Gián – Loài côn trùng chuyên ăn chất thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người, cống rãnh, bãi rác,… Đêm xuống là khoản thời gian gián hoạt động mạnh nhất. Chúng sẽ lùng sục từng ngóc ngách trong tủ bếp, thùng rác, nhà vệ sinh, cống thoát nước. Gián được xem là loài côn trùng gây hại bậc nhất bởi lượng lớn vi trùng, vi khuẩn đang cư ngụ trên người chúng. Gián có mùi rất khó chịu, thường xuyên phá hoại thức ăn, gặm nhắm, cắn phá đồ vật trong nhà. Gián còn là vật chủ trung gian truyền nhiều dịch bệnh nguy hiểm như kiết lỵ, thương hàn, hen suyễn.

Bạn đang xem: Gián đẻ con hay trứng

Có thể nói cùng với mối thì đây là 2 loài hay xuất hiện nhất trong gia đình của bạn. Với gián các bạn có thể xử lý bằng thuốc xịt ngay tại nhà còn với mối thì khó hơn bạn có thể phải cần đến dịch vụ diệt mối để loại bỏ chúng.

Đặc điểm sinh học

Gián thuộc lớp côn trùng – Insecta, bộ cánh gián – Blattodea. Gián xuất hiện hầu hết ở khắp mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ 2 vùng cực Bắc, cực Nam và các vùng núi cao trên 3.000 mét. Cơ thể gián dẹt, có cánh ôm hết phần lưng sau. Đầu ẩn dưới phần ngực trò. Râu gián dài và có nhiều đốt. Cơ hàm gián dạng gặm, nhai. Tùy theo loài gián mà cơ thể chúng có kích thước khác nhau, có thể dài từ 3 đến 80 mm. Toàn thân gián phủ 1 màu nâu sáng, hoặc đen. Gían rất ít khi bay, bù lại chúng có tốc độ bò rất nhanh.

Theo các tài liệu nghiên cứu côn trùng học, chúng ta phát hiện được hơn 3.600 loài Gián thuộc 6 họ. Tuy nhiên, chỉ có loài gián nhà là nổi bật hơn cả bởi chúng xuất hiện nhiều hơn cả.

Phân loại

Các loại gián nhà mà chúng ta thường gặp gồm các loại sau:

*
Loài gián Mỹ có mặt trên khắp thế giới.

Gián Mỹ – Periplanete americana: Xuất hiện gần như ở tất cả các khu dân cư của con người trên toàn thế giới. Chúng có chiều dài cơ thể là 35 – 45 mm, màu cánh đậm hơn. Loài này đẻ trứng theo ổ, có 17 trứng, xếp dài thành hàng, dài từ 10 – 12 mm.

*
Loài gián Úc có 2 sọc vàng nhạt 2 bên thân.

Gián Úc – Periplanete australasiae: Sinh sống chủ yếu ở các vùng có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Gián Úc có cơ thể tương tự loài gián Mỹ, nhưng chiều dài cơ thể bé hơn, tậm 31- 37 mm, màu sắc loài này cũng đen hơn. Điểm dễ nhận ra ở loài Gián Úc này là có 2 sọc màu vàng nhạt từ 2 bên hông của cánh trải dài xuống 1/3 chiều dài cánh trước. 1 ổ Gián Úc thường có tầm 20 – 25 trứng.

*
Gián Đông Phương có màu đem sẫm.

Gián Đông phương – Blatta orientalis: Dễ dàng bắt gặp loài gián này ở vùng khí hậu mát mẻ. Sở hữu kích thức bé nhỏ, cỡ 20 – 28 mm, cơ thể màu đen sậm. Ổ trứng gián Đông Phương có thể xếp hàng dài tầm 10 – 12 mm, có khoảng 15 – 19 trứng.

*
Gián Băng Vàng có dải màu vàng, nâu ngang lưng

Gián có băng vàng, nâu – Supella longipalpa: Xuất hiện hầu hết ở khắp mọi khu dân cư. Chiều dài cơ thể khoảng 10 – 15 mmm, có 1 dải màu vàng, nâu băng ngang lưng. Ổ trứng dài tầm 3 – 5 mm, có 15 trứng trong cùng 1 ổ.

*
Gián Đức

Gián Đức – Blattella germanica: 1 loài gián dễ bắt gặp ở khắp mọi nơi. Dài khoảng 10 – 15 mm, thân thể có màu nâu vàng sáng. Ổ trứng dài 7 – 9 mm và có 40 cá thể trứng trong cùng 1 ổ.

