Vào sáng ngày 25/06, thí sinh cả nước sẽ bước vào bài thi đầu tiên của kỳ thi THPT Quốc gia 2019 - môn Ngữ Văn với hình thức thi tự luận, thời gian làm bài là 120 phút.
*

> Gợi ý đáp án môn Ngữ Văn - kỳ thi THPT Quốc gia 2019

I. Đọc hiểu

Câu 1

Thể thơ tự do

Câu 2

- Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng: Những vất vả, nhọc nhằn của con người trong cuộc mưu sinh cũng như công cuộc bảo vệ tổ quốc trên biển khơi.

Bạn đang xem: Đề văn 2019 thpt quốc gia

- Bao kiếp người vùi trong đáy lạnh mù tăm: Những con người đã mãi mãi nằm lại trong lòng biển lạnh lẽo, tối tăm.

Hai câu thơ thể hiện cái nghẹn ngào đầy thương cảm của nhà thơ trước những nhọc nhằn gian khó, những mất mát hy sinh của bao thế hệ người dân Việt trong lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ biển đảo quê hương.

Biển quê hương chứa chất cả mồ hôi, cả máu xương của mỗi con dân đất Việt, trở thành một phần máu thịt không thể tách rời của tổ quốc thiêng liêng.

Câu 3

- Điệp từ “cái” kết hợp với cấu trúc liệt kê được điệp lại có tác dụng:

+ Khẳng định những vẻ đẹp của biển quê hương: Vừa hào hiệp phóng khoáng, vừa kiên nhẫn vững bền, vừa nghiêm trang mà giản dị.

+ Thể hiện sự gắn bó, tình yêu và niềm tự hào của nhà thơ về biển quê mình.

+ Tạo nhịp điệu nhanh, gấp, như lời kể mãi về những vẻ đẹp bất tận của biển quê hương.

Câu 4

- Khát vọng là những ước mơ, mong muốn của con người trên con đường chinh phục những chân trời mới.

- Hành trình theo đuổi khát vọng là hành trình nhiều gian nan, thử thách, thậm chí con người phải chấp nhận thử thách, hy sinh.

- Để thực hiện được khát vọng, con người phải kiên trì, dù gặp khó khăn cũng không nản chí, không biết mệt.

- Đi đến tận cùng khát vọng, con người sẽ đến được những chân trời mới, khám phá những điều giản dị nhưng sâu sắc, ý nghĩa.

II. Làm văn

Câu 1 (2,0 điểm) nghị luận xã hội: Sức mạnh ý chí con người

- Giải thích: Sức mạnh ý chí là sức mạnh bắt nguồn từ ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm, khát vọng của mỗi người.

- Bình luận:

+ Ý chí mạnh mẽ, kiên cường có sức mạnh vô cùng to lớn, giúp mỗi người, mỗi tập thể, mỗi quốc gia vượt qua những thử thách khó khăn để đạt được mục tiêu, mơ ước của mình.

Thực tế cuộc sống và lịch sử đã có vô vàn minh chứng về sức mạnh ý chí của con người.

Bằng ý chí kiên cường bảo vệ giang sơn, bao thế hệ cha anh đã ra nơi biên cương bảo vệ Tổ quốc, đánh bại những kẻ thù xâm lược.

Với ý chí và nghị lực phi thường, những con người không may mắn vẫn phấn đấu vươn lên sống hạnh phúc, trở thành người có ích, truyền cảm hứng cho cộng đồng (Nick Vujicic, Nguyễn Ngọc Ký, Helen Keller…).

Niềm tự hào dân tộc cùng tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường giúp đội tuyển U23 Việt Nam làm nên những kỳ tích trên đấu trường châu lục…

+ Bằng ý chí mạnh mẽ, ta sẽ làm chủ được bản thân, không bị sa ngã trước những cám dỗ cuộc đời.

