(GDVN) - Một năm đã trôi qua, ngoài những chuyện buồn trong ngành giáo dục thì vẫn có không ít những câu chuyện đẹp về tình thầy trò làm lay động lòng người.

Bạn đang xem: Câu chuyện về tình thầy trò


LTS: Chào đón năm mới 2018, cô giáo Phan Tuyết chia sẻ bài viết về những câu chuyện cảm động về những nhà giáo đầy tâm huyết về tình thầy trò xúc động trong ngành giáo dục năm 2017.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Một năm đã trôi qua, ngoài những vấn nạn, những chuyện buồn trong ngành giáo dục thì vẫn có không ít những câu chuyện đẹp về tình thầy trò làm lay động lòng người.

Thầy sẽ vào rẫy mang em về

Những ngày đầu tháng 3, dòng tâm sự buồn trên Facebook củathầy Ninh Văn Dậu - giáo viên Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (xã Ia HDreh, huyện Krông Pa, Gia Lai) về việc thầy đã không thể giữ học trò của mình ở lại trường đã khiến nhiều người xúc động.

Câu nói “Thầy và cả lớp vẫn đợi em. Nếu em vẫn chưa chịu vượt rẫy vượt rừng để trở về với trường với lớp, nhất định thầy sẽ vào rẫy “lấy” em về!” đã chạm đến trái tim nhiều độc giả.

Trước sự tha thiết đầy nhiệt tình của thầy, Ksor Gôl đã trở lại trường.

Thầy Dậu bảo thầy rất vui, cảm giác như “vừa giành được huy chương”. Thầy đã “lấy được em về” thật sự!

*
Thầy Ninh Văn Dậu vào tận rẫy thuyết phục học trò trở lại lớp. (Ảnh: Tuoitre.vn)

Những thầy giáo cắm bản nghèo, sự tử tế thầm lặng

41 thầy giáo nghèo cắm bản ở Trường tiểu học Tri Lễ 4 huyện miền núi Quế Phong, Nghệ An chính là đại diện cho những bức chân dung đẹp nhất về sự tử tế của con người.

Nơi đây, địa hình khó khăn và đường sá đi lại vô cùng khó khăn đến mức không có cô giáo nào trụ lại được.

Vậy mà 41 thầy giáo đã gắn bó với 6 điểm trường đặt tại các bản của người Mông, có người 15 năm, có người 10 năm, người trẻ nhất thì đã vài năm gắn bó.

Bỏ lại sau lưng cha mẹ già, vợ con, để lên đây cắm bản. Chặng đường các thầy đến với trò luôn gian nan và đầy hiểm nguy rình rập.

Ngày nắng đường bụi tung trời, ngày mưa thì lầy lội, trơn trượt. Vượt qua quãng đường dài gian nan ấy hầu như ai cũng trượt ngã ít nhất vài lần.

Những lúc ấy bùn đất quyện chặt lấy người. Có thầy đã mang thương tích bên mình vì trật khớp gối, người lại gãy tay, rách mặt…

*
Cung đường khó khăn đến trường của các thầy giáo tại Trường tiểu học Tri lễ 4. (Ảnh: VTV.vn)

Thế nhưng các thầy không cho phép mình nản chí để lùi bước. Bởi phía trước, sâu trong những bản người Mông, là 400 đứa học trò nghèo khổ, đói khát đang khao khát được học từng con chữ.

Nhưng, muốn các em học tốt thì phải no cái bụng, phải có hứng thú trong học tập.

Các thầy đã đi viện trợ lương thực, xin đồ chơi Trung thu để chở vào phát cho từng đứa trẻ.

Có đứa bé ngỡ ngàng vì lần đầu tiên được ôm một con gấu bông. Nhìn niềm vui trong mắt trong, các thầy quên đi mệt nhọc.


Ở nơi bản làng heo hút nên không có cả sóng điện thoại. Ngày dạy, chăm lo cho trò, đêm về nhớ nhà, nhớ vợ con, các thầy chỉ biết giở điện thoại ra ngắm ảnh.

Nhờ sự gắn bó, sự khát khao được đem cái chữ đến cho học sinh người Mông của 41 thầy giáo ấy mà việc học ở những bản làng heo hút nơi đây đã có nhiều khởi sắc.