Vòng đời của gián

*
Gián đẻ trứng

Gián là loài côn trùng có vòng đời biến thái không hoàn toàn, trải qua 3 giai đoạn: trứng – thiếu trùng – gián trưởng thành. Khi đẻ, gián cái kết dính các cá thể trứng thành 1 ổ có hình dáng như quả đậu. Tùy theo loài, nhiệt độ môi trường, trứng gián có thể nở sau khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng.

Gián con hay còn gọi là thiếu trùng, chúng không có cánh và kích thước của chúng rất nhỏ bé, tậm vài mm. Thiếu trùng sau khi mới nở sẽ mang màu trắng, nhưng chỉ 1 vài tiếng sau chúng sẽ có màu đen. Thiếu trùng sẽ phát triển thành gián trưởng thành bằng cách lột xác. Tiến trình này kéo dài từ 1 vài tháng hoặc hơn 1 năm tùy vào đặc điểm từng loài. Gián trưởng thành sẽ có hoặc không có cánh.

Tập tính của gián

Gián có lợi thì ít nhưng gây hại thì nhiều, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hằng ngày của con người. Gián sinh trưởng thành bầy đàn, hoạt động mạnh nhất là vào đêm. Ban ngày chúng sẻ ấn núp ở các kẽ tường, khe tủ, hoặc những nơi kín đáo khác trong nhà bạn. Chỉ cần vô tình chúng ta bật đèn sáng ở bếp vào ban đêm thì sẽ thấy gián di chuyển loạn xạ để tìm chỗ ẩn nấp.

Gián nhà thuộc loại côn trùng ăn tạp và chúng cực kỳ phàm ăn. Chúng có thể tiêu hóa hầu hết tất cả các loại thức ăn mà con người chưa, đã và đang sử dụng. Đặc biệt chúng rất hứng thú với bột, đường như sữa, bơ, đồ ngọt,… Gián cũng gặm bìa, gáy sách, ăn cả gián chết, huyết tươi/khô, phân, móng chân của con người,… chúng hầu như không bỏ qua thứ gì trong nhà bạn.

Sự phát tán

Có những loài gián có tập tính di chuyển thành đàn bởi sự sinh trưởng đông đúc. Chúng tập kết ở các địa điểm mới bằng cách chạy, hoặc bay. Chúng hay trú ẩn ở các chai, hộp rỗng, túi đựng thức ăn, các địa điểm mà con người lưu trữ thực phẩm. Dựa vào việc ẩn nấp tại các phương tiện di chuyển của con người như máy bay, xe lửa, tàu biển,… gián có thể di chuyển đến khắp mọi nơi trên thế giới.

Gián là loài côn trùng gây bệnh

Mùi hôi tiết ra từ cơ thể gián sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mùi vị của nhiều loại thực phẩm của con người. Khi lượng gián tập trung ở 1 khu vực mà nhiều thì toàn bộ nơi đó sẽ bốc lên 1 mùi đặc trưng của loài gián. Rất nhiều tế bào gây bệnh, vi khuẩn cũng được phát hiện trên cơ thể gián, có thể kể đến 1 số căn bệnh do gián gây ra như kiết lỵ, thương hàn, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,… Các loại vi khuẩn gây bệnh này ẩn mình trên chân gián, rồi bám vào thức ăn, hộp đựng thức ăn, dụng cụ múc thức ăn khi chúng đi kiếm mồi. Phân thải ra từ gián cũng chứa 1 hàm lượng chất dị ứng khó chịu với con người.

Một số biện pháp phòng chống gián

Phải thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, nơi sinh hoạt luôn trong tình trạng sạch sẽ. Có thể nhờ sự can thiệp của các biện pháp hóa học để tiêu diệt chúng nếu gián xuất hiện quá nhiều, sau đó chúng ta phải cải tạo lại môi trường sống, dẹp trừ nơi ẩn nấp và nguồn thức ăn của gián.

Nếu vô tình chúng ta thấy được sự góp mặt của gián con, trứng gián trong nhà, thì đó là dấu hiệu rõ ràng nhất cho việc nhà bạn đã là nơi mà gián định cư lâu dài.

Có thể diệt gián bằng biện pháp phun thuốc diệt gián dạng phun tồn lưu ở những địa điểm, ngóc ngách mà gián thường xuyên xuất hiện.

