l xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml"xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"xmlns:w="urn:schemas-microsoft-com:office:word"xmlns:m="http://schemas.microsoft.com/office/2004/12/omml"xmlns:css="http://mac
Vml
Schema

Rousseau và Khế Ước Xã Hội

(Trích từ Triết
Lý Quốc Trị Tây Phương của Dương Thành Lợi xuất bản vào năm 1994. Phần đăngtải được thâu ngắn và không bao gồm các tài liệu dẫn chứng.)Trong những nhân tài lỗi lạc ở cuối thế kỷ 18, Jean Jacques Rousseau (1712-1778)là ngôi sao sáng hơn cả bởi vì quan niệm quốc trị của ông vẫn còn nhiều ảnhhưởng hàng trăm năm sau khi ông qua đời. Qua một số tác phẩmđể đời, Rousseau phê phán những bất công trong xã hội mà ông gặp phải.Các triết gia cùng thời với Rousseau cũng nhận thấy các tệ đoan xã hội nhưng họchỉ muốn thay đổi xã hội dần dần bởi vì họ nghĩ con người vốn ích kỷ và khôngcó khả năng tự quản trị quốc sự. Theo họ, con người cần được tự do để đạt cácước mơ cá nhân và chính quyền cũng như Giáo Hội cần phải để cho con người đượctự do. Bởi vì quyền tự do và quyền uy chính trị là hai thế lực đối chọi cho nêncác triết gia đồng thời với Rousseau lý luận rằng phải quy định các giới hạncủa những quyền tự do cần thiết để có thể cân bằng với quyền uy chính trị. Khác với đại đa số các triết gia lúc đó, Rousseau muốncải tạo xã hội một cách hoàn toàn. Ông nâng cao giá trị tự do nhưng cũngđồng thời lo ngại sự lạm dụng quyền tự do để lo cho quyền lợi riêng tư có thểbăng hoại xã hội. Theo ông, mặc dầu xã hội có nhiều bất công, con người vẫn cầnđến xã hội để làm điểm tựa hầu xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Ông nghĩ rằng con người sống trong tình trạng thiên nhiên có nhiềumỹ tính đáng quý nhưng các mỹ tính này đã bị xã hội văn minh của nhân loại tiêudiệt. Rousseau cố gắng đưa ra một mô hình xã hội mà con người có thể xâydựng từ xã hội đương thời để tránh những bất công phi nhân bản. Ông tin rằngtrong một xã hội lý tưởng, quyền tự do của con người và quyền uy chính trị sẽhòa đồng. Trong xã hội lý tưởng đó, quyền tự do và quyền uy chính trị khôngnhững không đối chọi mà còn tương trợ lẫn nhau.. . . . . . . . . . .Khái Luận Kinh Tế Chính
Trị
Muốn tìm hiểu về tân xã hội của
Rousseau, chúng ta phải nghiên cứu tuyệt tác phẩm Khế Ước Xã Hội tức Các Nguyên
Tắc của Quyền Chính Trị của ông. Nói đến tác phẩm Khế Ước Xã Hội, chúng ta cầnphải đề cập đến bài Discourse on Political Economy của Rousseau được đăng trongbộ Ðại Tự Ðiển Encyclopedia của Diderot - một nhân vật chủ trương uốn nắn dân ýthay vì chỉ cung cấp tin tức hay dữ kiện để độc giả tự suy nghĩ. Chính trong tác phẩm này với những quan niệm xây dựng mới lạ,Rousseau cho độc giả biết đại cương triết thuyết quốc trị của ông vốn được khaitriển sau này trong sách Khế Ước Xã Hội.

