1. Đôi nét về cây chè dây

Chè dây là một vị dược liệu tự nhiên, xuất hiện nhiều ở vùng núi và đã được bà con vùng núi sử dụng như một loại thảo dược quý để chữa các bệnh về dạ dày, tim mạch…

*

Cây chè dây mọc hoang rải rác ở nhiều nơi nên mỗi vùng miền lại có một tên gọi khác nhau

Chè dây có tên gọi khác là bạch liễm, trà dây, hồng huyết long, điền bổ trà, ngưu khiên tỵ hay thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày)

Tên khoa học của cây chè dây: Ampelopsis cantoniensis, cây thuộc họ Nho Vitidaceae

1.1. Đặc điểm hình thái

Chè dây là loại cây thân leo, thân và cành hình trụ mảnh, thường quấn vào các cây cổ thụ to, cao để sống, nên cây thường mọc ở khu vực rừng núi có nhiều cây cao, to.

Bạn đang xem: Chè dây có tác dụng gì

Trung bình thân cây dài từ 1 đến 2 mét. Trên thân có nhiều tua bám chắc chắn vào các thân cây cổ thụ.

Lá chè dây là loại to, bản dài khoảng 8 - 10 cm, có hình lưỡi mác, mép lá có viền răng cưa khá to, viền lá có màu tím sẫm. Hai mặt lá nhẵn, không có lông tơ, màu xanh nhạt. Khi còn non, lá có màu tía nhạt. Lá cây càng già thì màu xanh càng đậm.

Hoa chè dây có màu trắng, mọc thành chùm li ti. Từng chùm lại có hoa đực và hoa cái mọc xen kẽ nhau để thuận tiện cho việc thụ phấn. Quả khi chín có màu đỏ hoặc đỏ tía.

Cây trà dây sẽ sinh trưởng mạnh mẽ vào khoảng tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, hoa thường nở vào cuối mùa hè.

Trên cây chè dây thường có màu trắng giống như màu mốc, đó là do nhựa từ cây tiết ra. Cây có càng nhiều nhựa trắng chứng tỏ cây càng tốt.

*

Lá cây chè dây (trà dây) khi còn non thường có màu tía nhạt hoặc đỏ tía

1.2. Phân loại cây chè dây

Trong tự nhiên cây chè dây chỉ có một loại, cũng chính là loại được sử dụng làm thuốc.

Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm của chè dây rất đa dạng như: chè dây tươi, chè dây khô, trà túi lọc, chiết xuất chè dây trong thực phẩm chức năng..

1.3. Cây chè dây mọc ở đâu?

Do đặc điểm hình thái, trà dây thường mọc ở những khu rừng rậm có nhiều cây cổ thụ cao lớn hoặc bò theo các sườn đồi, sườn núi cao.

Cây chè dây là loại cây thích hợp với khí hậu ôn đới nên thường mọc ở các vùng miền núi Tây Bắc, khu vực Tây Nguyên, trong đó cây chè dây xuất hiện nhiều nhất ở các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Lào Cai…

Ngoài Việt Nam, chè dây còn được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác như: Ấn Độ, Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á khác…

1.4. Bộ phận dùng

Bộ phần dùng chủ yếu của cây chè dây là phần dây và lá của cây, đôi khi trong một số bài thuốc còn sử dụng thêm phần rễ cây.

*

Lá và cành là những bộ phận được dùng làm thuốc của cây chè dây

1.5. Thu hái và sơ chế

Khi cây đã trưởng thành, có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch cây là từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm - đây là thời điểm cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất.

Thông thường, khi thu hoạch người ta sẽ cắt cả lá và thân về sơ chế và sử dụng làm thuốc.

Sau khi thu hái, cây sẽ được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, cắt nhỏ rồi đem đi phơi hoặc sấy khô. Tuy nhiên phương pháp này không giúp chè dây không phát huy được hết dược tính của chúng.