Từ chỗ trong bản không có trẻ nào được đến trường, nay đã có 6 bản người Mông đã có học trò được đi học đại học, cao đẳng.

Nếu không có sự hy sinh thầm lặng của các “thầy giáo hiệp sĩ” ấy, 400 học trò sẽ ra vĩnh viễn sống trong cảnh mù chữ cũng chẳng ngoa.

Xúc động câu chuyện thầy giáo đưa cậu bé tí hon 3,9 kg đến trường

Cậu bé K"Rể, dù đã 9 tuổi nhưng mới cao 58 cm và nặng 3,9 kg. Dù đã đến tuổi vào lớp 1 nhưng vì thân hình quá nhỏ bé, nên cha mẹ K’Rể không dám cho em đi học.

Thầy
Đặng Văn
Cương - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sơn Ba phải đến tận nhà để vận động, đưa em xuống trường.

Dù không phải người thân trong gia đình, nhưng thầy đã chăm sóc, nuôi dưỡng K"Rể không khác gì cha mẹ ruột.

*
Thầy Đinh Văn Cương và em K"Rể. (Ảnh: VTV.vn)

Với sự chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ của các giáo viên, đặc biệt là thầy Đặng Văn Cương, K’Rể đã có nhiều tiến bộ rõ rệt.

Từ một cậu bé nhút nhát, đến nay, em đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp với những người xung quanh, biết đọc, biết viết được số "1" và chữ "O".

Lo lắng cho sức khỏe của em, thầy Cương đã tự bỏ tiền túi mua vé máy bay ra Hà Nội để đưa em đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám bệnh.

Hàng ngày, ngoài giờ lên lớp, cậu bé tí hon K’Rể được thầy giáo Đặng Văn Cương hết lòng yêu thương, chăm sóc.

Từ việc cùng chơi những trò chơi như bắn bi, đá bóng, đến việc tự tay sửa chữa những đồ chơi.

Thầy được mọi người gọi bằng cái tên vô cùng trìu mến: "Ông bố của những em bé H’Rê".

Năm 2017 đã khép lại với những câu chuyện đẹp về tình thầy trò như thế.

Hy vọng năm mới 2018 tới đây, những câu chuyện đẹp đầy nhân văn làm lay động lòng người sẽ vẫn tiếp tục nở hoa và được lan tỏa rộng rãi trong xã hội, để hình ảnh những nhà giáo chân chính luôn đẹp mãi trong lòng mọi người. Tài liệu tham khảo:

http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/41-thay-giao-cam-ban-ngheo-su-tu-te-lang-tham-3342657/

https://baomoi.com/xuc-dong-cau-chuyen-thay-giao-dua-cau-be-ti-hon-3-9kg-den-truong/c/24006922.epi

Câu chuyện cảm động nhất về tình cảm thầy trò không chỉ có trong ngày 20/11 mà những câu chuyện cảm động này diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Những câu chuyện cảm động về tình cảm thầy trò như lời tri ân công lao thầy cô giáo nhân ngày 20/11.
*
Câu chuyện cảm động nhất về tình cảm thầy trò ngày 20/11

