Qua mỗi bộ phim cổ trang Trung Quốc chúng ta đã được xem đều chứng kiến vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân của giới quý tộc Trung Quốc xưa, nhưng vẻ đẹp thật sự của họ như thế nào thì hãy đọc bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Bất ngờ với nhan sắc thật sự của công chúa, hoàng hậu trung quốc thời xa xưa


Thục phi Văn Tú

Có lẽ đứng đầu danh sách những Cung tần khiến khán giả một phen bất ngờ khi chiêm ngưỡng ảnh đời thực, đó là Thục phi Văn Tú. Vốn là phi tần của vị Hoàng đế cuối cùng Trung Hoa, hình tượng Thục phi Văn Tú trong các bộ phim cổ trang xưa là một người xinh đẹp, sắc nước hương trời, vẻ đẹp khiến người đời thổn thức.

*

Nhan sắc khác hẳn trên phim

*

Nhan sắc thật sự ngoài đời không khỏi khiến người nhìn bất ngờ

*

Có thể nhiều người sẽ sốc khi nhìn thấy ảnh này

Từ Hy Thái Hậu

Trong vai diễn của Từ Hy Thái hậu, đó là các diễn viên không chỉ xinh đẹp hơn người mà còn toát lên sự mạnh mẽ, uy quyền. Do vậy, không có gì lạ khi mỗi khi nhắc đến Từ Hy Thái hậu, dân tình luôn dành những lời lẽ hoa mỹ nhất để miêu tả về nhan sắc của bà. Trên thực tế, đây là những bức hình về vẻ ngoài của người phụ nữ quyền lực trong lịch sử Trung Hoa.

*

Nhan sắc ngoài đời của Từ Hy Thái Hậu

Từ Hy Thái Hậu và dàn hậu cung

Tuy vậy, không phải ai cũng kém sắc như những bức ảnh trên. Trong những bức ảnh cũ được truyền lại cho đến ngày nay, vẫn có nhiều thành viên trong hoàng tộc Thanh Triều, đặc biệt là những người sống ở các triều đại cuối cùng sở hữu nhan sắc vượt trội. Qua các bức ảnh đen trắng, chất lượng thấp và chưa hề được chỉnh sửa, khí chất hoàng tộc cao quý cùng đường nét gương mặt sắc sảo của họ vẫn đủ khiến cộng đồng mạng phải xuýt xoa.

Uyên Dung – vợ vua Phổ Nghi – vị hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh

Vua Quang Tự (Trung Quốc) và Trân Phi

Trân Phi – sủng phi của vua Quang Tự (Trung Quốc) với vẻ đẹp đúng tiêu chuẩn ngày xưa

Vương Mẫn Đồng – người được mệnh danh là ” cách cách đẹp nhất nhà Thanh “

Trong khi đó, vẻ đẹp của Hoàng hậu Uyển Dung cũng là một cái tên được lưu truyền cho đến ngày nay. Vẻ đẹp ngoài đời thực sẽ không khiến dân tình thất vọng. Theo những ghi chép của sử sách, dung mạo của Hoàng hậu Uyển Dung thao tao, nho nhã. Với mái tóc đen tuyền, đôi môi ửng đỏ, nhan sắc của Hoàng hậu khiến ai cũng không thể kìm lòng.

*

Hoàng đế Đại Thanh cũng như mọi người đàn ông trong xã hội Mãn Thanh, đều theo thể chế thê thiếp. Các vị trí chính thê hay thứ thiếp trong hậu cung nhà Thanh, về căn bản được chia làm các cấp bậc chính:
Hoàng hậu là danh vị cao, thân phận độc nhất vô nhị, theo quy định của triều Thanh thì một phi tần cũng được truy phong thụy hiệu Hoàng hậu nếu là (Đế mẫu). Trường hợp này xuất hiện rất nhiều vào thời nhà Thanh, điển hình là Hiếu Trang Văn hoàng hậu, Sùng Khánh Hoàng thái hậu hay cả Từ Hi Hoàng thái hậu (thụy hiệu của bà là Hiếu Khâm Hiển hoàng hậu). Cũng có một trường hợp độc nhất vô nhị, khi không phải Hoàng hậu của Tiên Đế cũng không phải Đế mẫu của Hoàng đế tương lai mà vẫn được truy phong làm Hoàng hậu, ấy là Đổng Ngạc phi của Thanh Thế Tổ.
Trong hậu cung thì Hoàng hậu là (Chủ nội trị), là người trên danh nghĩa chủ trì tất cả mọi việc. Theo quan niệm đa thê, Hoàng hậu là chính thê, cho nên được coi là (Hoàng đích mẫu) hay (Hoàng ngạch nương) của tất cả các Hoàng tử và Hoàng nữ trong hậu cung, bất luận đó là con của phi tần nào đi nữa. Đầu nhà Thanh, Hoàng hậu sống ở Khôn Ninh cung, từ thời Ung Chính thì dọn sang một trong mười hai cung ở hậu cung.
*

