Tập thể hình bị đau khuỷu tay là hiện tượng phổ biến với người mới tập, đặc biệt khi nâng tạ. Thế nhưng, phương pháp nào có thể cứu bạn khỏi tình trạng khó chịu này?

Đau nhức chính là dấu hiệu cảnh báo số 1 cho bạn thấy có gì đó không ổn và nên có cách xử lý trước khi nó trở nên tồi tệ hơn. Ngay cả khi, bạn có thể tập luyện trong khi khớp xương bị đau nhức.

Bạn đang xem: Đau khuỷu tay khi tập tạ

Dù vậy, điều đó không có nghĩa là người tập có thể bỏ qua chúng. Đối với hầu hết những ai tập hể hình bị đau khuỷu tay, các bài tập khắc phục có thể giúp giảm hoặc thậm chí loại bỏ cơn đau khuỷu tay.

Lưu ý: Nếu đau khuỷu tay nghiêm trọng, mãn tính hoặc tồi tệ hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Nguyên nhân và triệu chứng tập thể hình bị đau khuỷu tay

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng tập thể hình bị đau khuỷu tay là do bạn sử dụng quá mức hoặc chuyển động lặp đi lặp lại khi làm việc trên bàn.

Theo thời gian, những hành động như đánh máy, với lấy vật gì, nằm nâng tạ thông thường hoặc chống đẩy có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của khuỷu tay.

Cuối cùng, vết rách nhỏ có thể bắt đầu tích tụ ở các gân xung quanh khuỷu tay và có thể gây viêm đau chỗ khuỷu tay. Điều này có thể tồi tệ hơn khi việc sửa chữa gân và mô sẹo hình thành xung quanh khu vực thiếu máu lưu thông.

Tập thể hình bị đau khuỷu tay có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài khuỷu tay của bạn. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan xuống cánh tay. Bất cứ điều gì từ căng cơ đến căng gân, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, gãy xương hoặc trật khớp đều có thể gây đau khuỷu tay.

Biểu hiện phổ biến nhất khi bạn tập thể hình bị đau khuỷu tay là bong gân hoặc đau nhức cơ. Hầu hết mọi người khi tập thể hình bị đau khuỷu tay sẽ thấy đau khi vặn cẳng tay hoặc cổ tay, đặc biệt là trong khi giữ một vật nặng như tạ.

Bí quyết hồi phục cho chấn thương khớp khuỷu tay

Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất để điều trị việc tập thể hình bị đau khuỷu tay là tìm nguyên nhân cơn đau và hạn chế làm cho tình trạng xấu hơn. Dưới đây là 5 phương pháp giúp bạn giảm thiểu hoặc thậm chí loại bỏ cơn đau khuỷu tay:

1. Massage

Rất có thể chấn thương khuỷu tay là hậu quả của sự mất cân bằng cơ hoặc giới hạn mô mềm trên cơ thể. Ví dụ như nếu thiếu chiều dài mô thích hợp, bạn sẽ khó khăn khi xoay vai hay thực hiện động tác lăn cánh tay.

Hai lựa chọn giúp bạn thoát khỏi việc tập thể hình bị đau khuỷu tay là massage hoặc kỹ thuật tự giải phóng mạc cơ bằng foam roller, bóng thuốc, con lăn cầm tay… hàng ngày ở phần lưng trên, bắp tay.

*

Massage khuỷu tay bị đau nhức

2. Kéo căng khuỷu tay và cổ tay của bạn

Điều này sẽ có nhiều điểm tương tự như phần massage vì nó liên quan đến tính di động các chi trên của bạn. Nếu khuỷu tay, cổ tay và vai của bạn bị bó chặt, nguy cơ các mô mềm xung quanh các khớp này sẽ bị làm hỏng.

Lời khuyên cho bạn là hãy kết hợp con lăn bọt với kỹ thuật tự giải phóng mạc cơ. Người tập nên kéo dài những vùng này sau khi cải thiện chất lượng mô.

*

Kéo căng khuỷu tay và cổ tay

3. Hạn chế những bài tập giới hạn cánh tay

Bạn nên bỏ các bài tập khớp đơn như uốn cong cánh tay, đẩy ngực tạ đôi… Thay vào đó, người tập nên thực hiện các động tác toàn thân như chống đẩy, tập kéo và tập tạ khi khuỷu tay cảm thấy tốt hơn. Điều này sẽ đảm bảo rằng khuỷu tay của bạn được giữa cố định bởi nhiều cơ hơn là cơ đôi hay cơ ba.

