Theo dân gian, tháng cô hồn là thời điểm các cô hồn lang thang trở về trần gian. Tháng cô hồn 2022 là tháng mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa tháng cô hồn là gì?

Tín ngưỡng Trung Hoa truyền rằng từ ngày 2/7 âm lịch đến hết 12h đêm ngày 15/7 âm lịch Diêm Vương sẽ đại xá mở cửa âm phủ cho các vong hồn được trở lại trần gian quấy phá cuộc sống người thường.Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch.

Bạn đang xem: Ngày cô hồn là ngày nào

Tìm hiểu tháng cô hồn 2022 là tháng mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa tháng cô hồn là gì?

1Tháng cô hồn là tháng mấy năm 2022?

Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch hằng năm bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết tháng 7 âm lịch. Vàtrong năm 2022tháng cô hồn sẽ kéo dàitừ ngày 29/7 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 26/8 (tức 29/7 âm lịch) dương lịch.

Tuy nhiên, theo quan niệm xưa thì sau ngày 15 các cô hồn không còn nhiều nữa do Diêm vương đã cho đóng cửa Quỷ Môn Quan vào 12g00 ngày 14/7 Âm lịch.

Lễ cúng thường diễn ra vào buổi chiều tối.Vì người ta tin rằng các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời, nên nếu đặt lễ cúng vào buổi sáng các cô hồn sẽ không thể đến nhận lễ cúng từ con người, không hưởng lộc được.

Phong tục và lễ cúng cô hồn từ đó hình thành trước để khẩn tránh đi sự quấy phá của các linh hồn, sau để an ủi các linh hồn giảm bớt sự tủi khổ từ địa ngục, và để cầu cúng cho vong hồn người thân đã qua đời.

Tháng cô hồn kéo dài từ ngày 29/7 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 26/8 (tức 29/7 âm lịch) dương lịch

Tham khảo:Tháng 7 có ngày lễ gì? Nhữngngày lễ, kỷ niệm trong tháng 7

2Những điều kiêng kỵ trong tháng 7

Bên cạnh việc cúng cô hồn, bạn cũng cần lưu ý những điều nên làm và không nên làm trong sinh hoạt hằng ngày, bởi người xưa tin rằng tháng cô hồn là tháng ma quỷ, việc "có thờcó thiêng, có kiêng có lành” là điều cần thiết để tránh gặp phải xui rủi, ma quỷ ám theo.

Một số điều kiêng kị trong tháng cô hồn như:Không đi chơi đêm vào tháng cô hồn, không đốt tiền vàng, vàng mã, không phơi quần áo buổi đêm, không nhặt tiền lẻ rơi,...

Tìm hiểu thêm vềtết Hàn thực kiêng gì? Nên làm gì trong ngày 3/3 Âm lịch? trên Bách hóa XANH nhé!

Tham khảo:Tháng cô hồn kiêng gì? 17 điều kiêng, cấm kỵ trong tháng cô hồn

3Những điều nên làm trong tháng 7

Tháng cô hồn nên làm gì và kiêng gì?

Không chỉ lưu ý những điều kiêng kỵ, bạn cũng nên ghi nhớ mang theo một số vật dụng bên người vào tháng cô hồn theo quan niệm của người xưa để tránh xui rủi vây bám. Một số vật dụng cần mang theo như: Vòng dâu, muối, tỏi, gạo nếp, lá ngải cứu,...

Tham khảo:Tháng cô hồn nên mang theo gì trong người để tránh xui xẻo?

Tháng cô hồn nên làm gì và kiêng gì?

4Cách cúng tháng cô hồn

Mâm cúng tháng cô hồn gồm những gì?

Khi cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch, việc đầu tiên bạn cần chuẩn bị đó là mâm cúng phải thật chỉn chu, đầy đủ những món cần thiết. Bất kể mâm cúng ngày lễ nào nếu chuẩn bị không chỉn chu có thể dẫn đến phản tác dụng và gặp xui xẻo.

Tham khảo:Mâm cúng tháng cô hồn gồm những gì? Cách cúng chuẩn nhất

Mâm cúng tháng cô hồn gồm những gì?

Văn khấn tháng cô hồn đúng chuẩn

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các món cần thiết của mâm cúng tháng cô hồn, thì trước khi cúng bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một bài văn khấn đầy đủ để đọc lúc cúng.

Điều này giúp cho việc cúng kiếng trở nên đầy đủ, chỉn chu, cũng như thể hiện được chân thành, có thể đạt được những điều mong muốn.

4Tháng cô hồn là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa

Theo dân gian, tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn, do trong tháng này từ ngày 2/7 đến ngày 14/7 được cho là ngày ma quỷ được Diêm Vương mở cổng cho trở về dương gian để thăm lại nơi cũ. Đây cũng là nguyên nhân mọi người tránh làm các việc quan trọng trong tháng này.

Tục cúng cô hồn được bắt nguồn từ Trung Quốc và được truyền tai nhau bằng câu chuyện của Ông A Nan được một con quỷ báo trước rằng mình sẽ chết trong 3 ngày tới. A Nan được quỷ bày cho cách để tránh khỏi kiếp nạn. A Nan sau đó mang câu chuyện kể cho Đức Phật và được người truyền cho bài chú để đọc khi cúng theo các yêu cầu của quỷ.