Bát Nhĩ Tề Cát Đặc phế hậu (Thanh Thế Tổ Phế hậu)

Tên đầy đủ: Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Ngạch Nhĩ Đức Ni Bổn Ba Sinh: ? Mất: ? Tại vị: 27 tháng 9 năm 1651 - 25 tháng 10 năm 1653 (2 năm, 28 ngày) An táng:

Là Hoàng hậu đầu tiên của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế và là cháu gái ruột của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu.


Bà là vị Hoàng hậu đầu tiên được phong sau khi nhập quan và là người đầu tiên được hưởng quy chế lễ đại hôn khi thành thân với Hoàng đế, tức được kiệu đưa vào cung qua Đại Thanh môn. Vì các Hoàng đế nhà Thanh về sau đa phần nối ngôi khi trưởng thành, từ lâu đã có Phúc tấn, vì vậy những Hoàng hậu từ đại hôn như bà không nhiều, từ sau chỉ có: Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu và Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu. Bà cũng là Hoàng hậu đầu tiên và duy nhất của triều đại nhà Thanh bị Hoàng đế ra chỉ dụ phế Hậu khi đang còn tại vị, năm 1653 bị giáng làm Chính tam phẩm Tĩnh phi.

*

Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu (Thanh Thế Tổ Kế hậu)

Tên đầy đủ:
Bác Nhĩ Tế Cát Đặc A Lạp Thản Kì Kì Các Thụy hiệu: Hiếu Huệ Nhân Hiến Đoan Ý Từ Thục Cung An Thuần Đức Thuận Thiên Dực Thánh Chương Hoàng hậu Tước hiệu: Nhân Hiến Khác Thuận Thành Huệ Thuần Thục Đoan Hi Hoàng thái hậu Sinh: 5 tháng 11, 1641, Khoa Nhĩ Thấm, Mông Cổ Mất: 7 tháng 1, 1718 (76tuổi), Ninh Thọ cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh Tại vị: 15 tháng 6 năm 1654 - 7 tháng 1 năm 1661 An táng: Hiếu Đông lăng, Thanh Đông lăng
Là Hoàng hậu thứ hai của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế và là cháu gái họ của Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Hoàng hậu.
Bà là vị Hoàng thái hậu có thời gian tại vị cao nhất hậu cung Nhà Thanh cũng như xét trong lịch sử Trung Quốc (57 năm), cao hơn cả Hiếu Nguyên Hoàng thái hậu của nhà Hán (54 năm). Cùng với thời gian ở ngôi Hoàng hậu, bà đã tại vị tối cao trong hậu cung nhà Thanh tổng cộng 64 năm, lâu hơn bất kỳ vị Hoàng hậu nào khác.
*

Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu (Nhân Hiếu Hoàng hậu)

Tên đầy đủ: Hách Xá Lý thị Thụy hiệu: Nhân Hiếu Hoàng hậu, Hiếu Thành Cung Túc Chánh Huệ An Hòa Thục Ý Khác Mẫn Lệ Thiên Tương Thánh Nhân Hoàng hậu Sinh: 26 tháng 11năm 1653 Mất: 16 tháng 6năm 1674 (20tuổi), Khôn Ninh cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh Tại vị: 8 tháng 9 năm 1665 – 3 tháng 5 năm 1674 An táng: 17 tháng 2 năm 1681, Cảnh lăng (景陵), Thanh Đông lăng Phối ngẫu: Khang Hi Hoàng đế
Là Hoàng hậu đầu tiên của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế, sinh mẫu của Phế Thái tử Dận Nhưng và là cháu nội Phụ chính đại thần Sách Ni, cháu gọi Sách Ngạch Đồ bằng chú.
Bà là một trong 4 vị Hoàng hậu chính thức của nhà Thanh có lễ đại hôn, tức là phong Hoàng hậu ngay ngày đại hôn lễ, rước kiệu đi qua Đại Thanh môn, mà không phải từ Tiềm để phong lên hay thứ phi tấn phong. Bao gồm Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Hoàng hậu, Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu cùng Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu.
*

Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu

Tên đầy đủ:
Nữu Hỗ Lộc thị Thụy hiệu:Hiếu Chiêu Tĩnh Thục Minh Huệ Chánh Hòa An Dụ Đoan Mục Khâm Thiên Thuận Thánh Nhân Hoàng hậu Sinh: 1653 Mất: 18 tháng 3 năm 1678 (26 tuổi), Khôn Ninh cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh Tại vị: 11 tháng 5 năm 1677 - 26 tháng 2 năm 1678 An táng: 25 tháng 4, năm 1681, Cảnh lăng, Thanh Đông lăng, Tuân Hóa, Hà Bắc Phối ngẫu: Khang Hi Hoàng đế Là Hoàng hậu thứ hai của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế và là con gái của Phụ chính đại thần Át Tất Long.
*

Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu

Tên đầy đủ:
Đông Giai thị Thụy hiệu: Hiếu Ý Ôn Thành Đoan Nhân Hiến Mục Hòa Khác Từ Huệ Phụng Thiên Tá Thánh Nhân Hoàng hậu Sinh: ? Mất: 24 tháng 8, năm 1689, Thừa Càn cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh Tại vị: 25 tháng 10 năm 1681 - 8 tháng 7 năm 1689 An táng: 20 tháng 12 năm 1689, Cảnh lăng, Thanh Đông lăng Phối ngẫu: Khang Hi Hoàng đế Là Hoàng hậu thứ ba của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế, cháu gái của Hiếu Khang Chương Hoàng hậu, sinh mẫu của Hoàng bát nữ, dưỡng mẫu của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế.

Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu

Tên đầy đủ:
Ô Lạt Na Lạp thị Thụy hiệu: Hiếu Kính Cung Hòa Ý Thuận Chiêu Huệ Trang Túc An Khang Tá Thiên Dực Thánh Hiến Hoàng hậu Sinh: 28 tháng 6, 1681 Mất: 29 tháng 10, 1731 (50tuổi), Sướng Xuân viên, Bắc Kinh Tại vị: 4 tháng 2 năm 1723 – 29 tháng 9 năm 1731 An táng: 2 tháng 3 năm 1737, Thái lăng, Tây Thanh Mộ Phối ngẫu: Ung Chính Hoàng đế Là Hoàng hậu duy nhất tại vị của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế và là sinh mẫu của Đoan Thân vương Hoằng Huy.

Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu

Tên đầy đủ:
Phú Sát thị Thụy hiệu:Hiếu Hiền Thành Chính Đôn Mục Nhân Huệ Huy Cung Khang Thuận Phụ Thiên Xương Thánh Thuần Hoàng hậu Sinh: 28 tháng 3, 1712 Mất: 8 tháng 4, 1748 (36tuổi), Đức Châu, Sơn Đông Tại vị: 3 tháng 9 năm 1735 – 11 tháng 3 năm 1748 An táng: 27 tháng 10 năm 1752, Địa cung của Thanh Dụ lăng Là nguyên phối Hoàng hậu của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Sinh mẫu của: Đoan Tuệ Thái tử Vĩnh Liễn Triết Thân vương Vĩnh Tông Hoàng trưởng nữ Cố Luân Hòa Kính công chúa


Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu

Tên đầy đủ:
Ô Lạt Na Lạp thị Thụy hiệu: Không có Sinh: 11 tháng 3, 1718 Mất: 19 tháng 8, 1766 (48tuổi) Tử Cấm Thành, Bắc Kinh Tại vị: 1 tháng 7 năm 1748 - 2 tháng 8 năm 1750 An táng: 28 tháng 9 năm 1766, Phi viên tẩm của Thanh Dụ lăng, chung với Thuần Huệ Hoàng quý phi Là Hoàng hậu thứ hai của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Sinh mẫu của: Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ Hoàng ngũ nữ Hoàng thập tam tử Vĩnh Cảnh

Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu

Tên đầy đủ:
Hỉ Tháp Lạp thị Thụy hiệu: Hiếu Thục Đoan Hòa Nhân Trang Từ Ý Đôn Dụ Quang Thiên Hựu Thánh Duệ Hoàng hậu Sinh: 2 tháng 10, 1760 Mất: 5 tháng 3, 1797 (36tuổi) Tử Cấm Thành, Bắc Kinh Tại vị: 4 tháng 1 năm 1796 – 7 tháng 2 năm 1797 An táng: 22 tháng 10 năm 1803, Xương lăng (昌陵), Thanh Tây lăng Phối ngẫu: Gia Khánh Hoàng đế Là nguyên phối Hoàng hậu của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế. Sinh mẫu của: Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế Cố Luân Trang Tĩnh công chúa