Bạn đang xem: Khế ước xã hội của rousseau

Trong bài Luận Về Kinh Tế Chính Trị, Rousseau đã bỏhẳn ý niệm nhân loại là một loài thú đồi bại (ích kỷ, tham lam). Ông viết là kiến thức giúp cho nhân loại có được cuộc sống tốt đẹp.Tuy nhiên, muốn đạt được kiến thức tốt, nhân loại cần phảiđược hướng dẫn về tinh thần và trách nhiệm công dân. Con người cần phảiđặt ước muốn cá nhân dưới nguyện vọng của tập thể; và muốn hiểu được sự ích lợicủa việc đặt quyền lợi chung lên trên, con người cầncó trí khôn và được giáo dục. Một chính sách giáo dục tốt sẽ dạy công dân biết yêuthương quốc gia. Theo Rousseau, công dân không thể có lòng yêu nước nếukhông kính nể truyền thống dân tộc. Vì vậy, chính quyền phải nắm vai trò chủđộng trong lãnh vực giáo dục. Ông khẳng định là không có chuyện gì có thể đượchoàn tất nếu quốc gia không có những công dân có tinh thầntrách nhiệm cũng như được giáo dục. Nếu con người không được tự do, họkhông thể yêu nước; quốc gia không thể có tự do nếu xã hội không có đạo đức, vàđạo đức không thể tồn tại nếu không có công dân. Tóm lại,quốc gia cần có công dân yêu nước với tinh thần trách nhiệm cao. Rousseau đưa ra những ý niệm hoàn toàn trái ngược lạivới cá nhân chủ nghĩa của Locke và Hobbes vốn đang thịnh hành vào thời đó.Rousseau không quan niệm rằng xã hội là một tập hợp của nhữngcá nhân riêng biệt sống vì quyền lợi cá nhân. Theo ông, xã hội là mộttập thể sinh động được quản trị bởi Y¨ Muốn Tập Thể của dân, chứ không theo ý muốn riêng rẻ của mỗi người. Chính vì được ở trongtập thể sinh động này mà con người có thể được hoàn mỹ về tinh thần. Con ngườisống bên ngoài tổ chức xã hội chỉ là số không. Rousseau quan niệm là nhân quyền của con người chỉ đến từ xã hội chứkhông phải từ thiên nhiên. Trước khi con người thành lập xãhội, con người không có quyền gì cả; vì vậy, quyền lợi của con người dính liềnvới quyền lợi xã hội. Ông kết luận là quốc gia - chứkhông phải cá nhân - giữ vai trò quan trọng.Khế Ước Xã HộiTrong phần mở đầu của tác phẩm The Social Contract (Khế Ước Xã Hội hay Xã Ước)- cũng được gọi là Các Nguyên Tắc của Quyền Chính Trị - Rousseau hỏi: Conngười sinh ra vốn tự do nhưng lại bị xiềng xích ở khắp nơi. Nhiều người tin họlà chủ nhân của những kẻ nô lệ vốn không khác họ bao nhiêu. Tại sao có sự thayđổi này? Tôi không biết. Yếu tố gì hợp thức hóa tình trạng này? Tôi hy vọng có thể giải đáp câu hỏi này. Rousseau đưa ra tiên đề vềsự nô lệ chính trị đang diễn ra trong xã hội, và ông chỉ dám cố gắng tìm cáchgiải thích tình trạng bất công này hơn là hứa hẹn giải đáp cặn kẽ tiến trìnhxích hóa của nhân loại. Yếu tố gì tạo nên một liên hợpchính trị tốt? Cường quyền chắc chắn không thể là nềntảng cho một liên hợp chính trị phù hợp với luân lý. Cườngquyền đến từ sức mạnh bạo lực, thay vì đạo đức, cho nên không thể trở thành mộtyếu tố hợp lý bảo đảm sự tồn tại của một chính thể. Song song, con người cũng không vì an ninh cánhân mà tham gia một liên hợp chính trị để trở thành nô lệ cho nhà lãnh đạo độctài. Trong một chế độ độc tài, con người có thể sống một cáchbình an nhưng tình trạng thái hòa này khó bảo đảm hạnh phúc của con người.Nếu con người thực sự chỉ lo cho an ninh cá nhân, họcó thể vào tù ngồi. Muốn tìm ra được những yếu tố hợp lý làm nền tảng