Các công đoạn sơ chế và chế biến chè dây đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, phải trải qua nhiều công đoạn khá cầu kỳ để đảm bảo thu được thành phẩm có chất lượng tốt nhất:

Đầu tiên sau khi thu hái về, người nông dân cũng cần vệ sinh để loại bỏ bụi bẩn và các lá, cành già héo

Cắt các thân chè dây thành từng đoạn dài khoảng 2 cm

Ủ chè dây trong 1 đến 2 ngày để chè lên men. Bước này rất quan trọng để tạo phấn chè, giúp dược tính phát huy tối đa.

Phơi hoặc sấy đến khi chè gần khô

Sao chè dây bằng chảo cho tới khi có mùi thơm và phấn chè có màu trắng mịn là đạt yêu cầu

1.6. Bảo quản chè dây sau khi chế biến

Chè dây thành phẩm sau khi chế biến cần bảo quản kín, ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.

2. Thành phần hóa học của cây chè dây

Từ kết quả phân tích thành phần hóa học cây chè dây cho thấy, thành phần hoạt chất chính gây ra tác dụng dược lý của chè dây là flavonoid, trong đó hàm lượng flavonoid toàn phần chiếm khoảng 18-19%. Các thành phần khác bao gồm: myricetin chiếm khoảng 5-6%, tanin có khoảng 10 - 13 %...

Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy, trong thành phần của chè dây không chứa các nhóm chất độc như alcaloid, saponin…

Vì vậy chè dây là một loại dược liệu an toàn và lành tính, có thể sử dụng lâu dài.

3. Tác dụng của cây chè dây

Từ xa xưa, cây chè dây đã được người dân vùng núi sử dụng như một loại thảo dược chữa nhiều bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của cây chè dây:

3.1. Theo y học hiện đại

Chè dây có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày

*


Chè dây thường được sử dụng trong các trường hợp viêm loét dạ dày

Tác dụng chữa bệnh đau dạ dày của cây chè dây được coi là tác dụng chính và được biết đến nhiều nhất.

Trong thành phần của cây chè dây có chứa flavonoid và tanin có tính kháng viêm, diệt khuẩn mạnh. Khi vào dạ dày, tanin sẽ kết hợp với protein tạo thành phức hợp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nhờ vậy, axit dịch vị không thể tấn công vào niêm mạc thành dạ dày, gây viêm loét hoặc bào mòn dạ dày.

Khi sử dụng chè dây và các sản phẩm chế biến từ chè dây sẽ giúp:

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng vì chè dây có tác dụng giảm tiết acid dịch vị, giúp bệnh nhân cắt cơn đau và các vết loét nhanh liền sẹo hơn.

Giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua và đau rát vùng thượng vị

Giảm hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản

Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư dạ dày. Vì chè dây chứa nhiều flavonoid có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn.

Hỗ trợ tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, giúp hạn chế sự tái phát của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

Ngoài các tác dụng kể trên, chè dây còn là một loại dược liệu an toàn, không gây tác dụng phụ như các loại thuốc tây y chữa bệnh dạ dày (omeprazole, cimetidine, antacid...), nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

Các tác dụng khác của cây chè dây

Bên cạnh tác dụng chính là điều trị bệnh viêm dạ dày, chè dây còn rất nhiều tác dụng khác có lợi cho sức khỏe như:

Hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao: Trà dây giúp hạ huyết áp và điều chỉnh huyết áp từ từ đến mức cho phép, tránh nguy cơ hạ huyết áp thể đứng cho người bệnh nên rất an toàn.

Chữa bệnh mụn nhọt, rôm sẩy, nóng trong: Vì chè dây có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giúp quá trình thanh lọc giải độc ở gan tốt hơn, nên sẽ làm giảm tình trạng nóng trong, mụn nhọt.

Chè dây chữa viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng: Cây chè dây có tính diệt khuẩn, có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên nên có thể tiêu diệt được các vi khuẩn có hại cho răng miệng.

Công dụng giúp an thần, chữa bệnh mất ngủ: Tác dụng đào thải độc tố và thanh nhiệt cơ thể của chè dây sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng trên các dây thần kinh và sảng khoái tinh thần hơn, từ đó giúp giấc ngủ sâu hơn và ngon hơn.


