BNEWS Cúng rằm Trung Thu như là một nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam, thể hiện lòng thành kính, sự quan tâm của người con, người cháu đối với gia tiên.

Mâm cỗ cúng rằm Trung thu đơn giản, đúng chuẩn gồm những gì

Mâm cúng Rằm Trung thu tháng 8 thường bao gồm những lễ vật sau: Hương nhang, đèn dầu hoặc nến, gạo, muối. Nếu gia đình nào cúng mặn có thể chuẩn bị các món như gà luộc, xôi, chè, cháo… Bánh Trung thu sẽ bao gồm bánh dẻo và bánh nướng với đủ các loại nhân, gia đình có thể tùy ý lựa chọn sao cho phù hợp.

Bạn đang xem: Mâm cỗ trung thu gồm những gì

Bánh Trung thu

Được xem là món bánh truyền thống trong các dịp lễ Trung thu hàng năm, bánh Trung thu với 2 hình dáng vuông và tròn tựa như trời và đất mang đế cho gia chủ sự thành khẩn, muốn hướng những điều tốt đẹp nhất để dâng lên tổ tiên. Hiện nay, có nhiều loại bánh Trung thu khác nhau như chay hay mặn và cũng tùy vào từng gia đình mà lựa chọn loại bánh phù hợp.


Mâm cỗ cúng rằm Trung thu.

Các loại trái cây, hoa quả

Các mâm cỗ truyền thống thường có các loại hồng ngâm, hồng đỏ, dưa hấu, táo, bưởi… được tạo hình thành khéo léo thành các con vật ngộ nghĩnh như cá, chó, nhím, những loại trái cây này tạo nên vẽ đẹp riêng biệt cho mâm cỗ ngày Rằm tháng 8.

Xôi cơm

Xôi cơm được làm từ 3 nguyên liệu chính là đậu xanh, cốm non và dừa nạo. Món ăn này mang hương vị thơm ngon từ đất trời ngoài ra nó còn thể hiện, ý muốn quay quần bên nhau của gia đình trong ngày trung thu.

Các loại đèn truyền thống

Một thứ không phải thức ăn nhưng không thể thiếu trong rằm trung thu tháng 8 là những chiếc đèn ông sao xinh xinh. Những chiếc đèn ông sao là những thứ không thể thiếu trong các dịp lễ Trung thu cũng như hoa mai, hoa đào ngày Tết Nguyên đán.

Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những cách trang trí, bày biện mâm cỗ trông trăng khác nhau, nhưng bạn cũng cần trang trí, bày biện đầy đủ những thứ dưới đây:

Hương hoa, đèn nến, xôi gà, gạo muối.Bánh Trung thu, bánh dẻo
Hoa quả trái cây theo mùa và chiếc đèn ông sao.

Cách trang trí mâm ngũ quả cũng tùy theo vùng miền và phong tục tập quán mà bày biện:

Miền Bắc thường dùng các loại quả như chuối, bưởi, đào, hồng, cam,... để trang trí.Miền Nam thường trang trí với các loại quả màu sắc hơn như đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung...

Mâm ngũ quả Rằm Trung Thu tuy có thể khác nhau nhưng cần trang trí sao cho hài hòa cân bằng giữa các loại quả, đem lại vẻ thẩm mỹ, sinh động và ấn tượng.


Mâm cỗ trông trăng ngày Trung thu

Trong một mâm cỗ trông trăng sẽ có xen kẽ những trái xanh và trái chín để thể hiện sự âm dương hài hòa, cân bằng giữa trời và đất theo quan niệm dân gian. Dưới đây là một số loại trái cây cần cho ý tưởng trang trí mâm cỗ Trung thu:

Nải chuối chín.Quả bưởi (mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành).Quả hồng (mang ý nghĩa của sự no đủ).Quả na (mang ý nghĩa sinh sôi).Quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn)

Bên cạnh đó trong mâm cỗ trông trăng còn có sự xuất hiện của các loại bánh kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu, bánh dẻo và các loại đồ chơi Trung thu truyền thống như: đèn lồng ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ,...

Tết Trung Thu bên cạnh ánh trăng tròn đầy rằm tháng 8 thì mâm cỗ ngày Tết Đoàn Viên chính là nét đặc sắc nhất của ngày này. Để thưởng thức trọn vẹn nhất hương vị của ngày Tết Đoàn Viên, mâm cỗ ngày Rằm tháng 8 không chỉ thịnh soạn, đẹp mắt mà còn mang nhiều ý nghĩa về sự sum vầy, hạnh phúc gia đình.