cho một liên hợp chínhtrị chính đáng, Rousseau suy luận là con người phải tìm hiểu về tổ chức đầutiên của nhân loại để có thể biết được lý do tại sao con người liên kết vớinhau. Muốn tìm hiểu về tổ chức xã hội đầu tiên của nhân loại, chúng ta cần biếtvề đời sống thiên nhiên trước khi đi vào tổ chức của con người. Rousseau giảđịnh là con người thiên nhiên được tự do nhưng gặp phải nhiều thử thách quá lớnkhông thể tự vượt qua. Sự tự do thực sự cần thiết nhưng cũng có thể bị lạm dụngvà đưa đến tình trạng mất an ninh. Một người sử dụng quyền tự do của mình tháiquá để lo cho quyền lợi cá nhân có thể gây nguy hại cho quyền lợi của nhiềungười khác. Tuy là sự tự do có thể bị lạm dụng trong trạng thái thiên nhiênnhưng con người cũng không bị nhiều thiệt hại như khi con người chấp nhận từ bỏquyền tự do để được một cá nhân hay một nhóm lãnh đạo độc tài bảo vệ an ninh. Vấn đề quan trọng ở đây là tìm cho ra được một hình thức liên kết chínhtrị để nhân loại có thể được bảo an nhưng không mất đi quyền tự do. Theo
Rousseau, con người có thể giữ được quyền tự do và vẫn được bảo an nếu conngười biết tôn trọng pháp luật do chính họ lập ra. Ông không đòi hỏi con ngườiphải giao tất cả nhân quyền cho chính phủ bởi vì chính phủ giữ nhiệm vụ thiếtlập an ninh (theo học thuyết của Hobbes). Ông cũng không tin là con người vẫnđược tự do sau khi quyền lập pháp đã được giao cho đại diện nhân dân vốn cónhiệm vụ bảo an (theo tư tưởng của Locke). Triết lý Khế Ước Xã Hội của Rousseau lý luận là dân quyền của con ngườivốn đến từ xã hội, thay vì thiên nhiên, cho nên con người phải giao hoán tất cảquyền hành lại cho quốc gia khi liên kết với nhau để tổ chức quốc gia. Toàn thể thành viên (công dân) trong cộng đồng xã hội (hay quốcgia) trở thành một tập thể chính trị với quyền hành tối thượng. Quyềnhành tối thượng này thuộc về cộng đồng thay vì một cá nhân hay một nhóm lãnhđạo. Cộng đồng khó có thể xây dựng quyền hành tối thượng nếu các thành viêntrong cộng đồng đều đòi giữ lại quyền hành cá nhân; nếu mọi người đều tự ý làm theo ý muốn của cá nhân, xã hội sẽ trở nên hổn loạn và nhânloại sẽ lùi bước trở lại trạng thái thiên nhiên. Con người liên kết qua một khế ước và từ bỏ quyền tự do sống theo cảm xúc cá nhân mang tính cách phản xã hội. Quyền tự dosống theo ý muốn riêng và quyền làm chủ tất cả nhữnggì mà sức mạnh cá nhân cho phép không phải là quyền tự do chân chính. Khế ướcliên kết giúp con người vượt qua những yếu điểm thiên nhiên như sự sợ hãi haynguy cơ bị cướp mất tư sản bởi những kẻ mạnh hơn, v.v. Mặc dầu con người giaohoán dân quyền cho xã hội, con người sống trong xã hội không bị thiệt thòi màcòn đạt được nhiều quyền lợi hữu ích. Trong tổ chức xã hội,con người có được quyền hành đến từ sự liên kết - đó là dân quyền - và bằngkhoán cho những tài sản hợp pháp của cá nhân. Tài sảnthuộc sở hữu cá nhân này được toàn thể cộng đồng công nhận, và toàn thể thànhviên trong cộng đồng đều được bình đẳng dưới pháp luật. Theo khế ước liên kết hay khế ước xã hội (cũng đượcgọi vắng tắt là Xã Ước), một cá nhân sẽ cống hiến trọn quyền hành của mình chonhững người khác và được những người thụ quyền giao lại quyền hành của họ cho cánhân đó. Kết quả của hình thức tổ chức này là không ai mất bất cứ gì cógiá