Những người đánh cá thường xuyên gây thiệt hại đắt đỏ cho các tuyến cáp, nhưng cho biết họ cũng là nạn nhân khi hệ thống cáp ngầm ngày càng dày đặc cản trở việc đánh bắt.

Bạn đang xem: Đã gần nửa năm mà cả 5 tuyến cáp quang bị đứt vẫn chưa sửa xong, tại sao lâu vậy?


*

2 sự cố xảy ra cùng làm gián đoạn nghiêm trọng liên lạc qua điện thoại và Internet trên các đảo và khiến các cửa hàng không thể nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng trong một ngày.

*

Quy trình sửa chữa một tuyến cáp quang đáy biển bị đứt có thể kéo dài nhiều ngày. Ảnh: Bloomberg.

Các chính phủ phương Tây coi cáp ngầm dưới biển là mục tiêu tiềm năng cho các vụ phá hoại. Nhưng Vesturbu đã nghĩ đến một thủ phạm khác, ngành công nghiệp đánh bắt cá.

Thủ phạm chính gây đứt cáp ngầm

“Thật bực bội”, ông nói, lưu ý rằng các tàu đánh cá đã gây ra gần như tất cả các vụ đứt dây cáp mà công ty gặp phải. Vị trí của các dây cáp được gửi đến thiết bị điều hướng của tàu thuyền, vì vậy những người đánh cá dễ dàng tránh các dây cáp, theo Vesturbu.

Theo một báo cáo năm 2021 của Ủy ban Bảo vệ cáp Quốc tế, khoảng 60% sự cố gián đoạn là do thiết bị dùng để đánh bắt cá tuyết, cá bơn, mực ống và các loài sống ở tầng đáy khác, hoặc do các mỏ neo bị kéo qua đáy đại dương. Chi phí sửa chữa cho một sự cố dao động từ 250.000-3.000.000 USD.

*

Một phương tiện điều khiển từ xa dùng để sửa chữa cáp ngầm. Ảnh: Bloomberg.

Hệ thống cáp ngầm đáy biển gặp sự cố khoảng 200 lần một năm. Hầu hết vụ việc không làm gián đoạn dịch vụ Internet, vì các nhà khai thác cáp có các phương án thay thế, chuyển lưu lượng truy cập sang một tuyến cáp khác. Tổng cộng, mạng lưới cáp ngầm Internet hiện dài khoảng 1,4 triệu km trải khắp đáy biển.

Ví dụ, để gây gián đoạn nghiêm trọng Internet ở Vương quốc Anh thì 19 dây cáp phải lỗi đồng thời. Những nơi ít cáp kết nối hơn, đặc biệt là các đảo như Shetland, thì dễ bị ảnh hưởng ngay khi chỉ có 1-2 sự cố.

Các công ty chịu trách nhiệm về các đường cáp cho biết họ cung cấp miễn phí bản đồ mạng lưới. Tuy nhiên, ngư dân phàn nàn rằng các loại cơ sở hạ tầng khác nhau mở rộng nhanh chóng trên biển, bao gồm dây cáp, đường ống dẫn dầu và điện gió ngoài khơi, đang chiếm dụng không gian đại dương và đe dọa công việc của họ.

Ngư dân bị cản đường bởi hệ thống cáp dày đặc

“Ngư dân chỉ muốn đánh bắt cá, nhưng chúng tôi ngày càng nhận được nhiều yêu cầu tránh tất cả những dây cáp này. Các công ty lớn chỉ đang cản đường chúng tôi", Patrick Murphy, Giám đốc điều hành của Tổ chức các nhà sản xuất cá Nam & Tây Ireland, cho biết.

*

Cáp quang biển có nhiều lớp bảo vệ, nhưng vẫn dễ dàng bị đứt nếu mỏ neo tàu kéo qua. Ảnh: IDG.

Trong quá trình sửa chữa, nhà điều hành tuyến cáp cũng điều tra nguyên nhân, để xem họ có thể kiện ai đòi đền bù. Ở châu Âu, các thuyền dài hơn 15 mét buộc phải truyền vị trí của họ mọi lúc, nhưng một số thuyền trưởng tắt định vị, được gọi là hệ thống nhận dạng tự động (AIS), để tránh tiết lộ vị trí ngư trường béo bở hoặc để che giấu hoạt động bất hợp pháp.

Nhóm kỹ thuật của Vesturbu tại Shefa cho biết đã xác định được một trong những chiếc thuyền chịu trách nhiệm về sự cố vào tháng 10 thông qua AIS. Họ đã liên hệ với công ty đánh cá sở hữu thuyền và đang tìm cách thu lại hàng trăm nghìn USD chi phí sửa chữa.

Ngành công nghiệp cáp ngầm cho rằng họ chỉ có trách nhiệm thông báo vị trí của cáp, trong khi ngành đánh cá muốn được tham vấn trước khi các công ty viễn thông lắp đặt cáp.

