Từ những kinh nghiệm tích lũy từ cuộc sống và theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng bằng những mẹo vặt đơn giản chúng ta có thể xử lý vô số những vấn đề nhỏ nhặt nhưng hết sức phiền toái mà bản thân gặp phải mỗi ngày. Dưới đây là 40 thói quen tốt cho sức khỏe cực kì đơn giản mọi người nên note lại nhé!

40 Thói Quen Tốt Cho Sức Khỏe Cực Kì Đơn Giản

Uống 1 lít nước lọc pha với nước cốt của nửa quả chanh tươi mỗi khi thức dậy. Toát mồ hôi khi tập thể dục, làm việc bên ngoài, tắm hơi hoặc tập yoga. Tập luyện với cường độ cao (HIIT – high intensity interval training) trong vòng 10 – 20 phút. Uống nước ép rau xanh (ví dụ như việc kết hợp giữa dưa leo, cải xoăn, cần tây, cà rốt, chanh và gừng). Uống các loại sinh tố có màu xanh vào bữa sáng (bạn có thể thử hỗn hợp giữa chuối chín, rau bina, táo, gừng và nước đá). Pha 1 – 2 muỗng cà phê bột tảo xoắn spirulina, bột tảo lục chlorella hoặc bột cây chùm ngây moringa để tăng lượng khoáng chất cho cơ thể. Đây là những chất bổ sung tuyệt vời cho ly sinh tố của bạn. Bỏ việc uống cà phê, và thay bằng trà thảo dược hoặc trà xanh. Caffeine có trong cà phê khiến bạn mất nhiều năng lượng, tăng khả năng bị stress trong cơ thể và do đó gây tổn hại đến sức khỏe tổng thể của bạn. Ăn thực phẩm tươi và được nuôi trồng tự nhiên. Hãy học cách bỏ qua những thực phẩm nhân tạo và đóng gói với chất bảo quản và các loại hóa chất khác. Nhảy dây, bật nhảy, tập hít thở sâu để tăng khả năng hoạt động của hệ bạch huyết. Thiền định ít nhất 5 phút mỗi ngày. Ôm một ai đó. Điều này giúp cơ thể giải phóng các endorphin – hormone mang lại cảm giác vui vẻ. Rút dây cắm điện tất cả các thiết bị của mình tối thiểu 1 giờ đồng hồ. Dành thời gian hòa mình với tự nhiên, bạn có thể đi dạo trong công viên hoặc dọc theo một con sông. Uống ít nhất 2 – 3 lít nước tinh khiết mỗi ngày, vì tất cả các cơ quan trong cơ thể đều phụ thuộc vào nước. Tránh những loại thức ăn có hàm lượng đường – hàm lượng chất béo cao, như các loại bánh quy truyền thống, kem, chocolate sữa, bánh phô mai, … Chúng gây ra sự mất cân bằng lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì. Kết nối với Đất mẹ bằng cách tập “tiếp đất”, tức là đi chân trần trên cỏ, cát hoặc đất. Luôn ăn kèm rau salad, rau xanh trong bữa ăn trưa và tối. Ăn trưa ngoài trời trong bầu không khí trong lành và ánh sáng tự nhiên, sẽ tốt cho bạn hơn việc ngồi tại bàn làm việc trước máy vi tính. Quà vặt bằng những loại trái cây giàu chất xơ và chất chống oxi hóa như dâu tây, việt quất … Dùng dầu chiết xuất từ thực vật có thể cải thiện sức khỏe răng miệng và giúp răng của bạn trắng sáng hơn. Đơn giản chỉ cần 1 muỗng canh dầu dừa tinh khiết và chà lên răng trong khoảng 15 – 20 phút. Tập yoga hoặc các động tác có tác dụng căng duỗi cơ thể tương tự tối thiểu 10 phút mỗi ngày. Xem lại tư thế của bạn, đặc biệt là khi ngồi. 1 – 2 gram than hoạt tính có thể giúp bạn loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Massage Chỉ sử dụng các sản phẩm chăm sóc cơ thể có thành phần từ tự nhiên để tránh các chất độc xâm nhập vào qua da. Suy nghĩ về 5 điều mà bạn cần biết ơn trong cuộc sống. Hãy mỉm cười với những người xung quanh. Nó sẽ thúc đẩy nguồn năng lượng tích cực trong bạn. Làm cho ai đó cười và cười với họ. Đọc một cuốn sách để được truyền cảm hứng. Dành ít nhất 30 phút để học một kỹ năng. Nó sẽ tạo nên sự khác biệt cho sự nghiệp hay cuộc sống cá nhân của bạn. Lau dọn sạch sẽ không gian làm việc, nó sẽ giúp bạn tập trung hơn. Lên danh sách những việc phải làm. Những việc mà bạn đã trì hoãn. Và bắt đầu thực hiện từ những việc bạn cảm thấy cần thiết nhất. Điều này sẽ khiến bạn luôn hướng về phía trước và cảm thấy hài lòng vì mình đã hoàn thành được việc gì đó. Đi làm sớm hơn 1 tiếng. Và thực hiện hầu hết những nhiệm vụ quan trọng trước khi mọi người vào. Bằng cách này bạn sẽ làm được nhiều việc hơn và cảm thấy ít căng thẳng hơn suốt cả ngày. Nghe nhạc cổ điển. Nghiên cứu cho thấy nó làm tăng chức năng nhận thức. Nhún nhảy theo một bài hát bạn yêu thích. Làm một bài “kiểm điểm bản thân” để kiểm tra xem bạn có còn giữ bất kỳ oán giận. Hay thù oán với ai không. Nếu vẫn còn, hãy chấp nhận tha thứ. Tập kiêng ăn trong vòng ít nhất 14 giờ mỗi ngày. Nghĩa là nếu bạn định ăn sáng lúc 8 giờ sáng, bạn nên kết thúc bữa ăn tối của mình muộn nhất là 6 giờ chiều. Nghiên cứu cho thấy nó giúp cân bằng lượng đường trong máu. Đốt cháy chất béo và ngăn ngừa các bệnh thoái hóa. Có một giấc ngủ trưa ngắn, không quá 30 phút. Thức dậy sớm, ví dụ như khoảng 5, 6 giờ sáng. Điều này sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn và khiến bạn hoạt động hiệu quả hơn suốt cả ngày. Ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi đêm.

