Viet
Nam
Net xin giới thiệu toàn bộ đề xuất phương án cải tiến chữ quốc ngữ phần phụ âm của PGS.TS Bùi Hiền khiến dư luận xôn xao mấy ngày qua, khi ‘giáo dục’ sẽ thành ‘záo zụk’ hay ‘tiếng Việt’ thành ‘tiếq Việt’…


*
Viet
Nam
Net
xin giới thiệu toàn bộ đề xuất phương án cải tiến chữ quốc ngữ phần phụ âm của PGS.TS Bùi Hiền khiến dư luận xôn xao mấy ngày qua, khi ‘giáo dục’ sẽ thành ‘záo zụk’ hay ‘tiếng Việt’ thành ‘tiếq Việt’…

Đề xuất cải tiến chữ viết Tiếng Việt từ 38 xuống còn 31 chữ do PGS.TS Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy - học phổ thông đưa ra đang gây ra nhiều tranh luận.

Bạn đang xem: Ngôn ngữ mới của việt nam

PGS.TS Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông. Ảnh: Thanh Hùng.

PGS.TS Bùi Hiền có bài viết đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ tại Hội thảo ngôn ngữ học toàn quốc diễn ra tại Quy Nhơn (Bình Định) vào tháng 9/2017.

Theo đó, PGS.TS Bùi Hiền cho rằng trải qua một thời gian dài chữ quốc ngữ hiện đã bộc lộ nhiều bất hợp lý nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng.

Vị này đã kiến nghị phương án cải tiến chữ viết như bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái Tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin là F, J, W, Z. Đồng thời thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

Ông cho rằng chữ được cải tiến sẽ giúp học sinh không còn nỗi ám ảnh viết sai chính tả, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và vật tư khác.

Dưới đây là bài viết của ông đã được đăng trong kỷ yếu của hội thảo:

Thanh Hùng


Gặp tác giả đề xuất cải tiến ‘Giáo dục’ thành ‘Záo zụk’

PGS.TS Bùi Hiền, tác giả của đề xuất cải tiến chữ cái Tiếng Việt cho biết ông bị nhiều người chỉ trích, thậm chí nói rằng bị điên dù chưa hiểu rõ câu chuyện.


Đề xuất cải tiến "tiếng Việt" thành "tiếq Việt"

PGS.TS Bùi Hiền, Nguyên Hiệu phó Trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội đã đề xuất cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt như chuyển cách viết Luật giáo dục" đổi thành “Luật záo zụk”. “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt”, “ngôn ngữ” thành “Qôn qữ”…

TTO - Tin bộ ‘Chữ Việt Nam song song 4.0’ vừa được cấp bản quyền tác giả lại một lần nữa dấy lên làn sóng nhiều chiều: có phản đối và có yêu cầu tôn trọng sự sáng tạo.


*

Tác giả Kiều Trường Lâm và ví dụ về Chữ Việt Nam song song 4.0 của anh và tác giả Trần Tư Bình - Ảnh: NVCC


Tiếng Việt không ai thay đổi được. Còn chữ viết thì ai cũng có thể nghĩ ra một hệ thống nào đó, với mức độ tiện lợi khác nhau. Ngày xưa, các cụ không biết cách ký âm kiểu phương Tây nên phải học dựa vào chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm. Ngày nay, việc tạo ra một hệ thống chữ mới chẳng có gì khó khăn.


Bộ Chữ Việt Nam song song 4.0 kết hợp từ hai công trình Chữ Việt nhanh và Ký hiệu dấu của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình vừa chính thức nhận được giấy chứng nhận bản quyền từ Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch).

Tác giả Kiều Trường Lâm (34 tuổi) hiện tại đang làm công việc bán hàng cho một công ty xuất khẩu về gỗ ở Hà Nội. Còn ông Trần Tư Bình hiện sinh sống và làm việc tại Úc.

Đây là bộ chữ Việt chỉ sử dụng 26 chữ cái Latin, trong đó dùng 18 chữ cái Latin để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ quốc ngữ.

Ngay khi công bố, bộ chữ cải tiến này đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.

Có ý kiến cho rằng sáng tạo một hệ thống ký âm tiếng Việt mới là chuyện bình thường và nó hoàn toàn chẳng thể động chạm gì được tới tiếng Việt. Tiếng Việt và ký âm tiếng Việt (chữ viết tiếng Việt) là hai cái hoàn toàn khác nhau.

Có ý kiến phản đối gay gắt, mỉa mai nó quá phức tạp, rắc rối, "đọc trẹo cả mồm". Một số người còn tức giận bởi lo cho tiếng Việt bị hết nhà sáng tạo này tới giáo sư nọ… phá.


*

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, nhà văn Ngô Tự Lập nói nhiều người tranh cãi về hệ thống chữ viết mới của hai tác giả (cũng như của ông Bùi Hiền), nhưng không phân biệt được tiếng Việt và chữ Việt.

Theo ông, chữ quốc ngữ cũng có nhiều khiếm khuyết và nhiều người đã từng muốn cải tiến.

Có điều chữ quốc ngữ đã quá phổ biến, đã được gắn liền với văn hóa Việt hàng thế kỷ, với hàng tỉ văn bản, trở thành một phần tâm hồn người Việt hiện đại, đến mức ngay cả những khuyết điểm của nó cũng trở thành tài sản văn hóa (ví dụ, nó là công cụ để chơi chữ, làm thơ sai dấu kiểu Bút Tre, hay kể chuyện tiếu lâm...).