Một nhóm học sinh đã khiến giáo viên của mình bất ngờ trong một buổi phỏng vấn nho nhỏ đầy thú vị. Thầy cô được hỏi về điều mình thích nhất về công việc của mình, điều gì đã khiến họ theo đuổi sự nghiệp trồng người trong suốt hàng chục năm không hề mệt mỏi.
“Những kỳ nghỉ hè dài. Chia sẻ niềm đam mê của bạn”. Sâu trong lòng những người làm nghề giáo, các thầy cô đều hiểu rằng nhìn thấy lũ trẻ trưởng thành, lớn lên và thành công trong cuộc sống mới chính là nguồn động lực lớn lao cho công việc của mình. Họa sĩ giỏi để tiếng thơm bằng những bức tranh, nhà soạn nhạc lỗi lạc để lại đời sau những bản nhạc xuất sắc còn người thầy giáo, có gì đâu ngoài những học sinh thành người? “Đã có nhiều lứa học sinh trong suốt bao năm trời. Quản lý lũ trẻ tại trường đã khó khăn và nhìn thấy chúng đạt được những thành công như ngày hôm nay quả là điều tuyệt vời”.
Với đại đa số học sinh, các em chỉ nhớ ơn thầy cô khi biết làm toán, biết nói tiếng anh và viết trôi chảy. Thời gian qua đi rồi trang vở cũng bạc màu. Nhưng có những thứ tình cảm thầy trò còn mãi trong lòng nhiều em học sinh khi các thầy cô không chỉ giúp các em đón lấy tri thức, họ còn giúp các em nhận ra cuộc đời mình, nhìn ra được mình là ai trong cuộc sống này. “Đã có những lúc, tôi là một đứa trầm tính và khép mình. Thầy Mike đã từng bước một giúp tôi.
Việc tôi đang làm việc tại nhà hát chắc một phần là “lỗi” của thầy giáo cũ đó. Những khoảnh khắc chúng tôi chia sẻ bài học là vô giá. Thầy khiến tôi cảm thấy dũng cảm, tự tin để bắt đầu một thử thách mới. Tôi nghĩ nếu thầy không dạy tôi, giờ đây tôi vẫn đang làm việc tại Starbucks”.
Nếu không có thầy cô, em mãi là đứa trẻ nhút nhát trong lớp. Nếu không nhờ thầy động viên, em sẽ chẳng bao giờ có thể đứng lên sân khấu và tập dượt một bài nhạc kịch. Và nếu không có thầy, giờ đây em vẫn đang làm việc tại Starbucks, dù em biết rằng công việc đó cũng là một điều tốt đẹp trong cuộc đời.
*
Câu chuyện cảm động nhất về tình cảm thầy trò

2.Câu chuyện cảm động nhất về tình cảm thầy trò ngày 20/11 (Câu chuyện thứ hai)
Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó…
Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình “làm sao mà chọi với người ta”!… Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng “mình có thể”.
Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó… Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó.
Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học “nhân-lễ-nghĩa” của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là “bí kíp” rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không “cảnh giác” thừa. Gói “bí kíp” mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.
Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)… Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy.
Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: “Thầy H. mất rồi!”. Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: “Sao thầy mất?”, rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: “Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã…”.
Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh… Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm… Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: “Thầy ơi… sao không đợi con về…!?”.
Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về.


*

3. Câu chuyện cảm động nhất về tình cảm thầy trò ngày 20/11 (Câu chuyện thứ ba)Đã 10 năm rồi em không gặp lại Thầy, cũng chừng ấy thời gian em vẫn hằng mơ một ngày em được trở lại thời thơ bé với bao kỷ niệm lưu luyến với thầy cô và bè bạn. Chiều nay em đi qua khúc sông gặp bạt ngàn hoa lau trắng, những bông lau trắng bời bời như nỗi nhớ của em về Thầy…​Bài học đầu tiên em học ở Thầy là bài giảng lịch sử về Đinh Tiên Hoàng – vị vua tài giỏi đã dẹp loạn 12 sứ quân, đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước.​Thầy đã kể rất sinh động việc thời nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau với trẻ con thôn khác, đánh đâu thắng đó, tất cả đều hàng phục tôn làm “chủ tướng”, chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như vua.​Hình ảnh những cành lau trắng đã được Thầy minh họa rất xúc động và trở thành dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong em và nhiều lứa học trò chúng em ngày ấy. Thầy đã giảng cho chúng em biết bao bài học về lịch sử, về tình yêu đất nước và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc… nhưng có một điều, Thầy chưa bao giờ kể về mình, về cuộc đời quân ngũ của Thầy. Thầy là thương binh, Thầy trở về từ chiến trường và đã để lại nơi ấy một cánh tay. Em nhớ những dòng chữ bằng phấn trắng Thầy viết lên bảng bằng tay trái xiên xiên, chợt thấy cay cay sống mũi…​Hồi đó, món quà mà em và các bạn trong nhóm học sinh giỏi Văn đã tặng Thầy nhân ngày 20/11 là một bó hoa lau trắng. Thầy đã xúc động đến lặng người. Thầy cẩn thận cắm “bó hoa đặc biệt” ấy của chúng em vào một bình hoa được làm bằng gốc tre ngà ở phòng làm việc của Thầy. Rồi Thầy quay lại nói với chúng em giọng xúc động: hoa lau trắng nhắc Thầy nhớ mẹ, nhớ những người đồng đội cũ. Thầy kể, chữ đầu tiên hồi đó Thầy học là chữ 0.​Để thầy dễ nhớ, mẹ Thầy nói nếu khi con nhìn thấy nắng xuyên qua mái nhà của mình, thấy những chấm tròn, đó là chữ 0. Nhà Thầy hồi đó lợp bằng tranh mây. Những gánh tranh mây mà cha Thầy đã lặn lội mang về từ trong rừng sâu, kiên nhẫn gánh đến mấy tháng trời mới đủ làm mái nhà. Người thầy đầu tiên trong cuộc đời Thầy chính là mẹ Thầy. Những con số đầu tiên Thầy biết cũng từ mẹ. Học đếm từ số 1 đến số 10, rồi cả phép cộng, trừ, nhân, chia cũng bằng những củ khoai, những phần quà của mẹ mỗi buổi chợ chiều cho chị và mấy đứa em.​Giờ đây đứng trước triền sông bạt ngàn hoa lau trắng – loài hoa giản dị đã trở thành ký ức thiêng liêng trong em khi nhớ về Thầy, về bài học đầu tiên của Thầy. Trong trái tim em, hình ảnh của Thầy giống như một ngọn núi với những tán cây đủ chở che cho em suốt mùa nắng gắt, cũng là nơi bình yên em muốn trở về mỗi khi lòng mệt nhoài nơi đất khách.​Mùa đông đã về hun hút gió. Ngoài triền sông hoa lau trắng lại bời bời trong gió. “Cây lau có một sức sống bền bỉ và diệu kỳ, dù gió mưa có quất bao nhiêu thì hoa vẫn nở đúng mùa và vẫn trắng đến chênh chao. Con người cần phải kiên trì hơn loài hoa lau ấy…”​– Thầy đã dạy em như thế. Đến bây giờ em vẫn luôn mang theo bên mình hình ảnh của một màu hoa – trắng tinh khiết như những tình cảm mến thương của những cô cậu học trò dành tặng thầy cô giáo…​