Bạn đang xem: Những thói quen tốt cho sức khỏe

Những thói quen rất đơn giản nhưng vô cùng tốt cho sức khỏe. Tại sao chúng ta không thử ngay từ bây giờ?

Sở hữu một cuộc sống tràn trề năng lượng, dồi dào sức khỏe là điều ai cũng mong muốn. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 5 thói quen đơn giản sau từ trunghocthuysan.edu.vn để khỏe hơn mỗi ngày bạn nhé!

1. Thường xuyên theo dõi các chỉ số cơ thể

Bạn nên theo dõi các chỉ số cơ thể thường xuyên để biết được hướng điều chỉnh trong thói quen ăn uống và vận động hàng ngày. Hai chỉ số cơ bản nhất bạn cần lưu tâm đến chính là cân nặng và chiều cao. Từ hai số đo này, bạn sẽ tính được BMI (Body Mass Index) – chỉ số hình thể được các chuyên gia dùng để nhận biết cơ thể của một người đang thiếu cân, cân đối hay thừa cân. Công thức tính chỉ số BMI như sau:

*

Nếu chỉ số BMI của bạn nằm trong khoảng từ 18.5 – 25, xin chúc mừng, bạn có một thể trạng khỏe mạnh và vóc dáng cân đối. Nếu dưới 18.5 hay trên 25, bạn có thể phải xem lại chế độ ăn uống và luyện tập để có thể trở về thể trạng tiêu chuẩn. Theo dõi sức khoẻ cơ thể bằng chỉ số BMI chỉ mất vài phút thực hiên; do vậy, bạn hãy theo dõi ít nhất mỗi tháng một lần để có thể điều chỉnh lối sống và duy trì thể trạng cân đối khoẻ mạnh nhé.

2. Ghi lại nhật ký ăn uống

Có một sự thật là con người thường không để tâm đến những gì mình ăn và có xu hướng ăn uống theo cảm xúc. Chính điều này khiến ta thường ăn không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhưng lại nạp vào cơ thể quá nhiều các chất có hại như đường hay dầu mỡ, dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan đến tiêu hoá và tuần hoàn.

*

Việc ghi lại nhật kí ăn uống sẽ giúp bạn biết rằng mình đã ăn gì trong hôm nay. Từ đó, bạn có thể bổ sung hay cắt giảm khẩu phần ăn hợp lý hơn, đầy đủ chất hơn, và tốt cho sức khoẻ hơn. Một nghiên cứu gần đây trên 1.800 người trưởng thành cho thấy những người thực hiện nhật kí ăn uống kiểm soát cân nặng tốt hơn hẳn những người không viết. Những người có nhu cầu giảm cân cũng thực hiện hiệu quả hơn khi giữ thói quen ghi chép lại từng loại thực phẩm nạp vào cơ thể.

Có 2 điều bạn cần lưu ý khi thực hiện “Nhật ký ăn uống”. Thứ nhất, bạn cần ghi lại ngay khi ăn, đừng chờ đến tối hay hôm sau để tránh việc bỏ sót. Và khi bỏ sót, bạn sẽ rất dễ mất động lực để ghi chép về sau, dẫn đến nhật ký chưa đầy trang đã thành dĩ vãng. Thứ nhì, bạn phải thành thật với bản thân. Quyển nhật ký này là của riêng bạn, và sẽ chẳng ai có thể đọc được danh sách này để đánh giá bạn. Do đó, bạn không cần phải cắt bớt những gì bạn đã “lỡ” ăn trong ngày nhé.

