Biết cách quản lý chi tiêu trong gia đình là một trong những bí quyết giúp cuộc sống của bạn và người thân được ổn định về mặt tài chính và tinh thần, cũng như dễ dàng thực hiện các dự định trong tương lai. Vậy quản lý tài chính gia đình như thế nào là hợp lý? Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm ra lời giải đáp hữu ích nhé!

1. Vì sao nên quản lý chi tiêu gia đình hàng tháng?

Tài chính ổn định là một trong những nền tảng vững chắc tạo nên hạnh phúc gia đình. Việcquản lý chi tiêu rõ ràng, chi tiết không chỉ đảm bảo cân bằng tài chính, tối ưu dòng tiền, mà còn giúp bạn có một khoản dự phòng, tiết kiệm cho tương lai. Nhờ vậy, tình hình tài chính của gia đình luôn trong trạng thái an toàn, thậm chí có thể chủ động trong các tình huống rủi ro phát sinh như bệnh tật, thất nghiệp,... Không chỉ vậy, khi tài chính được đảm bảo, các mâu thuẫn, tranh cãi xuất phát từ vấn đề tiền bạc được giảm bớt tối thiểu, từ đó cải thiện hạnh phúc gia đình.

Bạn đang xem: Tiết kiệm chi tiêu gia đình

*

2. Khám phá 7 mẹo quản lý chi tiêu trong gia đình hiệu quả

Quản lý các khoản chi tiêu trong gia đình là một bài toán đơn giản nếu bạn nắm được những bí quyết “vàng” sau đây:

2.1 Thảo luận với gia đình về ngân sách

Sự thấu hiểu lẫn nhau về vấn đề tài chính là không thể thiếu để đảm bảo giữ hòa khí gia đình, cũng như cân bằng chi tiêu. Vì thế, bạn cần trao đổi trực tiếp với các thành viên trong gia đình về các khoản thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, dự phòng, đồng thời xác định rõ các mục tiêu, dự định tương lai của gia đình. Nhờ vậy, bạn sẽ biết được đâu là khoản chi tiêu cần thiết, từ đó thống nhất với người thân nên cắt giảm hoặc ưu tiên khoản chi tiêu nào.

2.2 Thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình

Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng là bước đầu lên kế hoạch những gì bạn muốn đạt được trong tương lai, có thể liên quan đến kiếm tiền, tiết kiệm, chi tiêu hoặc đầu tư. Theo đó, mục tiêu cần được đo lường cụ thể vớikế hoạch quản lý chi tiêu theo thời gian rõ ràng. Chẳng hạn như, bạn thiết lập mục tiêu mua nhà trong 5 năm thì cần ngân sách bao nhiêu, mỗi tháng phải tiết kiệm các khoản nào để đạt được số tiền mong muốn? Việc này giúp bạn xác định được những việc cần ưu tiên thực hiện, đồng thời tạo thói quen chi tiêu trong gia đình khoa học, có động lực rõ ràng để thực hiện mục tiêu chung.

2.3 Đừng bỏ qua các chi phí phát sinh

Đi cùng với các tình huống bất ngờ trong cuộc sống, chi phí phát sinh hàng tháng là một khoản đáng kể tiềm ẩn nguy cơ làm mất cân bằng tài chính nếu không được phân bổ hợp lý. Ví dụ, luôn tồn tại những các khoản chi ngoài dự tính như tiền mừng đám cưới, tiền sửa xe, tiền mua vật dụng hư hỏng,... Do đó, kế hoạch chi tiêu gia đình cần bao gồm các chi phí cố định và chi phí dự phòng (thường chiếm 10-20% tổng chi tiêu) nhằm giúp bạn chủ động xử lý các trường hợp chi tiêu phát sinh.

*

2.4 Từ bỏ thói quen mua sắm không cần thiết

Các chuyên gia tài chính đưa ra lời khuyên chỉ nên dành tối đa 5% thu nhập để mua sắm . Việc hạn định số tiền mua sắm khiến bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi mua thứ gì đó cũng như hình thành thói quen mua sắm tiết kiệm, hợp lý. Theo đó, thay vì chi tiền theo cảm hứng nhất thời hay xu hướng phổ biến, bạn cần ưu tiên chọn mua những món đồ có tính ứng dụng cao, cần thiết nhất cho đời sống.

2.5 Sử dụng phần mềm thông minh để quản lý chi tiêu trong gia đình

Cácphần mềm thông minh quản lý chi tiêu trong gia đình hiện nay được tích hợp tính năng tạo báo cáo thu chi hàng tháng cụ thể, chi tiết. Đồng thời, những ứng dụng này còn giúp người dùng phân chia tài chính theo các mục đích chi tiêu, giúp tối ưu nguồn thu nhập hiệu quả. Không những thế, tính năng nhắc nhở về hạn mức chi tiêu cũng giúp bạn “tỉnh táo” hơn khi mua sắm, tránh sa đà chi tiêu không cần thiết.