*

Hạn chế những bài tập giới hạn cánh tay

4. Bổ sung omega-3

Người tập nên thường xuyên bổ sung omega-3 hoặc dầu cá để giúp giảm viêm. Vì các chất này có khả năng hạn chế các cơn sưng tấy và hình thành mô sẹo trên khuỷu tay. Lựa chọn khác để bổ sung omega-3 trong chế độ ăn hằng ngày của bạn là thông qua các thực phẩm như cá, quả óc chó, hạt lanh, hạt chia…

5. Chuyển sang tập tạ đơn

Những ai thích sử dụng nâng tạ đòn có thể thấy điều này có chút khó khăn. Dù vậy, bạn vẫn nên chuyển sang tập tạ đơn. Đây là cách tốt nhất để giảm đau khuỷu tay mãn tính do tập thể hình.

Thông thường, người tập sẽ mất cân bằng hoặc giữ không đối xứng ở một mức độ nào đó. Nếu có sự bất cân xứng trong chuyển động vai rõ ràng, bạn nên đổi sang tập quả tạ thay cho những bài tập yêu thích như nâng tạ đòn hoặc nâng tạ qua đầu.

*

Chuyển sang tập tạ đơn để hạn chế chấn thương khuỷu tay

6. Giảm đau khớp khuỷu tay bằng đá lạnh

Biện pháp chườm đá có thể được sử dụng để giúp làm giảm viêm nhiễm và đau khớp khuỷu tay. Bạn có thể chườm đá 15−20 phút một lần, 4−5 lần một ngày.

Bạn không nên chườm đá trực tiếp lên khuỷu tay, vì có thể gây bỏng lạnh và làm hỏng da. Bạn có thể mua các gói băng tại các nhà thuốc hoặc sử dụng một miếng vải mỏng đặt giữa chỗ đau và túi chườm.

Cách phòng tránh chấn thương khuỷu tay khi tập gym

1. Tập luyện đúng cách

Phòng tránh tình trạng tập thể hình bị đau khuỷu tay, bạn cần lưu ý:

Không khóa khuỷu tay khi đẩy ngực (không duỗi thẳng hết cỡ khi đẩy tạ)Lúc hạ tạ xuống, phải giữ được một góc nhọn nhỏ hơn 90 độ của cánh tay đối với cơ thể. Nếu để 90 độ, vai sẽ là bộ phận hứng chịu toàn bộ trọng lượng của tạ, nặng quá sẽ dẫn đến chấn thương vai.

2. Sử dụng đồ bảo hộ khi tập luyện: băng quấn khuỷu tay gym

Nhiều người thường chủ quan, không sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi tập luyện, điều này dẫn đến những hậu quả nặng nề khi những chấn thương không mong muốn xảy ra. Đối với khuỷu tay, một dụng cụ không thể thiếu dành cho các bạn tập gym đó là băng quấn khuỷu tay gym.

Công dụng:

Khi tập luyện các bài đẩy ngực, bó khuỷu tay gym sẽ giúp bạn cố định các khớp và gân trong khuỷu tay khiến cho khuỷu tay có một cấu trúc vững chắc hơn.Ngoài ra, băng bảo vệ khuỷu tay gym còn giúp cho bạn tránh được tình trạng khóa khớp khuỷu tay (bẻ ngược khuỷu tay ra đằng sau).

3. Tìm một huấn luyện viên giỏi

Bạn có thể tìm một huấn luyện viên cá nhân tại phòng tập thể dục giúp bạn biết cách làm thế nào để nâng tạ đúng cách, hoặc dạy cho bạn những kỹ thuật chính xác, đồng thời ngăn ngừa chấn thương, điều các chấn thương. Bạn sẽ biết vị trí nào có thể giúp giảm thiểu áp lực lên khuỷu tay, từ đó giảm nguy cơ bong gân, hoặc chấn thương khi tập thể thao.

Quẳng gánh nỗi lo tập thể hình cùng LEEP.APP

Để tập thể hình đúng cách, tránh đau cơ và khớp, bạn cần một huấn luyện viên có kiến thức chuyên môn tốt. LEEP.APP chính là nền tảng kết nối bạn với huấn luyện viên theo nhu cầu và giúp bạn tập thể hình mọi lúc mọi nơi mà không sợ bị gò bó bởi lịch trình công việc. Vì thế, bạn hãy tải ngay ứng dụng LEEP.APP nhé.

Nguồn tham khảo

Đau khuỷu tay khi tập tạ không chỉ làm giảm hiệu quả luyện tập mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau đó. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, người bệnh nên sớm tìm kiếm giải pháp điều trị thích hợp. 