Mâm lễ cúng Rằm tháng 8 không cần quá cầu kỳ, long trọng như mâm cỗ ngày Tết cổ truyền nhưng vẫn phải chuẩn bị một cách tươm tất, đầy đủ và thành tâm./.

Phá cỗ là hoạt động mà các bé rất háo hức khi đến Tết Trung Thu. Mâm cỗ Trung Thu không chỉ nhiều loại trái cây ngon mà còn đầy màu sắc và cực kỳ đẹp mắt. Cùng Nguyễn Kim tìm hiểu ý nghĩa và cách bày trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống trong bài viết này nhé!

Mâm cỗ Trung Thu có những gì?

Bánh Trung Thu

Bánh dẻo và bánh nướng là một trong những thứ luôn có mặt ở trong mâm cỗ Trung Thu truyền thống. Trước kia, bánh Trung Thu sẽ có hình vuông to, họa tiết đơn giản và có nhân thập cẩm. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay bánh Trung Thu khá đa dạng về mẫu mã, nhân bánh, hoa văn giúp bạn dễ dàng tìm thấy loại bánh mà mình thích. Đặc biệt, bánh Trung Thu còn được biến tấu hơn so với trước như bánh rau câu, bánh dẻo tuyết,... giúp mâm cỗ trở nên phong phú với nhiều màu sắc, đẹp mắt và độc đáo hơn.

*

Đèn truyền thống

Đây được xem là món đồ cần thiết, góp phần làm cho mâm cỗ Trung Thu trở nên bắt mắt và hoàn hảo hơn. Bạn có thể chọn mua đèn con thỏ, đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân,... để đặt vào mâm cỗ. Những chiếc đèn sẽ phát sáng lung linh ở trong đêm trăng tròn, giúp không gian xung quanh thêm phần gần gũi, ấm áp và các bé có ngày Tết Trung Thu thật ý nghĩa. Sau khi phá cỗ, các bé có thể lấy đèn đi chơi cùng bạn bè trong đêm trăng.

*

Mâm ngũ quả

Ngoài bánh Trung Thu, đèn truyền thống thì mâm ngũ quả cũng là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ Trung Thu truyền thống. Thông thường, mâm ngũ quả sẽ có dưa hấu, đu đủ, táo, hồng đỏ, chú cún làm bằng bưởi,... Tuy nhiên, khi mua hoa quả bạn nên lựa thật kỹ, chọn những quả mang ý nghĩa tốt đẹp và có màu sắc đa dạng. Trong mâm ngũ quả lúc nào cũng có quả chín và quả xanh, bởi màu chín tượng trưng cho tính dương và màu xanh biểu tượng cho tính âm.

*

Ý nghĩa của mâm cỗ Trung Thu ngày rằm tháng 8

Hướng dẫn bày mâm ngũ quả truyền thống

Tết Trung Thu là dịp sum họp gia đình, thường diễn ra các hoạt động truyền thống thống như quây quần bên mâm cơm, cùng pha cố, rước đèn và các bé được tham gia những trò chơi đặc biệt. Việc bày trí mâm cỗ Trung Thu sẽ không theo nguyên tắc nào, chỉ cần trình bày sao cho hài hòa, có sự kết hợp âm - dương, đầy đủ và đẹp mắt. Dưới đây là cách bày trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống 2 miền đơn giản mà bạn có thể tham khảo. 

Mâm cỗ Trung Thu miền Bắc

Mâm cỗ Trung Thu miền Bắc rất tinh tế, gắn liền với những mùa vụ bội thu, những mùa trái ngọt vốn có như hồng, cốm xanh,... Thường mâm ngũ quả sẽ có các loại trái cây như bưởi, cam, hồng, chuối, quất, lê,... tất cả đều mang ước nguyện tốt lành, may mắn và sinh sôi. Bên cạnh đó, mâm cỗ Trung Thu miền Bắc không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo tạo hình vuông, tròn, cá chép,... để thưởng thức cùng trà ướp hương sen. Đặc biệt, mâm cỗ có cách bày trí bắt mắt với những tạo hình ngộ nghĩ như ông tiến sĩ giấy, chó bông kết bằng bưởi và các con vật được làm bằng hoa quả hoặc giấy màu. 


*

Mâm cỗ Trung Thu miền Nam

Mâm cỗ Trung Thu miền Nam rất đầy đủ với nhiều loại bánh nướng, bánh dẻo truyền thống và mâm ngũ quả. Thông thường, trên mâm ngũ quả sẽ có mãng cầu, dừa, đu đủ, sung, xoài với mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài”. Ngoài ra, mâm cỗ Trung Thu của người miền Nam còn có thêm chân đế là 3 quả dứa để thể hiện sự vững vàng, mong gia đình đông con nhiều cháu. Đặc biệt, người miền Nam không bày trí các loại quả như lê, táo, chuối, cam, quýt. 