*

Ngoài chữa bệnh dạ dày, cây chè dây còn rất nhiều lợi ích cho sức khỏe


Chè dây hay trà dây là loại dược liệu lành tính, nên khi sử dụng hàng ngày, chè dây hầu như không có các tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài.

3.2. Theo y học cổ truyền

Trong y học dân tộc, chè dây tính bình, vị thơm mát.

Công năng của chè dây trong đông y đó là: Tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt.

Chủ trị các bệnh sau: Mụn nhọt, tê thấp, giúp chữa viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan thể hoàng đản, cảm mạo phong nhiệt, viêm kết mạc, viêm họng.

4. Bài thuốc sử dụng cây chè dây

Cây chè dây có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh như: viêm loét dạ dày - tá tràng, các bệnh về xương khớp, viêm nhiễm…

4.1. Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày

Để điều trị bệnh đau dạ dày bằng cây chè dây, bạn có thể dùng khoảng 30 đến 50g chè dây pha trà hoặc sắc nước uống mỗi ngày.

Hướng dẫn cách pha trà:

Chuẩn bị nguyên liệu: Mỗi lần sử dụng khoảng từ 15 đến 20g chè dây khô

Hãm trà: Đầu tiên cho chè dây vào bình và tráng nhanh bằng nước sôi, lắc nhẹ để chè dây ngấm nước sôi, sau đó bỏ nước này đi.

Tiếp theo đổ vào bình khoảng 250ml nước sôi.

Để trà nghỉ khoảng 10 đến 15 phút là có thể uống.

Có thể uống chè lúc nóng hoặc để nguội, bỏ vào tủ lạnh đều được.

Chè sau khi pha xong sẽ có màu vàng nâu cánh gián, vị ngọt nhẹ, mùi thơm, tính bình, có thể sử dụng thay thế nước uống hằng ngày.

*

Trà cây chè dây sau khi pha xong sẽ có màu nâu cánh gián, có mùi thơm, vị ngọt dịu

4.2. Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ, an thần

Để giảm tình trạng mất ngủ do lo lắng, căng thẳng, stress… bạn có thể tham khảo bài thuốc từ chè dây như sau;

Chuẩn bị, 50-60g chè dây khô, sắc cùng 4 bát nước đầy.

Nấu sôi ở lửa nhỏ cho đến khi nước bay hơi còn 1 bát.

Uống lúc ấm, trước khi ngủ sẽ giúp an thần, ngủ ngon.

4.3. Bài thuốc trị đau nhức, tê thấp:

Đây là bài thuốc đơn giản từ cây chè dây có tác dụng giảm đau nhức, tê thấp hiệu quả.

Lấy một nắm lá chè dây tươi, rửa sạch.

Dùng cối giã nát, sau đó hơ nóng trên lửa.

Dùng mảnh vải sạch bọc kín bã thuốc và đắp lên vị trí đau nhức.

4.4. Một số bài thuốc có dùng cây chè dây chữa bệnh

Chè dây phòng bệnh sốt rét: các vị thuốc cần chuẩn bị gồm 60g chè dây khô, 60g hồng bì, lá đại bì, rễ cỏ xước, lá tía tô, rễ xoan rừng mỗi vị 12g, 12g lá cây vối. Sắc tất cả các vị thuốc này với 400 ml nước trong 20 - 30 phút ở lửa nhỏ. Bài thuốc này sắc được trong 3 ngày, mỗi ngày uống 1 lần

Chữa mủ do nhiễm trùng: Sử dụng 15g trà dây khô sắc cùng rượu theo tỉ lệ 1:1 trong 10 phút, uống ngày 1 lần.

Trị bệnh cảm mạo, đau họng, sốt: Dùng 15 đến 60g trà dây sắc lấy nước uống mỗi ngày.

5. Lưu ý khi sử dụng cây chè dây để có tác dụng tốt nhất

Hiện này vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào sử dụng chè dây gây ra tác dụng không mong muốn. Chè dây là loại dược liệu an toàn, lành tính nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh tốt nhất của cây chè dây, bạn cần chú ý một số điều sau:

Liều lượng trung bình được phép sử dụng của mỗi người trong một ngày là 60-70 gam.