Nguồn gốc, ý nghĩa tháng cô hồn

5Lời chúc tháng cô hồn hay, ý nghĩa

1. Mùng 1 đầu tháng cô hồn, chúc bạn sẽ gặp được nhiều may mắn, tài lộc trong tháng này.

2. Chúc mọi người tháng mới dồi dào sức khỏe, kinh doanh gặp nhiều may mắn.

3. Mùng 1 tháng này luôn vui vẻ và tươi trẻ để cả tháng gặp nhiều may mắn nhé!

4. Trần gian cũng lạ, tháng 7 lịch mặt trăng, bao cảm xúc miên man trong chữ Tình. Chúc bạn một tháng 7 dồi dào tình thương từ những người xung quanh.

5. Tháng cô hồn sắp đến, chúc mọi người gặp nhiều may mắn, bình an thuận lợi.

6. Hy vọng tháng 7 cô hồn sẽ không khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi hay chán nản. Hãy vui lên rồi cô hồn sẽ tự khắc tránh xa bạn.

Lời chúc tháng cô hồn hay, ý nghĩa

Trên đây là những thông tin về việc cần làm trong tháng cúng cô hồn tháng 7, cách cúng cũng như văn khấn và điều kiêng kỵ mà bạn nên biết! Hy vọng bài viết này của Bách hóa XANH hữu ích với bạn! Xem bài viết vềbài cúng cô hồn hàng thángtrên Bách hóa XANH nhé!

TPO - Ở Việt Nam, việc cúng cô hồn được coi là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác.

Người xưa quan niệm rằng 15 tháng 7 Âm lịch là giới hạn của kỳ "mở cửa" Quỷ Môn Quan, sau ngày này thì người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng nữa nên có thể cúng cô hồn từ ngày 2 tháng 7 Âm lịch. Việc cúng cô hồn nên thực hiện từ ngày mùng 2 cho tới trước 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7.

Tuy nhiên, có một lưu ý là tháng 7 Âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu, vì vậy trước khi tiến hành lễ cúng cô hồn thì các gia đình phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước.

*

Ảnh minh hoạ.

Cúng cô hồn tháng 7 ở đâu?

Lễ cúng cô hồn bắt buộc phải làm ngoài nhà, cúng ở ngoài trời hoặc trước cửa nhà, vỉa hè, ngã ba, cổng làng… tuyệt đối không làm lễ cúng cô hồn trong nhà bởi theo quan niệm của người xưa làm thế sẽ rước vong vào nhà.

Cúng cô hồn vào giờ nào?

Lễ cúng cô hồn thường được diễn ra vào giờ Dậu (17 - 19 giờ), lý do là bởi người ta tin rằng các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời mà theo thuyết ngũ hành âm dương, giờ Dậu là thời điểm nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn mới ăn uống được. Còn ban ngày nhiều ánh sáng sẽ làm các linh hồn bị hồn xiêu, phách tán, yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời, không thụ hưởng lễ vật được.

Mâm cúng cô hồn

Theo quan niệm dân gian, tháng cô hồn hay tháng 7 Âm lịch hàng năm còn được coi là tháng của ma quỷ và ngày rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) là ngày “xá tội vong nhân”.

Gợi ý chuẩn bị mâm cúng cô hồn như sau:

- Bánh kẹo, hoa quả các loại, muối gạo, bỏng ngô, cháo trắng loãng, cơm vắt, ngô, khoai, sắn, mía để nguyên vỏ cắt khúc ngắn nhỏ, đường cục…

- Giấy áo, giấy tiền vàng mã, hương nhang, nến, nước lọc…(cúng cô hồn không cúng đồ mặn, tất cả hoàn toàn là đồ chay).

- Phần cúng quan trọng nhất là món cháo loãng. Quan niệm dân gian cho rằng, món này dành cho những linh hồn bị đày đọa có thực quản nhỏ và hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Bởi vậy, khi chuẩn bị mâm cúng đúng cách cúng cô hồn nhất thiết cần phải có món cháo loãng.

Vị trí mâm lễ cúng nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nhiều người lo ngại khi cúng chúng sinh, nếu cúng xong không biết cách mời vong đi thì sẽ rước vong vào nhà. Nếu lo ngại thì bạn có thể cúng tại chùa.

Lưu ý, khi cúng cô hồn không cúng đồ mặn như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,... vì làm tăng tính sát sinh khiến các cô hồn còn sân hận và luyến tiếc dương thế.

- Nên cúng đồ chay để các cô hồn dễ siêu thoát hơn. Bên cạnh đó, khi cúng không nên cầu xin gì mà chỉ thành tâm gửi hương hoa trà quả lấy lộc cho các cô hồn.

- Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.

- Các vật phẩm cúng cô hồn tuyệt đối không được dùng đến, phải đem bỏ đi, không được để trong nhà. Vì năng lượng của cõi âm rất đen tối và nặng nề, nếu dùng thì sẽ đem năng lượng xấu vào cơ thể sẽ sinh bệnh khó chữa trị. Còn đồ vàng mã thì đốt ngay tại chỗ, đĩa muối gạo được rải ra khắp 8 hướng.

Bài cúng cô hồn ngày Rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy: Đức Đại Tạng vương Bồ Tát Đức mục Kiều Liên Tôn giả

Kính lạy: Ngài Bản cảnh Thành hoàng

Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa Ngài Bản gia Táo quân và tất cả Cùng các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm…

Tín chủ con là:…. Ngụ tại số nhà…, phố…, phường…, quận…, thành phố (tỉnh)…

Thành tâm kính xin: Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực, hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh.

Xem thêm: Những câu nói hay về người yêu cũ, những stt cảm động viết cho người yêu cũ

Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người đều khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.