*

4. Câu chuyện cảm động nhất về tình cảm thầy trò ngày 20/11 (Câu chuyện thứ tư)Sau ba năm tôi mới có dịp trở lại trường cũ. Mọi thứ không thay đổi nhiều, sân trường vẫn rợp bóng cây, và những chiếc ghế đá vẫn ở đó, trầm mặc và nhẫn nhịn. Tiếng cô giảng đều đều trên lớp và ánh mắt ngây thơ của đám trẻ học trò khiến tôi nhớ lại những kỷ niệm thời cắp sách. Tiếng trống trường đã điểm, giờ ra chơi đến.Tôi nhớ lại bóng dáng của cô từ trong lớp, vẫn dáng hình ngày xưa khi gieo mầm con chữ cho chúng tôi. Cô vẫn tận tụy đến lớp, vẫn chèo lái những con thuyền mơ ước của những cậu học trò nhỏ chúng tôi đến bến bờ hạnh phúc. Giọng cô nhẹ nhàng phân tích cho học sinh chúng tôi những sự kiện lịch sử đáng nhớ, những chiến thắng vang dội của quân ta khắp các chiến trường. Chốc chốc cô ngừng giảng và nhìn đám học trò đang tròn mắt suy ngẫm. Chính cô cũng không thể nhận ra được những thế hệ học trò đó còn nhớ mãi công ơn của cô tự ngày nào.Phòng học dột nát không thể theo học. Những khi mưa gió như vậy cô lại nhớ về vùng quê Bình Lục, nơi người ta vẫn “cưỡi trâu đi họp huyện” cô lại thấy xót thương. Cô thường kể cho chúng tôi nghe rất nhiều về miền quê và gia đình cô. Miền quê chiêm trũng, ngập quanh năm những có nghị lực phi thường.Giờ đây khi mọi thứ đã được thay mới, cô vẫn ngày ngày đến lớp. Là một giáo viên dạy sử nên tính cô rất nghiêm khắc. Cô luôn dạy chúng tôi phải biết tự phấn đấu vươn lên. Cô thường bảo, lịch sử là cái gốc rễ của một quốc gia dân tộc, khi các em hiểu sử cũng hiểu truyền thống quý báu của ông cha ta, biết mà học hỏi, biết mà phát huy những truyền thống quý báu đó. Theo lời dạy đó, mỗi thế hệ học sinh chúng tôi đều cố gắng trở thành một học sinh ngoan trong mắt cô.Tôi còn nhớ kỷ niệm về cô khi còn đang học phổ thông. Là một học sinh chuyên văn nên tôi rất thích những môn xã hội, đặc biệt là tìm hiểu những kiến thức lịch sử. Khi còn học ở trung học cơ sở tôi đã được nghe những thông tin về cô với phương pháp dạy hay, là một giáo viên giỏi ở trường. Và khi theo học cô tôi thực sự bị thuyết phục bởi cách giảng dạy ân cần và chu đáo.Theo lời khuyên của cô, mỗi chúng tôi đều nhớ rất rõ những vấn đề lịch sử và không hề bỏ sót chút nào khi làm bài kiểm tra.

