- Ông là nhà văn xuất sắc củanước Nga, tên thật
Alêchxây Măcximôvich Pêscôp, sinh năm 1868, mất1936, xuất thân trong một gia đình lao động nghèo.

Bạn đang xem: Một con người ra đời macxim gorki

- Ông có tuổi thơ nhiều bất hạnh: Sớm mồ côi cha mẹ, phải bỏ học để kiếm sốngbằng nhiều nghề, trải qua nhiều cay đắng tủi nhục .- Ông có tinh thần say mê học tập, kiên trì tự học, khao khát vươn lên bằng sựphấn đấu không mệt mỏi của bản thân .- Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm (1905), khi nước Nga đang chuyểnmình dữ dội để đoạn tuyệt với chế độ chuyên chế Nga hoàng cuối thế kỉ XIX đểbước vào thời đại mới .- Gorki có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều thế hệ nhà văn và đối với sự pháttriển của văn học Xô viết sau này,Lê Ninca ngợi ông là:“Đạidiện vĩ đại nhất của nghệ thuật vô sản”. 1.2. Sự nghiệp:
-Bằng nghị lực phi thường, với niềm khao khát cháy bỏng giải thoát nhândân khỏi đói nghèo, ông đã nổ lực học tập và bền bỉ sáng tác. Sáng tác của
Gorki thật đồ sộ, gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản vănhọc, văn chính luận, chân dung văn học...
-Tên tuổi của Gorki gắn liền với bộ ba tự thuật: “Thời thơ ấu”, “Kiếmsống”, “Những trường đại học của tôi”.
-Ngoài ra còn có tiểu thuyết “Người mẹ”, vở kịch “Dưới đáy” và hàng trămtruyện ngắn. Đặc biệt là truyện ngắn “Bà lão Iderghin”, “Bài ca chim ưng”...đãkhắc sâu vào trái tim độc giả bao thế hệ nay. => Sángtác của Gorki thấm đẫm vẻ đẹp nhân văn hiếm có. Gorki là nhà văn vĩ đại cho thếhệ trẻ niềm tin, về dũng khí và sáng tạo để bước vào thế kỉ XX.
-“Một con ngườira đời” (1912) là truyện được viết trong bối cảnh nước Nga đang trải qua thờikì “đêm trước của Cách mạng tháng Mười”.
Vào năm 1892, ở miền Namnước Nga, một đoàn người đói khổ kéo nhau đến
Otsemtsirykiếmviệc làm, họ đến vùng ven biển.Trong đoàn người này,có một phụ nữ trẻ, khoẻmạnh, mang thay sắp đến ngày sinh nở. Chị chuyển dạ và lên cơn đau dữ dội. Chịđau đớn tột cùng vật vã, kêu rống khủng khiếp như trong ngày tận thế. Nhờ có sựgiúp đỡ tận tình của một chàng trai vừa nhanh nhẹn, vừa khéo tay vui tính, ngườiphụ nữ đã vượt qua đau đớn, sinh được một bé trai đầu lòng khoẻ mạnh kháukhỉnh.Như có sức mạnh diệu kỳ,cháu bé đã khiến cho người mẹ và chàng thanh niênquên đi những gian khổ trước mắt và họ cùng sung sướng tự hào. Chính đứa bé đãđem đến cho đoàn người đang sống trong hoàn cảnh cùng khổ một chổ dựa tinh thầngiúp họ có thể vượt qua mọi gian lao vất vả trước mắt . Nội dung tác phẩm:Truyệnca ngợi lòng nhân ái tình mẫu tử và gửi gắm quan niệm về con người của Gorki.Qua đó, Gorki thể hiện thái độ trận trọng, tin yêu đối với con người và mong muốnhọ vượt qua gian lao vất vả, vươn tới hạnh phúc.
-Gorkiđã phát huy sức mạnh thần kì của cây bút để tạo nên sự độc đáo, thành công cho tác phẩm.Đó là tàinăng điêu luyện trong việc sử dụng bútpháp lãng mạn. Trong tác phẩm Một con ngườira đời được tác giả kể và viết lại thông qua cái nhìn của nhân vật Tôi,mọi cái đẹp của cuộc sống, của con người và của thiên nhiên đều được nhìn quađôi mắt của nhân vật Tôi đó. Bút pháplãng mạn của Gorkitrước hết bắt đầu từ việc miêu tả cảnh sắccủa thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp của mùa thu ở vùng giữa xukhum và Otesemtisrytrên bờ sông Kodor.Thiên nhiên Nga đẹp tuyệt vời, tráng lệ hiện ra như một bức tranhthủy mặc với đầy đủ những đường nét, màu sắc sinh động, tươi sáng. Nó được miêutả theo con mắt nhìn của Tôi từ gầnra xa, rồi từ thấp cho đến cao, phải trái lần lượt theo thứ tự tầng bậc.Nhữngchi tiết miêu tả giàu hình ảnh, tinh tế như hiện lên trươc mắt bạn đọc. Đầutiên hình ảnh dòng sông Kodor quay cuồng trắng xóa của những bọt nước với nhữngchiếc lá trúc đào đã vàng úa, khi ẩn khi hiện trông như những con cá mương, rồinhững tảng đá cheo leo trên dòng nước, đến những cây dẻ nhuộm màu vàng rực,trênđỉnh núi treo lơ lửng những đám mây, bóng mây nhẹ nhàng triền đi trên các đỉnhnúi. Rồi nhẹ nhàng xen vào đó màu xámlam của những con nhạn đang từ phương bắc xa xôi đến đây… Một bức tranh thiênnhiên không chỉ có màu sắc, có hình ảnh mà nó còn tươi vui hơn, sống động hơn bởisự góp nhặt, tô điểm vào bức trang ấy nhữngâm thanh rộn ràng: đó là tiếng chảy rì rầm của tiếng sóng biển,tiếng xô nhau củanhững bọt nước trên dòng sông Kodo, rồi tiếng kêu của chim âu, chim cốc, chimgõ kiến. Không dừng lại đơn thuần với những hình ảnh, màu sắc, âm thanh mà bứctranh còn thoảng phát cả hương vị, hương vị ngọt ngào, ngây ngất đắm say của mộtthứ mật say đã từng suýt gây tai họa cho cả một đoàn quân của Poompe vĩ đại,chính là hương thơm của loại mật ong đặc biệt, “ong đã làm ra chất mật ấy bằng nhụyhoa nguyệt quế và hoa đỗ quyên”. Nhân vật tôi nhìn bức tranh thu bằng tất cảtâm hồn của mình hay chính hơi thở của Gorki thở vào trong đó làm cho bức tranhcàng trở nên có hồn hơn, sống động hơn, và đẹp tuyệt hơn, tình người đã làm chocảnh vật trở nên giàu sức sống, gần gũi thân mật với con người “những con chimâu, chim cốc kia cũng biết “mắc cỡ mà kêu lên những tiếng hờn dỗi”, “mấy consơn tước láu lỉnh”, “bóng mây trườn đi”, “con ong nổi giận”, “những chiếc lá giốngnhư những bàn tay”…
Nhà văn đã vẽ ra một không gian thuđa chiều, với hình ảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, vẻ đẹp ấy nó không chỉ chân thực tựnhiên mà theo nhân vật tôi nó còn mang trong mình những nét đẹp cổ điển “ cảnhmùa thu ở Kapkaz giống như cảnh một thánh đường tráng lệ dựng lên do những bậcđại thần, một ngôi đền bằng ngọc bích, ngọc thạch, học đã treo lên các sườn núinhững tấm thảm đẹp nhất của người Tuyecman dệt bằng lụa tại Xamarkand…”