trị nhưng mọi người đều được bảo an bởi sức mạnhcủa cộng đồng hay tổ chức (quốc gia). Tóm lại, hình thức tổ chức này không đánhmất quyền tự do của con người nhưng lại có thể bảo vệ cho những thành viên củatổ chức hay xã hội. Khế ước xã hội không cho chính phủ hay tập thể nhândân quyền hành riêng biệt; chính phủ chỉ là công cụ của dân và không có quyềnhành độc lập. Xã hội giữ vai trò của một nhân vậtcông cộng được xem như là quốc gia khi mang nhiệm vụ thụ động và được nắm vaitrò tối thượng khi mang trọng trách năng động. Những thành viên của xãhội, gọi chung là nhân dân, cũng giữ hai vai trò như xã hội: khi họ cùng thamgia quyết định các chính sách quốc gia, họ được xem như là công dân; nhưng khihọ chỉ cúi đầu tuân phục mà không thể ảnh hưởng chính sách quốc gia, họ chỉ làthần dân hay nô lệ. Sự thành công của hình thức tổ chức đặt căn bản trênkhế ước xã hội hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng của nhân dân và xã hội làm trònnhững trọng trách đã được liệt kê. Các thành viên của xã hội, hay nhân dân,phải luôn quan tâm đến quyền lợi tập thể và tránh không để quyền lợi cá nhânlàm lu mờ giá trị của quyền lợi chung. Song song, xã hội cũng phải sinh hoạttrên căn bản của Y¨ Muốn Tập Thể. Y¨ Muốn Tập Thể luôn luôn chủ trương bảo vệvà cống hiến cho sự an lạc của quốc gia cũng như của nhân dân - các thành viêncủa quốc gia. Y¨ Muốn Tập Thể là căn nguyên của luật pháp và là cây thước đolường những việc phải trái trong các tương quan giữa nhân dân. Ðiểm tựa của triết lý Khế Ước Xã Hội là quan niệm Y¨ Muốn Tập Thể. Y¨Muốn Tập Thể không có nghĩa là ý muốn hay ý kiến của các thành viên hay cá nhânbởi vì mỗi cá nhân có thể đưa ra ý kiến nhưng không dựa trên Y¨ Muốn Tập Thể;điển hình là khi mà chính sách quốc gia dựa trên ý kiến của một số cá nhân đểphục vụ quyền lợi của những cá nhân này chứ không phải quyền lợi tập thể. Y¨ kiến của các thành viên trong xã hội không thể là Y¨ Muốn Tập
Thể ngay cả khi các ý kiến này không bị chống đối. Trạng thái hoàn toànnhất trí thiếu thực tế khó có thể trở thành yếu tố căn bản để xác định Y¨ Muốn
Tập Thể. Như vậy làm thế nào để xác định Y¨ Muốn Tập Thể? Y¨ Muốn Tập Thể hay Dân Y¨ được kết tinh từ lý trí của cộng đồng. Y¨Muốn Tập Thể phản ảnh sự ích lợi chung của cộng đồng; và chính sự ích lợi chungcủa cộng đồng phải trở thành nền tảng của luật pháp quốc gia. Y¨ Muốn Tập Thểđược xác định khi xã hội thi hành trọng trách năng động trongvai trò tối thượng của xã hội. Xã hội sẽ khám phá ra ích lợi chung của cộng đồng để xác định Y¨ Muốn Tập Thể. Muốn thẩmđịnh Y¨ Muốn Tập Thể, Rousseau đề nghị chúng ta phải loại bỏ tất cả những ýkiến khác biệt của các thành viên trong xã hội để có thể tổng hợp được ý muốnchung. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể thành công khimà mọi người đều đưa ra ý kiến trên tư cách công dân của quốc gia, thay vì trêntư cách thành viên của một thế lực riêng. Mỗi người phải bỏ qua quyềnlợi bè phái và hành động như một công dân của quốc gia khi đóng góp ý kiến; vàxã hội phải loại bỏ những nhóm hay tổ chức với các mục tiêu phục vụ quyền lợiriêng biệt. Phương pháp thẩm định Y¨ Muốn Tập Thể của Rousseaunâng cao ý muốn của đại đa số nhân dân và có thể đưa đến những bất lợi chothiểu số bất