Xem thêm: Chục Giang Hồ Xông Vào Nhà Chém Người Ở Sài Gòn, Tin Tức Tức Online 24H Về Chém Nhau Ở Sài Gòn


*

5. Câu chuyện cảm động nhất về tình cảm thầy trò ngày 20/11 (Câu chuyện thứ năm)Tôi sinh ra ở làng quê nhỏ. Ngôi trường tiểu học của tôi cũng là trường làng bé lắm. Ngồi trường ấy ngày ngày chào đón các em học sinh nghèo tay lấm chân trần. Vâng, trường tôi nghèo lắm. Nhưng ở nơi đó tôi đã tìm thấy nhiều niềm vui và những kỉ niệm về người thầy thân thương với lòng biết ơn sâu sắc.Đó là năm học lớp 5, tôi được chuyển sang học lớp mới. Ngày đầu đi học tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, bạn không quen. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường.​Từ lần đầu được gặp thầy rồi được thầy dạy dỗ, tôi càng hiểu và thấy yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả bằng hai từ “yêu thương” và “tận tụy”. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Cả những ngày nóng bức hay những ngày mưa, thầy đều đến lớp để mang cho chúng tôi nhiều điều mới lạ.​Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường xá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ.​Khi không đến lớp, thầy lặn lội đến nhà các học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tạo điều kiện tốt hơn để chúng tôi yên tâm ngày hai buổi đến trường. Thầy tôi là như thế, thầy tận tụy với nghề, yêu thương tất cả học sinh. Tôi đã từng được đến chơi nhà thầy – một ngôi nhà mái lá đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Căn nhà bé nhỏ ấy chứa đựng tấm lòng yêu thương bao la của thầy tôi.​Tôi vẫn nhớ mãi những lần được thầy đưa đến trường. Con đường đá đến trường đã thấm biết bao giọt mồ hôi của thầy tôi. Tôi không sao quên được hình ảnh thầy với chiếc xe đạp cũ kĩ cứ kêu “kót két” theo từng vòng quay.Trên con đường dài với lắm gập ghềnh, thầy và tôi cùng nhau trò chuyện nhiều điều thú vị. Bất chợt tôi cảm thấy thầy thật gần gũi và thân thiết như một người bạn lớn. Có lần thầy hỏi tôi rằng: “Nếu chỉ được đi qua một lần trên con đường đầy hoa dại, con sẽ chọn một bông hoa nào con cho là đẹp nhất?!”.​Đến hôm nay, tôi bỗng nhớ lại những câu chuyện của người thầy năm xưa. Thầm cảm ơn thầy về những gì tốt đẹp thầy đã dành cho tôi. Đó là những lời dạy dỗ quý báu cổ vũ tôi trong những tháng năm dài. Gần 10 năm nay ít có dịp về thăm thầy cũ. Ngôi trường làng ngày xưa đã tàn phai ít nhiều. Mỗi lần về thăm lại thấy mái tóc thầy tôi bạc trắng nhiều hơn. Nhưng dù thời gian có trôi qua bao nhiêu, tấm lòng thầy vẫn như thế, vẫn tận tụy và đầy yêu thương.​6. Câu chuyện cảm động nhất về tình cảm thầy trò ngày 20/11 (Câu chuyện thứ sáu)Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.Gửi những người chèo đò mải miết giữa sông xưa.Gửi thầy con, người mải miết chèo lái những dòng đời xuôi ngược…Con còn nhớ rõ hình bóng thầy trên bục giảng năm ấy. Mái tóc pha hơi sương, chiếc cặp sách cũ, nụ cười hằn những vết chân chim đượm màu thời gian đã theo chúng con đi hết những năm tháng cuối của thuở học trò có lớn mà không có khôn…Bụi phấn rơi rơi theo từng dòng thầy