra công báo là ngài sẽ hỏi cưới cho hoàng tử cô gái đã đánh rơi chiếc giày pha lê tại buổi khiêu vũ đêm qua. Đại công tước mang lệnh truyền và đi khắp vương quốc để thử giày, từ các công chúa, công nương con nhà quyền quý tới các cô gái dân dã nhất. Thử mãi mà vẫn chưa có chân cô nào vừa với chiếc giày bé nhỏ. Sau cùng phái đoàn hoàng gia đến nhà của Lọ Lem. Bà mẹ ghẻ vui mừng đánh thức hai cô gái lười biếng và nuôi hy vọng rằng một trong hai đứa sẽ đi vừa chiếc giày và sẽ trở thành vợ của hoàng tử khôi ngô. Bà ta còn lặng lẽ leo lên phòng của Lọ Lem khoá trái cửa từ bên ngoài, nhốt Lọ Lem trong phòng mặc cho nàng khóc lóc thảm thiết. Bà ta cười gian ác, thản nhiên bỏ chìa khóa vào túi và xuống lầu, nhưng không biết rằng hai chú chuột nhắt đã nhanh chân ăn cắp chìa khóa khi bà đang bận rộn nhìn hai con bà thử giày.

Đại công tước tỏ rõ thất vọng khi chứng kiến hai lần thử giày vô vọng bởi bàn chân to quá cỡ của hai cô gái xấu xí. Ông lấy lại chiếc giày và chuẩn bị đi đến nhà kế tiếp thì nghe tiếng nói từ sau, “Đại công tước, cho tôi thử giày với!” Bà mẹ kế hoảng hốt bước tới chặn đường Lọ Lem, nhoẻn miệng cười ngọt nhạt với công tước “Đại công tước, đây chỉ là con bé đầy tớ nhà tôi.” Nhưng ông đẩy bà ra, nói, “Lệnh nhà vua, thiếu nữ nào cũng được thử giày cả” và lấy chiếc giày pha lê đưa ra.

Bà mẹ kế nhất định không từ bỏ ý định xấu xa, bà ta giả vờ trượt chân té ngã vào người tùy tùng đang mang chiếc giày trên tay làm chiếc giày văng xuống đất vỡ tan thành những mảnh vụn. Đai công tước la lên, “Ta phải thưa bẩm với nhà vua như thế nào đây?”

Lọ Lem đưa tay vào túi mình rồi nhẹ nhàng lôi ra chiếc giày pha lê xinh xắn, “Thưa đại công tước, tôi còn giữ chiếc giày pha lê kia ở đây.” Vị đại công tước xỏ chiếc giày vào bàn chân nhỏ nhắn của nàng, chiếc giày vừa vặn xít xao. Ngay thời khắc đó, bà tiên mẹ đỡ đầu của Lọ Lem hiện ra, chấm nhẹ đũa thần vào người nàng, biến nàng trở lại là cô thiếu nữ đẹp tuyệt trần đã chiếm lấy trái tim hoàng tử vào đêm dạ vũ.

Nàng Lọ Lem xinh đẹp được kiệu hoàng gia chở về hoàng cung. Ở nơi rực rỡ ánh đèn đó, giữa những lời chúc phúc nồng nhiệt và những tiếng chuông vang lên khắp cung điện, nàng Lọ Lem – Êla làm đám cưới với hoàng tử… và họ sống bên nhau hạnh phúc đến trọn đời.

Ý nghĩa truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem

1) Các con cần tập lối sống gọn gàng, làm mọi việc đúng giờ, đúng hẹn; khi gặp người khác, các con nhớ ăn mặc thật gọn gàng, không được luộm thuộm.

Trong câu chuyện, cô bé Lọ Lem không kịp đúng giờ nên cô đã tự gây rắc rối cho mình. Do Lọ Lem không về nhà trước 12h đêm nên mọi thứ đã trở về như cũ, cô bé trở nên rách rưới, xấu xí. Từ đây, chúng ta rút ra bài học cần phải đúng giờ, nếu không sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.