“Cáp ngầm đã có từ năm 1884 và ngành cáp đang làm mọi thứ có thể để cung cấp thông tin cho ngành đánh bắt cá về vị trí. Họ không bắt buộc câu cá tại đó", Peter Jamieson, Phó chủ tịch Hiệp hội cáp biển châu Âu, cho biết.

Elaine Whyte, người đại diện cho ngành đánh bắt cá ở Scotland, cho biết các nhà khai thác cáp cần tham vấn ngư dân để đảm bảo cáp không đi qua các khu vực đánh quan trọng. Whyte cho rằng những người đánh cá cảm thấy bị lép vế.

*

Bản đồ các tuyến cáp quang Internet hiện nay. Nhiều ngư dân cho rằng mạng lưới dày đặc này đang làm cản trở hoạt động đánh bắt của họ. Ảnh: Telegeography.

“Chúng tôi không ngang hàng với những công ty này”, cô nói, cho biết thêm rằng ngư dân muốn được tham vấn phù hợp trong giai đoạn lập kế hoạch tuyến cáp để đảm bảo rằng các tuyến hoặc được chôn sâu dưới đáy biển hoặc không chạy qua các khu vực đánh cá màu mỡ nhất.

Do tầm quan trọng của kết nối Internet, đã có suy đoán rằng các tai nạn đánh cá chỉ là vỏ bọc. Vesturbu không tin, nói rằng các đoạn cáp đều được chôn cẩn thận, chỉ lộ ra một số đoạn và cần tính toán phức tạp để có thể cắt đứt Internet chỉ với việc làm hỏng một đoạn cáp.

Trong khi đó, Derek Bullock, một nhà tư vấn viễn thông, cho rằng hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp "vỏ bọc đánh cá". "Chẳng cần thiết bị chuyên dụng, tất cả những gì bạn cần là một con tàu, mỏ neo và kéo qua dây cáp", Bullock nói.


Nhóm người săn lùng loại mã độc nguy hiểm nhất thế giới công nghệ

Trong quyển sách mới, Renee Dudley và Daniel Golden đưa độc giả đến gần hơn với cuộc chiến thầm lặng của những chuyên gia công nghệ toàn cầu, chống lại kẻ đứng sau ransomware.


Sóng nhiệt tại Việt Nam và châu Á nhìn từ vệ tinh

Các hệ thống vệ tinh thời tiết ghi nhận nhiệt độ cao hơn trung bình tại Việt Nam và một số nước châu Á.


*

Nhạc tạo ra bằng AI được tranh giải Grammy

0

Các tác phẩm được nghệ sĩ tạo ra bằng cách sử dụng phần mềm AI vẫn đủ điều kiện đề cử ở một số hạng mục của giải Grammy danh giá.

*

Nghịch lý của Mark Zuckerberg

0

Chính nhà sáng lập Facebook cũng không dám đăng công khai ảnh con trên mạng xã hội của chính mình.

*

Điện thoại giá 12 USD giúp giải bài toán tắt sóng 2G ở Ấn Độ

0

Các mẫu điện thoại cơ bản giá 12 USD giúp người dùng chuyển từ 2G sang 4G với chi phí thấp, rút ngắn khoảng cách giữa khu vực hẻo lánh và thành thị có kết nối di động đầy đủ.

TBQ - Với tuyến cáp quang biển AAG, phải thừa nhận trong quá trình xây dựng nhà thiết kế kỹ thuật đã làm chưa chuẩn, nên tần suất đứt mới khá dày đặc như hiện nay.


Xem ảnh Tại sao cáp quang biển AAG Việt Nam liên tục đứt?

TBQ - Với tuyến cáp quang biển AAG, phải thừa nhận trong quá trình xây dựng nhà thiết kế kỹ thuật đã làm chưa chuẩn, nên tần suất đứt mới khá dày đặc như hiện nay.

*

Ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc FPT

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Khoa - tổng giám đốc FPT Telecom, một trong bốn nhà mạng Việt Nam (Viettel, FPT, VNPT, SPT) cùng khai thác tuyến cáp AAG.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc tuyến cáp quang AAG liên tục xảy ra sự cố, ông Khoa cho biết:

“Cách đây hai năm, tuyến cáp quang AAG liên tục đứt giữa đoạn giáp ranh của Malaysia và Singapore vì tuyến cáp này đi qua vùng biển gọi là vùng biển chồng lấn giữa hai nước.

Ở đoạn chồng lấn này tàu thuyền giữa hai quốc gia qua lại mua bán trao đổi hàng hóa thường xuyên, trong đó rất nhiều tàu bè thả neo đậu hoặc khi di chuyển quên kéo neo lên. Hậu quả là những chiếc neo này khi di chuyển vô tình mắc vào sợi cáp làm đứt”.