viết, rơi vào cả tâm hồn non nớt của chúng con những bài học về cuộc đời.Thuở ấy, chúng con nào biết làm người phải có lấy một ước mơ, dù giản dị, nhỏ nhoi hay cao sang to lớn. Chiếc bảng đen, từng trang giấy trắng, những lời giảng dạy của Thầy chính là đoạn đường dài dẫn chúng con với những ước mơ đầu tiên ấy!Thuở ấy, chúng con nào biết cuộc đời chỉ có những bà tiên và ông bụt, rằng Lý Thông, mụ gì ghẻ, hay quỷ dữ chỉ có trong truyện mà thôi… Cuộc đời này vẫn luôn là bài một bài toán khó, mà đi hết cả quãng đường dài chúng ta mới nhận ra chẳng có lời giải nào tốt hơn ngoài hai từ “trải nghiệm”.Thầy dạy rằng bước vào đời chúng con cần có một đôi mắt sáng và một trái tim biết yêu thương, để đối tốt với những người ngay và tránh xa những toan tính, bon chen của những kẻ độc ác.Chúng con nào biết “tha thứ” là một động từ đẹp nhất chỉ sau “yêu”. Thầy dạy chúng con đừng quay lưng với những người đã nhận lỗi, đừng mang ngõ cụt đến cho những người đã biết mình sai, đừng nhẫn tâm với những người đã biết quay lại… Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.Bởi có một ngày, yêu thương cũng có thể là quá muộn… khi mà hợt hời và vô tâm đã bỏ xa khoảng cách giữa những con người.Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời luôn là những vòng quay. Những khúc gập, những quanh co, những thác ghềnh luôn là một phần không thể thiếu. Đừng mơ tưởng về cuộc đời là một đường thẳng… Nếu cuộc đời con không có những khúc ngoặt, hiển nhiên nó đã vô nghĩa đi rất nhiều rồi.7. Câu chuyện cảm động nhất về tình cảm thầy trò ngày 20/11 (Câu chuyện thứ bảy)Tôi là một học sinh… không dạy nổi. Tất cả các thầy cô giáo đã dạy tôi đều nhận xét như vậy với ba mẹ tôi. Chưa có lớp học nào chịu thu nhận tôi quá một tháng. Mẹ tôi khóc. Bố thở dài: Thằng này vậy là coi như xong…
Chuyển qua trường mới. Nhìn sơ qua học bạ, thầy hiệu trưởng đã muốn đuổi tôi đi nhưng nể tiếng ngoại tôi là giám đốc ty giáo dục cũ, thầy đành nhận. “Tôi sẽ xếp em vào lớp thầy Tiến”.Thầy gầy gò, mang cặp kính gọng đen nặng trịch, mắt nhướng lên nhìn sát mặt tôi “A, con trai, để xem thầy làm được gì cho con không, khá đây”. Thầy xếp tôi ngồi với một con nhóc tóc tém mặt mũi lanh lẹ. Nó khẽ hích vào vai tôi giành chỗ ngồi rộng hơn. Tôi đành chịu vậy, chưa bao giờ tôi đánh con gái cả. Thầy thắng tôi 1-0 rồi.“Thầy biết tại sao em dây mực vào áo bạn”, thầy nói với tôi khi Tú còm mếu máo mách chuyện. Sao ông ấy lại biết nhỉ? Mình đã khai gì đâu. Trước đây, mỗi lần tôi dây mực vào hầu hết các trò trong lớp, các cô đều hỏi tại sao, các thầy thì ngay lập tức thi hành hình phạt. Bao giờ tôi cũng bịa ra một chuyện mà mình là nạn nhân. Tôi mặc sức bịa dù chẳng ai tin.Tôi cũng chẳng quan tâm hình phạt là gì và có ai tin hay
Top 9 câu chuyện cảm động nhất về tình cảm thầy trò ngày 20/11 giúp chúng ta nhận ra công lao to lớn như trời biển của thầy cô dành cho bao thế hệ học trò. Những học trò có đôi lúc quậy phá, ngỗ ngược nhưng vẫn dành tình cảm tốt đẹp nhất, sự tri ân cao quý nhất dành cho thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.