Nhiều học sinh tự xác định được năng lực, sở thích của bản thân nhưng vẫn lúng túng trong việc chọn ngành vào đại học.



Từ sáng sớm nay, rất đông học sinh từ các trường THPT đã đến dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Phú Yên - Ảnh: DUYÊN PHAN

Buổi tư vấn tại Trường đại học Xây dựng Miền Trung (TP Tuy Hòa, Phú Yên) sáng 18-2 có rất nhiều học sinh đặt câu hỏi với ban tư vấn về việc chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, năng lực.

Bạn đang xem: Những trường đại học không nên học



TS Phan Văn Huệ - hiệu trưởng Trường đại học Xây dựng Miền Trung - tư vấn về các ngành học cho học sinh sáng 18-2 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Dốt toán nên chọn ngành gì?

Bạn Hoàng Long (lớp 12 Trường THPT Nguyễn Huệ) đặt câu hỏi: "Dốt toán có vào đại học được không và nên chọn ngành gì?".

Giải đáp thắc mắc này, TS Lê Thị Thanh Mai - trưởng ban công tác sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM - cho biết những người không giỏi toán, lý, hóa, không giỏi tính toán có thể tìm hiểu các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Tuy nhiên, cô Mai lưu ý học sinh lớp 12 rằng học giỏi hay không đều bắt buộc phải tốt nghiệp THPT. Muốn tốt nghiệp thì điểm các môn thi phải đủ mức quy định và đạt mức điểm đó thì không thể là dốt được.

"Như vậy các em nên chọn ngành nào theo thế mạnh của mình. Trước hết các em phải xác định được mình muốn làm gì trong tương lai. Từ đó, các em cần tìm hiểu kỹ nghề đó để xem áp lực công việc thế nào. Hiện nay có 377 ngành đang được đào tạo", cô Mai chia sẻ.

Khi tìm hiểu ngành nghề, nếu chỉ nhìn bề nổi thôi chưa đủ. Tiếp theo, để làm nghề đó cần phải học ngành nào, điều kiện tuyển sinh của những ngành đó ra sao… Thông tin tuyển sinh có thể tìm kiếm trên website của các trường.

"Sau đó, quay trở lại bản thân mình nhận thấy không giỏi toán, nhưng có thế mạnh ở các môn khoa học xã hội thì em nên tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường để biết thế mạnh của mình liên quan đến tổ hợp môn xét tuyển có trường nào tuyển", cô Mai khuyên.



Học sinh hào hứng với những câu hỏi, phần trả lời trong chương trình tư vấn - Ảnh: LÂM THIÊN

Đừng quá lo lắng nếu không giỏi toán

Tuy nhiên, TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - lưu ý, "dốt toán" ở đây cần được hiểu là học toán không giỏi toán như các bạn học chuyên toán.

Không phải sinh viên học các ngành lĩnh vực khoa học là "dốt toán". Điều này có nghĩa, sinh viên khoa học xã hội có thể không đạt 9, 10 điểm môn toán nhưng phải đạt 6, 7 điểm.

"Thực tế, rất nhiều sinh viên theo học trường chúng tôi là học sinh giỏi toàn diện. Tài năng hiện nay được chia theo nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nếu bạn nào giỏi ngôn ngữ cũng được xem là tài năng và nên tự hào vì mình hơn nhiều người khác.

Do vậy, nếu các bạn không giỏi toán cũng đừng quá lo lắng, mà cần phát huy thế mạnh của mình để thành công trong lĩnh vực mình chọn lựa", thầy Hạ nhắn nhủ.



PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh - viện trưởng Viện Công nghệ thông minh và tương tác Trường đại học Kinh tế TP.HCM - giải đáp thắc mắc của học sinh trong buổi tư vấn sáng 18-2 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thích đếm tiền chọn ngành gì?

Tại buổi tư vấn, nữ sinh Lê Thị Phượng (lớp 12 Trường THPT Ngô Gia Tự) cho biết bạn đang có dự định học khối ngành kinh tế, ngành tài chính ngân hàng nên muốn tìm hiểu sâu về ngành học này.

"Em quan tâm đến lĩnh vực kinh tế tài chính vì em thích làm ra thật nhiều tiền, thích đếm tiền. Vậy em có thể theo học ngành nào để trở thành chuyên viên tài chính?".