Hơn nữa, nhà văn còn muốn nói đến, chúng ta ăn mặc như thế nào để cho người khác nhìn vào tôn trọng? Đó là phải ăn mặc gọn gàng, không được luộm thuộm khi gặp người khác. Các con thử hình dung: Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp người yêu (bạn trai, bạn gái của mình) mà con lại ăn mặc luộm thuộm thì bạn của con sẽ đánh giá con như thế nào?

2) Người tốt người xấu

Tại sao mẹ kế của Lọ Lem lại không muốn cho Lọ Lem đi dự vũ hội của hoàng tử?… Đó là vì bà ta yêu con gái của mình hơn và muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế đều dường như chẳng phải người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Họ không phải người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.

3) Bạn bè của con không nhất định phải là tiên, là bụt nhưng con vẫn cần đến họ. Trong cuộc sống, con có nhiều bạn càng tốt.

Trong câu chuyện, cô bé Lọ Lem đi dự hội vũ được là nhờ sự giúp đỡ của bà tiên biến cô trở nên xinh đẹp, còn biến chó, chuột, ngựa thành người hầu, người điều khiển xe ngựa và bốn chú ngựa đẹp. Và nhờ có chó, chuột, ngựa thì cô bé Lọ Lem mới về được nhà. Vậy bài học rút ra là, chúng ta không thể làm tất cả mọi việc một mình mà cần bạn bè và những người giúp đỡ. Ngoài ra, các con nên nhớ chúng ta cần cả bạn bè, chứ không phải chỉ tiên bụt mới giúp được ta. Vậy nên các con cần đoàn kết, đoàn kết làm việc thì công việc sẽ trở nên dễ dàng và tốt đẹp còn nếu chỉ có một mình thì khó lòng mà làm được mọi việc ổn thỏa, sẽ mệt mỏi hơn rất nhiều.

4) Trong cuộc sống, nếu người khác cướp mất cơ hội thì chính mình phải lấy lại cơ hội đó và đặc biệt là phải biết tự yêu thương chính bản thân mình.

Khi bị bà mẹ kế ngăn cản không cho đi dự hội, nếu công chúa Lọ Lem bỏ qua cơ hội đó thì liệu cô có được thành hoàng hậu không? Điều đó chắc chắn là không rồi, chính Lọ Lem là người đã cố gắng để được đi dự hội. Vậy trong cuộc sống, nếu người khác cướp đi cơ hội thì chính mình cần phải lấy lại cơ hội đó. Cần phải có quyết tâm mạnh mẽ và có quyết định riêng cho bản thân mình nhé các con!

Hơn nữa, dù không được bà mẹ kế yêu thương nhưng cô bé Lọ Lem đã tự biết yêu thương chính bản thân mình. Vậy các con cũng nên nhớ, khi người khác không yêu thương mình thì mình vẫn phải yêu thương chính mình, có như thế mới mong muốn làm được gì khác. Mà khi mình còn không yêu bản thân mình thì liệu còn ai muốn yêu thương mình nữa hay không?

5) Sai lầm chẳng có gì đáng sợ cả! Chỉ cần chúng ta nhận ra sai lầm và sửa nó là được rồi.

Trong câu chuyện, các con có thấy chi tiết nào chưa hợp lý không? Đó là khi mọi thứ trở nên bình thường thì đôi giày thủy tinh vẫn còn đó. Trời ơi! Các con thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô bé Lọ Lem) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Quan trọng là chúng ta nhận ra sai lầm và sửa nó là được rồi.

Xem thêm: Tháp dinh dưỡng cho tuổi dậy thì giúp trẻ cao và khỏe mạnh, tháp dinh dưỡng cho trẻ 12

Cô bé Lọ Lem, một câu chuyện tưởng là đơn giản mà hàm chứa nhiều bài học ý nghĩa.