+ Sức mạnh ý chí không tự nhiên mà có, nó phải được rèn giũa, phát triển trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Tinh thần vượt khó, lòng dũng cảm, hiểu rõ mục tiêu và khát vọng của bản thân sẽ là những tiền đề không thể thiếu để có được ý chí mạnh mẽ, vững vàng.

+ Tuy vậy, trong cuộc sống hôm nay, nhiều bạn còn yếu đuối, thiếu ý chí, dễ dàng gục ngã trước những cám dỗ, dễ chán nản từ bỏ khi gặp khó khăn thử thách. Đó là những hiện tượng cần phê phán.

- Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần rèn luyện để có được ý chí mạnh mẽ vững vàng. Đó là chìa khóa để có được thành công trong công việc, hạnh phúc trong cuộc đời.

- Về mặt hình thức: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. Thí sinh cần đảm bảo đoạn văn ngắn gọn, súc tích, dung lượng 200 chữ, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, đặt câu.

Câu 2

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.

- Giới thiệu tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông", đoạn trích thể hiện vẻ đẹp độc đáo của sông Hương ở khúc thượng nguồn.

II. Thân bài

- Giới thiệu chung: Sông Hương trong cái nhìn đầy mê đắm của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên sống động giống như một người con gái Huế, mang trong nó cả sức sống, tâm hồn, tính cách rất riêng.

Dưới cái nhìn của nhà văn, dòng sông được tái hiện với cả góc nhìn không gian địa lý (địa chất), góc nhìn với bề sâu của văn hóa lịch sử, gắn bó thiết tha với thành phố Huế.

- Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở khúc thượng nguồn được thể hiện trong đoạn trích:

+ Điểm đặc biệt đầu tiên, đó là một dòng sông “chung thủy”, nó chỉ thuộc về một thành phố duy nhất, thành phố Huế.

+ Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của dòng sông hiện lên qua hàng loạt hình ảnh so sánh đầy ấn tượng: Dòng sông như cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, như bản trường ca của rừng già.

Đồng thời, nhà văn sử dụng hàng loạt động từ, tính từ mạnh như rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, phóng khoáng, man dại, bản lĩnh, gan dạ, tự do, trong sáng… để khắc họa vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống của dòng sông.

+ Vẻ đẹp mê đắm, trữ tình của dòng sông được thể hiện qua hình ảnh so sánh, ẩn dụ “người mẹ phù sa của nền văn hóa xứ sở”.

Các vẻ đẹp đó tuy đối lập mà thống nhất, quyện hòa để tạo nên vẻ đẹp đầy bí ẩn, cuốn hút của dòng sông ở khúc thượng nguồn.

Nó như một quãng đời trẻ trung, sôi nổi của tuổi thanh xuân người con gái, hoàn toàn khác biệt với gương mặt trầm mặc, dịu dàng khi sông Hương về với Huế.

- Nghệ thuật:

+ Cách miêu tả tinh tế tài hoa qua những hình ảnh nhân hóa, đối lập làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông.

+ Hình ảnh sáng tạo, câu văn dài mà khúc chiết, nhịp nhàng, nhiều biện pháp tu từ hợp lý đã gợi lên những liên tưởng kỳ thú, hấp dẫn.

+ Giọng văn nhẹ nhàng, ngọt ngào, mê đắm, thể hiện sự say mê của nhà văn với vẻ đẹp của quê hương xứ sở.

- Nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn:

+ Dòng sông mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người con gái Huế, vừa mạnh mẽ sôi nổi, vừa đằm thắm, dịu dàng.

+ Dòng sông không chỉ được miêu tả với góc nhìn địa lí với những đặc trưng địa chất, địa mạo, nhà văn còn quan sát nó dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử. Gắn thủy trình của dòng sông với lịch sử hình thành của nền văn hóa xứ sở.

