Theo chuyên gia văn hóa, ngày "vía thần Tài" của người Việt có từ xa xưa và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nhưng không có quan niệm bắt buộc phải mua vàng trong ngày này để cầu may.

Bạn đang xem: Ngày mua vàng đầu năm


Ngày "vía Thần Tài" ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc

Trong quan niệm của người Việt, ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, mọi người lại đổ xô đi mua vàng cầu may. Người ta tin rằng, vàng tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, "buôn may bán đắt" trong năm mới nên càng mua nhiều vàng trong ngày "vía Thần Tài" sẽ càng gặp may mắn, tài lộc cả năm.

Điều này khiến nhiều cửa hàng kinh doanh vàng trở nên quá tải. Ở nhiều nơi còn xảy ra tình trạng người dân xếp hàng dài, chờ đợi từ sáng sớm tinh mơ với mong muốn có thể mua được vàng trong ngày vía Thần Tài để năm mới phát tài, sung túc.

Theo chuyên gia Văn hóa, TS. Đinh Đức Tiến (khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), ngày vía Thần Tài là truyền thống đã có từ xa xưa của người Việt, chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Trong quá khứ, ngày Thần tài trong phong tục truyền thống của người Việt không quá nổi trội, chỉ giới hạn ở giới thương nhân, lái buôn. Khoảng 20 năm trở lại đây, khi kinh tế, giao thương phát triển hơn, nhu cầu mua bán của người dân tăng cao nên ngày "vía Thần Tài" cũng nở rộ mạnh mẽ.

Người dân đổ xô đến các tiệm vàng để mua vàng cầu may dịp đầu năm (Ảnh: H.D).

Cũng theo chuyên gia này, không bắt buộc phải mua vàng trong ngày "vía Thần Tài" để cầu may. Tùy điều kiện mỗi gia đình, nếu có nhiều thì mua nhiều, nếu không có thì không mua cũng không sao.

Theo TS. Nguyễn Ánh Hồng, không nên tin rằng cứ đi mua vàng cầu may là cả năm làm ăn phát đạt. Điều này dễ khiến con người cảm thấy u mê, dần sa vào mê tín dị đoan.

"Chúng ta không nên sa đà và quá thần thánh hóa, đẩy ngày này lên thành mê tín dị đoan. Đức năng thắng số, thành công phải dựa vào nỗ lực của bản thân chứ không phải do sự may rủi tạo nên", nữ tiến sĩ nói.

Trong ngày "vía Thần Tài", ngoài thói quen mua vàng, nhiều gia đình, cơ sở kinh doanh còn chuẩn bị mâm cúng để cầu mong tài lộc, việc làm ăn thuận buồm xuôi gió. Mâm cúng ngày này, ngoài thịt quay còn có thêm mâm cỗ "Tam Sên" gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc.

Ở miền Nam, đa số người dân thờ chung ông Thần Tài với ông Thổ Địa nên còn chuẩn bị thêm cá lóc nướng để dâng lễ. Ngoài ra, tại những đô thị, thành phố lớn, người dân cũng đặt vàng lên bàn thờ để cầu năm mới may mắn, tài lộc. Có nơi còn làm đồ cúng bằng món xôi và chè trôi nước với hy vọng việc làm ăn, buôn bán trôi chảy.

Chính trị
Quốc phòng - An ninh
Đa phương tiện
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Kinh tếXã hội
Văn hóa
Phóng sự - Điều tra
Giáo dục - Khoa học
Pháp Luật
Bạn đọc
Y tếThể Thao
Quốc tế
Chính trị
Quốc phòng - An ninh
Đa phương tiện
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Kinh tếXã hội
Văn hóa
Phóng sự - Điều tra
Giáo dục - Khoa học
Pháp Luật
Bạn đọc
Y tếThể thao
Quốc tếDu lịch
Tư liệu - Hồ sơ
*
Mua vàng ngày vía Thần Tài, liệu có phát tài cả năm?

Ngày vía Thần Tài (mồng 10 tháng Giêng âm lịch) được coi là ngày xin lộc buôn, lộc bán lớn nhất trong năm. Vì vậy, nhiều người quan niệm rằng, mua vàng ngày vía Thần Tài sẽ được may mắn, phát tài cho cả năm.


Nếu như trước đây, chỉ những người kinh doanh buôn bán mới mua vàng vào ngày vía Thần Tài để mong cầu một năm làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt thì giờ đây, những người làm công việc khác, không nhất thiết phải kinh doanh cũng đổ xô đi mua vàng trong ngày này, với một niềm tin mãnh liệt đó là vàng sẽ mang lại tài lộc may mắn cho năm mới.

Có lẽ cũng bởi quan niệm này mà việc sắm vàng ngày vía Thần Tài từ lâu đã trở thành thói quen của nhiều gia đình Việt Nam. Do đó, không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh người dân xếp hàng từ 4, 5 giờ sáng đợi mua vàng vào ngày vía Thần Tài.

Điều này khiến nhiều cửa hàng kinh doanh vàng trở nên quá tải và giá vàng cũng đột ngột bị đẩy lên cao rồi quay đầu giảm mạnh vào những phiên tiếp theo. Cùng với việc lao dốc, mức chênh lệch mua vào – bán ra trong ngày này cũng được đẩy lên cao, khiến cho nhiều nhà đầu tư vàng lướt sóng có thể thua lỗ đến cả triệu đồng/lượng chỉ trong chưa đầy 1 ngày.