đồng ý kiến. Theo Rousseau, khi mà mọi người trong xã hộiđều đóng góp ý kiến trên tư cách công dân thay vì theophe nhóm, thiểu số phải theo ý kiến của đa số công dân. Y¨ kiến của thiểu số bịxem như là sai, và họ phải theo ý kiến của đa số vì sựan lạc và tự do của họ. Bất cứ cá nhân nào bất đồng với Y¨ Muốn Tập Thể sẽ bịnhân dân yêu cầu phải tuân phục nguyện vọng chung bởi vì cần phải bắt một cánhân (người bất đồng chính kiến) được tự do và mỗi người khi bước vào liênhợp chính trị phải từ bỏ quyền lợi và tài sản riêng tư cho sự an lạc chung củaxã hội. Y¨ Muốn Tập Thể chỉ nên ảnh hưởng những việccó tầm vóc quốc gia và liên quan đến toàn dân. Quốc sự càng quan trọngthì số phiếu chấp thuận của đại đa số càng phải cao hơn những lúc chỉ thẩm địnhcác vấn đề tương đối nhỏ: đối với những việc thật quan trọng thì số người chấpthuận phải thật cao; và đối với những việc nhỏ thì số người chấp thuận khôngcần phải cao lắm mặc dầu số phiếu thuận vẫn phải là đa số. Trong những lãnh vực chỉ ảnh hưởng một vài cá nhân, quyền quyết định nêndành cho cá nhân; và như vậy, con người vẫn giữ lại được một số quyền quyếtđịnh quan trọng. Các thành viên của xã hội sẽ quyết định những quyền mà mỗi cánhân có thể giữ lại qua hình thức thẩm định theo đạiđa số. Khi bàn về mô hình tổ chức quốc gia, Rousseau lý luận là hai yếu tốchính để tiến hành quốc sự bao gồm (i) quyết tâm hay ý muốn, và (ii) khả nănghay quyền lực để thi hành. Cơ quan lập pháp bao gồm toàn thể nhân dân hội họpthường xuyên sẽ đưa ra ý muốn chung của quốc gia, và cơ quan hành pháp haychính phủ được trao trách nhiệm thi hành Y¨ Muốn Tập Thể. Cơ quan lập pháp cónhiệm vụ đặt ra một hiến pháp và đưa ra một hệ thống pháp luật cho quốc gia. Cơ quan lập pháp sẽ thành lập chính phủ để phụ trách vai trò hànhpháp cũng như đề nghị phương pháp chọn lựa các vị thẩm phán vào vai trò tưpháp. Cơ quan lập pháp có hai mục tiêu chính phải cố gắng để đạt được trongkhi thi hành vai trò lập pháp: (i) tự do, và (ii) bình đẳng. Nhân loại khôngthể có bình đẳng nếu không được tự do. Toàn thể nhân dân phải được bình đẳngtrên phương diện pháp luật cũng như đạo đức; tuy nhiên, muốn đạt được mục tiêunày, quốc gia phải có sự bình đẵng tương đối về tư sản: một người dân không thểtrở nên quá giàu để có thể mua được những người khác và, ngược lại, một ngườidân cũng không thể trở nên quá nghèo túng để đưa đến việc bán thân làm nô lệ. Một điểm đáng cho độc giả lưu ý là Rousseau không chú ý đến việcnâng cao đời sống của dân nghèo bởi vì có lẻ ông thấy nhiều người tuy nghèonhưng vẫn có thể sống trong sạch. Rousseau chỉ lo là sự bình đẳng về đạođức khó có thể đạt được trong một quốc gia có cán cân tư sản quá chênh lệch.(Bần cùng sinh đạo tặc!) Cơ quan hành pháp hay chính phủ được thành lập trên căn bản luật pháp,chứ không phải trên căn bản khế ước. Như đã nói ở trên, chính phủ do cơ quanlập pháp đặt ra và chỉ có nhiệm vụ để thi hành chứ không có quyền hạn gì cả. Cơ quan lập pháp tức tập thể nhân dân tối thượng có thể tu chỉnhluật lệ bầu cử chính phủ cũng như thay đổi bộ máy hành pháp bất cứ lúc nào. Rousseau chỉ bàn về mô hình chính trị khi ông nói đếncơ quan hành pháp của quốc gia. Hình thức tổ chức chính phủ tùy thuộcnhiều yếu tố như dân số, khí hậu, địa thế, diện