Gián là loài có tốc độ sinh sản báo động. Chỉ cần trong nhà bạn xuất hiện một vài con gián là có thể nhanh chóng trở thành một sự phá hoại và thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người trong gia đình. Vậy gián đẻ trứng hay đẻ con? Cùng Vệ Sinh Nhà 247 tìm hiểu về đặc tính, tác hại và cách tiêu diệt gián nhé!

*


Tìm hiểu về đặc tính của loài gián
Những tác hại do loài gián gây ra
Cách tiêu diệt gián hiệu quả an toàn

Tìm hiểu về đặc tính của loài gián

Gián là loài côn trùng sinh sản và phát triển xung quanh khu vực có chứa thức ăn, nguồn nước như: khu vực bếp, nhà vệ sinh, môi trường quán ăn hay sọt rác.

Gián cũng là loài côn trùng gây ra nhiều dịch bệnh nguy hại đến con người ví dụ như bệnh viêm dạ dày, bệnh Salmonella, tiêu chảy, viêm đường ruột và nhiều dịch bệnh gây nhiễm khuẩn trực tiếp lên đồ ăn, thức uống của con người

Tuy gây ra nhiều tác hại đến con người, nhưng việc tiêu diệt xử lý chúng cũng rất khó khăn, bởi vì số lượng gián rất nhiều và đặc biệt là khả năng sinh sản của chúng quá mạnh.

*

Gián sinh sản như thế nào? Đẻ trứng hay đẻ con?

Theo nghiên cứu của một số chuyên gia từ Nhật Bản thì loài gián có thể sinh sản vô tính. Các thí nghiệm trên cơ thể gián cái trưởng thành chưa từng tiếp xúc với gián đực cho thấy: Sau khoảng hai tuần thì cá thể cái đã có thể tự sinh sản mà không cần tiếp xúc với con đực.

Để trả lời cho câu hỏi gián đẻ trứng hay đẻ con thì câu trả lời là chúng đẻ trứng. Khi gián sinh sản sẽ đẻ ra một bao trứng màu trắng còn được gọi là với cái tên khoa học là Ootheca. Mỗi một bao trứng có thể chứa đựng tới 40 quả trứng. Bao trứng này tương đối cứng cáp để bảo vệ trứng bên trong khỏi những kẻ săn mồi và các loại côn trùng khác. 

*

Gián thường đẻ trứng ở đâu? Trứng gián nở trong bao nhiêu ngày

Gián thường lựa chọn cho mình những vị trí khuất lấp, khó bị phát hiện như xó bếp, ngăn tủ, quần áo để đẻ trứng

Trứng gián thường sẽ nở trong khoảng thời gian từ 20 đến 60 ngày. Sau khi đẻ thì khoảng cỡ 2 tuần sau gián cái sẽ tiếp tục quá trình sinh sản. Đó chính là một trong những nguyên nhân chính vì sao mà đàn gián sinh sản vô cùng nhiều với tốc độ cực kỳ nhanh. 

*

Tuổi thọ của loài gián

Cũng theo các nghiên cứu từ chuyên gia đến từ Đại học Hokkaido, gián có thể sinh sống được khoảng 600 ngày, tính cả thời gian ấu trùng hay trứng gián.

Nhiều chuyên gia thực hiện các nghiên cứu về loài gián đều nhận xét rằng, nếu không may xảy ra thảm họa bom nguyên tử trên thế giới thì có khi chỉ có loài gián là loài duy nhất chưa bị diệt vong.

Với thời gian sống lâu dài và khả năng sinh sản chóng mặt của mình, loài gián là loài khó bị tiêu diệt nhất, gây nên nhiều phiền hà cho con người.

Ngoài ra cũng có một điều khá thú vị về loài gián bạn cũng cần nên quan tâm, đó là loài gián có thể giả vờ chết để đánh lừa con mồi xung quanh, với khả năng nhanh nhẹn, bạn thường phải dùng đến các vật dài để đánh khi nhìn thấy chúng, tuy nhiên gián cũng có thể vờ như đã chết để đánh lừa bạn, vì thế, bạn phải đập gián nát xẹp để chúng không còn khả năng sống sót nào, rồi sau đó bỏ chúng trong bao ni lông cột lại và bỏ vào sọt rác nhé.

Gián còn một khả năng là có thể sống bất tử, bởi khi bị mất lìa đầu, gián vẫn có thể tiếp tục sống, bởi lẽ các mạch máu của chúng đông cứng, chứ không có lưu thông thường xuyên như các loài động vật khác hay là con người, nên không gây ra ảnh hưởng đến mạch máu đưa lên não, cũng như sẽ không bị mất máu như các loài động vật khác. Khi đầu gián bị lìa ra khỏi thân xác, chúng vẫn có thể tự cải thiện cơ thể của mình để tiếp tục tồn tại.

