Chiều cao bị lùn đi theo thời gian” là sự thật hay chỉ là tin đồn? Có không ít bạn bày tỏ, nếu chiều cao bị lùn theo thời gian, vậy chúng mình cần gì phải đặt mục tiêu cao đạt chuẩn nữa! Vậy sự thật có phải vậy không? Nguyên nhân chiều cao bị lùn theo thời gian có thể là do đâu? Cùng Làm sao để cao đi tìm lời giải đáp chính xác nhất nhé.

Bạn đang xem: Chiều cao có thể giảm không


Tóm Tắt Nội Dung
Tại sao chiều cao lại bị lùn đi?
Cách hạn chế chiều cao bị lùn theo thời gian

Chiều cao có bị lùn đi theo thời gian không?

Để lý giải chiều cao có bị lùn đi không, đầu tiên bạn cần nắm được các giai đoạn phát triển của xương. Theo đó, xương của chúng ta sẽ trải qua 4 giai đoạn ứng với từng mốc độ tuổi:

Giai đoạn hình thành và phát triển: Từ bào thai đến khoảng 20 – 22 tuổi
Giai đoạn ổn định: 25 – 35 tuổi
Giai đoạn mất xương: 35 – 40 tuổi
Giai đoạn lão hóa: Biểu hiện của tuổi già

Ở giai đoạn ổn định, quá trình sinh xương và hủy xương ở mức cân bằng. Điều này cũng có nghĩa là chiều cao của chúng ta không tăng lên được nữa. Bởi các khớp xương trong cơ thể đã cốt hóa hoàn toàn.

Giai đoạn mất xương là thời điểm quá trình hủy xương diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình sinh xương. Các nhà khoa học đã nhận định: Chiều cao bị lùn đi có thể diễn ra khi bạn bước vào giai đoạn trung niên (khoảng 35 – 40 tuổi). Tỷ lệ mất chiều cao ở phụ nữ sẽ cao hơn so với nam giới. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh điều này.

*
Thực tế ghi nhận, chiều cao sẽ bị lùn đi theo thời gian.

Thực tế ghi nhận, hầu hết các trường hợp bị lùn đi/ giảm chiều cao xuất hiện phần lớn ở người già. Theo đó, nam giới có thể giảm đi 2.5cm và phụ nữ giảm đi 5cm chiều cao ở tuổi 70. Từ sau 80, chiều cao có thể giảm thêm 2.5cm nữa.

Vậy cuối cùng, đáp án cho câu hỏi chiều cao có bị lùn đi không? chính là có, nhưng chỉ diễn ra khi chúng ta có tuổi. Vậy thì bạn ơi, hãy tiếp tục vững tin vào mục tiêu đạt chiều cao chuẩn khi trưởng thành nhé.

Tại sao chiều cao lại bị lùn đi?

Theo BS. Phan Liêm – Bác sĩ chuyên khoa Lão, công tác tại UAMS Donald W.Reynolds Institute on Aging, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng giảm chiều cao. Đối với một số người, giảm chiều cao, chiều cao bị lùn đi là một điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, chiều cao bị lùn đi có thể chỉ ra các vấn đề về sức khỏe và dinh dưỡng kém.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến lý giải cho việc tại sao chiều cao lại bị lùn đi.

Các vấn đề cột sống

Chiều cao bị lùn theo thời gian do các vấn đề cột sống diễn ra phổ biến ở người lớn tuổi. Theo thời gian, hệ thống cơ xương khớp sẽ bị “bào mòn”, dẫn đến tình trạng giảm đi vài cm chiều cao so với thời còn trẻ. Các nguyên nhân thường thấy do cột sống bao gồm: Loãng xương, thoát vị đĩa đệm.

Loãng xương: Theo thống kê từ WHO, mỗi năm trên thế giới có hơn 50 triệu trường hợp loãng xương. Tình trạng này đã và đang dần trẻ hóa độ tuổi mắc phải. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương chủ yếu do sự suy giảm hấp thụ dinh dưỡng (canxi, đồng, kẽm, sắt,…).

*
Loãng xương là một trong những vấn đề cột sống khiến chiều cao bị lùn theo thời gian.

Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh phải đối mặt với nguy cơ giảm chiều cao do loãng xương. Bởi lẽ trong thời kỳ này, hàm lượng hormone estrogen sẽ giảm mạnh, xương sẽ mềm yếu hơn. Thực tế ghi nhận, 5 năm đầu sau mãn kinh, phụ nữ có thể mất đi 25% trọng lượng xương, lùn đi 5cm.