tích quốc gia, v.v. Chính phủcó thể được thành lập theo nhiều dạng, và không một mô hình nào có thể được xemnhư là tốt hơn hết. Chính phủ theo dạng dân chủ khitrách nhiệm hành pháp được phổ biến rộng rãi trong tập thể nhân dân. Chính phủ theo dạng quý tộc trị khi một nhóm người được giao trọntrách nhiệm hành pháp. Và, chính phủ theo dạng quânchủ khi chỉ có một người nắm giữ trọng trách hành pháp. (Danh từ trách nhiệmhành pháp có lẻ chính xác hơn danh từ quyền hành pháp bởi vì Rousseau đã nóitrước là chính phủ mang nhiệm vụ hành pháp chứ không có quyền hạn gì cả.) Theo Rousseau, chính thể dân chủ là một chính thể của những vị thầnthánh và khó có thể xây dựng ở xã hội loài người. Một tập thể nhân dân khó cóthể nắm giữ vai trò quản trị quốc sự cũng như không có đủ đạođức để phụ trách cả hai lãnh vực lập pháp và hành pháp một cách hiệu quả.Mô hình chính quyền quý tộc trị - giai cấp lãnh đạo chính phủđược toàn thể nhân dân bầu lên - là chính thể tốt nhất. Nhưng nếu chínhquyền quý tộc trị được thành lập theo kiểu cha truyềncon nối thì đó là mô hình chính quyền tệ hại nhất. Chính thểquân chủ có thể giúp vai trò hành pháp đạt nhiều hiệu quả; tuy nhiên thực tếcho thấy khả năng cũng như đạo đức yếu kếm của đám vua chúa cho nên mô hìnhquân chủ không thích hợp cho xã hội loài người. Như đã bàn ở trên, mô hình chính quyền trong triếtthuyết Khế Ước Xã Hội chỉ liên quan đến cơ quan hành pháp. Cơ quan hànhpháp chỉ là một bộ phận được cơ quan lập pháp tổ chức để quản trị quốc sự; và,cách sinh hoạt của cơ quan lập pháp dựa hoàn toàn trên các yếu tố sinh hoạt dânchủ - mỗi người dân đều đóng góp vào quốc sự trên vai trò lãnh đạo của mìnhtrong cơ quan lập pháp. Tóm lại, theo triết thuyết Khế Ước Xã Hội, bất cứ chínhthể nào của cơ quan hành pháp (chế độ dân chủ, quân chủ, hay quý tộc trị) đềuphải phục vụ cơ chế dân chủ, tức cơ quan lập pháp, vốn nắm vai trò xác định Y¨Muốn Tập Thể. Rousseau đòi hỏi là mọi người đều phải tham gia chính sự, và cơ quan lậppháp phải phản ảnh ý muốn chung của tòan dân, chứ không phải ý muốn của các vịđại diện nhân dân. Theo ông, chính thể Nghị Viện trị của Anh Quốc vào thời đókém hoàn hảo bởi vì quyền bình đẳng của con người bị thiệt hại. Dân Anh chỉđược tự do vào lúc đi bầu ứng cử viên Nghị Viện; vào nhữnglúc khác, họ vẫn chỉ là nô lệ. Vấn đề khó khăn ở đây là làm sao để toàn thể nhân dân họp mặt - thườngxuyên - nhằm thẩm định Y¨ Muốn Tập Thể theo hình thứctổ chức chính trị của Rousseau. Ðể giải quyết các khó khăn liên quan đến nhucầu hội họp của cơ quan lập pháp tại một trung tâm cố định (mà nhiều người dânkhông thể đến được), Rousseau đề nghị là cơ chế lập pháp nên được lưu động quatừng thành phố để có thể xác định nguyện vọng của toàn dân. Ông lý luận là việclưu động của cơ quan lập pháp rất khó khăn nhưng vẫn phải làm bởi vì quyền lợivà sự tự do của nhân dân quý giá vô cùng. Nhưng có lẽ nhận thấy là phương pháp giải quyết của mình không phù hợpthực tế, Rousseau bàn đến việc thành lập quốc gia trong địa hạt thành phố kiểu