Gorkidùng bút pháp lãng mạn để phác họa khung cảnh thiên nhiên để giúp con người tanhân thấy được giữa cuộc sống con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ vớinhau, cuộc sống con người không phải lúc nào cũng tốt đẹp, hạnh phúc, có lúc tacũng thấy đau khổ, chán chường, tuyệt vọng nhưng tất cả không phải là mãi mãi,con người có thế thay đổi được cuộc đời của mình chỉ cần có hi vọng, cố gắng sống,vượt lên trên hoàn cảnh và ta nhận thấy rằng con người phải có niềm tin rằngmình được sinh ra trên trái đất này là niềm hạnh phúc lớn lao, được thấy baonhiêu điều kì diệu, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trái đất là một diễm phúc. Trướckhung cảnh thiên nhiên lộng lẫy huyền bí đấy nhà văn không thể kìm nén được nổisự thán phục, yêu cuộc sống luôn hãnh diện tự hào khi được sống trên cuộc đờinày, và sống đúng như danh hiệu con người“ cao cả thay cái chức làm người trên trái đất, được thấy bao nhiêu điềukì diệu , trái tim được rung động một cách ngọt ngào mãnh liệt biết bao nhiêutrong khi nín lặng chiêm ngưỡng cái đẹp tuyệt vời”.Con người nên hòa cuộc sốngcủa chính mình cùng với sự tồn tại của thiên nhiên đất trời.Gorki đã hướng conngười tới vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ của tạo hóa tồn tại bất diệt. Vẻ đẹp củathiên nhiên phải thuộc về con người và bản thân mỗi con người phải luôn có ý thứcbảo vệ vẻ đẹp đáng quý đó.
Bútpháp lãng mạn của nhà văn không chỉ để miêu tả thiên nhiên mà còn hướng tới việcxây dựng nhân vật và đặc biệt hơn là khi nhà văn diễn tả niềm vui, niềm hạnhphúc của người mẹ khi đứa trẻ ra đời. Niềm vui của bà mẹ ánh lên trong nụ cười và đôi mắt, khi mới sinh xong dù ngườicon đau đớn nhưng bà vẫn nở nụ cười, mộtnụ cười rạng rỡ, nụ cười đẹp đẽ, chói lọi khiến cho nhân vật tôi gần như lóa mắt.Đó là nụ cười mãn nguyện, tràn đầy yêu thương và hạnh phúc và có lẽ từ đầu tác phẩm đến giờ đây lànụ cươi tươi đẹp nhất, giờ đây nó không chỉ là nụ cười giản đơn của một người mẹmà nó đã trở thành biểu tượng cho con người vĩ đại đấng tối cao sáng tạo ra conngười.
Cùngniềm vui, niềm sung sướng ánh lên trongnụ cười của người mẹ là đôi mắt thần thánh , đôi mắt đẹp vô cùng “ chịkhẽ kêu lên một tiếng, im bặt, rồi lại mở mắt ra, đôi mắt đẹp vô cùng, đôi mắtthần thánh của người sản phụ. Xanh biếc, đôi mắt ấy nhìn lên bầu trời xanh biếc,trong đôi mắt bừng lên và hoà tan một nụ cười hoan hỉ biết ơn”. Đôi mắt của ngườimẹ xanh biếc là một màu mắt rất đặc trưng của người dân Oren, nhưng nhà văn nóiđến màu xanh biếc ấy không chỉ nói màu mắt của người mẹ hay của người dân Orenmà xa xôi hơn màu xanh ấy hắt lên từ ngọn lửa tình yêu, hạnh phúc, tình thươngđang cháy trong tâm hồn mẹ. Niềm vui của người mẹ khi đứa con ra đời,niềm vuikhi được thực hiện thiên chức của người mẹ mà bao phụ nữ khát mong còn lan tỏara cả thiên nhiên xung quanh. Tất cả mọi vật đều như hoan hỉ tươi vui chào đónmột thiên thần nhỏ bé ra đời, bầu trời xanh biếc, sóng biển vỗ rì rào, lá thuvàng rực và mặt trời chói lọi. Thiên nhiên càng tráng lệ bao nhiêu thì lại vẻ đẹpcon người lại càng trở nên kì vĩ bấy nhiêu. Mẹ là Đấng Sáng Tạo và hình ảnh củađứa trẻ kia chính ra sản phẩm của sự sáng tạo. Câu chuyện như một bài ca ca ngợisự vĩ đại của con người. Nếu như trên nhà văn hướng con người đến cái đẹp của tạohóa thì giờ đây ông lại hướng tới cái đẹp của tình thương, tình máu mủ, đến cáiđẹp của con người. Chất lãng mạn của nhà văn dẫn dắt ta đến những cái đẹp nhất,thánh thiện và vĩ đại nhất.
Những dòng vănmiêu tả thiên nhiên tuyệt vời như vậycũng chính là dụng ý của nhà văn xây dựng một không gian hoành tráng mĩ lệ đểlàm nền cho một hiện thực nghiệt ngã đang diễn ra trên đất nước Nga. Thiênnhiên mùa thu vùng kapakz càng tươi đẹp, huyền bí bao nhiêu thì con người nước
Nga lại đau khổ, bần cùng bấy nhiêu.Con người Nga vào những năm 1892 bị nạn đói tàn phá những conngười khốn khổ phải rời bỏ quê hương xứ sở thân yêu của mình để tìm đến nhữngvùng đất mới, lang thang phiêu bạt khắp đất nước Nga để kiếm kế sinh nhai nuôisống cái thân bé nhỏ, đau thương của mình, những con người kiệt quệ khổ sở màtheo nhân vật tôi nhìn thấy họ “ những con người đói ăn trước đi đắp đường ở
Xukhum bây giờ đang kéo nhau đến Otsemtsiry để xin việc”. Đây cũng chính là mộtbiện pháp nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn của Gorki.Việc vận dụng thủ pháptương phản đối lập giữa thiên nhiên và cuộc sống xã hội Nga đã đem đến cho câutruyện một không gian nghệ thuật độc đáo đăc sắc vừa hiện thực lại vừa lãng mạn bay bổng. Chính nghệ thuật tương phản đốilập ấy là cái phông nề cho một hiện tượng đặc biệt xảy ra “ một con người ra đời”.
Đểlàm rõ quá trình “Một con người ra đời’’ nhà văn đã sử dụng thành công bút pháphiện thực với cách miêu tả chitiết chân thực. Hoàn cảnh của chị ta khắc khổ,éo le, nghiệt ngã và bất hạnh,nhà nghèo chồng chết chị phải một mình lặn lội, lang thang tới vùng đất khác đểkiếm sống.Nhà văn đã tập trung bút lực miêu tả một cách rõ nét, chi tiết, cụ thể,cặn kẽ “ lần lượt không bỏ sót một điều gì trong toàn bộ quá trình sinh nở củamột người mẹ đau khổ: từ lúc đau đẻ, trở dạ, cắt rốn, chờ nhau”- ( Nguyễn Hải
Hà). Gorkiđã miêu tả hiện thực trần trụi, hiện thực nhất về sự đau đớn của người mẹ, cả vềnỗi đau thể xáclẫn nỗi đau tinh thần.
Trước tiên về nỗiđau thể xác như đã nói ở trên nhà văn miêu tả khá công phu tỉ mỉ một cách sinhđộng từ khi người mẹ chuyển dạ đến khi đứa bé đỏ hỏn ra đời với nhiều biểu hiện,trạng thái, ông miêu tả từ ngoại hình cho đến tâm lí của nhân vật.Nỗi đau quằnquại, vật vã của người mẹ được ví như miếng vỏ bạch dương hơ qua lửa, tất cả đềubiến sắc, biến dạng. Trong cơn đau miệng của người mẹ như “bè ra”, “méo xệch”,khuôn mặt đỏ bầm căng bự lên, biến dạng trông không còn ra mặt người nữa, “đôimôi tím bầm mím chặt lại, bọt sùi hai bên mép”, để đứa bé ra đời nỗi đau mà bàmẹ phải trải qua càng tăng thêm gấp bội, bà không còn đủ sức mà kêu gào, màcũng không còn kiềm giữ được nữa bà mỏi mệt và nó được mô tả khi bà chỉ còn thốtlên những tiếng rên khò khè, những tiếng thở dữ dội khác thường,nào tiếng rốngtiếng gầm như một con thú dữ. Và hơn tất cả nỗi đau được thể hiện đặc biệt quađôi mắt của người mẹ. Đôi mắt ấy không còn trong xanh, hiền hòa nữa mà thay vàođó thì mắt bà khi trợn ngược, khi lại lồi lên như muốn nổ tung, có lúc lại dạikhờ chạy đầy những tia máu, rồi cũng cùng đôi mắt ấy sóng sánh những giọt nướcmắt, tuôn ra những giọt nước mắt của nỗi đau vô cùng. Tất cả nhưng chi tiết hiệnthực đó như làm hiện ra trước mắt người đọc một nỗi đau như tan xương xẻ thịt,một nỗi đau đớn đến tột cùng của người mẹ.