Khách hàng mua vàng tại cửa hàng. 

Một chủ cửa hàng kinh doanh vàng bạc trên phố Trần Nhân Tông cho biết: "Năm 2022, ngày vía Thần Tài rơi vào giữa tuần còn năm 2021 rơi vào Chủ nhật. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên lượng người đến cửa hàng mua vàng không đông. Năm nay, khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát và ngày vía Thần Tài rơi vào thứ ba, lại là thời điểm sau Tết Nguyên đán nên ngày vía Thần Tài năm nay sẽ có phần sôi động hơn".

Theo chủ cửa hàng này, mặc dù chưa đến ngày vía Thần Tài, nhưng từ ngày 29-1, lượng khách đến cửa hàng mua vàng đã khá đông. Mặc dù lượng khách đến đông, nhưng mua vàng ngày này không phải để trao đổi về kinh tế mà dùng để cầu may nên khách hàng thường mua một lượng vàng rất nhỏ, chỉ từ 0,5-3 chỉ. Bởi vậy, đa phần người mua không quan tâm tới giá vàng tăng hay giảm vài chục nghìn đồng/chỉ so với ngày trước và sau vía Thần Tài.

Cũng theo chủ cửa hàng, trong số các sản phẩm bày bán tại cửa hàng, nhẫn tròn trơn và vàng miếng tự chế tác vẫn là sản phẩm hút khách hơn cả. Bên cạnh đó, vẫn có một số khách tìm tới mua vàng miếng nhưng không nhiều.

Nhẫn tròn trơn Vàng Rồng Thăng Long là sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn. 

Là một người thường xuyên mua vàng lấy may trong ngày vía Thần Tài, chị Nguyễn Thị Hằng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: "Dù biết giá vàng trong ngày vía Thần Tài sẽ bị đẩy lên cao nhưng năm nào tôi cũng trích một khoản nhỏ để mua. Với tôi, mua vàng là một cách mang lộc về nhà vào dịp năm mới, đồng thời cũng có thể xem đây là một cách tích lũy cho tương lai nên tôi không lăn tăn quá nhiều về giá cả".

“Hơn nữa, với quan niệm mua lấy may nên tôi không có nhu cầu mua nhiều hay đầu tư lướt sóng. Vì vậy, việc giá cả chênh lệch nhiều trong ngày vía Thần Tài cũng không phải là một vấn đề quá lớn”, chị Nguyễn Thị Hằng bày tỏ.

Ở một góc nhìn khác, anh Trần Minh Hải (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Bản thân tôi cũng đã từng đi mua vàng trong nhiều năm liền với hy vọng có được một năm phát tài, phát lộc. Nhưng tôi ngẫm ra rằng, bản thân tôi trong những năm đó không hề phát tài, sung túc dù đã mua vàng vào đúng ngày vía Thần Tài. Bên cạnh đó, tôi thấy điều này vừa mất thời gian, vừa mệt mỏi do phải xếp hàng để chờ đợi, vừa mất nhiều tiền do giá vàng bị đẩy lên cao. Chính bởi vậy, trong một vài năm trở lại đây, tôi không còn xếp hàng để đợi mua vàng". “Tôi tin rằng, chỉ có chăm chỉ làm việc, nắm bắt cơ hội thì cuộc sống mới đầy đủ và sung túc”, anh Trần Minh Hải khẳng định.

Người dân tranh thủ đi mua vàng trước ngày vía Thần Tài. 

Mua vàng vào ngày vía Thần Tài để cầu may là nhu cầu của người dân nhưng không một ai có thể khẳng định chắc chắn rằng mua vàng vào ngày này sẽ đem lại cuộc sống sung túc cho cả năm. Vì vậy, các chuyên gia khuyên người dân không nên mua vàng với số lượng lớn vào dịp này. Bởi, mua vàng dịp đầu năm mang ý nghĩa cầu may mắn, mong một năm mới sung túc, đầy đủ, vì thế không nhất thiết phải mua nhiều mới may mắn.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, việc mua vàng cần phải phụ thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu của từng người để có thể lựa chọn sản phẩm cũng như số lượng phù hợp. Cùng với đó, thay vì mua ồ ạt với số lượng lớn trong khi giá cả leo thang, người dân nên mua một lượng nhỏ hoặc các sản phẩm từ vàng, đồ phong thủy mang ý nghĩa tượng trưng.

Xem thêm: Cửa Hàng Bán Chăn Ga Gối Đệm Tại Hà Nội, Top 10 Cửa Hàng Bán Chăn Ga Gối Đệm Giá Rẻ Hà Nội

Mặt khác, nhiều ý kiến cũng cho rằng, khi giá vàng tăng cao vào dịp vía Thần Tài, nếu mua với yếu tố tâm linh, người dân chỉ nên mua một lượng vàng vừa phải, từ 1-2 chỉ, thậm chí mua 0,5 chỉ hoặc ít hơn. Nếu mua để tích lũy, đầu tư dài hạn thì nên chọn thời điểm giá cả phù hợp để mua vào thì sẽ có lợi hơn.