Vì vậy, việc cải tiến chữ quốc ngữ không còn cơ hội thành công, và các hệ thống chữ viết mới chỉ cần cho những mục đích rất cụ thể, như tốc ký hay bảo mật, hoặc có thể coi là một thứ bài tập để dạy về tín hiệu học.

Cho nên ai thích sáng tạo một hệ thống ký âm tiếng Việt khác để dùng cho những mục đích cụ thể thì có thể thử sức, không có gì phải bàn.

Nhà thơ lục bát Nguyễn Thế Kiên cũng cùng quan điểm. "Trừ khi Chính phủ đưa vào đào tạo và thay thế hệ thống chữ nghĩa đang dùng thì mới nên bàn", anh nói.


*

Một nhà phê bình văn học chia sẻ với Tuổi Trẻ Online rằng ông cũng đồng quan điểm với nhà văn Ngô Tự Lập khi cho rằng việc dư luận phản ứng với những sáng tạo chữ viết được công bố gần đây là vì rất nhiều người nhầm giữa tiếng Việt và chữ Việt.

Ông khẳng định chữ quốc ngữ lâu nay vẫn có những bất hợp lý của nó nên nhiều người muốn cải tiến chữ quốc ngữ, đó là điều bình thường. Chuyện Cục Bản quyền cấp bản quyền cho công trình này là bình thường trong một xã hội văn minh tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, nó chỉ để chứng minh sáng tạo ấy là của họ làm ra. Còn chuyện sáng tạo mới ấy có đưa ra thực tế cuộc sống được không thì lại là chuyện khác.

"Thế giới người ta cũng đăng ký rất nhiều thứ kỳ quặc. Quyền phát minh sáng chế là của mọi người, còn từ phát minh ra ứng dụng lại là chuyện khác", nhà phê bình văn học nói trên cho biết.



Chữ viết của chúng tôi sẽ là bước ngoặt đưa tiếng Việt ra khắp thế giới

Về công trình Chữ Việt Nam song song 4.0 đang gây ồn ào dư luận, Tuổi Trẻ Online có cuộc trò chuyện ngắn với tác giả Kiều Trường Lâm.

* Thưa anh, điều gì thôi thúc anh sáng tạo thêm một hệ thống chữ viết tiếng Việt mới?

- Chữ quốc ngữ là một chữ viết rất hay. Tôi không có ý định cải tiến chữ quốc ngữ mà chỉ đưa về cải tiến ở dạng không dấu.

Tôi đã nghĩ về chữ không dấu từ rất lâu, trước đây có nhiều tờ báo nói về giới trẻ nhắn tin không dấu nhiều lúc gây hiểu lầm tệ hại. Tôi nhận thấy chữ không dấu mình đang nghiên cứu rất phù hợp cho giới trẻ sử dụng trong việc nhắn tin không dấu mà không gây hiểu lầm nữa.

Tôi cho rằng thống nhất được chữ không dấu là một bước tiến mới cho ngành ngôn ngữ học nước nhà. Trong tương lai khi Chữ Việt Nam song song 4.0 được ứng dụng rộng rãi sẽ là một bước ngoặt đưa tiếng Việt ra khắp thế giới, nhiều người nước ngoài sẽ thích học tiếng Việt hơn vì chữ viết không còn dấu, giống như tiếng Anh.

* Anh có tin rằng hệ thống chữ viết tiếng Việt mới của anh sẽ được ứng dụng rộng rãi trong thực tế không?

- Mình tin rằng Chữ Việt Nam song song 4.0 sẽ có ứng dụng thực tiễn. Hiện nay có một vài độc giả sau khi đã hiểu được giá trị của bộ chứ này thì bắt đầu cảm thấy hay. Hiện có một vài độc giả đã liên hệ với tôi và đang thử học.

Ngoài ra, Chữ Việt Nam song song 4.0 là chữ không dấu có thể sử dụng ở bất kỳ điện thoại hay máy tính nào mà không cần bộ gõ tiếng Việt nên sử dụng trên Internet sẽ rất hiệu quả, giới trẻ sẽ tin dùng trong tương lai.

* Anh nghĩ sao về việc một số người phản ứng không tốt với sáng tạo của hai anh?

- Với một sản phẩm mới ra đời thì bao giờ cũng có những ý kiến phản biện trái chiều. Tất cả những ý kiến phản biện ấy đều đáng được trân trọng và ghi nhận.

Sẽ cần rất nhiều thời gian để tôi chứng minh cho độc giả thấy rằng sản phẩm của tôi rất hấp dẫn nếu các bạn độc giả sẵn sàng học nó và thử áp dụng. Nếu mọi người sẵn sàng học thử và thử áp dụng, tôi tin rằng chính những ai từng phản biện gay gắt với công trình của tôi sẽ nhận ra nó có ứng dụng thực tiễn.

Xem thêm: Các loại sữa dê cho bé giúp phát triển toàn diện tốt nhất hiện nay


Lắt léo như tiếng Việt khi béo bở, bẹo hình hài, béo má...?

TTO - Làm nên sự lắt léo, thậm chí… rắc rối trong tiếng Việt còn là do sự xuất hiện trùng trùng điệp điệp của các từ đồng âm.