Khi người con rađời sự đau đớn về thể xác dàn mất đi nhưng người mẹ lại xuất hiện thêm một nỗiđau khác đó là nỗi đau về tinh thần, Xã hội Nga lúc đó bây giờ đang giao thời đứngtrước cái mới và cái cũ, con người không biết phải lựa chọ như thế nào, cuộcsông Nga đang đầy những khó khăn,đến bản thân người mẹ con phải phiêu bạt đếnnơi khác để nuôi sống mình giờ có thêm đứa con nhỏ, rồi số phận của hai mẹ consẽ ra sao, học sẽ đi đâu và về đâu, tương lai trước mắt của họ luôn xa vời và mờmịt họ chỉ còn một cách là luôn tin vào đức tối cao, tin và cha chúa.
Dụng ý nghệ thuật của tác giả lầnlượt lột tả các giai đoạn của quá trình sinh nở làm nổi bật cái đau đớn tộtcùng của người mẹ qua đó thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau: để thực hiện thiênchức vẻ vang của mình, người phụ nữ đã trở thành người anh hùng, khẳng định cái khó khăngian khổ trong sự sáng tạo đặc biệt của con người – của người phụ nữ: sáng tạora con người.
Trong truyện tác giả, hay cũng chính là nhân vật chàng trai trẻ xưng tôiđể kể lại câu chuyện. Điều này tạo nên sự tin tưởng và tính chân thực cho câuchuyện, người đọc, người nghe như tận mắt chứng kiến được cả câu chuyện.điềunày cũng giúp cho độc giả dễ dàng đồng cảm với nhân vật người phụ nữ và nhânvật tôi.
Nhânvật”tôi” trong tác phẩm hiện lên là một chàng thanh niên trẻ tuổi với những néttính cách đẹp, đáng trân trọng như tốt bụng, tháo vát, hóm hỉnh và sẵn sànggiúp đỡ người khác. Thực sự, việc đỡ đẻ là một công việc vô cùng khó khăn, vấtvả và đòi hỏi kinh nghiệm và một sự chịu khó,thông cảm rất lớn. Tuy nhiên, lúcnày chàng thanh niên 24 tuổi chưa lấy vợ, đặc biệt là chưa hề một lần làm cáicông việc này lại có thể cùng người phụ nữ kia “vượt cạn” một cách an toàn. Nếukhông phải xuất phát từ bản chất tốt đẹp trong nhân cách ắt hẳn con người nàykhông thể nào làm được chuyện khó khăn như thế. Chỉ nghe một tiếng rên khe khẽanh đã thấy “xao động”, thân thiết, “ruột rà”. Mặc cho người đàn bà xua đuổi,chửi bới; vượt qua sự ngượng nghịu, luống cuống, anh “xông” vào đỡ đẻ chỉ vì“thương chị quá chừng”, cho dù hiểu biết của chàng trai về “cái khoản này” cóđược là bao.
Thực sựnhân vật”tôi” là một chàng trai tốt bụng và vô cùng hóm hỉnh, anh ta hiểu rõtại sao người phụ nữ lại xua đuổi, chửi bới anh ta như vậy nên anh ta khôngnhững tiếp tục giúp đỡ mà còn giúp chị ta thoải mái tinh thần hơn. Thử hỏi nếutrong trường hợp này không phải là chàng trai trẻ mà là một người khác liệurằng họ có sẵn sàng giúp đỡ chị ta sinh con? Chính những hành động đó làm tônvinh lên nhân vật “tôi” với những nét tính cách tốt đẹp đáng trân trọng.
Và khiđã bế trên tay một con người, mắt anh nhoà lệ, rồi nhìn nó mà cười lớn “Rấtmừng được gặp chú bé”. Niềm hân hoan đến trào nước mắt của chàng trai khi chàođón một con người cũng là âm hưởng chủ đạo mà Măcxim Gorki muốn tấu lên trong“bản trường ca” về con người này : “Cao cả thay cái chức vị làm người trên tráiđất”.
Nhân vật “tôi” đã cùng người đàn bà trải quanhững giây phút vô cùng khó khăn và đau đớn nhưng cũng rất thiêng liêng củangười phụ nữ. Chính vì thế anh ta có những chiêm nghiệm rất sâu sắc về con người. Anh ta vui mừng, hạnh phúc vì một conngười ra đời, một sinh linh bé bỏng đã khẳng định sự có mặt trên thế gian. Cóthể nói anh ta có một tâm hồn rất mực cao đẹp, biết cảm thông và chia sẻ voeisnỗi đau cũng như niềm vui của đồng loại. Đứa bé ra đời anh ta vui mừngsay mê đến độ: Mải mê ngắm chú bé đỏ hỏn mà chàng trai “quên khuấy đi nhữngviệc còn phải làm” đến mức người mẹ phải giục “Cắt đi...Lấy dao...mà cắt” nhưngnụ cười rạng rỡ, đôi mắt ánh lên niềm vui khôn tả xiết của người mẹ thì anh“thấy rất rõ”. Anh thấy “ngọn lửa xanh biếc” trong đôi mắt sâu thẳm, “đôi mắtthần thánh” của người sản phụ. Nụ cười đẹp đẽ, chói lọi của chị làm anh loámắt. Có ý kiến cho rằng: nhà văn đã đem hết tình thương và vốn từ ngữ giàu cócủa mình để ca ngợi niềm vui sướng hạnh phúc của người mẹ trẻ lần đầu tiên sinhnở được một đứa con yêu quý. Niềm vui ấy không chỉ lây lan sang chàng traikhiến anh không dưới 7 lần phải nhắc đi nhắc lại vẻ đẹp của đôi mắt và nụ cườingười sản phụ khi vừa trải qua một cuộc vượt cạn đầy gian khó và đã “mẹ tròncon vuông”. Nếu không phải là người biết cảm thông chia sẻ ắt hẳn chàng traitrẻ sẽ không thể thấu hiểu và cảm nhận niềm hạnh phúc vô bờ đó của bà mẹ. Anhta phát hiện ra và đồng điệu cùng niềm vui trong ánh mắt đẹp tuyệt vời ấy. Nhânvật”tôi” không những có lòng nhân ái sâu sắc mà anh ta còn có một tâm hồn nhạycảm và vô cùng tinh tế.
Niềm vui ấy còn lan toả vào cả thiên nhiênxung quanh: bầu trời xanh biếc, lá thu vàng rực, biển vỗ ì ầm, sóng lao xao,mặt trời rọi nắng chói lọi. Phải chăng thiên nhiên cũng mừng vui chào đón sự rađời của đứa trẻ, chia sẻ niềm hạnh phúc lớn lao với người mẹ. Không phải ngẫunhiên mà câu chuyện một con người ra đời được đặt trên phông nền là bức tranhthiên nhiên Nga tráng lệ, kì vĩ.Lòng trân trọng, tin yêu vô bờ bến của Gorki đối với con người là không thể đođếm. Vì thế, ông đã nâng việc sinh nở tự nhiên, bình thường thành Sự sáng tạothiêng liêng, người mẹ thành Tạo hoá và đứa bé sơ sinh – công trình của Tạo hóa- một con người. Ý tưởng ấy giúp ta gợi nhớ những lời lẽ, vần thơ cao đẹp mànhân loại dành cho người mẹ: Người mẹ chính là Đấng sáng tạo ra cả anh hùng vànhà thơ, hay như “Không có mặt trời hoa hồng không nở. Không có phụ nữ không cótình yêu. Không có tình yêu không có hạnh phúc. Không có người mẹ không có anhhùng”(Klapin). Bernard Shaw cũng nói rằng: “Thế giới không có nhiều kỳ quan,nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ”.