Theo nghiên cứu, bên cạnh đầu gối hay mắt cá chân, khuỷu tay cũng là bộ phận dễ chịu thương tổn nhất. Nguyên nhân gây chấn thương không chỉ đến từ tình huống té ngã, tai nạn mà còn có khả năng phát sinh do các hoạt động rèn luyện thể chất thường ngày, chẳng hạn như nâng tạ.

Mặc dù các bài tập nâng tạ đem lại không ít lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể hay nâng cao vóc dáng của người tập, nhưng nếu thực hiện sai cách sẽ có nguy cơ gây áp lực lên khuỷu tay, kéo theo các cơn đau nhức khó tả.

Vậy, vì sao người tập tạ lại bị đau khớp khuỷu tay? Có cách nào xóa tan cơn đau nhanh chóng, hiệu quả và an toàn không? Mời bạn tham khảo bài viết sau.


1. Đâu là nguyên nhân gây đau khuỷu tay khi tập tạ?

*
Đau khuỷu tay khi tập tạ có thể do trọng lượng của tạ quá nặng

Hầu hết trường hợp, tình trạng đau khuỷu tay khi tập tạ xuất phát từ hai yếu tố chính như sau, bao gồm:

Trọng lượng của tạ quá nặng
Thói quen khóa khớp khuỷu tay khi nâng tạ (tình trạng cánh tay duỗi thẳng hết sức có thể nhờ vào việc mở rộng khớp khuỷu tối đa)

Cả hai vấn đề trên đều có nguy cơ tạo nên lực ép ngoài sức chịu đựng lên khuỷu tay, khiến một loạt các nhóm cơ, khớp cũng như dây chằng tại đây phải căng sức chống đỡ, gây đau nhức khó chịu. Bên cạnh đó, tình trạng này kéo dài còn rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Khớp khuỷu mất dần độ linh hoạt vốn có
Rách dây chằng
Trật khớp khuỷu tay
Biến dạng khớp, thậm chí là thoái hóa

Chính vì vậy, nếu cảm thấy khuỷu tay có xu hướng phát đau trong lúc nâng tạ hoặc sau buổi rèn luyện, người tập tạ nên sớm tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả từ các bác sĩ chuyên khoa.

2. Bật mí 5 cách xóa tan cơn đau khuỷu tay khi tập tạ nhanh chóng tại phòng khám trunghocthuysan.edu.vn

Các cơn đau ở khuỷu tay do tập tạ không chỉ đem lại cảm giác khó chịu mà còn gây cản trở sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, làm thế nào để mau chóng giải quyết tình trạng đau nhức là mối bận tâm của không ít người rơi vào trường hợp này.

*
Cách xóa tan cơn đau khuỷu tay khi tập tạ nặng

Trong số những biện pháp chữa đau khuỷu tay thường gặp, sử dụng thuốc giảm đau và phẫu thuật là hai lựa chọn phổ biến nhất. Tuy nhiên, ngày nay, uống thuốc hay phẫu thuật không còn là giải pháp lý tưởng cho tình trạng sức khỏe này. Nguyên nhân là do:

Thuốc giảm đau: chỉ có tác dụng đẩy lui cơn đau tạm thời chứ không thể điều trị nguyên nhân gốc rễ. Ngoài ra, dùng thuốc trong thời gian dài hoặc sai liều lượng có nguy cơ gây tổn thương nhiều cơ quan nội tạng khác nhau, cụ thể hơn là gan, thận và dạ dày.Phẫu thuật: tuy hiệu quả điều trị cao nhưng lại đi kèm với quá nhiều rủi ro (tổn thương dây thần kinh xung quanh, nhiễm trùng, xuất huyết…). Do đó, mổ khớp khuỷu chủ yếu chỉ dành cho trường hợp quá nghiêm trọng hoặc những phương pháp điều trị khác không đem lại kết quả như mong đợi.

Do đó, trong những năm gần đây, các chuyên gia thường đề xuất các phương pháp điều trị theo hướng không sử dụng thuốc hay phẫu thuật, với ưu thế vừa đem lại hiệu quả chữa trị cao, vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Hiện nay, Phòng khám trunghocthuysan.edu.vn – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống là một trong số ít đơn vị chuyên khoa tại Việt Nam đi tiên phong theo hướng điều trị trên. Sau hơn 15 năm hoạt động, trunghocthuysan.edu.vn tự hào đã giúp hàng chục nghìn bệnh nhân loại bỏ hoàn toàn các cơn đau nhức liên quan đến vấn đề cơ xương khớp mà không cần đến sự trợ giúp từ thuốc hay phẫu thuật.