Hiếu Hoà Duệ Hoàng hậu

Tên đầy đủ:
Nữu Hỗ Lộc thị Thụy hiệu: Hiếu Hòa Cung Từ Khang Dự An Thành Khâm Thuận Nhân Chính Ứng Thiên Hi Thánh Duệ Hoàng hậu Tước hiệu: Cung Từ Khang Dự An Thành Trang Huệ Thọ Hi Sùng Kì Hoàng thái hậu Sinh: 20 tháng 11, 1776 Mất: 23 tháng 1, 1850 (73tuổi), Thọ Khang cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh Tại vị: 18 tháng 4 năm 1799 - 25 tháng 7 năm 1820 An táng: 26 tháng 2 năm 1853, Xương Tây lăng, Thanh Tây lăng Phối ngẫu: Gia Khánh Hoàng đế Là Hoàng hậu thứ hai của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế. Tuy bà cũng có con trai là Hoàng Đích tử nhưng cuối cùng bà đã ủng hộ cho Trí Thân vương Miên Ninh là con trai duy nhất của Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu lên kế vị tức Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế. Điều này khiến Đạo Quang Đế hết mực cung dưỡng bà như sinh mẫu. Kể từ lúc làm Hoàng hậu dưới triều Gia Khánh Đế đến khi lên ngôi Hoàng thái hậu dưới triều Đạo Quang Đế, bà đã tại vị tối cao trong hậu cung nhà Thanh 48 năm, trở thành một trong những Hoàng thái hậu trường thọ nhất triều đại này. Sinh mẫu của: Hoàng thất nữ Đôn Khác Thân vương Miên Khải Thụy Hoài Thân vương Miên Hân

Hiếu Thận Thành Hoàng hậu

Tên đầy đủ:
Đông Giai thị Thụy hiệu: Hiếu Thận Mẫn Túc Triết Thuận Hòa Ý Thành Huệ Đôn Khác Hi Thiên Di Thánh Thành Hoàng hậu Sinh:10 tháng 6, 1790 Mất: 16 tháng 6, 1833 (43tuổi), Tử Cấm Thành, Bắc Kinh Tại vị: 3 tháng 12 năm 1820 – 29 tháng 4 năm 1833 An táng: 11 tháng 12 năm 1835, Mộ lăng, Thanh Tây lăng Phối ngẫu: Đạo Quang Hoàng đế Là kế thất nhưng là Hoàng hậu đầu tiên của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế. Sinh mẫu của Cố Luân Đoan Mẫn công chúa.

Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu

Tên đầy đủ: Nữu Hỗ Lộc thị Thụy hiệu: Hiếu Toàn Từ Kính Khoan Nhân Đoan Khác An Huệ Thành Mẫn Phù Thiên Đốc Thánh Thành Hoàng hậu Sinh: 24 tháng 3, 1808, Tô Châu, Trung Quốc Mất: 13 tháng 2, 1840 (31tuổi) Viên Minh Viên, Bắc Kinh Tại vị: 15 tháng 8 năm 1833 - 18 tháng 10 năm 1834 An táng: 20 tháng 11, Mộ lăng, Thanh Tây lăng Phối ngẫu: Đạo Quang Hoàng đế Là Hoàng hậu tại vị thứ hai của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế. Sinh mẫu của: Cố Luân Đoan Thuận công chúa Cố Luân Thọ An công chúa Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế

Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậu (Từ An Thái Hậu)

Tên đầy đủ:
Nữu Hỗ Lộc thị Thụy hiệu: Hiếu Trinh Từ An Dụ Khánh Hòa Kính Thành Tĩnh Nghi Thiên Tộ Thánh Hiển Hoàng hậu Tước hiệu: Từ An Đoan Dụ Khang Khánh Chiêu Hòa Trang Kính Mẫu Hậu Hoàng thái hậu Sinh: 12 tháng 8, 1837, Quảng Tây, Liễu Châu Mất: 8 tháng 4, 1881 (43tuổi), Chung Túy cung, Tử Cấm Thành Tại vị: 11 tháng 11 năm 1861 – 8 tháng 4 năm 1881 An táng: 17 tháng 9 năm 1881, Phổ Tường Dục Định Đông lăng, Đông Thanh Mộ Phối ngẫu: Hàm Phong Hoàng đế
Là Hoàng hậu tại vị duy nhất của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế và là Hoàng thái hậu dưới thời Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế, đồng nhiếp chính với Từ Hi Thái hậu. Sau khi Đồng Trị Đế băng hà, Thanh Đức Tông Quang Tự Đế kế vị, bà lại tiếp tục giữ vai trò nhiếp chính cùng với Từ Hi Thái hậu. Bà cùng với Từ Hi Thái hậu là hai vị hậu cung đầu tiên và duy nhất nhiếp chính của triều đại nhà Thanh.

Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu

Tên đầy đủ:
A Lỗ Đặc thị Thụy hiệu: Hiếu Triết Gia Thuận Thục Thận Hiền Minh Cung Đoan Hiến Thiên Chương Thánh Nghị Hoàng hậu Sinh: 25 tháng 7, 1854 Mất: 27 tháng 3, 1875 (20tuổi) Trữ Tú cung, Tử Cấm Thành Tại vị: 14 tháng 9 năm 1872 – 5 tháng 12 năm 1875 An táng: 26 tháng 3 năm 1879, Huệ lăng, Thanh Đông lăng, Tuân Hóa Phối ngẫu: Đồng Trị Hoàng đế
Là Hoàng hậu duy nhất của Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế. Bà là một trong 4 vị Hoàng hậu của nhà Thanh xuất thân từ Mông Cổ bênh cạnh Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu, Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Hoàng hậu và Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu, không xét các trường hợp truy phong như Hiếu Trang Văn Hoàng hậu và Hiếu Tĩnh Thành Hoàng hậu. Bà cũng là một trong 4 vị Hoàng hậu duy nhất của nhà Thanh được hưởng quy chế lễ đại hôn khi thành thân với Hoàng đế bên cạnh Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Hoàng hậu, Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu và Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu, tức được kiệu đưa vào cung qua Đại Thanh Môn. Những vị khác nếu không phải là từ Tiềm để tấn tôn Hoàng hậu cũng là phi tần được tấn phong sau khi cố Hoàng hậu qua đời.

Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu (Long Dụ Hoàng hậu)

Tên đầy đủ:
Diệp Hách Na Lạp Tĩnh Phân Thụy hiệu: Hiếu Định Long Dụ Khoan Huệ Thận Triết Hiệp Thiên Bảo Thánh Cảnh hoàng hậu Sinh: 28 tháng 1, 1868 Mất: 22 tháng 2, 1913 (45tuổi), Trường Xuân cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh Tại vị: 27 tháng 1 năm 1889 – 21 tháng 10 năm 1908 An táng: 16 tháng 11 năm 1913, Sùng lăng, Thanh Tây lăng Phối ngẫu: Quang Tự Hoàng đế
Là Hoàng hậu duy nhất của Thanh Đức Tông Quang Tự Đế. Bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính dưới thời Thanh Cung Tông Tuyên Thống Đế, Hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh. Vì vậy bà cũng là Hoàng thái hậu cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Bà được biết đến vai trò lớn là ký hiệp ước thoái vị thay cho vị Hoàng đế trẻ tuổi vào năm 1912, về cơ bản chấm dứt triều đại nhà Thanh và chấm dứt chế độ quân chủ Trung Quốc.

Xem thêm: Cách Loại Bỏ Mảng Bám Đen Trên Răng Cứng Đầu, Cao Răng Đen Là Gì


Hiếu Khác Mẫn Hoàng hậu (Mạt đại Hoàng hậu)

Tên đầy đủ: Quách Bố La Uyển Dung Sinh: 13 tháng 11năm 1906, Bắc Kinh, Đại Thanh Mất: 20 tháng 6năm 1946 (39tuổi), Diên Cát, Cát Lâm Tại vị: 1 tháng 3 năm 1934 – 20 tháng 6 năm 1945 (11 năm, 111 ngày) An táng: 23 tháng 10 năm 2006, Phổ Nghi mộ, Tây Thanh Mộ Phối ngẫu: Phổ Nghi Hoàng đế
Là Hoàng hậu tại vị duy nhất của Tuyên Thống Đế Phổ Nghi. Bà là vị Hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa, dù thực tế danh vị Hoàng hậu của bà chỉ là trên danh nghĩa vì Phổ Nghi đã thoái vị vào năm 1912 do quyết định của Long Dụ Hoàng thái hậu. Bà cũng là vị Hoàng hậu duy nhất của nhà Thanh, tuy thành thân với Hoàng đế dưới danh vị Hoàng hậu, không phải tấn tôn từ Tiềm để hay phi tần được tấn phong sau khi cố Hoàng hậu qua đời, nhưng trong đại hôn lại không được kiệu đưa vào cung qua Đại Thanh môn. Đây là một nghi lễ rất quan trọng trong đại hôn của Hoàng hậu và Hoàng đế. Do tính chất lịch sử, chỉ duy nhất có 4 vị Hoàng hậu đời trước gồm Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Hoàng hậu, Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu và Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu được hưởng quy chế này.