=> Kết luận:
Quả thực, qua lời kể của nhân vật “tôi” trongtác phẩm, với ngòi bút kể chuyện độc đáo của Gorky thì con người ra đời đã trởthành sự sáng tạo thiêng liêng. Thiên truyện như một bài ca với âm hưởng ngợica sự vĩ đại của đấng sinh thành. Qua đó, Gorky cũng gửi gắm suy nghĩ của mìnhvề một vấn đề bức xúc của nhân loại muôn đời: con người và số phận của nó trongtương lai. Ngòi bút giàu tính nhân đạo thể hiện sự cảm thông, thương yêu, trântrọng và tin tưởng mãnh liệt ở con người.
-Những con người “nhỏ bé” có số phận bất hạnh, khổ cực trong xã hội rốiren với chiến tranh và nạn đói.
-Viết về con người nhỏ bé trong văn họckhông phải Macxim Gorki mới là người đầu tiên. Trong văn học truyền thống
Puskin là người khơi đầu với “Người trưởng trạm” tiếp đó là Gogon với “Chiếc áokhoác”, Dotoiepxki với “Những kẻ tủi nhục” Sờ - khốp với “Người trong bao”“Vanka”. Macxim Gorki đã tiếp nối truyền thống đó với “một con người rađời”.
-Cơ sở của truyện dựa trên sự việc có thật xảy ravới chính tác giả vào cuối mùa hè năm 1892 - một năm đói kém – khi ông đang làmviệc tại công trường Kapkaz. Từ đó cho thấy số phận bất hạnh, bần cùng của người dân Nga và sự đồngcảm của tác giả với chính số phận của nhân vật, của nhà văn và nhân dân Nga lúcđó.
- Những con người ấy luôn phải vượt lên trên số phận, vượt lên khókhăn đói khổ để hướng đến một cuộc sống mới hy vọng với nhiều điều tốt đẹp sẽ đến.
+ Để thể hiện nỗi đau sinh đẻ của người mẹ,tác giả đã tập trung miêu tả cơn đau “đôi môi tím bầm”, “tiếng thở dữ dội”, tiếnggầm gừ”…Và đến khi đứa con ra đời là niềm vui niềm hạnh phúc của người mẹ, lúcnày như mọi đau khổ mắc dù đang hiện hữu nhưng mọi sự đau khổ ấy đã được xóatan khi nghe tiếng khóc chào đời của con.
+ Mặc dù người mẹ đang trong hoàn cảnh khổ cực,đang đi tha hương, đứa con sinh ra khi không có người than bên cạnh nhưng nhữngngười xa lạ bên cạnh với lòng tốt của mình họ đã giúp đỡ người mẹ. Đứa bé ra đờilà hy vọng cho một tương lai mới một cuộc sống mới.
- Quan điểm nhân văn, nhân đạo sâu sắc, đó là niềmtin vào con người, tình yêu đất nước Nga, biết trân trọng giá trị của con người.
+ Macxim Gorki là nhà văn trưởng thànhtừ trong lao động, từ cuộc đời nghèo khổ. Trường học lớn nhất của ông chính làcuộc đời – với ông đó mới là trường học chân chính nhất. Macxim Gorki đã phảilàm đủ mọi nghề để kiếm sống và tồn tại. Bàn chân ông đã từng đi đến mọi nớitrên đất nước Nga tiếp xúc với đủ mọi hạng người mà đặc biệt là những ngườinghèo khổ. Vì thế nhà văn luôn thấu hiểu và đặc biệt cảm thông sâu sắc với tầnglớp nhân dân lao động. Nhà văn luôn dành cho họ niềm ưu ái, niềm đồng cảm nhưnhững người cùng cảnh ngộ.
+ Câu chuyện kể về một người mẹ, trênđường đi kiếm việc làm (trước đó đi đắp đường ở Xukhum nay đến Otsemtsiry tìmviệc) nhờ có “tôi” giúp đỡ đã sinh hạ “mẹ tròn con vuông” ra một “công dân
Oren”. Đó là câu chuyện về “một đứa trẻ ra đời” hay “Một hài nhi chào đời”.Nhưng đối với Macxim Gorki thì không phải vậy, mà phải là “Một con người ra đời”.Đối với nhà văn, hài nhi kia cũng là Một con người theo nghĩa cao cả đích thựccủa hai chữ CON NGƯỜI viết hoa. Tên truyện cũng phần nào hé mở tư tưởng tác phẩm.Các chi tiết trong câu chuyện đều là những sự khác thường nhưng đều nhằm mụcđích nổi bật tư tưởng cao đẹp về con người.
+ Trong tác phẩm ông không chỉ nhìn thấy cái khốn khổcủa họ, đồng cảm và thương xót họ mà nhàvăncòn đồng cảm với những cuộc đời khốn khổ, tăm tối ấy, bằng lòng khi cái đói miếngănđè nặng lên,họ bất chấp mọi cách để sống, để tồn tạithì còn gì trong tâm hồn ấy nữa. Tất cả chỉ còn là sự lăn xả vào miếng ăn, ý thứcnhân phẩm ý thức về cuộc sống đã hoàn toàn lụi tắt trong họ.
+ Việc tác giả miêu tả chi tiết “không bỏ sót một điềugì trong toàn bộ quá trình sinh nở của người mẹ: đau đẻ, trở dạ, cắt rốn, chờ nhau”( Nguyễn Hải Hà) của người mẹ cho đến khi đứa bé chào đời cho thấy tháiđộ tôn trọng của tác giả với con người, ông trân trọng giá trị của con ngườicoi đó là một điều vô cùng thiêng liêng và cao đẹp, là món quà mà thượng đế bancho thế gian.
+ Đứa bé ra đờinhư một công trình của tạo hóa, mang theo bao khát vọng và mong ước. Đứacon của một người mẹ Nga bình thường đã được đón nhận bằng tất cả niềm hân hoancủa một tâm hồn luôn biết trân trọng những giá trị của con người.
+ Trước những băn khoăn của người mẹ: “Chẳng biết đờinó sẽ ra sao? Anh đã giúp tôi thật cảm ơn anh…Còn điều đó có tốt lành cho nóhay không tôi cũng chẳng biết nữa”. Ông khảng định:”Người dân mới của đất nước
Nga, con người mà số phận chưa ai lường trước được”sẽ có thể xứng đáng với “chức phận cao cả. chức phận làm người trên mặtđất”
+ Số phận không chỉ là lo âu, nhiều hơn đó chính làtin tưởng. Nghe tiếng khóc “Ya! Ya!”, ông coi đó là tuyên ngôn là khảng định đầutiên cho sự có mặt của con người trên trái đất. Tiếng khóc chào đời của chú bé
Oren như khẳng định mạnh mẽ sự hiện hữucủa con người giữa thế gian. Cùng niềmhân hoan về sự có mặtcủa chú bé là những suy nghĩ về sự tồn tại của con người,trong một cuộc sống tồn đọng bao điều nghiệt ngã. Con người phải vượt lên số phận.
+ Tác giả cổ vũ con người: Phải tự đứng lên tự khảngđịnh mình, con người phải tự quyết định số phận của mình.
=> Người mẹ cũng như nhà văn đều băn khoăn vềtương lai của đứa trẻ khi hiện tại là bao chông gai, là lang thang, đói khổ.Nhưng họ cùng có chung một mong ước về tương lai tốt đẹp cho chú bé, cho conngười, mong ước con mình, mong ước con người được sống khoẻ khoắn, sung sướngtrong tự do.Từ đó cho thấy giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm, tư tưởng của
M.Gorki: TẤT CẢ Ở TRONG CON NGƯỜI, TẤT CẢ VÌ CON NGƯỜI!