Athens vào thời Cổ Hy Lạp hay kiểu thành phố Geneva vào lúc đó. Ông kết luận là chỉ có các quốc gia với diện tích nhỏ mới có thể tổchức được mô hình chính trị của ông. Cũng như Montesquieu, Rousseau viếtlà những quốc gia nhỏ có thể liên kết với nhau để thành lập một liên bang vìnhu cầu an ninh quốc gia. (Rousseau chưa thấy được khảnăng truyền thông của thời đại hôm nay; nếu biết trước được khả năng liên lạcviễn liên vượt thời gian và không gian, có lẻ ông đã không vội nghĩ là toàn thểnhân dân của một quốc gia chỉ có thể tham chánh nếu quốc gia đó có diện tíchnhỏ.) Rousseau cũng nhận ra được một số khó khăn thực tếkhác khi chính thuyết của ông được áp dụng. Làm sao giúp cho nhân dânquyết định một cách sáng suốt hầu có thể đưa ra những đạo luật để chữa các cănbệnh của xã hội? Theo Rousseau, nếu nhân dân hiểu được vấn đề, họ có thể trìnhbày Y¨ Muốn Tập Thể một cách sáng suốt. Ðể giúp cho nhân dânhiểu được vấn đề, quốc gia cần đến một nhà lập pháp thông thái có khả năng đưara những dự luật phản ảnh Y¨ Muốn Tập Thể để nhân dân biểu quyết. Nhàlập pháp phải có cả khả năng thuyết phục nhân dân chấp thuận các dự luật bởi vìnhà lập pháp không có quyền sai khiến nhân dân làm theoý muốn của mình. Cũng như cơ quan hành pháp, nhà lập phápphải chịu trách nhiệm trước nhân dân vốn đại diện cho uy quyền tối thượng củaquốc gia. Quốc gia cần lập một hội đồng tư pháp giữ vai tròtrọng tài giữa nhân dân và chính quyền. Hội đồng tưpháp sẽ bảo vệ cho cả hai phía (nhân dân cũng như chính quyền) và có thể ngănchặn các hành động gây hại cho bất cứ phía nào. Hội đồng tư pháp cầnphải được theo dõi bởi vì nó có xu hướng bênh vực phíamạnh và xem thường bên yếu thế. Quốc gia cũng cần lập một hộiđồng thanh lọc mang vai trò bảo vệ đạo đức và truyền thống dân tộc. Hộiđồng thanh lọc sẽ hướng dẫn Dân Y¨ bằng cách can thiệp để không cho các ý kiếnnày vượt qua các giới hạn của đạo đức và thuần phong mỹ tục. Bất cứ quốc gia nào cũng phải trải qua những giai đoạnhiểm nghèo, vì vậy luật pháp của quốc gia đó cần phải uyển chuyển để chính phủcó thể đương đầu với các khó khăn một cách hữu hiệu. Trong những lúc nềnan ninh của quốc gia bị đe dọa, quyền lực hành pháp nên được tăng cường, và tácdụng của luật pháp có thể bị đình hoản để giúp cho cơ quan hành pháp giải quyếtcác trở ngại nhằm bảo vệ quốc gia. Tuy nhiên, việc tăng cườngquyền lực hành pháp là việc nguy hiểm cho nên phải được tiến hành một cách rấtthận trọng. Sau khi giai đoạn hiểm nghèo đã qua, tấtcả các quyền lực chính trị phải trở về trạng thái cũ và luật pháp do nhân dânbiểu quyết phải được tôn trọng như xưa. Nhận thấy rằng tôn giáo có thể chia rẽ dân chúng và gây ra nhiều trởngại cho quốc gia, Rousseau đề nghị mọi người trong một nước nên theo một quốc đạo. Theo ông, tôn giáo vàđiển hình là đạo Thiên Chúa La Mã luôn luôn là một quyền lực chia rẽ xã hộikhiến cho con người trong cùng một quốc gia khó có thể đoàn kết với nhau.Quốc đạo không phải là một chủ nghĩa mù quáng. Quốcđạo là một tôn giáo do toàn thể nhân dân trong một nước chấp nhận với nhữngnguyên lý được khẳng định rõ ràng để mọi người đồng hướng theohầu không bị chia rẽ bởi sự khác biệt về tôn giáo. Một công dân không cần tin theo những nguyên lý của quốc đạo nhưng công dân đó phảihành động theo các nguyên lý này vốn được toàn thể nhân dân đại diện cho uyquyền tối thượng trong quốc gia chấp nhận. Quốc gia có quyền chế tài hay trụcxuất những người nào không hành động theo các nguyênlý của quốc đạo.