Thoát vị đĩa đệm: Theo nghiên cứu, độ dày của các đĩa đệm cột sống khi cộng lại với nhau sẽ bằng ¼ chiều dài xương sống. Các đĩa đệm này có hơn 90% cấu tạo là nước. Theo thời gian, thành phần nước sẽ suy giảm, các đĩa đệm cũng trở nên mỏng dần. Suy ngược lại, điều này cũng có nghĩa là tổng độ dài cột sống bị ngắn lại, chiều cao tổng thể cũng lùn theo.

Tập GYM sai cách

Tập GYM sai cách cũng có thể là một nguyên nhân khiến chiều cao bị lùn theo thời gian. Tuy nhiên, điều này sẽ diễn ra trước khi xương của bạn bước vào giai đoạn ổn định. Để Làm sao để cao nói rõ hơn cho bạn hiểu nhé.

Trong suốt giai đoạn phát triển, chiều cao của chúng ta sẽ không ngừng tăng lên. Sự tăng trưởng ở giai đoạn trước là bước đệm để đạt chuẩn chiều cao trong độ tuổi tiếp theo. Thế nhưng khi tập gym sai cách, khả năng chậm tăng chiều cao có thể xảy ra do những ảnh hưởng tiêu cực đến xương. Trong khi xương hồi phục, quá trình tăng trưởng sẽ diễn chậm hơn vài nhịp. Tiếp tục về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng giảm chiều cao mà vốn dĩ bạn có thể đạt được.

Các nguyên nhân khiến chiều cao bị lùn theo thời gian do tập gym sai cách có thể xuất phát từ phong độ người tập kém, nâng mức tạ quá nặng, thiếu sự giám sát từ huấn luận viên, sai tư thế. Do đó, để hạn chế mức tối đa tình trạng chiều cao bị lùn theo thời gian, bạn nên điều chỉnh cách tập GYM sao cho khoa học hơn nhé.

*
Tập luyện sai cách làm ảnh hưởng hiệu quả bài tập và tư thế cơ thể.

Thức khuya

Tại sao thức khuya có thể khiến chiều cao bị lùn đi? Đó là bởi vì hormone tăng trưởng thường được tiết ra trong khi ngủ. Khi bạn thiếu ngủ quá thường xuyên, hormone tăng trưởng sẽ bị ức chế. Ngoài ra, các hormone khác cũng bị ảnh hưởng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, thiếu ngủ có liên quan đến tình trạng tăng cân không kiểm soát và một số bệnh chuyển hóa nghiêm trọng. Vậy nên chất lượng giấc ngủ luôn được chú trọng trong giai đoạn phát triển chiều cao. Ngủ đủ giấc cũng giúp bạn tập trung tốt hơn, có nhiều năng lượng hơn cho các hoạt động thể thao và sinh hoạt.

Không tập thể dục/ Lười vận động cơ thể

Không tập thể dục hay lười vận động cơ thể cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chiều cao bị lùn theo thời gian. Điều này là bởi các cơ bắp trên cơ thể sẽ mất đi độ săn chắc, khung xương teo nhỏ dần, rệu rã khi chúng ta không vận động.

Điều dễ hiểu là khi các xương ở cột sống bị thu lại, chúng sẽ không thể giữ thẳng mãi mà dễ bị cong xuống do trọng lượng cơ thể. Chắc hẳn bạn đã hình dung được dáng người của chúng ta khi này đúng không nào!

Tăng cân không kiểm soát

Bạn biết đấy, một hình thể cân đối là sự kết hợp hài hòa giữa chiều cao và cân nặng. Điều này cũng có nghĩa là hệ thống xương khớp của chúng ta chịu trách nhiệm “gồng gánh” khối lượng cơ thể nhất định. Mặt khác, cơ thể của mỗi chúng ta được giữ thẳng thông qua cột sống.

Vốn dĩ, các xương của cột sống đã phải chịu trọng lượng của cơ thể. Việc tăng cân không kiểm soát sẽ làm gia tăng áp lực đè nén lên vị trí này. Về lâu dài, không chỉ có xương bị ảnh hưởng mà các đĩa đệm giữa đốt sống cũng bị bào mòn. Chính vì vậy mà chiều cao của chúng ta cũng lùn đi theo thời gian.

*
Tăng cân gây áp lực đột ngột lên các hệ thống xương khớp.

Làm gì khi phát hiện chiều cao bị lùn đi?