Mộtcon người ra đời được xem là một trong những tác phẩm “trung tâm” trongtoàn bộ sáng tạo của nhà văn. Nó biểu hiện rực rỡ chủ nghĩa nhân đạo của Gorki:cảm thông, yêu thương, trân trọng và tin tưởng mãnh liệt ở con người.
Về mặt nghệ thuật, truyện cũng thể hiệnkhá rõ tài năng truyện ngắn bậc thầy của tác giả. Hai bút pháp hiện thực vàlãng mạn được vận dụng trong sự kết hợp nhuần nhuyễn. Các phương tiện nghệ thuật:phong cảnh, lời nhân vật, chi tiết ngoại hình, lời trần thuật...được sử dụngđiêu luyện. Thủ pháp tương phản, đặc tả, nhấn mạnh...được phát huy tới hiệu xuấttối đa của chúng.

Trong bài thơ triết lý nổi tiếng Con người (1904) M.Gorki đã đưa ra một luận điểm hào sảng: Tất cả ở trong Con người, tất cả để cho Con người...Với cảm nhận của chúng tôi, Gorki là đồng nghĩa với nước Nga, với con sông Vônga, với con người Nga. ông yêu mến nước Nga quá đỗi và hiểu biết nước Nga tường tận, cho dù có lúc vì đau đớn mà ông chưa thật công bằng, thậm chí nặng lời với một bộ phận người Nga. Gorki không chỉ là nhà văn lớn, mà còn là nhà triết học, nhà văn hoá kiểu mới, nhà dân tộc học. Trong ông cái gì cũng có tính dân tộc. Những lập luận của ông về dân tộc Nga, ngay cả những vết thương để lại trên trán của dân tộc ấy, đối với ông, là những kinh nghiệm lịch sử đắt giá.

Những điều mà chúng tôi dẫn giải ra dưới đây về vị thế và năng lực sáng tạo của con người, về những thuộc tính bản chất người, về nghệ thuật và nhu cầu tinh thần của con người đã được Gorki phát biểu một cách có hệ thống trong văn chính luận, bút ký, thư từ trong các thể loại văn chương, trong kịch bản văn học... sẽ giúp chứng ta hiểu thêm minh triết của nhà văn lớn nước Nga về con người và nguồn lực con người - động lực hùng hậu của phát triển.

*

Năng lực sáng tạo của con người

Ở thế kỷ XIX, không có nhà triết học lớn nào, nhà văn lỗi lạc nào mà không viết hay, viết có hệ thống về con người và vị thế của con người hiện hữu trên hành tinh. Là một nhà Macxit lớn là "bậc tài hoa của nghệ thuật vô cùng lỗi lạc" (V.I.Lênin), Gorki đã viết vừa có hệ thống, vừa sâu sắc về con người và nguồn lực con người. Có nhiều luận điểm được ông lý giải từ bấy giờ (vào khoảng mười năm cuối thế kỷ XIX đến những năm 80 thế kỷ XX) mà cứ tưởng như mới viết hôm qua. Từ những bức thư gửi I.Rêpin (1899), gửi A.Tsêkhốp (1900), sau đó là bài thơ Con người(1904), Truyền thuyết về người mẹ (1912) cho đến những tiểu luận Văn học Xô
Viết (1984). Nền văn học của chúng ta, nền văn học có ảnh hưởng nhất trên thế giới (1985)... con người với tư cách là một nhân vị có những phẩm chất mang giá trị văn hoá bền vững là động lực của phát triển, đã được nhà văn lý giải một cách sâu sắc: "Con người là kẻ mang trong mình năng lực tổ chức thế giới, kẻ sáng tạo ra "Thiên nhiên thứ hai", sáng tạo ra văn minh. Chính bản thân con người là một bộ phận của thiên nhiên và dường như được tạo ra để giúp cho thiên nhiên tự nhận thức về mình và cải tạo mình" (II, tr.174). Như vậy, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là hoà hợp, là phụ thuộc lẫn nhau, chứ không có chuyện đấu tranh chống thiên nhiên. Sự khôn ngoan của con người chính là ở chỗ biết làm cho thiên nhiên "ngoan ngoãn" để "phục vụ con người. Trong một bức thư gửi danh họa I.Rêpin vào tháng 01/1899, nhà văn đã tìm ra bản chất và ý nghĩa nhân vị của con người: "Tôi không biết còn có gì tốt đẹp hơn, phức tạp hơn, thú vị hơn con người. Con người là tất cả. Nó đã sáng tạo ra cả Thượng đế. Còn như nghệ thuật thì chỉ là một biểu hiện của tinh thần sáng tạo của con người, cho nên nó chỉ là một bộ phận của con người mà thôi..." (II, 478). Ở một chỗ khác nhà văn nói đến phẩm chất vạn biến năng lực sáng tạo vô song của con người, mới nghe có vẻ cực đoan, nhưng là cái cực đoan biện chứng: "Cả con người trong cuộc sống cũng tốt hơn con người trong sách, dù là sách hay. Nó phức tạp hơn" (II, 478). Sau đó một năm, khoảng tháng 2/1900, hình như để tranh cãi với những ai không đồng tình với ý tưởng khoẻ khoắn của mình, trong thư gửi Lép Tônxtôi, nhà văn Mác xít viết: "Con người là ngôi đền chứa đựng Thượng đế sống, và tôi quan niệm Thượng đế là xu hướng mãnh liệt vươn lên sự hoàn thiện, sự thật và công lý... Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, trên trái đất này, không có gì hơn con người nữa, thậm chí tôi còn đảo ngược câu của Demôcrit mà nói rằng, chỉ có con người tồn tại, còn tất cả những thứ khác chỉ là ý kiến mà thôi (II, 482).