2.6 Theo dõi báo cáo tín dụng hàng tháng

Sử dụng thẻ tín dụng cho các hoạt động chi tiêu trở nên phổ biến bởi tính tiện dụng cũng như các lợi ích kèm theo. Dù vậy, hình thức chi trả này cũng tiềm ẩn nguy cơ chi tiêu quá mức vì thói quen “cà thẻ” mà không chú ý đến khoản vay tín dụng. Do đó, bạn nên theo dõi sát sao báo cáo tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng vượt khả năng chi trả.

2.7 Đánh giá tình hình tài chính gia đình mỗi tháng

*

Đặc biệt, để sử dụng khoản tiền dành để tiết kiệm và đầu tư đúng mục đích nhất, nhiều người lựa chọn giải pháp tham gia bảo hiểm nhân thọ. Đây được xem là cách dự phòng tài chính hiệu quả trước rủi ro trong cuộc sống (như bệnh tật, tai nạn, thương tật, tử vong). Đặc biệt, một số sản phẩm còn có quyền lợi đầu tư với lợi nhuận hấp dẫn, giúp bạn gia tăng khoản tài sản tích lũy để hiện thực hóa những kế hoạch tương lai. Điển hình là gói bảo hiểm
PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT mang đến cho người tham gia quyền lợi bảo hiểm kết hợp với đầu tư gia tăng tài sản. Với quyền lợi bảo vệ bằng 100% số tiền bảo hiểm và toàn bộ kết quả đầu tư, bạn có thể chủ động duy trì trạng thái tài chính an toàn cho gia đình trước những thay đổi trong cuộc sống. Chưa kể, bạn còn nắm trong tay quyền lợi quyết định đầu tư với cơ hội gia tăng tài sản hiệu quả với các quỹ PRULINK. Đây chính là điểm tựa tài chính vững vàng, giúp bạn chủ động đón đầu những rủi ro và tự tin hiện thực hóa những mục tiêu đã đặt ra.

3. Một vài lưu ý khi quản lý chi tiêu gia đình

Khi xây dựng kế hoạch quản lý chi tiêu trong gia đình, bạn cũng đừng quên những lưu ý quan trọng như sau:

Trao đổi thẳng thắn về tiền bạc với các thành viên để tránh tạo mâu thuẫn, tranh cãi, cũng như giúp cả gia đình đồng tâm thực hiện kế hoạch chi tiêu hiệu quả.

Phân rõ trách nhiệm tài chính của từng thành viên, góp phần hạn chế thói quen tiêu xài phung phí, cải thiện tinh thần vì mục đích chi tiêu chung của gia đình.

Lập quỹ chung giữa các thành viên để có một quỹ dự phòng chung cho những trường hợp bất trắc phát sinh.

*

Quản lý chi tiêu trong gia đình sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn nếu bạn “nằm lòng” những bí quyết được chia sẻ trên. Ngoài ra, đừng quên sử dụng dòng tiền khoa học, tiết kiệm kết hợp với giải phápđầu tư hiệu quả để nhanh chóng đạt được mục tiêu, dự định đề ra, cho bản thân và gia đình cuộc sống thịnh vượng và tương lai vững chắc nhé!

Khảo sát của Backbase cho thấy, có tới 45% người Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc quản lý tiền bạc. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi những người trẻ ít kinh nghiệm quản lý chi tiêu về chung một nhà.


“Bài toán” tài chính của các gia đình trẻ

Quản lý tài chính là một trong những thử thách mà các cặp vợ chồng trẻ cần vượt qua khi quyết định tiến đến hôn nhân. Khoan bàn đến những kế hoạch to tát như gia tăng thu nhập, tập tành kinh doanh riêng hay đầu tư sinh lời, chỉ riêng việc chi tiêu hợp lý để không thâm hụt ngân sách hằng tháng cũng là cả một vấn đề.

*

Cân đối tài chính và chi tiêu tiết kiệm là một “thử thách” không nhỏ của các gia đình trẻ

Theo báo cáo “Sức khỏe tài chính và ngân hàng khu vực châu Á - Thái Bình Dương” do Backbase (nhà cung cấp nền tảng chuyển đổi số ngân hàng) thực hiện từ tháng 2 đến tháng 3.2021, có đến 67% người Việt được hỏi thừa nhận đang gặp căng thẳng về tài chính. Trong đó có không ít cặp vợ chồng trẻ. Thách thức lớn nhất mà họ gặp phải chính là khó tiết kiệm tiền (67%), tiếp theo là “ngập” trong nợ nần (62%).

Có nhiều lý do khiến các cặp vợ chồng trẻ gặp khó khăn trong việc dành dụm. Trong đó việc được cha mẹ chu cấp, hỗ trợ quản lý tiền bạc trong nhiều năm khiến họ chưa thấy được tầm quan trọng của việc tiết kiệm, thậm chí là không có khoản tiết kiệm nào cho riêng mình. Bên cạnh đó, sự cám dỗ của nhu cầu giải trí, mua sắm, du lịch… khiến các gia đình trẻ khó có được khoản tích lũy từ sớm.

*

Cám dỗ từ sở thích mua sắm, giải trí… khiến việc tiết kiệm trở nên khó khăn

Tất nhiên, không thể bỏ qua các nguyên nhân khách quan như rủi ro về dịch bệnh khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, các khoản làm ăn thua lỗ, sự cố liên quan đến sức khỏe… Đây là lý do các gia đình cần hoạch định sớm kế hoạch tài chính, áp dụng các mẹo tiết kiệm để có thể chủ động trong các tình huống bất trắc hoặc khi nhà có thêm em bé.

“Cẩm nang” tiết kiệm trong gia đình

Để việc tiết kiệm trở thành thói quen và không gây xáo trộn quá nhiều đến gia đình, các cặp vợ chồng nên tìm được tiếng nói chung trước khi bắt đầu. Sẽ rất khó để tiết kiệm bền vững nếu trọng trách này chỉ được giao cho một người, trong khi người còn lại vẫn chi tiêu một cách tùy hứng.

Các khoản chi tiêu cố định và phát sinh trong gia đình cần được liệt kê đầy đủ, sau đó vợ chồng nên ngồi lại cân nhắc để loại bỏ những khoản chi không cần thiết, cân đối lại những chi phí cố định để giảm tối đa chi phí sinh hoạt hằng tháng.

Với các khoản chi cho ăn uống, mua sắm vật dụng thiết yếu, vợ chồng có thể chọn phương án mua sỉ số lượng lớn hoặc canh những đợt khuyến mãi của siêu thị để có giá tốt nhất. Gia đình cũng nên cân nhắc giảm tần suất ăn ngoài, tự nấu nướng để đảm bảo vệ sinh và tiết kiệm chi phí. Ngân sách cho việc thuê người giúp việc cũng có thể cắt giảm, chuyển sang san sẻ việc nhà với nhau.

Về các hoạt động giải trí như xem phim cuối tuần, đi du lịch… các cặp đôi có thể chuyển sang những hình thức tiết kiệm hơn như xem phim tại nhà, đi dã ngoại ở ngoại ô, tận hưởng thiên nhiên và vui đùa cùng con cái. Hiện có rất nhiều nền tảng xem phim có trả phí với nội dung phong phú, chất lượng hình ảnh ấn tượng mà chi phí cũng mềm hơn nhiều so với ra rạp. Nếu không thích dã ngoại, các gia đình có thể tham gia các hoạt động tập thể như bắn cung, chơi thể thao… tại nhà văn hóa thiếu nhi thành phố với giá vé rất hợp lý.

*

Chuyển sang các hoạt động giải trí tại nhà sẽ giúp các gia đình giảm đáng kể ngân sách chi tiêu

Đặc biệt, hai vợ chồng cũng nên tìm cách cắt giảm các khoản chi cá nhân, những khoản chi cho sở thích riêng. Đây được xem là thử thách lớn nhất, bởi với một số người, các khoản chi này là “liều thuốc tinh thần” giúp họ làm việc hiệu quả và yêu đời hơn. Về phía người chồng, đó có thể là các khoản chi cho rượu, bia, thuốc lá, tiền nhậu cùng bạn bè… Trong khi với người vợ, đó có thể là chi phí đi spa, mua mỹ phẩm làm đẹp, quần áo, phụ kiện thời trang…

Với những khoản chi cho sở thích cá nhân kể trên, lời khuyên là đừng cố gắng cắt bỏ tất cả một lúc. Chúng có thể giúp bạn tiết kiệm ngân sách trong giai đoạn đầu nhưng rất nhanh sau đó, cảm giác nhớ nhung sẽ khiến bạn quay trở lại và thậm chí còn chi nhiều hơn. Hãy cắt giảm từng chút một, chẳng hạn giảm từ 5 bao thuốc trong 1 tuần xuống còn 3 bao, rồi 2 bao, 1 bao. Phụ nữ cũng có thể tham khảo thêm các cách phối đồ mới để tận dụng triệt để tủ đồ của mình, giúp hạn chế tần suất mua sắm.

Xem thêm: Mẫu tủ nhựa duy tân tabi 5 tầng 6 ngăn cho trẻ / no, tủ nhựa duy tân tabi

*

Nên cắt giảm có lộ trình các khoản chi cho sở thích cá nhân để đạt được mục tiêu tiết kiệm bền vững

Sẽ không có bất cứ “công thức” tiết kiệm chung nào cho các gia đình bởi thu nhập và thói quen chi tiêu mỗi người mỗi khác. Tuy nhiên, những gợi ý kể trên có thể là nguồn tham khảo hiệu quả, giúp hành trình tiết kiệm của các gia đình trở nên dễ dàng hơn.

Chương trình tuyên dương “Gia đình trẻ Việt Nam tiêu biểu” 2022 nằm trong chuỗi các sự kiện thuộc chương trình “Xây dựng gia đình trẻ hạnh phúc” giai đoạn 2021-2025 do Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ tổ chức nhằm tăng cường tuyên truyền trong các cấp bộ Hội, hội viên, thanh niên về vai trò và giá trị của việc xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, tiến bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.