Như Làm sao để cao đã nói trước đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm chiều cao. Thói quen kém lành mạnh về dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi có thể là lý do. Tuy nhiên, giảm chiều cao cũng có thể báo hiệu vấn đề bệnh lý của cơ thể.

Trước hết, nếu tình trạng chiều cao bị lùn đi nhưng không kèm đau đớn, giới hạn vận động, rất có thể bắt nguồn từ lối sống của bạn, hãy chú ý điều chỉnh và theo dõi.

Trong trường hợp giảm chiều cao, đi kèm đau đớn và giới hạn vận động hoặc việc điều chỉnh lối sống không mang đến kết quả, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách cải thiện phù hợp.

Cách hạn chế chiều cao bị lùn theo thời gian

Để hạn chế tình trạng chiều cao bị lùn theo thời gian, bạn nên dành sự chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng, ngoài ra còn có vận động và nghỉ ngơi.

Cung cấp đủ dưỡng chất xương qua chế độ dinh dưỡng

Không ít nghiên cứu đã chỉ ra, chế độ dinh dưỡng là yếu tố then chốt làm giảm thiểu các rủi ro liên quan đến giảm chiều cao. Chẳng hạn như tình trạng loãng xương, nguy cơ béo phì, tăng cân mất kiểm soát, các bệnh lý chuyển hóa,…

Để đảm bảo xương luôn khỏe mạnh, Canxi, vitamin D và collagen type 2 là dưỡng chất hàng đầu cần được bổ sung. Các chất dinh dưỡng này có thể bù đắp qua bữa ăn hàng ngày hoặc sản phẩm bổ sung.

Hạn chế uống nước ngọt, rượu bia, hút thuốc lá, dùng thức ăn chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều dầu mỡ,… để tránh tình trạng đào thải vi khoáng khỏi cơ thể, làm tăng nguy cơ loãng xương.

*
Chú ý đến chế độ ăn uống là cách giữ xương chắc khỏe, hạn chế giảm chiều cao hàng đầu.

Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao

Vận động làm tăng tính linh hoạt của cơ thể, tăng độ săn chắc của cơ bắp, tăng độ chắc khỏe của xương. Ngoài những môn thể thao kích thích chiều cao như bơi lội, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông,… bạn cũng có thể tập các bài kéo giãn cơ thể như yoga, stretching để thúc đẩy sự phục hồi cơ xương khớp.

Cuối cùng, một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, một tinh thần thoải mái là điều cần thiết để bạn sống vui khỏe mỗi ngày. Không chỉ tốt cho tinh thần, sức khỏe tổng thể mà qua đó cũng ảnh hưởng một phần đến xương.

Thực tế thì chiều cao bị lùn theo thời gian phần lớn diễn ra ở người có tuổi. Vậy nên bạn đừng quá lo lắng đến vấn đề này. Hãy tiếp tục kế hoạch tăng chiều cao đã đặt ra để đạt được tầm vóc lý tưởng bạn nhé!

Từ những năm tháng đầu đời đến giai đoạn trưởng thành, chiều cao của mỗi người sẽ không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, đến một giai đoạn nhất định chiều cao ấy có thể sẽ bị “giảm” đi.

Từ những năm tháng đầu đời đến giai đoạn trưởng thành, chiều cao của mỗi người sẽ không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, đến một giai đoạn nhất định chiều cao ấy có thể sẽ bị “giảm” đi.

Chúng ta bắt đầu lùn đi năm bao nhiêu tuổi?

Chúng ta đều biết, khi bước qua tuổi 20, chiều cao của mỗi người hầu như sẽ ngừng phát triển, vì ở độ tuổi này bắt đầu cốt hóa các khớp xương. Nhưng ít ai biết rằng, những năm tháng về sau, cơ thể của chúng ta không những không thể "cao thêm" mà ngược lại còn "bị lùn"dần đi.

Trên thực tế, hiện chưa có một nghiên cứu cụ thể nào xác định chính xác độ tuổi của người bị suy giảm chiều cao. Các nhà khoa học chỉ mới nhận định rằng: Con người sẽ trở nên lùn đi từ khi bước vào giai đoạn trung niên (khoảng 40 tuổi) và nguy cơ này sẽ đến rất cao đối với phụ nữ thời kì tiền mãn kinh.

Tại sao con người sẽ lùn đi?