+ Phải là một con người có vốn tri thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là phải có một tình yêu thiết tha, mãnh liệt với dòng sông Hương, với thành phố Huế, với quê hương xứ sở, nhà văn mới có được góc nhìn mới mẻ, độc đáo đến vậy.

TPO - Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2019 có tính phân hóa cao, vừa đảm bảo các yêu cầu về xét tốt nghiệp THPT vừa đáp ứng yêu cầu làm cơ sở tuyển sinh ĐH,CĐ.

Nhận xét đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2019: Hay, vừa sức và không quá bất ngờ

Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2019 là một đề thi hay, có tính phân hóa cao, vừa đảm bảo các yêu cầu về xét tốt nghiệp THPT vừa đáp ứng yêu cầu làm cơ sở tuyển sinh ĐH, CĐ.

Cô giáo Nguyễn Nguyệt Nga, Giáo viên trường THPT Tây Hồ (Hà Nội).

Đây là đề thi thành công, vừa sức học sinh, tạo tâm lý thoải mái cho thí sinh bước vào các môn thi tiếp theo. Đề thi có mức độ phân hóa cao, đặc biệt ở câu nghị luận văn học.

Về cấu trúc đề thi năm nay cơ bản giữ nguyên như đề thi năm trước, bám sát đề minh họa mà Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó. Riêng câu Nghị luận văn học, đề thi năm nay có yêu cầu “nhẹ” hơn so với đề thi năm trước.

Phần Đọc hiểu, bám sát ma trận đề thi, với 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Đặc biệt, ở câu hỏi số 4, yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về hành trình theo đuổi khát vọng của con người. Đây là câu hỏi mở, học sinh phát huy được tư duy phản biện để bảo vệ ý kiến cá nhân.

Phần Làm văn, câu 1 bàn về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Đây là vấn đề không mới song thiết thực và có ý nghĩa quan trọng với học sinh. Tuy nhiên, các em phải có tư duy độc lập, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo mới tạo được ấn tượng cho phần bài làm của mình.

Câu 2, yêu cầu của đề là cảm nhận về hình tượng sông Hương trong một đoạn trích, từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Về yêu cầu cảm nhận, không làm khó mọi thí sinh ở các trình độ. Về yêu cầu mang tính phát hiện, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức về lý luận, am hiểu về phong cách của nhà văn mới có thể đưa ra những nhận xét sắc bén, “ăn điểm”.

Về phổ điểm, với đề thi năm nay, cô Nga dự đoán học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá đạt 7 - 8. Tuy nhiên, đề thi dù được đánh giá là không quá khó nhưng sẽ không nhiều thí sinh có thể để đạt điểm 9 – 10 do tính chất phân hóa cao của đề thi.

Cô giáo Vũ Thị Đỗ Quyên, Giáo viên Trường THPT Quang Trung, Đống Đa (Hà Nội)

Bố cục phù hợp với đề minh họa của Bộ GD&ĐT, bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng. Đề cơ bản không gây bất ngờ cho học sinh. Phần Đọc hiểu đúng theo định hướng của Bộ GD&ĐT: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

Phần Nghị luận xã hội, đề yêu cầu học sinh viết về “sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống”. Đây là chủ đề không mới nhưng phù hợp để nhắc nhở thế hệ trẻ có ý thức vươn lên trong cuộc sống.

Phần Nghị luận văn học, đề sử dụng tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đoạn trích ngợi ca vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn. Với đoạn trích này, đề đảm bảo nội dung cơ bản trong chương trình, nhấn mạnh đặc trưng phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đồng thời vẫn phát huy được sự cảm nhận riêng của người đọc về vẻ đẹp sông Hương qua cách miêu tả của nhà văn.

Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, đồng thời vẫn phát huy được cá tính sáng tạo của học trò. Đặc biệt nhấn mạnh về nhấn mạnh vẻ đẹp sông Hương là cách nhắc nhở học sinh biết yêu cái đẹp của văn chương và cái đẹp của quê hương đất nước.

