Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, hiện nay có nhiều phương pháp giúp phát hiện sớm để can thiệp kịp thời và hiệu quả bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Trong đó, ECG thiếu máu cơ tim là phương pháp đơn giản với độ chính xác cao được ưu tiên chỉ định.
Bạn đang xem: Chẩn đoán thiếu máu cơ tim
Thế nào là bệnh thiếu máu cơ tim?
Thiếu máu cơ tim là tình trạng lưu lượng máu đến tim giảm khiến cơ tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết, hậu quả của việc tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ động mạch vành tim. Bệnh gây ra những cơn đau thắt ngực, có nguy cơ tiến triển thành cơn nhồi máu cơ tim. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong nhóm các bệnh lý tim mạch.
Điện tâm đồ (ECG) là gì?
Điện tâm đồ (ECG – Electrocardiogram) là đồ thị ghi lại sự thay đổi của dòng điện bên trong tim. Đây là một trắc nghiệm không xâm lấn, không gây đau và cho kết quả nhanh những vấn đề của tim, giúp theo dõi tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh. (1)
Điện tâm đồ (ECG) khảo sát nhanh chóng những vấn đề sức khỏe tim mạch ở bệnh nhânPhương pháp đo điện tâm đồ (ECG) thường được thực hiện tại phòng khám và bệnh viện. Ngoài ra, đây cũng là thiết bị tiêu chuẩn được trang bị trong phòng mổ và trên xe cứu thương.
Vai trò của của phương pháp ECG thiếu máu cơ tim
Th
S.BS Phạm Đỗ Anh Thư, Bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, để chẩn đoán thiếu máu cơ tim cục bộ, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng bệnh nhân, thăm hỏi tiền sử bệnh lý và gia đình. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh như đau thắt ngực, khó thở, cảm giác mệt mỏi… rất thường gặp, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.
Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có bị thiếu máu cơ tim cục bộ hay không, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như sinh hóa máu, X-quang ngực, siêu âm tim, chụp mạch vành,… và đặc biệt là ECG thiếu máu cơ tim. Đây là cận lâm sàng rất quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng và mức độ thiếu máu cơ tim ở bệnh nhân, từ đó có chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. (2)
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phát hiện nhiều vấn đề tim mạch khác mà bệnh nhân đang mắc phải, chẳng hạn như phì đại thất trái, rối loạn nhịp tim như ngoại tâm thu thất, block nhĩ thất, block nhánh,… Nhờ được phát hiện sớm, bệnh nhân được can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn đầu, chăm sóc và kiểm soát sức khỏe tốt hơn.
Hình ảnh điện tâm đồ thiếu máu cơ tim
Các chuyển đạo của ECG thiếu máu cơ tim sẽ khảo sát từng vùng cơ tim khác nhau, cụ thể là:
V1, V2: vùng trước vách liên thất. V3, V4: vùng trước mỏm tim. V5. V6: vùng thành bên thấp thất trái. D1, aVL: vùng thành bên cao thất trái. V7, V8, V9: vùng thành sau thất trái. D2, D3, a
VF: vùng thành dưới thất trái. V3R, V4R: vùng thất phải.

Điện tâm đồ (ECG) được chỉ định ngay khi bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì đau thắt ngực. Đây là kiểm tra cận lâm sàng đơn giản và nhanh chóng giúp đánh giá có hay không có nhồi máu cơ tim ST chênh lên, thực hiện trong vòng 10 phút kể từ lúc nhập viện.
Trường hợp có ST chênh lên hoặc xuất hiện block nhánh trái mới: Chẩn đoán ngay nhồi máu cơ tim có ST chênh lên. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định tái thông mạch vành bằng đường ống thông hoặc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết ngay lập tức. Trường hợp không có ST chênh lên, tuy nhiên có những thay đổi trên ECG như ST chênh xuống, sóng T dẹt hoặc sóng T đảo ngược cũng có ý nghĩa trong chẩn đoán thiếu máu cơ tim.Trong số những yếu tố thể hiện thiếu máu cơ tim cục bộ trên ECG, hiện tượng đoạn ST chênh xuống và sóng T thay đổi là rõ rệt nhất.
Đoạn ST chênh xuống
ST chênh xuống có nhiều hình thái gồm upsloping (nghiêng lên), horizontal (ngang) hoặc downsloping (nghiêng xuống). Khi ST chênh xuống ở dạng ngang (horizontal hoặc downsloping) tối thiểu 0,5mm so với điểm J trong ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp thể hiện có thiếu máu cơ tim cục bộ.