Theo một nghiên cứu, khi bước vào độ tuổi trung niên đến về già hầu như chiều cao của mọi người đều sẽ giảm đi ít nhất vài cen-ti-mét so với giai đoạn tuổi trưởng thành. Thực tế không mong muốn này đến từ những nguyên nhân:

Loãng xương:Loãng xương là một trong các bệnh phổ biến nhất trên toàn cầu và là vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có hơn 50 triệu trường hợp gãy xương có liên quan đến tình trạng loãng xương và bệnh loãng xương, gây tiêu tốn cho toàn cầu trên 600 tỷ đô la/năm.

Loãng xương là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể con người dần bị lùn đi

Loãng xương là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể con người dần bị lùn đi

Riêng ở Việt Nam, tuy tình trạng loãng xương chưa gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng tỷ lệ này đang ngày càng gia tăng không chỉ đối với người già mà còn trẻ hóa dần. Khi bước vào giai đoạn trung niên, khả năng hấp thụ các khoáng chất như Canxi, sắt, kẽm… của cơ thể thường suy giảm, đây chính là nguyên nhân khiến xương ngày một trở nên xốp và yếu đi. Ngoài ra, cơ thể của mỗi người luôn được giữ thẳng đứng bằng cột sống, khi các xương của cột sống phải chịu trọng lượng của cơ thể đè lên trong một thời gian dài khiến xương dần trở nên ngắn lại, vì thế màchiều caocủa nhiều người cũng ít nhiều sẽ giảm đi.

Bên cạnh đó, nguy cơ giảm chiều cao do loãng xương còn xảy ra rất cao đối với phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh (khoảng tuổi 50). Trong thời kỳ này lượng hormone estrogen thường sẽ giảm mạnh. Khi lượng estrogen giảm làm cho xương bị yếu và mất dần. Trên thực tế, trong vòng 5 năm đầu tiên sau giai đoạn mãn kinh, một số phụ nữ sẽ có thể mất tới 25% trọng lượng xương của cơ thể. Riêng đối với nhiều phụ nữ mất xương trầm trọng, cơ thể của họ có thể bị lùn đi 5cm khi về già.

Data/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.png>Loãng xương khiến người phụ nữ thiếu hụt xương và có thể làm chiều cao giảm đi tới 5cm lúc về già

Loãng xương khiến người phụ nữ thiếu hụt xương và có thể làm chiều cao giảm đi tới 5cm lúc về già

Thoát vị đĩa đệm:Cấu trúc cột sống của mỗi người là một thân xương dài gồm 26 đốt, cứ mỗi 2 đốt xương sẽ được liên kết lại bằng một đĩa sụn sợi. Nhân tuỷ trong mỗi đĩa sụn sợi này có khả năng hút nước và chứa nước tối đa lên đến 90%. Theo tuổi tác, các thành phần nước trong xương ngày sẽ dần ít đi, theo đó độ dày ban đầu của đĩa sụn sợi cũng trở nên mỏng dần. Nghiên cứu cho thấy, độ dài của tất cả những đĩa sụn sợi trong cột sống gộp lại với nhau sẽ bằng 1/4 độ dài của xương sống. Vì thế, khi đĩa sụn sợi mỏng đi, tổng độ dài của cột sống sẽ ngắn đi một khoảng tương ứng.

Xem thêm: Top 6 trang web mua hàng online giá rẻ chất lượng tốt, top 5 địa chỉ mua sắm trực tuyến giá rẻ

Ngoài ra, lười vận động thể dục - thể thao cũng khiến cho cơ bắp của chúng ta mất dần độ săn chắc, các khung xương cũng trở nên rệu rã, teo nhỏ dần. Khi các xương ở cột sống bị nhỏ chúng sẽ không thể cố định được cột sống, cộng với sức nặng của cơ thể đè nén sẽ làm cột sống còng xuống, lưng cũng còng theo khiến cho vóc dáng của chúng ta cũng trở nên thấp lùn đi trông thấy. Bạn có thể tham khảo thêm một sốbài tập giúp tăng chiều caosau đây để hỗ trợ cải thiện vóc dáng hiệu quả

Để duy trì một chiều cao ổn định khi về già, mỗi người nên tự lên kế hoạch cho mình ngay từ bây giờ. Gợi ý, chúng ta cần chọn những thực phẩm giàu
Canxicùng các dưỡng chất thiết yếu giúp hỗ trợ xương trong suốt những năm tháng về sau. Bên cạnh đó, thực hành đi bộ, chạy bộ, thể dục nhịp điệu, thường xuyên vận động thể dục - thể thao cũng chính là giải pháp hiệu quả nhất khiến mọi người ngăn ngừa giảm chiều cao đồng thời chống loãng xương.