Nói đến năng lực sáng tạo của con người, Gorki đặc biệt đánh giá cao di sản tinh thần và sức sáng tạo nghệ thuật của con người lao động. Trong mối quan hệ này, ông không chỉ là người say mê các tác phẩm truyền miệng dân gian, người sưu tầm những tư liệu nghệ thuật dân gian, người phát ngôn và bảo vệ những quan điểm mỹ học Mác xít về văn nghệ dân gian, mà còn là một nghệ sĩ biết vận dụng khéo léo những tri thức dân gian vào sáng tác của mình. Đằng sau những hình tượng lãng mạn như: Chim báo bão, Đancô, Chim ưng, những bối cảnh mang tính chất truyền thuyết... người nghệ sĩ vô sản muốn phát biểu một quan điểm triết học nhân sinh, khái quát một nội dung tư tưởng của thời đại, trình bày một lý tưởng tiên tiến, ca ngợi hành động anh hùng. Hình tượng Đancô là một ví dụ. Dựa vào chất liệu của nhũng truyền thuyết lịch sử thời đại về những tráng sĩ cướp biển vùng Xcăngđinavơ, Gorki, trong nhiều truyện vừa đầu tiên của mình, đã giải quyết vấn đề quan hệ giữa người anh hùng và tập thể. Trong quan niệm của người cổ đại, những anh hùng như Hécquyn được đặt ngang hàng với các vị thần, Prômêthê là sản phẩm của sự xung đột giữa người và thần linh, là biểu hiện niềm tin của con người vào sức mạnh của mình. Khai thác quan điểm mỹ học cổ sơ, Gorki đã xây dựng những hình tượng anh hùng không kém phần đồ sộ, cường tráng, phi thường, có hoài bão lớn, đi tiên phong trong mọi hoàn cảnh. Khảo sát chất liệu truyền thuyết về nhân vật người anh hùng Đancô mà nhà văn đã được nghe từ thời thơ ấu ở vùng Đunai, Gorki, trong truyện Bà lão Idécgin đã khắc hoạ hình tượng chàng Đancô trẻ, đẹp, can đảm đã đưa hai tay rắn như thép xé toang lồng ngực, dứt trái tim ra và giơ cao trên đầu, trái tim cháy sáng hơn mặt trời, sáng lên dưới ngọn đuốc của lòng yêu thương vĩ đại đối với con người, để đưa đoàn người vượt qua rừng rậm, đầm lầy, đêm tối và giông bão gầm thét... Đoàn người đã đến được thảo nguyên bao la, nhưng Đancô đã gục xuống bên cạnh trái tim vẫn bừng bừng cháy đỏ...

M.Gorki phát biểu một cách có hệ thống theo quan điểm của chủ nghĩa Mác với tinh thần tôn vinh tối đa những sáng tạo nghệ thuật của nhân dân lao động. Nói đến sức mạnh và cội nguồn của sự sáng tạo văn hoá, ông viết: "Nhân dân không chỉ là sức mạnh sáng tạo ra mọi giá trị vật chất, mà còn là cội nguồn duy nhất và vô tận của những giá trị tinh thần. Nhân dân là nhà triết học và là nhà thơ đầu tiên, kể về thời gian cũng như vẻ đẹp, về thiên tài đã sáng tạo ra tất cả những thiên trường ca vĩ đại, những vở bi kịch trên trái đất ...". Ông quả quyết: "Nghệ thuật nằm trong tài năng cá nhân, nhưng chỉ có tập thể mới có khả năng sáng tạo. Chính nhân dân đã sáng tạo ra thần Dớt rồi sau đó Phiđiax mới thể hiện nhân vật này trong khối cẩm thạch" (I, 66). Và một đoạn khác: "ôtenlô cả ghen, Hămlét do dự, và Đông Juan dâm đãng đều là những nhân vật điển hình mà nhân dân sáng tạo ra trước Sếchxpia và Bairơn ..." (I, 68).

Những thuộc tính của con người

Vào thế kỷ XIX, F.M. Đôtxtôiepxki có một nỗi niềm băn khoăn bám riết lấy nghề văn của ông: "Con người là một bí ẩn". Có thật vậy không? Nếu con người hết bí ẩn, liệu có còn con người nữa không? Tất cả câu hỏi đó đang đặt triết học đối mặt với những vấn đề có tính toàn cầu, trong đó có việc nghiên cứu con người: cái tự nhiên và cái phi tự nhiên, lý trí và tình cảm, trí tuệ và bản năng, lý tưởng và tính dục, nhân vị và siêu nhân, thân phận con người và giá trị người ...Trong dòng chảy triết học văn hoá đó, người ta tìm thấy nhiều triết thuyết, nhiều khuôn mặt triết gia nổi tiếng, trong đó có M.Gorki, mà theo tôi, khoa học triết học ít nghiên cứu về ông. Gorki khái quát tương đối sâu sắc và tương đối toàn diện những thuộc tính của con người, điều mà hiện nay khoa học nghiên cứu về con người khái quát thành ít nhất 4 bình điện: con người sinh học, con người xã hội, con người tâm lý và con người tâm linh. Căn cứ vào những luận điểm, những ý tưởng của Gorki về những thuộc tính của con người qua mọi thời đại, chúng tôi phỏng đoán sự sắp đặt những thuộc tính đó có mối quan hệ như sau: Trí tuệ và bản năng con người, con người là một nghệ sĩ, và linh tính con người.