Thời điểm uống chè dây cho tác dụng tốt nhất là vào buổi sáng, trước bữa ăn 30 phút.

Không nên uống nước chè dây để qua đêm vì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Chè dây phơi khô có màu trắng lốm đốm đặc trưng chứ không phải nấm mốc. Người bệnh cần phân biệt kỹ càng tránh nhầm lẫn.

Bài viết trên có lẽ đã giúp bạn hiểu được một phần về cây chè dây cũng như tác dụng của chè dây đối với cơ thể. Các bài thuốc trên là các bài thuốc dân gian, hiệu quả tác dụng của nó tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người bệnh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo bài thuốc đem lại hiệu quả cao nhất

ây chè dây được biết đến là một loại dược liệu quý với nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe. Vậy cụ thể loài cây này có đặc điểm gì? Tác dụng của nó ra sao và có lưu ý nào khi sử dụng không? trunghocthuysan.edu.vn sẽ giúp bạn đọc gỡ rối những băn khoăn ấy với bài viết sau.

1. Chè dây có những đặc điểm gì?

Chè dây còn được gọi bằng một số cái tên khác như trà dây, thau rả, bạch liễm,... Trong khoa học, nó thuộc họ Nho (Vitaceae) và sở hữu tên gọi là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

Đây là một loại cây dây leo có phần thân và cành hình trụ, cứng cáp. Thông thường, loại cây này thường bị nhầm sang cây Dây chè (Vernonia andersonii C.B.Clarke) thuộc họ Cúc.

Tuy nhiên, cây chè dây sở hữu một số đặc điểm cụ thể như sau:

- Có ở nhiều nơi như Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Trung Quốc hay Inđônêxia. Tại nước ta, nó thường mọc hoang dại theo bụi ở các địa điểm như Lào Cai, Hòa Bình, Quảng Ninh, Nghệ An,...

- Cây ưa sáng và ưa ẩm, leo và mọc lên trên các loại cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ ở các vùng đồi, bờ nương rẫy hay ở ven rừng.

- Thời gian ra hoa thường vào tháng 6 đến tháng 7 và có quả ở thời điểm tháng 9 đến tháng 10. Hoa màu trắng mọc theo từng chụm, trong khi quả sẽ có màu đỏ và chuyển dần sang màu đen khi chín.

- Có thể tiến hành thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất là thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 vào lúc cây chưa ra hoa.

- Phần toàn thân, lá cành và cả rễ của cây đều là bộ phận có thể thu hoạch về để sử dụng.

*

Cây chè dây có đặc điểm là ưa sáng, ưa ẩm

2. Cây chè dây có thành phần hóa học ra sao?

Về thành phần hóa học, trong loại dược liệu này có sự góp mặt chủ yếu của:

Flavonoid: có hàm lượng toàn phần là 18.15% với 2 dạng tồn tại bao gồm aglycon và glycosid.

Tanin.

Hai loại đường: Rhamnose và Glucose.

Trong khi đó, phần rễ cây cũng chứa ampelopsin và myricetin. Ngoài ra, nó cũng không chứa các hoạt chất có độc gây nguy hại.

3. Tác dụng của cây chè dây như thế nào?

Vậy thì tác dụng của chè dây như thế nào? Có thật sự hữu ích không? Cụ thể, đây là một loại dược liệu tự nhiên sở hữu các tác dụng như sau:

- Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

- Với sự hiện diện của flavonoid giúp chống lại sự oxy hóa, ức chế các tế bào xấu phát triển và dập tắt đi sự phát triển của các gốc tự do.

- Góp phần trong việc điều trị các tình trạng bệnh lý như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng hay viêm hang vị dạ dày.

- Kháng viêm, làm vết loét dạ dày liền lại, tiêu diệt vi khuẩn HP và giúp phục hồi chức năng của dạ dày.

- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng liên quan như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, đau bụng.