Đề không khó, học sinh đạt được điểm 5 không khó. Tuy nhiên, để đạt điểm tối đa (điểm 9) khó. Tuy nhiên, đề sử dụng bài thơ cách đây hơn 30 năm, vì thế ngữ liệu trong phần đọc hiểu cũng ít hơi thở thời đại.

Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, đồng thời vẫn phát huy được cá tính sáng tạo của học trò. Đặc biệt nhấn mạnh về vẻ đẹp sông Hương là cách nhắc nhở học sinh biết yêu cái đẹp của văn chương và cái đẹp của quê hương đất nước.

Với đề này, học sinh đạt được điểm 5 không khó nhưng để đạt điểm tối đa sẽ không nhiều vì việc phân tích, cảm nhận tác phẩm ký vấn còn là thử thách đối với học sinh. Tuy nhiên, đề sử dụng bài thơ cách đây hơn 30 năm, vì thế ngữ liệu trong phần đọc hiểu cũng ít hơi thở thời đại.

*

Đề thi môn Ngữ văn kì thi THPT Quốc gia năm 2019.

Giải đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 – Tổ Ngữ văn – Hệ thống giáo dục Hoc
Mai.

Đề thi chính thức môn Ngữ văn kì thi THPT quốc gia năm 2019 đảm bảo đúng cấu trúc mang tính thống nhất như mô hình đề từ năm 2017 với 2 phần là Đọc hiểu (3,0 điểm); Làm văn (7,0 điểm) chia thành 2 câu hỏi.

Những ngữ liệu cho phần Đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học có dung lượng vừa phải phù hợp với thời lượng 120 phút, có khả năng khơi gợi những suy nghĩ, xúc cảm mang giá trị nhân văn và có ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc cho học trò.

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Các câu hỏi từ Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao hầu như không thay đổi từ nội dung, mức độ cho đến phạm vi kiến thức, kĩ năng…Ví dụ:

Câu hỏi 1: kiểm tra kiến thức về thể thơ đã lặp lại câu hỏi 1 của đề thi chính thức năm 2018.

Nếu đối chiếu với đề thi tham khảo cho kì thi THPT quốc gia năm 2019, có thể thấy yêu cầu kiểm tra về kiến thức Tiếng Việt vẫn được lưu ý nhiều hơn so với kiểm tra khả năng suy nghĩ và cảm nhận về nội dung của ngữ liệu.

Xem thêm: Người Mệnh Hoả Hợp Mệnh Gì Và Khắc Mệnh Gì Trong Ngũ Hành Phong Thủy?

Có cảm giác về sự chênh trong mức độ khó và các tầng nghĩa cần hướng tới của các câu hỏi 2,3,4: nếu ở câu hỏi 2, sự thông hiểu chỉ dừng lại trong việc giải mã nội dung các dòng thơ tương đối hiển ngôn thì câu hỏi 3, khi yêu cầu học sinh phải chỉ ra hiệu quả của phép điệp trong 4 dòng thơ…có thể ít nhiều sẽ làm khó học trò bởi sự mơ hồ giữa 1 tầng nghĩa không hướng tới ý nghĩa của phần thông hiểu cũng như chủ đề sẽ hướng tới của phần nghị luận xã hội sau đó. Bởi 15 câu thơ được trích trong bài “Trước biển” thực chất tách thành 2 đoạn với 2 tầng nghĩa: 6 câu đầu là những cảm nhận về biển/9 câu thơ sau là thể hiện khát vọng của con người trong sự liên tưởng tới những chân trời xa rộng của biển khơi – cho nên sự thiếu đồng nhất trong việc hướng tới chủ đề âu cũng là điều khó tránh. Chính vì thế các câu hỏi 1,2,3 không hoàn toàn mang chức năng là sự chuẩn bị, khai phá, khơi mở cho nội dung vận dụng cao trong câu 4 và vấn đề nghị luận trong phần Làm văn.