Trí tuệ và bản năng

Nếu sự sống là vô tận, là sự vận động đầy phức tạp, biến động để tiến tới sự hoàn thiện tinh thần, thì sự phát triển của từng con người phải là sự phát triển song trùng giữa trí tuệ và cảm xúc, giữa lý tính và trực giác, giữa lý trí và bản năng. Gorki viết: "Quá trình phát triển văn hoá xã hội của con người chỉ phát triển bình thường khi nào hai bàn tay dạy cho khối óc, rồi sau đó khối óc đã thông minh hơn lại dạy cho hai bàn tay, đến lượt hai bàn tay thông minh hơn lại góp phần xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của khối óc” (II, 260-261). Đó là quá trình phát triển văn hoá của con người ở thời cổ đại. Về sau, do nhiều lẽ, trước hết là do sự thống trị của một số người đối với nhiều người, xu hướng sống một cuộc đời nhàn hạ dựa vào sức lao động của người khác, đề cao sức mạnh cá nhân một cách quái gở phớt lờ quá trình lao động đang biến cải thế giới để phục vụ quyền lợi và mục đích của con người... Từ đó khối óc bị tách ra khỏi bàn tay, tư tưởng bị tách ra khỏi lao động. Đó là sự phát triển con người đi theo hướng sai lệch, phiến diện, chỉ riêng trí tuệ phát triển, còn bản năng thì bị bỏ quên. Điều đó rất có hại. Có lần tâm sự với danh hoạ Rêpin, nhà văn nói: "Phải làm sao cho trí tuệ và bản năng được kết hợp lại thành một tổng thể hài hoà ... Tôi không ưa những người thông minh, nhưng không biết cảm xúc. Tất cả những người như thế đều độc ác, và độc ác một cách hèn hạ ..." (II, 840-341).

Con người là một nghệ sĩ từ trong bản chất "Trong toàn bộ hoạt động của mình, và nhất là trong nghệ thuật con người phải là một nghệ sĩ, nghĩa là phải đẹp và mạnh như Thượng đế. Câu đó được trích trong thư gửi Rêpin vào tháng 12/1889, có nghĩa là con người đã nỗ lực, sáng tạo tất cả những gì tất nhất, thông minh nhất, rực rỡ nhất trên hành tinh chúng ta. Nhận thức được ý nghĩa lao động là là cơ sở của văn hoá, Gorki ca ngợi những việc làm mang tính nhân bản của nhà văn Tsêkhốp với ý tưởng là làm đẹp quả đất, là xây dựng, làm vườn, trồng cây ăn quả, chăm chút khóm cây cảnh... cất sao trang điểm cho môi trường sống, thiên nhiên quanh ta ngày càng đẹp hơn. Trong con người Tsêkhốp, chất nghệ sĩ, chất thơ lao động bàng bạt trong nhiều truyện ngắn trong sáng như sự thật, lành mạnh như tình yêu chân chính, mà mỗi truyện như mỗi chiếc lọ pha lê trong vắt chứa đủ hương vị của cuộc đời. Nói chuyện về đỉnh cao lao động trí tuệ của con người, nhất là những thiên tài như V.I.Lênin, Lép
Tônxtôi... Gorki thường không đối lập giữa thiên tài và đám đông, giữa đỉnh cao và đất bồi, không coi họ là những kỳ quan xa lạ, mà là biểu tượng của một cộng đồng, là tinh hoa của một dân tộc: Gần gũi, độc đáo, sâu sắc lạ thường. Về
Lép
Tônxtôi, nhà văn viết: "Xét cho cùng, ông vẫn là một dàn nhạc, nhưng trong dàn nhạc ấy, không phải là tất cả các nhạc cụ đều hoà hợp với nhau. Điểm này rất hay, vì nó rất người - nghĩa là rất đúng với đặc tính của con người" (II, 480).

Con người không chỉ có khả năng vận dụng quy luật trừu tượng hoá và cụ thể hoá những điển hình nghệ thuật, mà còn sáng tạo ra "Thượng để" - "Đấng toàn trí, toàn năng, thần thông quảng đại do khát vọng cao cả của nghìn đời. Thượng đế chỉ là "sự bịa đặt" của loài người được nảy sinh ra từ cuộc đời nghèo nàn cay cực vì nỗi lòng khao khát mơ hồ của con người muốn đùng sức mình làm cho cuộc sống phong phú hơn, nhẹ nhàng hơn, công bằng hơn và tất đẹp hơn ..." (I, 96-97). Đó là sự tư duy nghệ thuật vì Thượng đế ở đây được coi như một điển hình văn học. Nói bản chất con người là nghệ sĩ, Gorki đã chứng minh rằng, sự sáng tạo của "đám đông", chất liệu văn nghệ dân gian các dân tộc là tiền đề, điều kiện cho sự sáng tạo các tác phẩm cổ điển trên thế giới. Và trong các "đám đông" ấy, thời nào cũng vậy, đã sinh ra những nghệ nhân tài năng thiên phú, mà ở Nga là cụ bà giữa Andrêepna Phêđôxôva, 98 tuổi, mù chữ nhưng đã sắp xếp trong trí nhớ của mình khoảng 30.000 câu thơ Nga, dân ca Nga. Đó là một di sản khổng lồ của dân tộc Nga, còn trong Iliát của Hôme chỉ cung cấp 27.815 câu mà thôi.

Linh tínhcon người

Theo
Gorki, linh tính là một trong những thuộc tính kỳ diệu của con người. Linh tính là sự phỏng đoán giúp nhà khoa học trong lúc khảo sát thiên nhiên, xã hội, con người, rút ra những kết luận thực tiễn một cách chính xác. Nhưng trên thực tế quá trình suy nghĩ của con người không đủ sức nắm được mọi hiện tượng, mọi sự quan sát của mình, nên con người tìm đến những khả năng mà lý tính bất lực. Dùng nhận thức logic, nghệ sĩ chỉ mới đưa lại một số kiến thức, thông tin, tư liệu. Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nghệ sĩ phải cầu viện trực giác, linh tính, giây phút thăng hoa. Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nghệ sĩ không chỉ tĩnh mà còn say, không chỉ suy lý mà còn đam mê, tưởng tượng, liên tưởng, linh cảm, vô thức, phi lý tính. Không thể, thì người đọc không sao hiểu được câu thơ: Tóc đài ba nghìn trượng, Vì sầu nên hoá dài (Thơ Lý Bạch), câu ca dao: Bắc cầu dải yếm qua trao ân tình, lời ngọt ngào của câu dân ca Tây Nguyên: Mái nhà dài như một tiếng chiêng ... Còn trong khoa học, linh tính, sự phỏng đoán giúp các nhà nghiên cứu đưa ra các giả thiết rời rạc, bổ sung cho từng đoạn quan sát bị đứt quãng thành chuỗi giả thiết có điều kiện để nhà bác học đúc thành giả thuyết. Trong lịch sử loài người, khoa học và nghệ thuật đã xích lại gần nhau, hỗ trợ lẫn nhau và gặp nhau ở điểm vận dụng linh tính. Không phải không có lý mà Anhxtanh quả quyết: "Trong tư duy khoa học luôn luôn có chất thơ. âm nhạc chân chính và khoa học chân chính đòi hỏi quá trình tư duy gần giống nhau”. Giả thuyết đó được thực hiện hoặc bằng các công trình nghiên cứu liên tục cho đến khi chúng ta nhận được lý thuyết khoa học thực sự, hoặc là thực tế sự kiện hay kinh nghiệm phủ định giả thuyết ấy.

Con người và tôn giáo

Khác với nhiều nhà thần học, nhà triết học chuyên viết có hệ thống về đề tài một tôn giáo nào đó, Gorki, khi thấy cần thiết phải tỏ rõ quan điểm duy vật lịch sử của mình, đã có những trang viết sắc sảo về tôn giáo, về Thượng đế, về Thần. Điều đó chúng ta đọc được trong một số tiểu luận: Văn học Xô Viết, Tôi đã học viết như thế nào? Về con người "bé nhỏ" và công việc vĩ đại của họ, truyện dài Lời thú tội (1907- 1908), Sự tan rã của cá tính (1909), Lại bàn về kiểu người Karamađơp (1913)...

