Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hiện nay, chúng tôi đã triển khai đường dây nóng tư vấn về luật lao động. Nếu quý khách hàng có nhu cầu về vấn đề này, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Bạn đang xem: Bố mẹ mất được nghỉ mấy ngày


Những ngày qua, nhiều độc giả đã gửi những thắc mắc về các trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương, mức lương được tính như thế nào…

Bố mẹ mất được nghỉ mấy ngày theo quy định bộ luật lao động?

Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành, Luật Quang Huy xin giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.


1. Bố mẹ mất người lao động được nghỉ mấy ngày?

Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp:

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Bố mẹ mất được nghỉ mấy ngày

Như vậy, theo quy định của pháp luật lao động thì người lao động được nghỉ 03 ngày trong trường hợp bố mẹ mất để về chịu tang.

2. Tiền lương trong những ngày nghỉ do bố mẹ mất

Cũng căn cứ tại Điều 116 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thời gian nghỉ việc riêng của người lao động:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Theo quy định tại Khoản này, người lao động khi nghỉ việc riêng trong trường hợp có cha đẻ, hoặc mẹ đẻ mất sẽ vẫn được hưởng nguyên lương từ người sử dụng lao động chứ không bị trừ lương do những ngày nghỉ đó.

Căn cứ tại Điều 1 Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động, Sửa đổi Khoản 2 Điều 26 như sau:

Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

Tiền lương trong những ngày nghỉ do bố mẹ mất

Ví dụ: Chị H đi làm ở công ty B đã được 05 năm, mức tiền lương hàng tháng của chị H là 6.000.000 đồng/tháng/26 ngày làm việc mỗi tháng.

Bố chị H mất do mắc bệnh tai biến.

Căn cứ theo những quy định của pháp luật, cũng như phân tích của chúng tôi như trên thì chị H sẽ được nghỉ 03 ngày và vẫn hưởng nguyên lương.

Tiền lương của chị H trong 03 ngày này sẽ được tính như sau:

(6.000.000 đồng : 24 ngày làm việc) x 03 ngày nghỉ = 750.000 đồng

3. Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015Nghị định số 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động

Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về vấn đề Bố mẹ mất người lao động được nghỉ mấy ngày?

Nếu còn gì thắc mắc hay chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn Luật lao động qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Những ngày qua, nhiều bạn còn đang thắc mắc về các trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng, cụ thể là nghỉ phép ma chay. Vậy chế độ nghỉ phép ma chay được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây ACC sẽ giải đáp về vấn đề này.

*

Chế độ nghỉ phép ma chay


1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao động 2019

2. Chế độ nghỉ phép của người lao động

Quy định về chế độ nghỉ phép của người lao động được ghi nhận tại điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

– Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

– Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

– Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

3. Quy định của pháp luật về nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương

– Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

– Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

4. Chế độ nghỉ phép ma chay của người lao động

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019 nêu trên, người lao động sẽ được nghỉ 03 ngày vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.

Như vậy, Chế độ nghỉ phép ma chay của người lao động là 03 ngày nghỉ và hưởng nguyên lương. Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

5. Tiền lương của chế độ nghỉ phép ma chay

Tiền lương làm căn cứ để trả cho NLĐ trong ngày nghỉ việc riêng tại các trường hợp nêu trên là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày NLĐ nghỉ việc riêng có hưởng lương.

6. Những câu hỏi thường gặp.

6.1.Trong trường hợp nghỉ phép tang lễ trùng ngày cuối tuần thì sao?

Người lao động sẽ được nghỉ phép 3 ngày hoặc 1 ngày khi gia đình có tang. Tuy nhiên, quy định này không đề cập cụ thể người lao động được nghỉ phép ngày nào trong tuần. Do đó, người lao động có thể lựa chọn ngày nghỉ phép phù hợp với bản thân.

Trong trường hợp ngày nghỉ rơi vào cuối tuần, thứ bảy và chủ nhật, đây là những ngày nghỉ đương nhiên nên người lao động sẽ được tính nghỉ phép vào những ngày kế tiếp.

Ví dụ, người lao động nghỉ phép 3 ngày khi nhà có tang, có thể lựa chọn ngày nghỉ là thứ sáu, thứ hai, thứ ba. Thứ bảy và chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần nên không tính.

6.2. Nghỉ quá thời gian pháp luật quy định được hưởng lương như thế nào?

Theo quy định, nếu hết thời gian nghỉ theo quy định pháp luật là 3 ngày đối với trường hợp bố mẹ mất. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ nhiều hơn số ngày quy định. Tuy nhiên, số ngày nghỉ quá quy định sẽ không được hưởng lương.

6.3. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi nào?

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi:– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết;– Anh, chị, em ruột chết;– Cha hoặc mẹ kết hôn;– Anh, chị, em ruột kết hôn.

Xem thêm: Thông tin tuyển sinh trường cao đẳng sư phạm đắk lắk khai giảng năm học

6.4. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp sau đây:+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;+ Cha đẻ, mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày;+ Cha nuôi, mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày;+ Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;+ Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;+ Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;+ Con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chế độ nghỉ phép ma chay của người lao động. Quy định của pháp luật lao động về chế độ nghỉ phép tang lễ giúp cho người lao động thoải mái hơn trong việc, cân bằng được việc gia đình và cuộc sống. Nếu các bạn còn vướng mắc xoay quanh đến vấn đề chế độ nghỉ phép ma chay hoặc nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, trợ giúp về các vấn đề pháp lý, xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC: