Lá húng chanh, loại gia vị, thảo dược quen thuộc trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người mà ít ai biết đến. Cùng Bách Hóa XANH tìm hiểu về những lợi ích của lá húng chanh ở bài viết dưới đây

1Lá húng chanh là gì?

Húng chanh là loại cây cỏ, thuộc họ Hoa Môi (họ Húng, họ Bạc hà). Trong dân gian nó còn được gọi với những cái tên khác như tần dày lá, dương tửu ô, rau thơm lông hay rau thơm lùn.

Bạn đang xem: Rau tần dày lá: 10 công dụng tốt cho sức khỏe mà bạn có thể chưa biết!

Lá húng chanh là gì?

Cây húng chanh cao khoảng 20 - 50 cm, phần thân sát gốc hóa gỗ, còn lá thì mọc đối xứng, có viền răng cưa, dày, cứng, giòn và mọng nước. Thân cây và lá rau húng có lông nhỏ mọc quanh, kèm theo đó là mùi thơm dịu nhẹ của chanh.

2Tác dụng của lá húng chanh đối với sức khỏe

Tại Việt Nam, lá húng chanh từ lâu đã trở thành là loại thảo dược, gia vị được nhiều người sử dụng cho các vấn đề về sức khỏe bởi hàm lượng tinh dầu và các hoạt chất có trong chúng như vitamin A, vitamin C và Omega 6.Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, húng chanh còn có nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe.

Giúp bảo vệ mắt, ngăn ngừa bệnh ngoài da

Với vitamin A, lá húng chanh giúp tăng cường thị lực và bảo vệ mắt. Bên cạnh đó, vitamin A cũng là chất thiết yếu trong hệ miễn dịch, giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm - gốc rễ của nhiều bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến, mụn trứng cá và các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường.

Lợi ích của lá húng chanh đối với sức khỏe

Tăng sức đề kháng, giảm nhiễm trùng đường hô hấp

Hàm lượng vitamin C cao trong húng chanh giúp giảm nhiễm trùng đường hô hấp, nguyên nhân gây ra viêm họng. Đồng thời nó cũng giúp tăng sức đề kháng, chống lại cảm cúm, mệt mỏi và giảm thời gian bị cảm lạnh..

Tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư

Axit béo Omega 6 là hoạt chất lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm nguy cơ ung thư, giảm các triệu chứng sưng đau trong viêm khớp dạng thấp, tăng cường cholesterol tốt để ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

3Một vài bài thuốc chữa bệnh bằng lá húng chanh

Trị ho, giảm viêm họng

Hàm lượng tinh dầu cao với 65.2% hợp chất Phenolic và codeine trong lá húng chanh giúp tăng sức đề kháng cho người bị ho, viêm họng.

Một vài bài thuốc chữa bệnh bằng lá húng chanh

Hấp cách thủy 20g lá húng chanh đã thái nhỏ với 20g đường phèn rồi chắt lấy nước uống. Dùng cách này mỗi ngày 1 lần, trong khoảng từ 3 – 5 ngày.

Giúp giảm sốt, cảm cúm, mệt mỏi

Để nhanh chóng thải độc , ra mồ hôi, hạ nhiệt, lá húng chanh là lựa chọn hữu hiệu trong tủ thuốc mọi nhà.

Một vài bài thuốc chữa bệnh bằng lá húng chanh

Lấy một nắm lá húng chanh giã nát với một ít muối và nước sôi thành nước cốt. Mỗi ngày uống 2 lần nước cốt đó. Bã lá húng chanh có thể thoa khắp cơ thể để hạ sốt .

Trị vết côn trùng đốt, bệnh chàm da, vảy nến

Nhờ các hợp chất chống viêm có trong lá húng chanh, các vết đỏ, sưng tấy do côn trùng đốt sẽ được giảm đáng kể. Cũng như những bệnh da liễu như chàm da, vảy nến sẽ được cải thiện.

Một vài bài thuốc chữa bệnh bằng lá húng chanh

Lấy 20g lá húng chanh giã nát với muối rồi đắp lên vùng da bị bệnh hoặc bị côn trùng đốt.

Giảm chứng hội chứng ruột kích thích

Hãm lá húng chanh uống như trà mỗi ngày giúp cải thiện đáng kể hội chứng ruột kích thích. Từ đó giúp cho ruột hoạt động hiệu quả, trơn tru hơn.

Giảm chứng hội chứng ruột kích thích

Có rất nhiều lợi ích lá húng chanh cho sức khỏe, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Các đối tượng có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần lưu ý hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá húng chanh để đảm bảo an toàn nhé!

Cây húng chanh là một cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo có thể sống nhiều năm, cao 20-50cm, phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối dày mọng nước, hình trái xoan rộng, dài 3-6cm, rộng, mọc thành bông ở ngọn thân và đầu cành, gồm những vòng hoa dày đặc, cách quãng nhau. Quả nhỏ, tròn, màu nâu, chứa 1 hạt. Toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh. Mùa hoa quả tháng 4-5.

Bộ phận dùng:

Lá và ngọn non - Folium et Gemma Plectranthi.

*

Nơi sống và thu hái:

Cây có gốc ở quần đảo Môluýc (miền Mã Lai) được trồng làm gia vị và làm thuốc. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, dùng đến đâu hái đến đó. Lúc trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá sâu hay lá già úa vàng, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở 40-45o
C đến khô.

Thành phần hóa học:

Lá chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có salicylat, thymol, carvacrol, eugenol và chavicol; còn có một chất màu đỏ là colein.

Tác dụng dược lý Tinh dầu có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn. Cao nước có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng. Năm 1961 phòng đông y Viện vi trùng có nghiên cứu tác dụng khánh sinh của tinh dầu húng chanh đối với các loại vi khuẩn theo phương pháp Rudat và thấy tinh dầu húng chanh có tác dụng khánh sinh mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus 209 P. Salmonella typhy, Shigella flexneri – Shigella sonnei, Shigella dysenteria (Shiga) Subtilis, Coli pathogene, Coli bothesda, Streptocuccus, Pneumocuccus, Diphteri và Gengou (Y học thực hành, 11-1961).

Vị thuốc húng chanh (Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc.

*

Quy kinh:

Vào 3 kinh tì, phế, vị.

Tác dụng:

Tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc. Colein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột.

Chủ trị:

Hành khí, thanh nhiệt, tiêu viêm, hóa thấp, hóa thấp, cầm ói. Công hiệu chữa bao tử

Liều dùng:

Lá tươi 50-60 g cho vào sắc uống Có thể dùng tươi: ép lấy nước. Trẻ em 1/2 thìa cà phê/1 lần * 2-4 lần/1 ngày. Người lớn 1 thìa cà phê *2-4 lần/1 ngày.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc húng chanh

Chữa ho, viêm họng, khản tiếng:

Lá Húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.

Xem thêm: Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Giáo Dục Bảo, Chuyên Đề “Bảo Vệ Môi Trường