Bàn về sự xuất hiện tôn giáo, Gorki viết: "Tính chất bi thảm và sự khủng khiếp của đời sống xã hội hình thành lúc mà loài người đã phân chia thành chủ nô và nô lệ. Đó là lúc xuất hiện tôn giáo". (Bàn về nghệ thuật, tr.486). Còn Thượng đế "Thượng đế cũng chỉ là một vật bịa đặt của con người, như một tấm ảnh chẳng hạn, có khác chăng là tấm ảnh thì ghi lại cái có thật, còn Thượng đế là bức ảnh chụp óc tưởng tượng của con người về chính mình, coi mình như một thực thể đang mong muốn và có thể trở thành toàn tài, toàn năng và chí thiện" (I, 284).

Ở một đoạn khác: "Thượng đế chỉ là một sự bịa đặt và bịa đặt rất vụng để nhằm củng cố quyền lực của con người đối với con người và chỉ cần cho. người chủ, còn với người lao động thì Thượng đế là kẻ thù ra mặt. Tất cả những gì anh minh thực sự đều giản dị và dễ hiểu. V.I.Lênin, một con người có những tư tưởng giản dị và vì vậy vĩ đại, đã nói: "Tôn giáo là liều thuốc ru ngủ nhân dân" (I, 297-298). Những quan niệm đó đã giải phóng cho con người thoát khỏi ảnh hưởng tai hại của giáo hội, của nhiều giáo lý phản động của giai cấp thống trị muốn áp đặt sự thống trị bằng bạo lực lên đại đa số nhân dân, thức tỉnh họ quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trên trần thế.

Về bản chất của Thượng đế, nhà văn Mácxít cũng có những kiến giải táo bạo: "Hàng trăm năm nhà thờ đã nhồi nhét vào đầu óc nhân dân lao động một quan niệm cho rằng, Thượng đế là đấng toàn năng, rằng trong Thượng đế "biểu hiện một trí tuệ cao nhất". Tiếptheo, ở nhiều đoạn văn khác, nhà văn đã lý giải một cách thuyết phục sự hiện diện của Thượng đế. Trên thực tế, trí tuệ không có ở Thượng đế mà ở con người. Và nếu có thì đó là chuyện cổ tích, còn trong đời sống xã hội thì chuyện tôn vinh hay chống Thượng đế đã gắn liền với điều thiện và điều ác. Giả sử rằng Thượng đế là biểu tượng cái thiện cho mọi người thì không có lý gì để chống Thượng đế. Đằng này Thượng đế chỉ là cái thiện cho những kẻ cần củng cố quyền thống trị của họ.

Gorki cũng có những kiến giải hợp lý về thần và tín ngưỡng của nhân dân lao động: "Những vị thần của người lao động không phải là cái gì khác hơn những người lao động lý tưởng, những bậc thầy nghề nghiệp của mình: Vuncan và Thor là những người thợ rèn, Hêba và Frêya là những bà thợ dệt xuất sắc, Điana là người đi săn giỏi, Vainơmainen là một nhạc sĩ” (I, 362-368). Còn người thái cổ thì quan niệm thần thánh là "những con người tài giỏi đã chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng vật chất... là những người thợ rèn, ngay cả những vị nữ thần cũng làm đủ mọi việc: quay sợi, nấu ăn, chữa bệnh. Còn cái gọi là sáng tạo tôn giáo cửa người thái cổ thực chất là sáng tác nghệ thuật của người lao động không hề nhuốm màu thần bí (II, 189 - 190).

Tuy nhiên, khi vận dụng khái niệm Thần vào sáng tác văn học, Gorki đã sai lầm, nhất là khi ông chịu ảnh hưởng của thuyết "Cấu tạo Chúa". Trong truyện dài Lời thú tội (1907-1908), nhà văn đã toan kết hợp chủ nghĩa Mác vào tôn giáo mới, lẫn lộn giữa công tác cách mạng và tình cảm tôn giáo, giữa nhận thức và lòng tin.

Lịch sử nhân loại cho ta biết rằng, lúc nào và ở đâu khoa học chưa phát triển, con người bất lực trước sức mạnh của tự nhiên, mất lòng tín vào giai cấp thống trị, trình độ dân trí thấp, thì lúc đó, nơi đó tôn giáo hoành hành, tín ngưỡng mù quáng tự phát, mọc lên như nấm. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, từ Mác, Ăngghen cho đến Lênin không kỳ thị tôn giáo, tín ngưỡng, thậm chí tôn trọng, vì đó là nhu cầu tinh thần của một bộ phận cộng đồng người. Quan điểm minh bạch của Mác sau đây giúp chúng ta hiểu được và vận dụng có sáng tạo phù hợp với điều kiện lịch sử của từng dân tộc: "Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người ... Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Việc phê phán tôn giáo là hình thức manh nha của sự phê phán cuộc sống khổ ải mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh của nó. Phê phán pháp quyền, phê phán thiên hạ biến thành phê phán chính trị". Câu này Mác nói phù hợp với điều kiện lịch sử nước Đức thế kỷ XIX, còn sự phê phán tôn giáo là tiền đề của mọi sự phê phán, trong đó có phê phán chế độ chính trị kiểu Phổ, bởi nó là công cụ của chế độ tư bản, chứ không nói tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân nói chung.

Xem thêm: Hình Ảnh Mặt Cười Trên Facebook, Xem Hơn 100 Ảnh Về Hình Vẽ Icon Mặt Cười

Từ ngày Gorki qua đời đến nay đã gần 70 năm, trong ngần ấy thời gian, di sản văn học, văn hoá, triết học của ông để lại cho đời không ngừng được nhân đôi trong đời sống của nhân dân Nga, nhân dân Xô Viết trước đây và nhân loại tiến bộ. Ông mãi mãi là nhà văn vô sản vĩ đại, là nhà nhân văn chủ nghĩa, nhà khai sáng thời đại mình với hàng vạn trang viết, với nhiều luận điểm đề xướng và bảo vệ những vấn đề có tính toàn nhân loại, tính người, nguồn lực con người, thật xứng đáng được thế hệ hôm nay và mai sau trân trọng và ngưỡng mộ. Mặc cho sức tấn công của báo chí lưu vong Nga những năm 20-30 (thế kỷ XX), mặc cho việc xuyên tạc và bôi nhọ của kẻ thu đã quy kết ông là "Nghệ sĩ cung đình thời đại Xtalin”. "Kẻ sáng lập nhơ nhuốc chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" với mưu đồ chính trị thâm hiểm của một số đảng phái chống chủ nghĩa xã hội thời hậu Xô Viết, thì trướ c- sau Gorki vẫn là biểu tượng bất tử của nước Nga, của văn hoá nhân loại, bởi "Toàn bộ tư tưởng, tình cảm, sự nghiệp, công lao và cả sai lầm của ông đều bắt nguồn từ một cội nguồn duy nhất là dòng Vônga - con sông vĩ đại của nước Nga và tiếng rên của nó", như có lần Saliapin, một nhà văn lớn, đã nói về ông.