*

Mâm cỗ Trung Thu miền Trung

Nếu như miền Bắc và miền Nam đầy đủ những loại trái cây để phá cỗ đêm Trung Thu thì với sự khắc nghiệt của khí hậu miền Trung đã làm cho mâm ngũ quả Trung Thu đơn giản, chủ yếu là lòng thành tâm dâng kính tổ tiên. Mâm cỗ Trung Thu miền Trung cũng đầy đủ bánh nướng, đèn truyền thống, mâm ngũ quả và nhiều trò chơi hấp dẫn. Nổi bật phải kể đến nhiều hoạt động náo nhiệt như thả hoa đăng trên sông, lễ hội đèn lồng,... tạo cho các bé cảm giác lạc vào thế giới cổ tích huyền ảo. 

*

Cách trang trí mâm ngũ quả Trung Thu đơn giản, đẹp

Cách trang trí mâm cỗ Trung Thu đẹp cần phải có sự sáng tạo cùng bàn tay khéo léo nên nhiều gia đình đã không ngại bỏ ra nhiều thời gian để bày biện những vật phẩm sao cho đẹp mắt nhất. Trong đó, việc tạo hình con vật bằng trái cây siêu đẹp được rất nhiều người yêu thích. 

Chó bưởi

Nguyên liệu:

Cà rốt: 1 lát mỏng.

Dưa hấu: 1 quả. (Bạn nên chọn quả dưa hấu thuôn dài).

Bưởi: 3-4 quả.

Nho đen: 3 quả.

Táo: 1 quả. (Có thể thay thế bằng quả lê hoặc cam).

Cách làm chó bưởi: 

Trước tiên, bạn hãy vạt phần dưa hấu và đầu táo rồi nối chúng với nhau bằng que nhọn để làm đầu và thân con chó.

Cắt phần dưới quả dưa giúp dưa đứng được cố định. 

Sau đó, gọt bưởi, bóc múi và xòe múi ra sao cho tép bưởi vẫn còn dính vào vỏ.

Sử dụng tăm ghim múi bưởi vào quả dưa và táo sao cho phủ kín hết để làm phần lông con chó.

Cuối cùng, ghim 3 quả nhỏ để tạo hình mắt và mũi rồi dùng lát cà rốt làm phần lưỡi thè ra. 

*


Cá làm từ thanh long

Nguyên liệu:

Vỏ bưởi tươi.

Thanh long ruột trắng: 1 quả.

Nho đen: 2 quả.

Cách làm cá từ thanh long:

Bạn hãy tỉa vỏ bưởi để làm vây cá, sau đó dùng tăm ghim phần vây lớn vào lưng quả thanh long và ghim 2 vây nhỏ ở 2 bên.

Vạt 1 miếng thanh long ở phần đầu để tạo hình miệng con cá.

Cuối cùng, gắn 2 quả nho đen để làm mắt cá.

*

Nhím làm từ quả nho

Nguyên liệu: 

Nho xanh: 1 chùm. 

Lê xanh: 1 quả. (Bạn nên chọn trái lê thuôn dài).

Nho đen: 1 quả.

Việt quất: 1 quả.

Cách làm nhím bằng quả nho

Trước tiên, bạn gọt vỏ 1/2 quả lê (gọt phần đầu nhỏ).

Sử dụng tăm gắn các quả nho lên phần lê chưa gọt vỏ.

Sau đó, ghim 1 quả nho đen lên phần lê đã gọt vỏ để làm mũi, đồng thời cắt đôi quả việt quất và gắn làm mắt con nhím.

Với cách làm tương tự, bạn có thể dùng nho đỏ hoặc mâm xôi để tạo hình những chú nhím đầy màu sắc nhé!

*

Ếch từ su su

Nguyên liệu:

Cà rốt: 1 lát mỏng.

Su su: 1 quả.

Nho đen: 2 quả nhỏ.

Xem thêm: Kết Quả Hoa Hậu Việt Nam 2016 Sau 5 Năm, Nhan Sắc Của 36 Thí Sinh Hoa Hậu Việt Nam 2016

Cách làm ếch bằng quả su su:

Bạn hãy rửa su su cho sạch, để ráo nước rồi cắt tỉa một chút phần đầu để làm miệng con ếch.