Mặt khác, nhằm nâng cao kết quả điều trị, bác sĩ trunghocthuysan.edu.vn còn dựa vào nguyên nhân gây đau khuỷu tay, mức độ nghiêm trọng và thể trạng của từng bệnh nhân để xây dựng phác đồ điều trị riêng cho từng trường hợp, bao gồm:

1. Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)

*
Bác sĩ Tim Gallivan – chuyên khoa Thần kinh Cột sống tại phòng khám trunghocthuysan.edu.vn kiểm tra khớp khuỷu tay của thủ môn Bùi Tiến Dũng

Trong nhiều năm qua, Trị liệu Thần kinh Cột sống được không ít chuyên gia đánh giá cao và độ hiệu quả cũng như tính an toàn trong việc chữa trị những vấn đề về cơ xương khớp – cột sống. Liệu pháp hoạt động theo cơ chế điều chỉnh những cấu trúc xương khớp bị sai lệch trở lại vị trí ban đầu, từ đó giải phóng áp lực gây đau, đồng thời kích thích quá trình tự chữa lành thương tổn của cơ thể. Vì vậy, giải pháp trên thường được đề xuất cho tình trạng đau khuỷu tay khi tập tạ liên quan đến trật khớp hoặc thoái hóa.

Một điểm quan trọng người bệnh cần lưu ý khi lựa chọn phương pháp này là thao tác nắn chỉnh cần tiến hành bởi những chuyên gia được đào tạo bài bản và chuyên sâu, vì chỉ có họ biết cách sử dụng lực tay như thế nào mới phù hợp và an toàn cho bệnh nhân.

Mặt khác, đây cũng là một trong những lý do bạn nên tiếp nhận trị liệu tại trunghocthuysan.edu.vn. Phòng khám sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống đến từ nhiều quốc gia có nền y học phát triển vượt trội như Hoa Kỳ, Đức, New Zealand… có thể giúp người bệnh xử lý vấn đề đau nhức ở khuỷu tay hoàn hảo, đồng thời sớm tìm lại niềm vui cuộc sống.

Ngoài ra, trunghocthuysan.edu.vn còn là đơn vị chuyên khoa đầu tiên trong lĩnh vực Trị liệu Thần kinh Cột sống được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động.

2. Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu

Nếu tình trạng đau khớp khuỷu khi nâng tạ phát sinh bởi căng cơ, trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu sẽ là giải pháp hữu ích. Phương pháp này có khả năng tác động sâu đến các điểm đau co thắt cơ (trigger point) và lớp mô cơ bên trong, từ đó không chỉ hỗ trợ xua tan cơn đau mà còn mang đến nhiều ích lợi khác, ví dụ như giải tỏa căng thẳng hay cải thiện giấc ngủ.

3. Sóng xung kích Shockwave

Sóng âm mang năng lượng cao có thể tạo ra tác động cục bộ tại vùng mô chịu tổn thương, từ đó kích thích quá trình phục hồi tế bào, mang lại hiệu quả giảm đau cũng như hồi phục khả năng hoạt động rõ rệt.

Ngoài ra, tác dụng của sóng xung kích Shockwave còn dẫn đến sự hình thành của nhiều vi động mạch, giúp cải thiện lưu lượng hồng cầu, hỗ trợ cơ chế tự chữa lành thương tổn của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.

Vì vậy, biện pháp này thường góp mặt trong liệu trình điều trị vấn đề đau khuỷu tay khi tập tạ do rách dây chằng.

Xem thêm: Tấm nhựa ốp tường chống ẩm, giá tốt các đặc điểm nổi bật nên biết

4. Băng dán Rock
Tape

*
Băng dán Rocktape hỗ trợ nâng đỡ phần cơ bị tổn thương

Rock
Tape là dải băng chuyên dụng có một lớp keo dính hỗ trợ, đóng vai trò nâng đỡ phần da, cơ ở khu vực chấn thương, cụ thể hơn là khuỷu tay. Đồng thời, băng dán cơ còn giúp cố định cơ bắp và cải thiện lưu thông máu. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức do các chấn thương như bong gân, rách dây chằng… có thể thuyên giảm dần dần theo thời gian rồi hoàn toàn biến mất mà không cần thuốc giảm đau hay phẫu thuật can thiệp.

Ngoài ra, một số công dụng nổi bật của băng dán Rock
Tape còn có thể kể đến như:

Xóa tan vết bầm
Duy trì độ bền của khớp khuỷu, giảm rủi ro chấn thương tái phát
Vật liệu lành tính với hầu hết người dùng, hiếm khi gây kích ứng da
Độ dính tốt và không thấm nước