Được tôn vinh là tinh hoa tư tưởng nhân loại, hơn 250 năm qua, quyển sách “Bàn về khế ước xã hội” của triết gia Jean-Jacques Rousseau đã tác động lớn đến sự hình thành các xã hội văn minh phương Tây lẫn phương Đông.

*

Tự do là điều kiện thiết yếu của con người

“Bàn về khế ước xã hội” (xuất bản năm 1762) là kiệt tác kinh điển của triết học chính trị phương Tây. Kế thừa tư tưởng của những triết gia vĩ đại thời kỳ khai sáng: Thomas Hobbes và John Locke, triết gia Jean-Jacques Rousseau phát triển học thuyết Khế ước xã hội theo hướng đúc rút những nguyên tắc liên kết mối quan hệ giữa các cá nhân, nhà nước, chính phủ để tạo thành xã hội vận hành theo ý chí nguyện vọng toàn dân.

*

Do đó, “Bàn về khế ước xã hội” coi là bản họa đồ nhằm xây dựng một thể chế dân chủ – cộng hòa, ngày nay hiểu là một chính quyền của dân, do dân và vì dân. Theo Jean-Jacques Rousseau, bằng cách sát cánh bên nhau thông qua một khế ước xã hội và từ bỏ các quyền tự nhiên, cá nhân sẽ giải thoát cả hai áp lực về sự cạnh tranh và phụ thuộc vào nhau, và như thế con người vẫn tồn tại tự do.

Nội dung “Bàn về khế ước xã hội” chia làm bốn quyển rất khúc chiết. Quyển thứ nhất khái lược quá trình hình thành xã hội và lý do con người cần phải cùng nhau tham gia vào xã hội dân sự thông qua khế ước (công ước/ hiến pháp/ hiệp ước). Quyển thứ hai bàn về lập pháp và ý chí toàn dân. Quyển thứ ba lập luận vấn đề hành pháp. Quyển thứ tư luận về tư pháp.

*

Những quy ước, định hướng trong xã hội

“Bàn về khế ước xã hội” đã tạo nên bước ngoặt quyết định cho triết học chính trị và xã hội hiện đại. Những quan điểm pháp chế, định hướng xây dựng xã hội trong “Bàn về khế ước xã hội” đã mở đường cho đại cách mạng Pháp năm 1789, đặt nền móng hình thành Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế năm 1948 và là một trong những tác phẩm quan trọng trong phong trào Minh Trị duy tân tại Nhật Bản.

Cho đến nay, “Bàn về khế ước xã hội” vẫn là tác phẩm được khảo cứu, vận dụng tại nhiều quốc gia cũng như các tổ chức toàn cầu nhằm tìm kiếm giá trị và chuẩn mực công dân toàn cầu khao khát hiện thực hóa để nhân loại chung sống hòa bình, tương trợ lẫn nhau. Điển hình như dự án Khảo sát Giá trị Thế giới (World Values Survey) hay các hiệp ước, công ước giữa quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xem thêm: Megame - Lmht: Top Tướng Đường Trên Bản 12

*

Bất cứ giai đoạn lịch sử nào, khi con người vẫn còn hướng vọng về một xã hội tự do, công bằng thì “Bàn về khế ước xã hội” vẫn còn nguyên giá trị tư tưởng. Nhà sáng lập – Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ đã cẩn trọng tuyển chọn điển tác “Bàn về khế ước xã hội” là một trong những cuốn sách quý thuộc lĩnh vực Chính trị học trong Tủ sách Nền tảng Đổi đời. Độc giả có thể tìm đọc và chọn mua cuốn sách “Bàn về khế ước xã hội” tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee trên toàn quốc hoặc tại App Trung Nguyên Legend Café cho phiên bản in và ebook.