*

Xin chào bác sĩ, tôi là Nga (36 tuổi), gần đây tôi thường xuyên gặp tình trạng khó thở, hoa mắt, và thường xuyên mệt mỏi, tôi nghi ngờ mình đã mắc chứng thiếu oxy trong máu. Mong bác sĩ giải đáp và tư vấn cách cải thiện tình trạng mà tôi đang mắc phải. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào Nga, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới các bác sĩ. Với những triệu chứng nên trên thì có thể bạn đã mắc chứng thiếu oxy trong máu, chúng tôi xin cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh và cách chăm sóc như sau:

1.Thiếu oxy trong máu là gì

2. Biểu hiện của triệu chứng thiếu oxy trong máu

3.Nguyên nhân gây ra thiếu oxy trong máu

4.Cách tự chăm sóc

5.Khi nào nên đi khám bác sĩ

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Thiếu oxy trong máu là gì?

Thiếu oxy máu là tình trạng lượng oxy trong máu thấp hơn mức bình thường, đặc biệt trong các động mạch. Thiếu oxy máu có thể là một triệu chứng của các bệnh khác làm cho người bệnh hít thở khó khăn và khó lưu thông máu. Mức oxy máu bình thường là khoảng 75-100 milimet thủy ngân (mm
Hg). Nếu mức oxy máu của bạn dưới 60 mm Hg thì bạn đang bị thiếu oxy máu và cần thêm oxy cho cơ thể.

Bạn đang xem: Nguyên nhân thiếu oxy trong máu

2. Biểu hiện của triệu chứng thiếu oxy trong máu

Thay đổi màu sắc da, từ xanh xao đến đỏ
Cảm thấy mơ hồ
Chóng mặt
Nhịp tim nhanh
Thở nhanh
Khó thở
Đổ mồ hôi

3. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu?

Có nhiều nguyên nhân khiến lượng oxy trong máu không đủ để cơ thể khỏe mạnh, trong đó bao gồm cả những yếu tố khách quan tác động từ bên ngoài lẫn những yếu tố chủ quan xuất phát từ chính cơ thể người bệnh. Cụ thể:

- Tắc nghẽn đường hô hấp vì bất cứ nguyên nhân gì: đờm, dãi, dịch, dị vật, co thắt, sưng nề.

- Hạn chế hoạt động của lồng ngực ví dụ: hậu phẫu ở bụng, chấn thương lồng ngực, bệnh lý của cột sống, tình trạng viêm nhiễm như viêm phúc mạc.

- Suy giảm chức nǎng của hệ thống thần kinh có tham gia quá trình hô hấp, ví dụ: viêm não, chấn thương sọ não, hôn mê, bệnh nhân được gây mê toàn thân, tai biến mạch máu não và các bệnh gây liệt như: bại liệt, đa xơ cứng.

- Cản trở sự khuếch tán của khí trong phổi: tình trạng này thường do khối u trong phổi và các bệnh: Khí phế thũng, tắc mạch phổi và chấn thương.

- Thiếu oxy trong không khí do điều kiện, hoàn cảnh môi trường. Ví dụ: Môi trường quá nóng, quá nhiều khói, sương hoặc không khí quá loãng ở nơi có áp suất khí quyển cao.

- Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Thiếu máu; ARDS (Hội chứng suy hô hấp cấp tính); Hen suyễn; Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD; Khí thủng phổi; Bệnh phổi kẽ; Các loại thuốc gây ức chế hô hấp như thuốc ngủ hay thuốc gây mê; Căng hoặc kéo cơ bụng; Tràn khí màng phổi; Phù phổi; Thuyên tắc phổi (có cục máu đông trong động mạch phổi); Chứng ngưng thở lúc ngủ.

*

4. Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thiếu oxy trong máu?

Bạn có thể áp dụng các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây để đối phó với tình trạng thiếu oxy:

- Bỏ thuốc lá: nếu bạn đã được chẩn đoán bị thiếu oxy máu hoặc bệnh phổi khác, bỏ hút thuốc lá là một trong những điều đầu tiên bạn cần làm để cải thiện tình trạng của mình;

- Tránh hít khói thuốc lá: bên cạnh bỏ thuốc lá, bạn cũng cần phải tránh những nơi có người hút thuốc lá. Khói thuốc có thể gây ra nhiều tổn thương phổi hơn so với việc bạn hút thuốc;

- Tập thể dục thường xuyên: việc tập thể dục là thực sự hữu ích để cải thiện sức mạnh và độ bền tổng thể của bạn;

- Ăn uống hợp lý và trở thành người năng động hơn;

- Biết nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn và tìm cách tránh chúng.

5. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Với những triệu chứng thông thường của bệnh như bạn cảm thấy khó thở sau khi phải dùng sức, kể cả khi thực hiện các hoạt động nhẹ hoặc thậm chí là nghỉ ngơi; Chứng khó thở của bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi bạn tập thể dục hoặc khi bạn đang hoạt động thể chất; Gián đoạn giấc ngủ do khó thở trong khi ngủ, đây có thể là một triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ thì hãy lên kế hoạch đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình và có hướng điều trị phù hợp.

Còn nếu xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng hơn như khó thở nặng và đột ngột, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của bạn, đi kèm với ho, tim đập nhanh, đồng thời có triệu chứng ứ nước trong cơ thể ở độ cao trên khoảng 2.400 mét, hãy nhanh chóng vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu và triệu chứng rò rỉ chất dịch từ mạch máu vào phổi, có nguy cơ gây tử vong.

Khi đi khám, các xét nghiệm bạn có thể cần làm là:

Khí máu động mạch
Đo độ bão hòa ô-xy trong máu động mạch dựa vào nhịp mạch (Sp
O2)

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn Nga, nếu bạn Nga cần được hỗ trợ, hãy liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại1900 1246.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lònggửi thông tin tại đây.

Sản phẩm Thiết Bị Y Tế Gia Đình Máy Đo Huyết Áp Máy Đo Đường Huyết Máy Xông Khí Dung Nhiệt Kế Chăm Sóc Cá Nhân Chăm Sóc Da & Vết Thương Hỗ Trợ Chấn Thương Thiết Bị Hỗ Trợ Chức Năng Khung-Nạng-Gậy Tập Đi Xe Lăn Tay Giường Y Tế Thiết Bị Y Tế Chuyên Khoa Thiết Bị Chuẩn Đoán Hình Ảnh Thiết Bị Thăm Dò Chức Năng Thiết Bị Xét Nghiệm Thiết Bị Phòng Mổ Thiết Bị Hồi Sức Cấp Cứu Thiết Bị Sản - Nhi Vật Tư Tiêu Hao Vật tư X-Quang Vật Tư Xét Nghiệm Vật Tư Cầm Máu Vật Tư Tiêm Truyền Vật Tư Phòng Sạch Hóa Chất - Sinh Phẩm Y Tế Dịch vụ Tin tức
*

Thiếu oxy trong máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?

*

Thiếu oxy là tình trạng mà mô của bạn bị thiếu hụt oxy. Nguyên nhân là do thiếu oxy máu, nghĩa là lượng oxy trong máu của bạn thấp hơn mức bình thường. Đôi khi, tình trạng thiếu oxy được sử dụng để chỉ cả hai tình trạng (thiếu oxy và thiếu oxy máu). Thiếu oxy và thiếu oxy máu có thể là một triệu chứng của các bệnh khác làm cho người bệnh hít thở khó khăn và khó lưu thông máu. Mức oxy máu bình thường là khoảng 75-100 milimet thủy ngân (mm
Hg). Nếu mức oxy máu của bạn dưới 60 mm Hg thì bạn đang bị thiếu oxy máu và cần thêm oxy cho cơ thể.

*

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu oxy?

Các triệu chứng của thiếu oxy khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy thường gặp là:

Các vấn đề hô hấp: khó thở, thở nhanh, ho và khò khè;

Các vấn đề tim mạch: nhịp tim nhanh;

Các vấn đề về não hay ý thức: đau đầu và lú lẫn;

Những thay đổi về màu da của bạn: từ màu xanh sang màu đỏ anh đào;

Khác: bồn chồn và vã mồ hôi.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ những điều sau đây:

Cảm thấy khó thở sau khi phải dùng sức, kể cả khi thực hiện các hoạt động nhẹ hoặc thậm chí là nghỉ ngơi;

Chứng khó thở của bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi bạn tập thể dục hoặc khi bạn đang hoạt động thể chất;

Gián đoạn giấc ngủ do khó thở trong khi ngủ, đây có thể là một triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ.