3. Siêng năng vận động

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ có những ai cần giảm cân mới phải tập thể dục. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Nếu muốn sở hữu sức khoẻ dẻo dai và thể trạng cân đối, ai trong chúng ta cũng cần phải luyện tập thể dục. Chỉ với 30 phút vận động hằng ngày, bạn sẽ có thể phòng chống được nhiều bệnh tật như huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh lý tim mạch, và thừa cholesterol. Ngoài ra, khoa học chứng minh việc luyện tập thể dục còn đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư đường ruột và ung thư cổ tử cung. Không chỉ vậy, việc vận động còn giúp cơ thể tiết ra hooc môn endorphine, giúp tinh thần sảng khoái và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

Ở Anh Quốc, các nhà khoa học chỉ ra rằng, nhờ ý thức vận động của người dân mà mỗi năm cả nước giảm khoảng 3.400 ca ung thư. Quả là một con số ấn tượng phải không?

Bạn cũng không nhất thiết phải đến các câu lạc bộ thể dục để có thể luyện tập thể thao. Hãy bắt đầu một cách đơn giản với việc thay đổi thói quen vận động hằng ngày như dành 10 phút buổi sáng để dãn cơ và hít thở sâu, lựa chọn gửi xe cách cơ quan vài dãy nhà để có thể đi bộ một chút, siêng năng đi cầu thang bộ thay vì thang máy,... Bạn cũng có thể làm quen với những môn thể thao nhẹ nhàng và ít tốn kém như đi bộ nhanh (jogging), nhảy dây, yoga,…

4. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Dù bạn vẫn đang trẻ, luôn cảm thấy khỏe mạnh và không có dấu hiệu bệnh tật, bạn vẫn nên kiểm tra sức khỏe định kì để theo dõi sức khoẻ từng cơ quan của cơ thể, đồng thời có thể phát hiện những triệu chứng về sức khỏe và có các biện pháp điều trị kịp thời. Phát hiện nguy cơ bệnh càng sớm và điều trị kịp thời sẽ gia tăng khả năng khỏi bệnh.

Vậy khoảng bao lâu bạn cần đến thăm khám tổng quát sức khoẻ. Lý tưởng nhất thì bạn khám định kì hằng năm. Tuy nhiên, mức độ thường xuyên này có thể gia giảm theo độ tuổi và tình trạng sức khoẻ của bạn. Nếu bạn dưới 30 tuổi và không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (như thừa cân, chán ăn, vàng da,...) và không có thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia thì có thể kiểm tra 2–3 năm/ lần. Từ 30 – 40 tuổi, bạn có thể kiểm tra cách mỗi năm một lần. Từ 50 tuổi trở lên, việc kiểm tra hàng năm là cần thiết dù thể trạng không có vấn đề nhé bạn.

5. Ngủ đúng giờ và ngủ sâu

*

Việc ngủ không chỉ đơn giản là việc để cơ thể nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng sau một ngày lao động căng thẳng. Giấc ngủ ngon sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích sức khoẻ không ngờ như cải thiện trí nhớ, kiểm soát cân nặng và tăng cường năng suất làm việc vào ngày hôm sau. Không chỉ vậy, việc ngủ đủ và ngủ sâu còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh về phổi và tim mạch, thậm chí kéo dài tuổi thọ của con người.

Vậy ngủ bao nhiêu là đủ? Theo thông tin từ Tổ chức ngủ quốc gia của Mỹ, để duy trì sức khoẻ tốt, một người từ 64 tuổi trở xuống cần ngủ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày. Con số ngày với người từ 65 tuổi trở lên là 7 đến 8 tiếng. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến việc cải thiện không gian và thói quen chuẩn bị trước khi ngủ để có một giấc ngủ ngon.

Xem thêm: Top 50 Mẫu Trang Trí Ảnh Cưới Trong Phòng Ngủ Đẹp Nhất, Nãªn Treo Áº£Nh Cæ°Á»›I Á»Ÿ đâU

Một sức khỏe tốt là tiền đề cho một cuộc sống hạnh phúc. Hãy kiên nhẫn tập luyện 5 thói quen hữu ích này đều đặn mỗi ngày bạn nhé!

Ngoài ra, để cải thiện và duy trì sức khỏe thì việc chuẩn bị một kế hoạch bảo vệ sức khỏe lâu dài, dự phòng cho những rủi ro trong tương lai là một điều cần thiết. Chọn mua bảo hiểm nhân thọ - điểm tựa chu toàn sức khỏe và đảm bảo tương lai tài chính vững chắc.