Thêm tuyến cáp khác bị đứt

Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, hiện một tuyến cáp quang khác ngoài tuyến AAG cũng đã bị đứt và đang được sửa chữa. Tuy nhiên như các sự cố từ trước đến giờ, nhà mạng khai thác tuyến cáp này không hề công bố cho khách hàng biết.

Việc nhà mạng giấu nhẹm thông tin sự cố là để khách hàng có thể nghĩ nguyên nhân từ phía mình chứ không phải do nhà mạng.

* AAG quan trọng như thế nào trong kết nối viễn thông của Việt Nam?

- Việt Nam hiện có tổng cộng bốn tuyến cáp quang biển, trong đó tuyến AAG có dung lượng lớn nhất và được đầu tư gần đây nhất, còn các tuyến khác (SE-ME-WE-3, TVH) đều đã có tuổi đời từ 10-15 năm và dung lượng thấp. Tuyến cáp IA tuy mới được xây dựng nhưng dung lượng cũng không bằng AAG.

Vì vậy mỗi lần AAG xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ Internet chung của Việt Nam. Người dùng sẽ thấy tốc độ truy cập bị chậm rõ rệt. Có thể ví AAG giống như quốc lộ 1 của chúng ta hiện nay, chỉ cần một sự cố cũng có thể khiến giao thông Bắc - Nam bị ảnh hưởng không nhỏ.

Mặt khác, Việt Nam chỉ mới tham gia thị trường viễn thông vài năm gần đây nên chúng ta chỉ mới có bốn tuyến cáp quang biển kết nối liên lạc với thế giới. Trong khi đó, những nơi đã phát triển lâu năm như Hong Kong, Nhật Bản...đều đã có số lượng tuyến cáp nhiều gấp vài lần.

Vì vậy, khi đứt một tuyến cáp với họ không bị ảnh hưởng gì, còn với Việt Nam do vẫn chưa phát triển được thêm nhiều tuyến cáp và vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tuyến AAG nên bị ảnh hưởng lớn là điều dễ hiểu.

*

* Có người cho rằng đây là tuyến cáp giá rẻ, đầu tư chi phí thấp, chất lượng không cao nên thường xuyên bị sự cố?

- Việc đầu tư cáp quang biển là cực kỳ tốn kém và rất phức tạp, không có chuyện giá rẻ. Mỗi tuyến cáp là kết quả liên minh nhiều nhà mạng của nhiều quốc gia.

Khi xây dựng một tuyến cáp quang biển, toàn bộ tuyến cáp chính phải nằm trong hải phận quốc tế. Khi đến hải phận của nước nào thì nước đó sẽ có quyền tạo một nhánh rẽ để kết nối vào địa phận của mình.

Việc thi công vô cùng phức tạp nên tuyệt nhiên không có chuyện các nhà mạng đưa một sợi cáp chất lượng kém xuống đáy biển để rồi phải tốn thêm rất nhiều tiền cho việc khắc phục sự cố.

* Mặc dù các nhà mạng Việt Nam đều có phương án dự phòng mỗi khi AAG xảy ra sự cố nhưng tốc độ truy cập Internet của người dùng Việt Nam vẫn bị giảm sút nghiêm trọng. Tình trạng này sẽ còn kéo dài?

- FPT Telecom và có lẽ là tất cả các nhà mạng đều không bao giờ muốn những sự cố như thế này xảy ra liên tục.

Riêng FPT Telecom, hiện chúng tôi đang tiến hành khá nhiều phương án đầu tư khác để giảm thiểu sự phụ thuộc vào cáp AAG.

Tuy nhiên việc xây dựng một tuyến cáp mới không hề dễ dàng. Thứ nhất, thời gian trung bình sẽ mất từ 3-5 năm. Thứ hai, tuyến cáp quang biển sẽ phải đi qua hải phận của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tạo nên sự phức tạp trong việc triển khai xây dựng.

Hiện FPT đang tham gia dự án tuyến cáp APG (Asia Pacific Gateway) cùng với hai nhà mạng Việt Nam khác là Viettel và VNPT. Theo lịch, đáng lẽ tuyến cáp này được đưa vào vận hành vào cuối năm 2014, nhưng sau đó lại bị trì hoãn sang đến năm 2016 mới đưa vào hoạt động.

Tuyến cáp quang biển AAG và những sự cố

AAG (Asia-America Gateway) là tuyến cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương đầu tiên nối trực tiếp Đông Nam Á và Mỹ, cung cấp kết nối giữa Malaysia, Thái Lan, Singapore, Brunei, Việt Nam, Hong Kong, Philippines, Guam, Hawaii và Mỹ.

Xem thêm: 100+ Mẫu Hình Xăm Ở Kẽ Ngón Tay Đẹp Và Ý Nghĩa Nhất 2023, 40 Hình Xăm Ở Ngón Tay Bạn Gái Nào Cũng Muốn Có

AAG là kết quả sự hợp tác của 19 công ty viễn thông, trong đó có bốn doanh nghiệp Việt Nam là VNPT, Viettel, FPT và SPT.