Bạn nên đến bác sĩ ngay nếu đột ngột bị khó thở dữ dội gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, hoặc bị khó thở nặng kèm với ho, thở nhanh và ứ nước trong cơ thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu oxy?

Thiếu oxy được gây ra bởi sự bất thường trong các chức năng và cấu trúc của đường hô hấp và tuần hoàn. Một số bệnh có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, chẳng hạn như:

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Bệnh tràn khí màng phổi

Viêm phế quản

Phù phổi (dịch trong phổi)

Thiếu máu – các tế bào máu đỏ mang oxy thiếu hụt hoặc ngộ độc xyanua.

Thiếu oxy có thể là kết quả từ một cơn hen suyễn nặng. Trong cơn hen suyễn đó, đường thở của bạn thu hẹp đáng kể làm không khí vào phổi rất khó khăn.

Đôi khi, các loại thuốc bạn đang dùng có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, chẳng hạn như thuốc giảm đau mạnh và các loại thuốc khác….

Những ai thường mắc phải bệnh thiếu oxy?

Tình trạng này khá phổ biến. Nó có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi nhưng có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu oxy?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây thiếu oxy, chẳng hạn như:

Nguy cơ ngoại sinh: bao gồm hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất, bụi trong không khí hoặc ảnh hưởng bởi độ cao;

Nguy cơ nội sinh: có thể là phổi và các cơ quan tim mạch đang ở trong tình trạng không được tốt.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh thiếu oxy?

Các bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách đánh giá lượng oxy hiện diện trong khí máu của bạn bằng cách sử dụng máy đo Sp
O2 (thiết bị y tế kẹp ngón tay để đo) hoặc đo trực tiếp trên các mẫu máu lấy từ động mạch. Lượng oxy bình thường là khoảng 95% đến 100%. Nếu mức độ oxy của bạn được định giá ở mức 90% hoặc thấp hơn, bạn có thể đang trong tình trạng thiếu oxy.

Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để kiểm tra xem liệu có vấn đề tiềm ẩn nào khác gây nên tình trạng thiếu oxy như ngộ độc khí carbon monoxide. Có thể đo chức năng phổi cùng với các xét nghiệm khác để xác định một số nguyên nhân không giải thích được của tình trạng bão hòa oxy thấp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh thiếu oxy?

Bạn cần phải ở lại bệnh viện để được điều trị tình trạng thiếu oxy và theo dõi mức độ oxy của bạn. Điều quan trọng trong trường hợp khẩn cấp là bạn cần phải đưa oxy vào cơ thể. Các bác sĩ có thể sử dụng một mặt nạ che mũi và miệng hoặc một ống nhỏ đưa vào trong mũi để cung cấp oxy.

Xem thêm: Vẽ Đồ Ăn Thức Uống Cute Đáng Yêu, Vẽ Hình Vẽ Đồ Ăn Dễ Thương

Nếu việc này không thể làm cho mức oxy của bạn trở lại bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc hít hoặc thuốc hen suyễn để thở dễ dàng hơn. Nếu những việc này cũng không hiệu quả, bạn có thể được truyền thuốc qua đường tĩnh mạch ở cánh tay (IV). Bạn cũng có thể dùng thuốc steroid trong một thời gian ngắn để giảm tình trạng viêm ở phổi.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thiếu oxy?

Bạn có thể áp dụng các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây để đối phó với tình trạng thiếu oxy:

Bỏ thuốc lá: nếu bạn đã được chẩn đoán bị thiếu oxy máu hoặc bệnh phổi khác, bỏ hút thuốc lá là một trong những điều đầu tiên bạn cần làm để cải thiện tình trạng của mình;

Tránh hít khói thuốc lá: bên cạnh bỏ thuốc lá, bạn cũng cần phải tránh những nơi có người hút thuốc lá. Khói thuốc có thể gây ra nhiều tổn thương phổi hơn so với việc bạn hút thuốc;

Tập thể dục thường xuyên: việc tập thể dục là thực sự hữu ích để cải thiện sức mạnh và độ bền tổng thể của bạn;