Cụ thể:
Đoạn ST chênh xuống từ 1mm trở lên: dấu hiệu của bệnh thiếu máu cơ tim, tiên lượng xấu ở bệnh nhân. Đoạn ST chênh xuống từ 2mm trở lên từ 3 chuyển đạo: báo hiệu nguy cơ tử vong do bệnh thiếu máu cơ tim. Thống kê cho thấy, khoảng 35% trường hợp bệnh nhân tử vong trong 30 ngày khi có chẩn đoán. Đoạn ST chênh xuống kết hợp đoạn ST chênh lên trong aVR từ 1mm trở lên: dấu hiệu của tắc thân chung động mạch vành trái.
Sóng T
Hiện tượng sóng T bị đảo ngược báo hiệu bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim khi:
Sóng T có chiều sâu tối thiểu 1mm và xuất hiện ít nhất trong 2 chuyển đạo liên tiếp có sóng R chiếm ưu thế. Sóng T không xuất hiện trên kết quả ECG cũ hoặc thay đổi theo thời gian. Sóng T đảo ngược ít hơn 1mm, trong khi đoạn ST chênh xuống ít hơn 0,5mm. Sóng T phẳng, trong khi đoạn ST chênh xuống ở hình thái upsloping.Tuy nhiên, thống kê cho thấy khoảng 50% trường hợp thiếu máu cơ tim không có sự biến đổi trên ECG. Do đó, việc theo dõi quá trình thay đổi trên ECG dựa trên diễn tiến của các triệu chứng thiếu máu cơ tim như đau thắt ngực là điều vô cùng cần thiết.
Trong trường hợp có can thiệp mạch vành bằng đường ống thông hoặc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đo lại điện tâm đồ ECG sau 90 phút để đánh giá mức độ tái thông và sự tái tưới máu của động mạch vành.
Những lưu ý khi tiến hành đo ECG cho bệnh nhân thiếu máu cơ tim
Điện tâm đồ là phương pháp giúp phát hiện, theo dõi nhiều vấn đề sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, khi tiến hành phương pháp này bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cũng như đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất: (3)
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ những triệu chứng bản thân gặp phải, cũng như tiền sử các bệnh lý hiện có như tăng huyết áp, loạn nhịp tim… Đồng thời, cung cấp thông tin những loại thuốc, thực phẩm chức năng bệnh nhân đang sử dụng trong thời gian gần đây để được bác sĩ tư vấn và có chỉ định phù hợp.
Khi tiến hành đo ECG, bệnh nhân được yêu cầu nằm trên giường. Để kết quả ECG được chính xác nhất, bệnh nhân cần cố gắng nằm yên, thư giãn. Nếu phần ngực và những vùng cơ thể cần gắn điện cực có lông, bệnh nhân có thể được yêu cầu cạo lông.
Bệnh nhân nên thả lỏng người, đặt hai tay song song với thân, chân duỗi thẳng thoải mái. Nếu có đeo trang sức hoặc các vật dụng chất liệu là kim loại, bệnh nhân nên tháo bỏ trước khi tiến hành đo ECG thiếu máu cơ tim.
Bệnh nhân cần nằm thẳng và thả lỏng thoải mái khi tiến hành đo ECG để mang lại kết quả chính xác nhấtLàm gì khi được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu cơ tim?
Bác sĩ Phạm Đỗ Anh Thư khuyến cáo, khi được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh nhân không nên quá lo lắng bởi bệnh được phát hiện càng sớm, có can thiệp kịp thời sẽ mang đến kết quả điều trị tốt.
Quan trọng nhất, bệnh nhân cần tuân thủ:
Chế độ ăn uống khoa học: không ăn chất béo, không ăn mặn, không ăn thịt đỏ và thay thế bằng cá, tăng cường rau củ quả xanh, bổ sung vitamin thích hợp, tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cafe… Tăng cường hoạt động thể lực: tham khảo ý kiến bác sĩ các môn thể dục thể thao phù hợp. Giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, tránh lo lắng, muộn phiền làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tinh thần. Đặc biệt, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám định kỳ đúng hẹn theo hướng dẫn để được chăm sóc và kiểm soát tốt bệnh lý.Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Phong - Bác sĩ Nội và Can thiệp Tim mạch, Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế trunghocthuysan.edu.vn Times City.
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau ngực ở người trưởng thành là do thiếu máu cơ tim cục bộ. Biểu hiện này sẽ vô cùng nguy hiểm nếu là triệu chứng của nhồi máu cơ tim cấp hoặc đau thắt ngực không ổn định. Chẩn đoán và điều trị thiếu máu cơ tim nhanh chóng, chính xác sẽ giúp giảm biến chứng và tỉ lệ tử vong ở người bệnh.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, đặc biệt những người có nhiều yếu tố nguy cơ: nam giới trên 45 tuổi, nữ giới trên 55 tuổi, có thói quen hút thuốc, những người bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, ít vận động, thừa cân béo phì, hay gặp phải lo lắng, stress trong cuộc sống hay gia đình có người bị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ.