Theo ông Nguyễn Thái Châu - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường đại học Tài chính - Marketing, những người muốn làm ra nhiều tiền thì bản thân phải am hiểu về kinh tế, tài chính để thông qua công việc này chúng ta có thể dùng kiến thức, năng lực chuyên môn của mình để đầu tư hiệu quả nguốn vốn của mình.

Nhiều thí sinh vẫn có tâm lý chỉ chọn trường danh tiếng, đăng ký trường bình thường để phòng hờ nhưng khi trúng tuyển vẫn không học.


*

Trong kỳ thi THPT năm ngoái, L.T.G. (19 tuổi) đạt 26 điểm khối A00, không trúng tuyển nguyện vọng 1 ngành Kế toán của ĐH Kinh tế Quốc dân và nguyện vọng 2 Học viện Tài chính. Mặc dù chỉ đăng ký để phòng hờ, G. đã trúng tuyển nguyện vọng 3, ngành Kế toán của ĐH Công đoàn.

Tuy nhiên, sau khi biết kết quả, L.T.G. quyết định không nhập học ĐH Công đoàn mà dành thời gian một năm để ôn thi lại vào năm nay.

Năm ngoái, Việt An (2003) cũng không trúng tuyển ngành Quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, và ngành Kế toán, Học viện tài chính. Khác với T.G., dù buồn, An quyết định học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Học viện Chính sách và phát triển.

Bắt buộc vào trường top?

Quan niệm phải vào trường hàng đầu vẫn tồn tại ở nhiều bậc phụ huynh. “Học ngành gì cũng được nhưng phải học trường top con nhé”; “Học trường top mới là giỏi”; “Nếu không phải trường top, sang năm thi lại cũng được”… Đây là 3 trong số những câu mà Thúy Hạnh (18 tuổi) nghe được thời gian này. Những câu nói ấy đã vô tình tạo thành áp lực cho Hạnh trước ngưỡng cửa đại học.

Việt An quyết định học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Học viện Chính sách và phát triển thay vì thi lại. Ảnh: NVCC.

Trao đổi với Zing, Chu Phương Thảo - thủ khoa xuất sắc thành phố Hà Nội năm 2020 - cho rằng quan điểm “phải vào trường top, học ngành gì không quan trọng” mang tính chủ quan.

Theo chị Thảo, học vì danh tiếng chứ không vì chuyên môn là cách thu nạp kiến thức mông lung, sáo rỗng. Đồng thời, việc theo học trường, ngành mình không đam mê sẽ dẫn đến hệ lụy như chán học, bỏ học hay thậm chí, mất định hướng tương lai.

"Giả sử, sinh viên cố đi học chỉ vì lớp vỏ hào quang trường top 1 nhưng không tiếp thu được bất cứ giá trị chuyên môn nào, liệu với tấm bằng đại học ấy và cái đầu không có chút kiến thức gì, sinh viên sẽ ra sao trong tương lai?", Thảo băn khoăn.

Danh tiếng không định nghĩa năng lực

Chia sẻ về việc không vào học ĐH Công đoàn dù trúng tuyển, L.T.G. cho biết em quyết định thi lại một phần là do muốn học tại ĐH Kinh tế Quốc dân bởi đây là môi trường nhiều tiềm năng, danh tiếng tốt. Ngoài ra, nếu học trường này, tốt nghiệp, em có lợi thế khi xin việc nhờ danh tiếng của trường.

Nhận xét về quan điểm này, Phương Thảo cho rằng danh tiếng của trường thể hiện thông qua năng lực đào tạo, chất lượng sinh viên đầu vào - đầu ra tốt, cách làm thương hiệu của trường và ngành đào tạo mà trường đó xây dựng.

*

Chu Phương Thảo là thủ khoa xuất sắc thành phố Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Phần lớn người học thích lựa chọn trường danh tiếng. Trúng tuyển vào trường đó, họ cảm thấy hạnh phúc, hãnh diện, tự hào. Tuy nhiên, trong quá trình học tập và rèn luyện, không phải ai cũng đủ khả năng để đạt tới mục tiêu “đỗ đại học top đầu”.

Phương Thảo cũng cho biết trong kỳ thi đại học năm 2016, bản thân từng đắn đo lựa chọn ĐH Hà Nội hay ĐH Văn hóa Hà Nội khi trúng tuyển cả 2 trường.

Nhưng cuối cùng, Thảo vẫn quyết định theo học ĐH Văn hóa Hà Nội vì cảm thấy đó là môi trường phù hợp, phát huy và tôi luyện bản thân theo đúng những gì mình mong muốn.