*

Chè dây có thể hỗ trợ việc điều trị tình trạng đau dạ dày

- Giúp an thần, cải thiện và góp phần "giải quyết" tình trạng mất ngủ.

- Giúp duy trì sự ổn định huyết áp, có thể đóng góp vào quá trình điều trị huyết áp cao.

- Giải độc gan, hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến gan như viêm gan.

- Chữa cảm, đau họng cũng như trị mụn nhọt, mẩn ngứa hoặc nổi rôm nóng ở trong người.

- Có thể giúp cầm máu khi dùng phần lá cây để đắp bên ngoài vết thương.

- Giúp đẩy lùi tình trạng viêm răng lợi khi súc miệng với nước sắc loại cây này hằng ngày.

4. Sử dụng cây chè dây có cần lưu ý gì không?

Để việc sử dụng chè dây thật sự có hiệu quả, bạn có thể "bỏ túi" thêm một số các thông tin sau đây.

4.1. Cách sử dụng như thế nào?

Về cách sử dụng, loại dược liệu này có thể được dùng làm thuốc với liều từ khoảng 10g đến 50g mỗi ngày.

Bạn có thể dùng dạng tươi hoặc khô nấu nước để uống tương tự như chè giúp thanh nhiệt cơ thể, uống riêng hoặc kết hợp cùng các vị thuốc khác.

Trong đó, khi đã được sao khô, nó có thể để được lâu và sử dụng uống trong khoảng thời gian dài mỗi ngày hoặc bất cứ lúc nào có nhu cầu.

*

Có thể dùng chè dây tươi để nấu nước uống

4.2. Đối tượng nào nên sử dụng?

Với các tác dụng mà chè dây đem lại, các đối tượng sau nên sử dụng loại dược liệu này để đóng góp vào việc cải thiện các tình trạng sức khỏe. Theo đó, đó là những người:

- Gặp các triệu chứng ợ chua, ợ hơi một cách thường xuyên.

- Bị trào ngược dạ dày.

- Phải đối diện với các vấn đề bệnh lý liên quan như viêm loét dạ dày, hành tá tràng hay bị nhiễm khuẩn HP.

4.3. Chữa bệnh bằng cách sử dụng chè dây có cần lưu ý gì không?

Mặc dù có nguồn gốc từ thiên nhiên với nhiều tác dụng hữu ích, nếu bạn có ý định chữa bệnh với việc dùng chè dây thì cũng cần quan tâm đến các vấn đề bao gồm:

- Biết cách sử dụng đúng, tránh dùng với một liều lượng vượt quá 70g mỗi ngày.

- Không dùng nước sắc loại dược liệu này khi đã để qua đêm để hạn chế bị đầy bụng, tiêu chảy.

- Các trường hợp bị huyết áp thấp nên tránh sử dụng chè dây, đặc biệt là trong thời điểm vào lúc đói.

- Sử dụng sản phẩm dược liệu đảm bảo về nguồn gốc và độ an toàn đến từ các địa chỉ uy tín cao.

- Không nên tự ý sử dụng hoặc áp dụng theo các bài thuốc kinh nghiệm dân gian được chia sẻ nếu chưa hiểu rõ lợi và hại của chúng hoặc khi bác sĩ chưa đưa ra chỉ định. Thay vào đó, nếu muốn sử dụng, hãy tham vấn lời khuyên của bác sĩ để nắm được chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như biết được mình có nên dùng loại dược liệu đó hay không.

Xem thêm: Ảnh Winx Công Chúa Phép Thuật Xinh Đẹp Nhất Cho Bạn Gái, Các Hình Ảnh Của Winx Lúc Biến Hình Từ P1

*

Tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng chè dây

Tóm lại, chè dây là một loại dược liệu có nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị một số bệnh nếu sử dụng đúng cách. Vì thế, trong trường hợp có nhu cầu sử dụng chè dây, bạn cần chắc chắn đã có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc điểm, công dụng, cách dùng cũng như một vài lưu ý liên quan. Tuyệt đối không nên có sự chủ quan và sử dụng tùy tiện có thể gây tác dụng ngược cho sức khỏe.