Khi mắc phải bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, người bệnh thường có biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, ngực đau thắt, như có đá đè nặng, bó chặt sau xương ức hoặc ngực trái khi gắng sức, khi lo lắng...Những biểu hiện này thường giảm khi người bệnh nghỉ ngơi hợp lý hoặc dùng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim do bác sĩ kê đơn.
2. Chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim
Hình ảnh siêu âm tim gắng sức tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế trunghocthuysan.edu.vn
Các Phương pháp chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ bao gồm:
2.1 Điện tâm đồ
Điện tâm đồ là phương pháp bắt buộc phải thực hiện đầu tiên để chẩn đoán bệnh mạch vành. Trên điện tim có thể thấy các biến đổi các song ST-T hoặc song Q hoại tử của nhồi máu cơ tim cũ. Nếu những biến đổi này thay đổi theo thời gian thì càng có giá trị chẩn đoán bệnh.
2.2 Điện tâm đồ gắng sức
Điện tâm đồ khi nghỉ chỉ phát hiện được 20-30% các trường hợp có bệnh mạch vành.
Điện tâm đồ gắng sức (bằng thảm chạy hoặc xe đạp lực kế): ghi điện tâm đồ liên tục trong lúc bệnh nhân gắng sức để phát hiện các biến đổi bất thường trên điện tim khi người bệnh gắng sức mạnh.
Biện pháp này có thể phát hiện 60-70% các trường hợp có bệnh lý mạch vành.
2.3 Siêu âm tim và siêu âm tim gắng sức
Trên hình ảnh siêu âm tim có thể phát hiện các rối loạn vận động vùng cơ tim: giảm vận động, không vận động hoặc vận động nghịch thường theo vùng cấp máu của động mạch vành.
Trong trường hợp siêu âm tim bình thường có thể tiến hành siêu âm tim gắng sức bằng thuốc (Dobutamin) hoặc xe đạp điện lực kế, là các biện pháp có giá trị phát hiện sớm các vùng cơ tim thiếu máu.
2.4 Chụp cắt lớp vi tính mạch vành
Đánh giá được hình ảnh động mạch vành, mức độ hẹp, vị trí hẹp. Tuy nhiên nếu mạch vành bị vôi hóa nhiều độ chính xác sẽ giảm.
2.5 Chụp động mạch vành qua ống thông
Chụp động mạch vành qua ống thông là biện pháp chính xác nhất tuy nhiên là một biện pháp xâm lấn, kỹ thuật cao.
Ống thông sẽ được đưa qua đường mạch máu (động mạch quay hoặc động mạch đùi) đến chụp các động mạch vành để xác định chính xác mức độ hẹp động mạch vành. Trong một số trường hợp không rõ ràng, có thể sử dụng thêm các kỹ thuật cao khác để đánh giá chính xác tổn thương mạch vành: đo lưu lượng dự trữ vành (FFR) hoặc siêu âm trong lòng động mạch vành (IVUS).
3. Cách điều trị thiếu máu cơ tim hiệu quả
Mục tiêu của các phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim là tái thông mạch vành, giảm triệu chứng và giảm các biến chứng.
3.1 Thay đổi lối sống
Sống trong môi trường trong lành, yên tĩnh, hạn chế căng thẳng, stress, xúc động, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe...Hạn chế ăn các thực phẩm giàu cholesterol và tăng cường sử dụng rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ.Tăng cường hoạt động thể lực.Thay đổi lối sống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực để sống khỏe mạnh hơn
3.2 Điều trị nội khoa
Một trong những cách chữa bệnh thiếu máu cơ tim được các bác sĩ chỉ định chính là sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim, giãn mạch từ đó giảm các cơn đau thắt ngực, giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch.
Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định về thời gian, liều lượng của bác sĩ. Không được tự ý dừng thuốc vì điều này có thể làm xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu cơ tim với tần suất và mức độ nặng hơn. Trong những trường hợp cần thiết phải ngưng thuốc: phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như tiến triển bệnh.
3.3 Tái thông mạch vành
Khi có chỉ định, bệnh nhân sẽ được tiến hành chụp mạch vành, từ đó tùy theo tổn thương mạch vành, các bác sĩ sẽ đề xuất can thiệp (đặt stent mạch vành) hoặc phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được tư vấn để lựa chọn Phương pháp điều trị tối ưu phù hợp với bản thân.
Xem thêm: Nhiệt kế điện tử bao nhiêu tiền ? bảng giá chuẩn các loại nhiệt kế điện tử giá bao nhiêu
Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế trunghocthuysan.edu.vn Times City là một trong những trung tâm mũi nhọn của hệ thống y tế trunghocthuysan.edu.vn có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp nhất, hoàn chỉnh nhất trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch, trong đó có chẩn đoán và điều trị thiếu máu cơ tim.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
trunghocthuysan.edu.vn để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.