“Dù không học trường top đầu, với định hướng của giảng viên, sự cố gắng của bản thân, mình vẫn tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc năm 2020, trở thành chuyên viên truyền thông nội bộ cho tập đoàn lớn tại Hà Nội”, Thảo chia sẻ.

Theo Thảo một số sinh viên học trường top đầu, trường chuyên nhưng không chịu học tập, rèn luyện bản thân. Như vậy, trường tốt đến mấy cũng không giải quyết được vấn đề gì.

Trúng tuyển đại học top đầu đương nhiên tốt. Nhưng nếu không đỗ, thí sinh cũng không nên coi đó là thất bại. Các em có thể lựa chọn ngôi trường khác, tập trung vào bản thân, xây dựng kế hoạch phát triển cho tương lai rõ ràng. Như thế, dù ở đâu, họ cũng thành công.

Chia sẻ về cách xác định con đường sau phổ thông, Thảo khuyên thí sinh nên chọn ngành trước khi chọn trường. Theo nữ thủ khoa, nhà tuyển dụng thường quan tâm đến chuyên môn của ứng viên, cách họ làm việc như thế nào.

"Đôi khi, tên trường chỉ là đánh giá cảm quan ban đầu khi làm. Khi làm việc thực tế, năng lực chuyên môn, sự hiểu biết chuyên sâu về ngành mới là điều quan trọng", Thảo nói thêm.

Sau khi tìm hiểu về các trường, Thúy Hạnh quyết định sẽ đăng ký học ngành Quan hệ công chúng, Học viện Thanh thiếu niên. Hạnh nhận thấy dù không phải trường top, đây sẽ là môi trường phù hợp với sức học của em hiện tại.

Qua tìm hiểu, em thấy hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của trường rất tốt, mức học phí phù hợp với điều kiện gia đình, hoạt động ngoại khóa của trường cũng rất thú vị.

Phấn đấu khi không học trường hàng đầu

Sau gần một năm học tại Học viện Chính sách và phát triển, Việt An cảm thấy mình lựa chọn đúng. Môi trường ở đây rất tốt, không thua kém gì các trường top 1, quan trọng nhất, môi trường này phù hợp với em.

An cho biết giảng viên luôn giảng dạy rất nhiệt tình, tâm huyết. Cơ sở vật chất tốt. Trường có nhiều hoạt động nghiên cứu, ngoại khóa để sinh viên rèn kỹ năng mềm. Đồng thời, chính sách học bổng ở trường rất ổn.

Cũng chọn vào trường không nằm trong top 1, để đạt được danh hiệu thủ khoa xuất sắc thành phố Hà Nội năm 2020 và làm tốt công việc hiện tại, chị Phương Thảo đầu tư cho quá trình học tập, nghiên cứu chuyên ngành và được đánh giá cao. Đồng thời, chị nhiệt tình tham gia hoạt động trong, ngoài nhà trường.

Theo Thảo, đại học chỉ là bước đệm. Cách học ở đại học hoàn toàn khác với THPT. Sinh viên tự học, chủ động mở rộng kiến thức và nghiên cứu rất nhiều thay vì thầy cô giảng đâu, học sinh biết đó.

*

Sinh viên cần học tập tốt chuyên ngành đồng thời rèn luyện kỹ năng mềm. Ảnh minh họa: Việt Linh.

Theo Thảo, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên V.U.C.A với đầy sự biến động, bất ổn. Vì vậy, trạng thái chủ động thích ứng sẽ giúp sinh viên ứng phó với bất cứ hoàn cảnh nào một cách nhanh chóng nhất. Từ kinh nghiệm bản thân, Thảo gợi ý sinh viên liên tục học hỏi theo 3 cách - học từ nhà trường, tự học và chia sẻ.

Họ cũng phải chú trọng đến các kỹ năng mềm như tin học văn phòng, tiếng Anh, làm việc nhóm, thuyết trình. Chị cho rằng đại học là quãng thời gian người trẻ dễ thu xếp để tham gia các hoạt động đoàn - hội, các lớp kỹ năng mềm. Vì vậy, sinh viên nên tranh thủ học ngay khi có thể.

Xem thêm: Phối đồ với quần baggy nam "chất phát ngất", 25+ cách phối đồ với quần baggy nam

“Muốn có cơ hội việc làm tốt, sinh viên phải rèn luyện kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm. Đây là 2 yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ ứng viên nào khi đi xin việc”, Thảo nhấn mạnh.