*

Những tác hại do loài gián gây ra

Gây ra căn bệnh hen suyễn

Bất cứ nơi nào có gián đi qua, chúng đều sẽ để lại dấu vết đặc trưng của mình ví như phân, nước bọt hay cánh gián. 

Giống như các loại côn trùng bọ ve, những bộ phận cơ thể của gián có chứa các protein và các chất dị ứng có thể gây hiện tượng dị ứng trên da hoặc gây ra các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Đặc biệt hơn là cơ thể gián chứa một lượng lớn bào tử nấm, mà nó tồn tại trong không khí chính là một nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn.

Thói quen hay giết gián bằng dép ai ai cũng nghĩ là vô hại. Tuy vậy, nó cũng liên quan đến căn bệnh hen suyễn đấy. Các nhà nghiên cứu đã cho biết thời điểm gián bị đánh “bẹp dí” cũng chính là lúc vi khuẩn trên cơ thể chúng bao gồm luôn cả ký sinh trùng và các vi sinh vật sẽ lan truyền trực tiếp vào trong bầu không khí. Nặng hơn nữa là điều đó còn có thể gây ung thư ruột và thương hàn phổi.

*

Một vài bệnh khác

Gián không phải là tác nhân chính gây bệnh nhưng nó là vật trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh như là tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch,… Ngoài ra, nó còn mang trong mình các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích các triệu chứng dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn.

*

Cách tiêu diệt gián hiệu quả an toàn

Thay đổi môi trường sống và thức ăn của loài gián 

Sở dĩ loài sinh vật này có thể phát triển tốt là vì môi trường sống và nguồn thức ăn. Đặc biệt chúng rất chuộng ở những nơi có nước vì nước là thành phần chính giúp duy trì sự sống của chúng. Để giảm thiểu tối đa sự xuất hiện của gián hãy đảm bảo rằng các ống nước trong gia đình bạn không bị rò rỉ.

Bên cạnh đó hãy loại trừ nguồn thức ăn của chúng bằng cách vệ sinh sạch sẽ nhà bếp, để thức ăn trong hộp hoặc cất chúng trong tủ lạnh. Không nên vứt thức ăn thừa bừa bãi vì đó chính là môi trường lý tưởng để nuôi gián và chuột.

*

Đánh bả

Tại một số cửa hàng bán thiết bị và các sản phẩm tiêu diệt côn trùng bạn có thể tìm thấy bả gián. Để thu hút sự chú ý của chúng thì bạn cần trộn hỗn hợp trên với thức ăn hoặc là dầu, mỡ, đường. Đặt ở những khu vực mà gián thường xuyên xuất hiện để chúng ăn phải hỗn hợp thức ăn này. Hãy nhớ rằng nên hạn chế sử dụng phương pháp này khi trong nhà bạn có trẻ em và các động vật khác.

*

Bẫy gián

Giống như các loài côn trùng khác người ta cũng đã nghiên cứu và tạo ra một số loại bẫy gián. Đa phần loại này đều được thiết kế để cho một khi côn trùng đã vào thì không thể ra được. Và điều hiển nhiên là bạn cũng cần chuẩn bị mồi cho chúng ví dụ như là bánh mì hoặc thức ăn. Bạn có thể tìm thấy chúng trên các trang thương mại điện tử hoặc từ các đơn vị cung cấp thiết bị tiêu diệt côn trùng.

*

Sử dụng các loại thuốc xịt gián

Đây là một cách truyền thống nhưng cũng đem lại hiệu quả tốt. Các chai xịt côn trùng rất dễ khi tìm mua tại các cửa tiệm tạp hóa. Tuy nhiên phương pháp này cũng không thể nào diệt trừ tận gốc bởi để phát huy hiệu quả thì bạn phải quan sát nơi có gián sau đó xịt chúng chứ không thể chủ động.

Xem thêm: Bài hát tôi bị ốm ” - giáo án âm nhạc: dạy hát: “tôi bị ốm”

*

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu được đặc tính sinh sản của gián, nắm được câu trả lời cho câu hỏi “gián đẻ trứng hay đẻ con”. Mòng rằng từ đó bạn sẽ tìm được các cách diệt trừ gián đơn giản hiệu quả nhất.